Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Mái Nhà Chung by mytutru Yesterday at 23:18

EM CHIM HÁT HAY QUÁ by mytutru Yesterday at 21:55

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Yesterday at 12:56

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Yesterday at 12:37

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Wed 08 May 2024, 11:15

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Wed 08 May 2024, 10:00

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Tue 07 May 2024, 23:54

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Tue 07 May 2024, 08:05

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:42

Chết rồi! by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:31

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 05 May 2024, 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8  Next
Tác giảThông điệp
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: NGUYỄN VĂN TUYẾT   Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 I_icon13Fri 12 Mar 2010, 00:29

07. NGUYỄN VĂN TUYẾT (? -?)

“Ra sức trừ khử sự đau khổ cho dân,
vì cả cõi đời này mà tiêu diệt hết mọi
sự bất bình, đó là sở nguyện của ta”
1.



Nguyễn Văn Tuyết người huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định), sinh và mất vào năm nào chưa rõ. Có truyền thuyết dân gian nói rằng ông là cháu họ của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ nhưng không thấy tài liệu thư tịch nào xác nhận điều này.

Theo Nguyễn Trọng Trì2 và theo một vài chuyện kể dân gian thì trước năm 1771, Nguyễn Văn Tuyết là một trong số những người du thủ du thực, sống phiêu bạt khắp đó đây. Sau, nhờ một người thầy dạy võ hết lòng yêu thương chỉ vẽ, lại còn đem con gái gả cho, Nguyễn Văn Tuyết đã trở thành người quyết chí đem tài sức của mình ra cứu khổ cho dân. Ông cùng vợ về quê nhà, tham gia khởi nghĩa Tây Sơn và nhanh chóng được anh em Tây Sơn trọng dụng.

Là bậc võ nghệ cao cường lại giàu mưu lược và có biệt tài cầm quân, Nguyễn Văn Tuyết được phong dần lên đến Đô Đốc. Năm 1788, trước khi rút về Phú Xuân, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã thành lập một Bộ chỉ huy quân đội Tây Sơn ở Bắc Hà và giao cho Đại Tư Mã Ngô Văn Sở đứng đầu. Trong Bộ chỉ huy ấy có Đô Đốc Nguyễn Văn Tuyết.

Cuối năm 1788, hai mươi chín vạn quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu đã tràn sang xâm lược nước ta. Trước tình thế nguy cấp đó, Đại Tư Mã Ngô Văn Sở đã triệu tập một cuộc hội nghị quân sự cao cấp ngay tại kinh thành Thăng Long. Hội nghị đã thống nhất hai vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Một là phải cấp báo cho Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ ở Phú Xuân. Hai là triệt để thực hiện ý kiến xuất sắc của Ngô Thì Nhậm, rút quân về Tam Điệp và Biện Sơn để bảo toàn lực lượng, chờ cơ hội đánh trận quyết định số mạng của quân xâm lược Mãn Thanh. Người được Bộ chỉ huy quân đội Tây Sơn ở Bắc Hà tin cậy, trao phó trọng trách gấp rút trở về Phú Xuân một cách an toàn để cấp báo tình hình nguy cấp cho Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ là Đô Đốc Nguyễn Văn Tuyết.

Khi Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế ở núi Bân (Huế), Đô Đốc Nguyễn Văn Tuyết được giao trách nhiệm gấp rút chuẩn bị cho cuộc hành quân thần tốc ra Bắc Hà. Khi Quang Trung Nguyễn Huệ cầm quân ra Bắc, Đô Đốc Nguyễn Văn Tuyết có vinh dự được cùng hành quân ra. Tại Nghệ An và tại Thanh Hóa, Đô Đốc Nguyễn Văn Tuyết vừa có công tuyển lựa, lại vừa có công huấn luyện cấp tốc cho binh sĩ của Tây Sơn.

Tại Tam Điệp và Biện Sơn, Quang Trung Nguyễn Huệ chia quân làm năm đạo, nhất tề tiến thẳng ra Bắc. Hai trong số năm đạo ấy là thủy quân và một trong hai đạo thủy quân ấy do chính Đô Đốc Nguyễn Văn Tuyết chỉ huy. Đó là một vinh dự lớn, cũng là một vinh dự lớn của Nguyễn Văn Tuyết.

Theo kế hoạch của Quang Trung Nguyễn Huệ, đạo thủy quân do Đô Đốc Nguyễn Văn Tuyết chỉ huy có nhiệm vụ vượt biển tiến vào khu vực sông Lục Đầu, tiêu diệt một bộ phận lực lượng của Lê Chiêu Thống đang đóng giữ tại đây, sau đó, tiến lên uy hiếp phía Đông của kinh thành Thăng Long, tạo cơ hội cho đạo quân chủ lực có thể tràn lên một cách dễ dàng. Và, Đô Đốc Nguyễn Văn Tuyết đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, góp phần rất đáng kể vào thắng lợi chung của quân đội Tây Sơn trong trận quyết chiến chiến lược Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử.

Sau trận đại phá quân Mãn Thanh Đô Đốc Nguyễn Văn Tuyết tiếp tục có thêm nhiều cống hiến đối với chính quyền của Quang Trung Nguyễn Huệ. Ông là một trong những võ quan cao cấp nhất một trong những chỗ dựa quan trọng của Quang Trung Nguyễn Huệ về hoạt động của các lực lượng vũ trang.

Năm 1792, Quang Trung Nguyễn Huệ đột ngột qua đời, vua kế vị là Quang Toản không đủ năng lực, càng không đủ uy tín để giữ gìn và phát huy những thành tựu của vua cha để lại. Chính quyền của Quang Toản bị chia rẽ và mất đoàn kết ngày càng nghiêm trọng. Lợi dụng cơ hội đó, Nguyễn Ánh đã liên tục tổ chức phản công. Năm 1802, Nguyễn Ánh chiếm lại được toàn cõi nước ta, triều Nguyễn được dựng lên kể từ đó.

Thời Nguyễn, một trong những chính sách lớn được đặt ra là trả thù một cách thậm tệ đối với những người theo Tây Sơn. Nhiều thuyết nói rằng Đô Đốc Nguyễn Văn Tuyết đã bị Nguyễn Ánh giết hại, tuy nhiên cũng có thuyết nói rằng Nguyễn Văn Tuyết đã trốn được và sống mai danh ẩn tích cho đến ngày qua đời. Hiện chưa rõ ông thọ bao nhiêu tuổi.

Nay, tại đường Hoàng Diệu (quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh) có một ngôi đền thờ cũng là nhà thờ của dòng họ Nguyễn Văn Tuyết. Ở đấy, con cháu Nguyễn Văn Tuyết vừa thờ tổ tiên của mình là Đô Đốc Nguyễn Văn Tuyết, lại vừa thờ Đô Đốc Long. Đô Đốc Long nói đến ở đây có lẽ là Đô Đốc Đặng Văn Long, người huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định), tức là đồng hương với Nguyễn Văn Tuyết3. Theo lời giải thích của dòng dõi Nguyễn Văn Tuyết thì sở dĩ họ thờ Đô Đốc Long ở đây vì sinh thời, Đô Đốc Long là thầy dạy võ của Nguyễn Văn Tuyết. Tuy nhiên, tư liệu về Đô Đốc Đặng Văn Long còn quá sơ sài, cho nên, chúng tôi chưa dám giới thiệu gì về ông.


___________________________________
1, 2, 3. Nguyễn Trọng Trì: Tây Sơn lương tướng ngoại truyện (Nguyễn Đô Đốc Văn Tuyết ngoại truyện).

_________________________
Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: BÙI THỊ XUÂN   Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 I_icon13Fri 12 Mar 2010, 00:35

08. BÙI THỊ XUÂN (? - 1802)

Cổ kim bất phạp chân anh hùng,
Năng ngự ngoại hồi vi thượng công.
Tráng tai Thị Xuân kì nữ tử,
Thống suất tì hưu biến Tây-Đông.

Tổ tông cương thổ bất dung vong,
Nam nhi tử tất tại sa trường.
Nam nhi bật hướng sa trường tử,
Cao ca nhất khúc khán Thị Xuân
1.


Bùi Thị Xuân người làng Xuân Hòa, huyện Bình Khê (nay thuộc tỉnh Bình Định), sinh năm nào chưa rõ. Bà là vợ của Thiếu Phó Trần Quang Diệu, vì thế, đời vẫn thường gọi bà là Bà Thiếu Phó.

Năm 1771, khi Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn, bà cũng là một trong những người nhiệt liệt tham gia hưởng ứng đầu tiên. Trong khởi nghĩa Tây Sơn nói riêng và trong lịch sử quân sự Việt Nam nói chung, Bùi Thị Xuân là một hiện tượng rất đặc biệt. Cùng với chồng và hàng vạn các nghĩa sĩ Tây Sơn, bà đã đi suốt cả một cuộc trường chinh ba chục năm trời, anh dũng chống cả thù trong lẫn giặc ngoài, một lòng một dạ vì sự nghiệp cứu dân cứu nước. Từ một phụ nữ bình thường, Bùi Thị Xuân đã trở thành một danh tướng được đời đời kính trọng.

Bấy giờ, bà vừa là vợ lại cũng vừa là một thuộc tướng của Thiếu Phó Trần Quang Diệu. Mỗi khi ra trận, Bùi Thị Xuân luôn giương cao ngọn cờ trên có thêu bốn chữ Tây Sơn nữ tướng (vị nữ tướng của Tây Sơn). Hễ lá cờ này xuất hiện ở đâu là đối phương ở đó phải khiếp đảm. Dưới thời Quang Trung Nguyễn Huệ, tên tuổi của nữ tướng Bùi Thị Xuân chưa có gì nổi bật lắm, nhưng sang thời Quang Toản thì khác hẳn. Bấy giờ có hai sự kiện quan trọng liên quan trực tiếp tới bà và chính từ hai sự kiện đó, danh thơm của bà được truyền tụng mãi.

Sự kiện thứ nhất là thái độ của bà đối với Bùi Đắc Tuyên (tức Bùi Đắc Kế). Buổi đầu, Bùi Đắc Tuyên là người lập được nhiều công lao, do vậy, được Quang Trung Nguyễn Huệ phong tới hàm Thái Sư. Khi Quang Trung Nguyễn Huệ qua đời, Bùi Đắc Tuyên đã tìm cách nắm lấy binh quyền và để củng cố địa vị của mình, Bùi Đắc Tuyên đã tìm cách hãm hại không ít đồng liêu. Mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Quang Toản ngày một trầm trọng. Năm 1795, Bùi Đắc Tuyên bị Võ Văn Dũng giết chết. Bấy giờ, rất nhiều người nghi ngại đối với Bùi Thị Xuân, bởi lẽ Bùi Thị Xuân là cháu của Bùi Đắc Tuyên. Nhưng, khác với suy nghĩ của nhiều người, Bùi Thị Xuân đã có một thái độ rất công minh. Bà không thù oán những người đã giết Bùi Đắc Tuyên, không vì sự rối ren của triều đình mà rời bỏ vị trí chiến đấu của mình.

Sự kiện thứ hai là việc bà tham gia trận Trấn Ninh (tháng 1-1802) chống lại cuộc phản công của Nguyễn Ánh. Trong trận này, bà là người chỉ huy năm ngàn quân, hiên ngang tấn công một cách quyết liệt vào đội ngũ của đối phương, khiến cho Nguyễn Ánh rất khiếp sợ. Bà và chồng là Trần Quang Diệu thực sự là những hổ tướng lừng danh nhất trong giai đoạn cuối cùng của Tây Sơn. Rất tiếc là lực lượng chung của Tây Sơn đến đó đã hoàn toàn rệu rã, mưu lược, lòng dũng cảm và tài cầm quân của bà cùng với các tướng lĩnh trung thành còn lại không đủ để chống chọi. Tháng 3-1802, Nguyễn Ánh đã chiếm lại được Trấn Ninh.

Năm 1802, dọc đường rút quân ra Bắc, bà cùng chồng và con gái bị quân Nguyễn Ánh bắt tại Nghệ An, sau đó, chúng đã xử tội cả gia dình bà một cách rất tàn khốc. Trần Quang Diệu bị lột da còn bà và con gái là Trần Bích Xuân thì hiện tại có hai thuyết khác nhau. Thuyết thứ nhất nói hai mẹ con bà bị xử tội lăng trì (tức là xẻo thịt từng miếng cho đến chết thì thôi). Thuyết thứ hai nói cả hai mẹ con bà bị đem ra cho voi giày. Nhưng, cho dẫu là thuyết nào đúng thì việc xử tội bà cũng đều là quá tàn khốc. Và điều đáng nói là, các tài liệu đều nói rằng, bà và con gái đã chết một cách rất hiên ngang, không một lời kêu than, cũng không một chút nao núng. Trong tình cảm nồng nàn và kí ức bất diệt của các thế hệ nhân dân, tên tuổi và hình ảnh của vị nữ tướng anh hùng này mãi mãi tỏa sáng:

“Bạch mã trì khu cổ chiến trường,
Tướng quân bách chiến thanh uy dương”
.

Nghĩa là:

Ngựa trắng (chừng như) vẫn rong ruổi ở chốn chiến trường xưa,
Tướng quân (từng trải) trăm trận, tiếng tăm lừng lẫy.


_________________________________________
1. Nguyễn Trọng Trì: Tây Sơn lương tướng ngoại truyện (Bùi Phu Nhân ca). Mấy câu trên có nghĩa là:

Xưa nay chẳng thiếu các bậc thực sự anh hùng,
Có thể ngăn giặc ngoài làm nên công cao.
Mạnh thay Bùi Thị Xuân, người con gái lạ lùng,
Cầm quân vùng vẫy khấp tây-đông.
Đất đai tổ tông không thể để mất,
Nam nhi hẳn nhiên phải chết ở chốn sa trường.
Nếu nam nhi mà không hướng về sa trường để chết,
Hát lớn một khúc ca mà xem gương Bùi Thị Xuân.

_________________________
Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐẶNG TIẾN ĐÔNG   Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 I_icon13Sat 13 Mar 2010, 01:20

CHƯƠNG THỨ TƯ
PHỤ LỤC




I - ĐẶNG TIẾN ĐÔNG (1738 -?)


01. TIỂU DẪN

Ngọc Hồi - Đống Đa là một trong những trận quyết chiến chiến lược lừng lẫy vào hàng bậc nhất của lịch sử dân tộc. Người trực tiếp vạch kế hoạch, cũng là vị Tổng chỉ huy thiên tài của trận đánh lịch sử này là Quang Trung Nguyễn Huệ. Tuy nhiên, bên cạnh Quang Trung Nguyễn Huệ và sát cánh chỉ huy chiến đấu đầy hiệu quả với Quang Trung Nguyễn Huệ còn có một loạt các tướng lĩnh xuất sắc khác, trong đó có vị Đô Đốc được nhiều tài liệu thư tịch cổ chép là Đô Đốc Long, thi thoảng cũng có tài liệu chép là Đô Đốc Mưu.

Trong Tây Sơn lương tướng ngoại truyện, Nguyễn Trọng Trì (1854-1922) có chép chuyện Đô Đốc Long và cho biết đầy đủ cả họ lẫn tên của vị Đô Đốc này là Đặng Văn Long (người huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn, nay thuộc huyện Tây sơn, tỉnh Bình Định). Tuy nhiên, phân tích kĩ tài liệu này thì thấy Đô Đốc Đặng Văn Long là một tướng trong đạo quân chủ lực do Quang Trung Nguyễn Huệ trực tiếp chỉ huy chứ không phải là vị Đô Đốc chỉ huy một trong năm đạo quân tham gia trận Ngọc Hồi-Đống Đa. Đặng Văn Long có vẻ như là một tướng tiên phong của Quang Trung Nguyễn Huệ chứ không phải là Đô Đốc chỉ huy một đạo quân riêng. Cũng trong Tây Sơn lương tướng ngoại truyện, Đô Đốc Đặng Văn Long chừng như chỉ tham gia chiến đấu ở trận Hà Hồi và Ngọc Hồi chứ không hề đánh trận Đống Đa.

Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 Dangti10
Tượng Đô Đốc Đặng Tiến Đông (chùa Trăm Gian - Hà Tây)


Vậy người chỉ huy một trong năm đạo quân của Tây Sơn từ Tam Điệp, tiến thẳng ra Đại Áng rồi tấn công vào Đống Đa là ai? Xưa nay, nhiều người vẫn theo sử cũ mà chép lại là Đô Đốc Long và không dám chú thích gì thêm, đành tạm cho vào hàng “khuyết truyện”.

Gần đây, khi bắt tay soạn thảo bộ DANH TƯỚNG VIỆT NAM, chúng tôi cũng có may mắn nhận thêm được một số tài liệu về Đô Đốc Long. Nhưng, phân tích các tài liệu mới nhận được, một lần nữa, chúng tôi lại thấy chừng như có một vị Đô Đốc là Đặng Văn Long trong quân đội Tây Sơn. chỉ tiếc rằng Đô Đốc Đặng Văn Long trong tất cả các tài liệu mới nhận được không phải là vị Đô Đốc chỉ huy một trong năm đạo quân tham gia trận Ngọc Hồi - Đống Đa.

Trong điều kiện khó khăn hiện tại, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu nguyên văn bài viết của Giáo Sư Phan Huy Lê trên tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử số 154 (1-1974). Kể ra bài báo được viết cũng đã khá lâu, nhưng giá trị khoa học thì càng ngày càng được khẳng định. Hiện nay ở thủ đô Hà Nội có một đường phố mang tên Đặng Tiến Đông chạy từ phố Tây Sơn (mé tây gò Đống Đa) đến phố Láng Hạ, thuộc quận Đống Đa. Sau, năm mất của Đặng Tiến Đông được xác định là 1801, tuy nhiên, chúng tôi vẫn theo bài viết của Giáo Sử Phan Huy Lê mà để khuyết năm mất.

Dưới đây là nguyên văn bài viết của Giáo Sư Phan Huy Lê trên tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử số 154 (1-1974).

_________________________
Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐẶNG TIẾN ĐÔNG   Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 I_icon13Sat 13 Mar 2010, 01:27

02. ĐÔ ĐỐC ĐẶNG TIẾN ĐÔNG – MỘT TƯỚNG TÂY SƠN
CHỈ HUY TRẬN ĐỐNG ĐA
PHAN HUY LÊ

Ngọc Hồi - Đống Đa là hai chiến thắng oanh liệt nhất, giữ vai trò quyết định thắng lợi của kháng chiến chống Thanh năm 1788-1789. Quang Trung Nguyễn Huệ trực tiếp chỉ huy trận Ngọc Hồi. Nhưng, dưới sự lãnh đạo chung của Quang Trung, ai là người đã chỉ huy quân đội Tây Sơn lập nên chiến công Đống Đa lịch sử. Sử sách chỉ ghi chép một cách sơ lược và mơ hồ: có sách chép là Đô Đốc Long1, có sách chép là Đô Đốc Mưu2. Tên nhân vật đó chỉ xuất hiện một lần trong lịch sử mà ngay cả dòng họ, quê quán cũng không ai biết.

Gần đây, chúng tôi phát hiện được một số di vật gốc đời Tây Sơn và thu tập được một số tư liệu cho phép xác minh một tướng Tây Sơn được Quang Trung giao cho trọng trách đánh thắng trận Đống Đa là Đô Đốc Đông Lĩnh Hầu Đặng Tiến Đông.

Gia phả các chi họ Đặng, đặc biệt là bộ Đặng gia phổ hệ toản chính thực lục gồm 6 quyển3 do chính Đặng Tiến Đông biên soạn vào đời Tây Sơn và Ngô Thì Nhậm đề tựa.

Đặng Tiến Đông sinh vào giờ Sửu (khoảng từ 01 giờ đến 03 giờ sáng) ngày 2 tháng 5 năm Mậu Ngọ, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ tư, tức ngày 18 tháng 6 năm 1738, tại xã Thịnh Phúc, huyện Phú Xuyên (Hà Tây), thuộc chi trưởng dòng họ Đặng, gốc ở làng Lương Xá (nay thuộc xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây).

Theo gia phả và bài tựa của Ngô Thì Nhậm thì họ Đặng xưa vốn là họ Trần, tương truyền thuộc dòng dõi Trần Hưng Đạo. Đến đầu đời Lê, Trần Văn Huy đỗ Tiến Sĩ, lấy tự là Đặng Hiên nên từ đó, con cháu lấy tự của cha làm họ rồi chuyển từ họ Trần sang họ Đặng. Ngoài cách giải thích đó, một số con cháu họ Đặng còn lưu lại truyền thuyết cho rằng, vào đời Mạc, họ này có nhiều người “phù Lê diệt Mạc” nên bị nhà Mạc truy lùng và từ đấy, đổi ra họ Đặng. Điều chắc chắn là từ đời Đặng Huấn có công phù Lê, dòng họ Đặng trở thành một dòng họ lớn có nhiều người đỗ đạt và làm quan to trong suốt thời Lê-Trịnh. Vùng Chương Mỹ còn lưu hành nhiều câu hát về dòng họ Đặng ở Lương Xá như sau:

Giầu thì Quảng Bị, Bối Khê,
Làm quan Lương Xá, ngoại đê Đại Từ.

Hay:


Bao giờ chợ Chúc hết người,
Sông Ninh hết nước, Đặng này hết quan.


_________________________________________
1. Ngô gia văn phái: Hoàng Lê nhất thống chí, Nhà Xuất bản Văn học Hà Nội, 1964, tr. 362,364. Lê Trọng Hàm: Minh đô sử, sách chép tay, q.44.
2. Sử Quán triều Nguyễn: Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập, sách in đời Nguyễn, q.30. Đào Nguyên Phổ: Tây Sơn thủy mạt khảo, sách chép tay.
3. Đặng Tiến Đông: Đặng gia phổ hệ toản chính thực lục. Sách chép tay gồm 6 quyển:
- Quyển 1 gọi là Ngoại kí chép nguồn gốc xa của họ Đặng vốn là họ Trần.
- Quyển 2 chép về Nghĩa Quốc Công Đặng Huấn.
- Quyển 3 chép về đời Hà Quận Công Đặng Tiến Vinh.
- Quyển 4 chép về đời Doanh Quận Công Đặng Thế Tài.
- Quyển 5 chép về đời Yên Quận Công Đặng Tiến Thự.
- Quyển 6 chép về đời Dận Quận Công Đặng Tiến Cẩm.

_________________________
Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐẶNG TIẾN ĐÔNG   Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 I_icon13Sat 13 Mar 2010, 01:33

Đặng Tiến Đông là con trai thứ tám của Dận Quận Công Đặng Tiến Cẩm và bà vợ lẽ thứ năm là Phạm Thị Yến. Vào thời Lê mạt, cả gia đình ông, từ ông cha đến anh em, chú bác đều là những quan lại, tướng soái cao cấp, giữ nhiều chức tước quan trọng trong triều, ngoài trấn. Nhận xét về họ Đặng và con cháu Đặng Huấn, nhà sử học Phan Huy Chú đã viết: “Ngôi kiêm cả tướng văn, tướng võ; một nhà quý hiển ít ai sánh kịp”1.

Đặng Tiến Cẩm (1679-1749) là con trai thứ năm Yên Quận Công Đặng Tiến Thự. Đặng Tiến Thự đã từng làm Trấn Thủ Nghệ An, phong đến chức Thái Phó, được chúa Trịnh ban cho họ tên là Trịnh Liễu và sau khi chết được truy tặng Thái Tể. Đặng Tiến Cẩm đã từng giữ các chức: Quyền Trấn Thủ Nghệ An kiêm Trấn Thủ châu Bố Chính, Trấn Thủ các xứ Hải Dương, An Quảng; Trấn Thủ Sơn Tây, Đốc Lãnh Hải Dương, Lưu Thủ kinh thành, hai lần làm Đề Điệu kì thi Bác Cử (thi võ) và phong đến chức Điện Tiền Kiểm Điểm Ti, Đô Kiểm Điểm. Anh em của Đặng Tiến Cẩm tức chú bác ruột của Đặng Tiến Đông, đều nắm giữ nhiều chức vụ cao cấp của chính quyền họ Trịnh. Gia Quận Công Đặng Tiến Lân làm đến chức Đại Tư Đồ. Lại Quận Công Đặng Đình Sở giữ chức Trấn Thủ Sơn Tây. Bộc Quận Công Đặng Tiến Luận làm Đốc Phủ Sơn Tây, Hải Dương. Đặc biệt, Ứng Quận Công Đặng Đình Tướng đã giữ những chức tước cao nhất của phủ chúa như Bồi Tụng, Tả Đô Đốc Thiếu Phó, Thái Phó, Đại Tư Mã, Đại Tư Không, và - như Phan Huy Chú đã nhận định - “Trong khoảng bảy mươi năm, là một bậc kì cựu trải qua mấy triều, công danh phẩm giá hơn cả các quan, ba con và một cháu của ông đều lấy Quận Chúa, một nhà quý thịnh, người bấy giờ gọi, là ông Tiên Quốc Lão2.

Đặng Tiến Đông thuộc một dòng họ thế phiệt, xuất thân trong một gia đình quý tộc đời đời ăn lộc vua bổng chúa. Nhưng, ông sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh hết sức biến động và đảo lộn của xã hội.

Năm 1747, lên 9 tuổi, Đặng Tiến Đông bắt đầu theo học thầy Doãn Xá tại chùa Thủy Lâm (hay chùa Lương Xá, tại xã Lam Điền, Chương Mỹ, Hà Tây).

Năm 1749, Đặng Tiến Đông 11 tuổi thì mồ côi cha. Mười năm sau, năm 1759, mẹ ông cũng qua đời.

Đặng Tiến Đông bước vào đời đã phải chứng kiến cảnh đổ nát, tàn tạ của chế độ phong kiến, đời sống lầm than cực khổ của nhân dân và những cuộc đấu tranh rung trời chuyển đất của quần chúng. Những cơn bão táp của chiến tranh nông dân Đàng Ngoài đang lay động tận nền tảng cơ đồ thống trị của vua Lê chúa Trịnh xây dựng mấy trăm năm. Cha anh và chú bác của Đặng Tiến Đông từng cầm quân trấn áp những cuộc khởi nghĩa nông dân đó và nhiều phen bị thất bại thảm hại. Trong gia phả họ Đặng do ông viết, ông đã ghi chép một cách khá đầy đủ và trung thực hành động của cha anh, chú bác, kể cả những lần bị quân nông dân đánh cho thất điên bát đảo. Dưới ngòi bút của ông có thể nhận thấy, hình như ông đã bước đầu cảm thấy trong những cuộc “nổi loạn” của quần chúng một sức mạnh quật khởi khó lòng chế ngự. Nhiều thủ lĩnh nông dân khởi nghĩa, ông vẫn gọi là “nghịch”, là “giặc”, nhưng qua một số hành động do ông ghi lại, thì không phải là kẻ hung ác, tàn bạo, mà là người có tình, có nghĩa. Trong gia phả ông có kể lại hai trường hợp Quận He Nguyễn Hữu Cầu tha chết cho cha ông là Dận Quận Công Đặng Tiến Cẩm và anh cả của ông là Trí Trung Hầu Đặng Đình Trí.

Thực tế lịch sử đau thương và quật cường những năm giữa thế kỷ XVIII ở Đàng Ngoài đã dần dần tác động đến cách nhìn, tư tưởng và tình cảm của Đặng Tiến Đông. Nhưng phải đến phong trào nông dân Tây Sơn cùng với những chấn động mãnh liệt của nó đối với toàn bộ cơ cấu xã hội, mới mở ra cho Đặng Tiến Đông cũng như một số sĩ phu tiến bộ ở Bắc Hà, một chân trời mới.

Giữa năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn dưới quyền lãnh đạo của Nguyễn Huệ, ào ạt vượt sông Gianh, tiến ra Bắc Hà. Trong chốc lát, nền thống trị của họ Trịnh bị lật nhào. Trật tự chính trị ở Bắc Hà trải qua một cơn đảo lộn. Trước sự ruỗng nát và sụp đổ của chế độ họ Trịnh, phong trào Tây Sơn là tiêu biểu của sức mạnh phi thường, một sức sống đang vươn lên. Hơn một tháng sau, đoàn quân “áo vải cờ đào” và người anh hùng của họ rút về Nam, trao trả quyền hành lại cho nhà Lê. Nhưng rồi triều đình vua Lê mà bấy lâu nhân dân và sĩ phu Bắc Hà vẫn kì vọng, lại có dịp bộc lộ tính chất nhu nhược, bất lực hoàn toàn của nó. Chiếc ngai vàng ọp ẹp của nhà Lê vốn đã rệu rạo, nay càng ngả nghiêng trước tình trạng cực kỳ hỗn loạn của Bắc Hà. Quân Tây Sơn vừa rút, Lê Chiêu Thống đã cảm thấy “một nước trống rỗng” và vội “viết thư triệu hết những người thế gia và bầy tôi cũ dấy quân về bảo vệ hoàng thành”. Nhân đấy, “bọn hào mục các nơi chiếm giữ châu quận, chiêu tớp binh mã, đều mượn danh nghĩa “bảo vệ”. Những hạng vô lại đánh giết lẫn nhau, trong nước thành ra rối loạn3. Bọn con cháu chúa Trịnh như Trịnh Lệ, Trịnh Bồng, bọn tướng tá cũ như Đinh Tích Nhưỡng, Hoàng Phùng Cơ, Dương Trọng Tế... đều nổi dậy tranh giành, đánh giết nhau và ức hiếp nhân dân thậm tệ. Vua Lê lại bị đặt vào địa vị bù nhìn. Dưới sự hoành hành của bọn tướng quân phiệt, “ngay giữa ban ngày, thủ hạ ra sức cướp bóc dân cư gần kinh thành, không có hiệu lệnh ngăn cấm. Mọi người đều cho là không còn hi vọng gì cả4. Nhân cơ hội đó, cuối năm 1786, Nguyễn Hữu Chỉnh lấy danh nghĩa tôn phò vua Lê, chiêu tập binh mã ở Nghệ An rồi kéo ra Thăng Long. Đến lượt Nguyễn Hữu Chỉnh lại thâu tóm mọi quyền hành ở Bắc Hà, “quyền Chỉnh thật ngang với nhà vua, thế của Chỉnh có thể lật nghiêng cả nước5. Từ một phần tử phong kiến thất thế ở Bắc Hà, Nguyễn Hữu Chỉnh phải theo Tây Sơn để gây dựng lực lượng, nay lại phản bội Tây Sơn, âm mưu làm bá chủ Thăng Long. Dưới sự chuyên chế của Chỉnh, tình hình Bắc Hà càng rối loạn: “Lòng người lìa tan, quan văn, quan võ ai cũng chán nản... Bọn hào mục gian ác ở đâu thì tụ họp ở đấy rồi đi cướp bóc lẫn nhau. Ngoài thành vài dặm đều là hang ổ của bọn trộm cướp6.

Trong vòng hơn nửa năm kể từ khi quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (tháng 7 năm 1786), tình hình Bắc Hà đã trải qua những biến động dồn dập. Những biến động đó càng chứng tỏ sự bất lực, sụp đổ không gì cứu vãn nổi của các thế lực phong kiến cũ và càng làm cho nhân dân Bắc Hà hướng về Tây Sơn. Diễn biến lịch sử đó cũng đã ảnh hưởng quyết định đến chí hướng và hành động của một số sĩ phu tiến bộ, thức thời ở Bắc Hà, trong đó có Đặng Tiến Đông, ông đã sớm tìm thấy ở phong trào Tây Sơn và sự nghiệp của người anh hùng Nguyễn Huệ, một niềm tin và một phương hướng mới của cuộc đời.


___________________________________
1. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí. Bản dịch Nhà Xuất bản Sử học, Hà Nội, 1960,T.1, Tr. 257.
2. Phan Huy Chú. Sách đã dẫn. Tr.229.
3. Sử Quán triều Nguyễn: Việt sử thông giám cương mục Bản dịch Nhà Xuất bản Sử học, Hà Nội, 1960. T.XX. Tr.23.
4. Sử Quán triều Nguyễn: Việt sử thông giám cương mục, sách đã dẫn, T.XX. Tr. 25.
5. Ngô gia văn phái: Hoàng Lê nhất thống chí, sách đã dẫn, Tr.195.
6. Ngô gia văn phái: Hoàng Lê nhất thống chí, sách đã dẫn, Tr.219.

_________________________
Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐẶNG TIẾN ĐÔNG   Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 I_icon13Sat 13 Mar 2010, 01:36

Khoảng nửa đầu năm 1787, Đặng Tiến Đông lặn lội vào tận Quảng Nam, tìm đến quân doanh yết kiến Nguyễn Huệ khi Nguyễn Huệ đang đóng quân ở đây. Có hai văn bản và di vật gốc đời Tây Sơn xác nhận sự kiện này. Đó là bài văn bia đề là Tông đức thế tự bi do Phan Huy Ích soạn, Ngô Thì Nhậm nhuận sắc và đạo sắc do Nguyễn Huệ phong chức tước cho Đặng Tiến Đông.

Bài văn bia được khắc vào một tấm bia đá dựng trước chùa Thủy Lâm, thôn Lương Xá (nay thuộc xã Lam Điền, Chương Mỹ, Hà Tây). Bia cao 1,72m, bề ngang 0,85m, dày 0,34m. Nội dung bài văn bia, ngoài phần nói về thế phả họ Đặng, có một đoạn ngắn nhưng, rất quan trọng, tóm lược công lao, sự nghiệp của Đặng Tiến Đông kể từ khi theo Tây Sơn cho đến khi lập chiến công trong cuộc kháng chiến chống Thanh. Bài văn bia khắc vào ngày 15 tháng 6 năm Đinh Tị, niên hiệu Cảnh Thịnh thứ năm, tức ngày 9-7-1797. Cuối bia ghi rõ ngày tháng và niên hiệu:

Hoàng triều đệ nhị đế...(hai chữ Cảnh Thịnh bị đục), vạn vạn niên chi ngũ tuế, tại Đinh Tị lục nguyệt thập ngũ nhật”.

Cùng chức tước, họ tên người soạn và nhuận sắc bài văn bia là:

Đương triều dực vận công thần, sắc thụ Đặc Tiến Vinh Lộc Thượng Đại Phu, Thị Trung Ngự Sử, Khâm Sai Khánh Hạ Sứ, Thụy Nham Hầu Phan Huy Ích, Chi Dụ Phủ, kính soạn”.

Đương triều dực vận công thần, sắc thụ Đặc Tiến Vinh Lộc Thượng Đại Phu, Thị Trung Đại Học Sĩ, kiêm Binh Bộ Thượng Thư, quản lĩnh Bí Thư Thự, Tình Phái Hầu Ngô Thì Nhậm, Hy Doãn Phủ, kính nhuận.”

Phan Huy Ích quê ở Sài Sơn, huyện Quốc Oai (Hà Tây). Ngô Thì Nhậm quê ở làng Tả Thanh Oai (Hà Tây). Hai người đỗ Tiến Sĩ, đã từng làm quan cho họ Trịnh và tháng 5 năm 1788, khi Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long lần thứ hai, đều theo Tây Sơn. Đối với Đặng Tiến Đông, Phan Huy Ích và Ngô Thì Nhậm là những người bạn thân thiết cùng quê, cùng triều và cùng chí hướng.

Về việc Đặng Tiến Đông tìm vào Quảng Nam theo Nguyễn Huệ, bài văn bia ghi rõ: “Thái Tổ Vũ Hoàng Đế của hoàng triều, nghĩa thanh vang dội, đóng quân ở Quảng Nam, ông (tức Đặng Tiến Đông - T.g.) đến cửa quân xin yết kiến, được đón tiếp và đãi ngộ riêng, rồi được tin yêu ban cho ấn kiếm, giao cho thống lĩnh việc quân...

Đạo sắc phong chức tước cho Đặng Tiến Đông đề ngày 3 tháng 7 năm Thái Đức thứ mười, tức ngày 15-8-1787. Văn bản viết trên giấy sắc, khổ 138 × 50 cm, hiện do chi trưởng của dòng họ Đặng ở Lương Xá giữ và đặt thờ trên bàn thờ của chi họ này. Đây là nguyên bản sắc phong chức tước đời Tây Sơn còn giữ được đến nay. Trên tờ sắc có dấu son hình vuông, khổ 7,8 × 7,8 cm đóng trên dòng chữ đề niên hiệu Thái Đức thập niên và hai dấu kiềm hình bầu dục thắt eo ở giữa, khổ 8,4 × 2,5 cm đóng trên dòng chữ ghi họ tên và chức tước của Đặng Tiến Đông.

Thái Đức là niên hiệu của “Hoàng Đế” Nguyễn Nhạc. Nhưng tờ sắc phong này không phải do Nguyễn Nhạc mà do Nguyễn Huệ phong chức tước cho Đặng Tiến Đông. Lúc đó, Nguyễn Huệ còn là Bắc Bình Vương, chưa lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu riêng nên tờ sắc phong còn dùng niên hiệu Thái Đức của Nguyễn Nhạc.

Tờ sắc có đoạn biểu dương Đặng Tiến Đông là người có “khí khái của trượng phu, tấm lòng của nam tử, đường làm quan gặp gỡ dựng nên công lớn vua tôi, trước sau báo đền, không quên điều hiểu biết của kẻ sĩ trong nước, trải qua mùa đông mà không chịu khuất như cây tùng lúc giá rét” Đặng Tiến Đông được Nguyễn Huệ đón tiếp niềm nở, tin cẩn và lập tức được ban ấn kiếm, phong chức tước. Theo tờ sắc Nguyễn Huệ phong cho Đặng Tiến Đông làm Đô Đốc Đồng Tri, tước Đông Lĩnh Hầu và sai giữ chức Trấn Thủ xứ Thanh Hoa. Từ đó, Đặng Tiến Đông trở thành một tướng soái cao cấp của quân đội Tây Sơn dưới quyền thống lĩnh của Nguyễn Huệ.

Hiện nay gia phả họ Đặng và những tư liệu có liên quan chưa cho biết rõ, trước khi theo Nguyễn Huệ, Đặng Tiến Đông đã đỗ đạt như thế nào, đã giữ những chức tước gì trong chính quyền họ Trịnh rồi rời Bắc Hà vào Quảng Nam vào lúc nào? Điều chắc chắn là Đặng Tiến Đông đã tìm đến yết kiến Nguyễn Huệ trước ngày 15-8-1787. Và chính cuộc tri ngộ đó đã đánh dấu một bước ngoặt căn bản trong cuộc đời và sự nghiệp của Đặng Tiến Đông. Như vậy, trong số quan lại, sĩ phu tiến bộ ở Bắc Hà đi theo Tây Sơn phải kể Đặng Tiến Đông là người đầu tiên. So với Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích... theo Tây Sơn vào giữa năm 1788, hành động của Đặng Tiến Đông sớm hơn gần một năm. Hơn nữa, Đặng Tiến Đông lại tự mình tìm vào Quảng Nam xin yết kiến Nguyễn Huệ, thể hiện một thái độ thức thời, kiên quyết và mạnh dạn.

_________________________
Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐẶNG TIẾN ĐÔNG   Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 I_icon13Sat 13 Mar 2010, 01:43

Theo tờ sắc phong chức tước thì từ ngày 15-8-1787, Đặng Tiến Đông đã được phong làm Đô Đốc Đồng Tri, tước Đông Lĩnh Hầu, giữ chức Trấn Thủ xứ Thanh Hoa. Nhưng thực ra, lúc đó quân Tây Sơn chỉ kiểm soát trấn Nghệ An trở vào, còn trấn Thanh Hoa vẫn thuộc phạm vi cai quản của nhà Lê. Cuối năm 1787, khi Vũ Văn Nhậm theo lệnh Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn tiến ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh thì tướng Trấn Thủ Thanh Hoa là Nguyễn Duật1, Duật là bộ tướng thân cận của Nguyễn Hữu Chỉnh, được Chỉnh cử vào làm Trấn Thủ Thanh Hoa trước đó mấy tháng. Trước thế mạnh của quân Tây Sơn, Nguyễn Duật không dám chống cự, rút quân về giữ Trinh Giang (Hoằng Hóa, Thanh Hóa). Vũ Văn Nhậm sai Ngô Văn Sở đem quân đánh úp mặt sau, giết chết Nguyễn Duật. Từ dó, xứ Thanh Hoa mới thuộc quyền kiểm soát của quân Tây Sơn. Theo Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập (quyển 30) và đặc biệt là bài kí khắc trên gỗ ở đền Đồng Cổ (làng Đan Nê, Yên Định, Thanh Hóa) do Tuyên Công Nguyễn Quang Bàn làm và khắc vào đầu mùa hè năm Bảo Hưng thứ hai (năm 1802) thì từ mùa xuân năm 1790 đến năm 1802, Nguyễn Quang Bàn giữ chức Đốc Trấn trấn Thanh Hoa2. Vậy Đặng Tiến Đông chỉ có thể làm Trấn Thủ xứ Thanh Hoa trong khoảng thời gian từ cuối năm 1787 đến đầu năm 1790.

Nhưng tại sao trong sắc phong chức tước đề ngày 3 tháng 7 năm Thái Đức thứ mười (ngày 15-8-1787), Nguyễn Huệ đã cử Đặng Tiến Đông làm Trấn Thủ xứ Thanh Hoa? Nguyên văn lời trong đạo sắc là: “Khả gia Đô Đốc Đồng Tri chức, Đông Lĩnh Hầu, nhưng sai Thanh Hoa xứ Trấn Thủ”, nghĩa là: “Nên gia phong chức Đô Đốc Đồng Tri, (tước) Đông Lĩnh Hầu, vẫn sai làm Trấn Thủ xứ Thanh Hoa”. Theo lời văn của đạo sắc, thì có thể trước đây Đặng Tiến Đông đã từng làm Trấn Thủ Thanh Hoa và nay Nguyễn Huệ lại giao cho ông chức vụ đó. Nhưng phải đến cuối năm đó, khi trấn Thanh Hoa thuộc về quân Tây Sơn thì Đặng Tiến Đông mới có thể thực hiện chức vụ Trấn Thủ của mình.

Cuối năm 1788, quân Tây Sơn ở Bắc Hà phải tạm rút lui về giữ phòng tuyến Tam Điệp-Biện Sơn. Trong cuộc kháng chiến chống Thanh, xứ Thanh Hoa3 giữ vai trò một địa bàn chiến lược quan trọng. Đó là vùng đất nằm ngay sau phòng tuyến của Tây Sơn, tiếp giáp với vùng kiểm soát của quân địch (từ phía bắc phủ Trường Yên trở ra). Đó cũng là vùng cực bắc hậu phương an toàn của quân Tây Sơn và là nơi tập kết các đạo quân chủ lực của Tây Sơn trước khi xuất phát bước vào cuộc phản công chiến lược đập tan cuộc xâm lược của quân Thanh. Với cương vị là Trấn Thủ xứ Thanh Hoa, hẳn Đô Đốc Đặng Tiến Đông có góp phần cùng với Ngô Văn Sở xây dựng, bảo vệ phòng tuyến Tam Điệp-Biện Sơn vốn thuộc địa phận và hải phận xứ Thanh Hoa, và nhất là chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để đất Thanh Hoa có thể trở thành khu vực tập kết và bàn đạp phản công của đại quân Tây Sơn do Quang Trung Nguyễn Huệ trực tiếp chỉ huy. Tiếc rằng chính sử cũng như gia phả họ Đặng và các tư liệu thu tập được không ghi chép gì về những hoạt động của Trấn Thủ Đặng Tiến Đông trong khoảng cuối năm 1788.

Đầu năm 1789, khi từ Tam Điệp-Biện Sơn mở cuộc tập kích chiến lược giải phóng kinh thành Thăng Long, Quang Trung giao cho Đô Đốc Đặng Tiến Đông chỉ huy một đạo quân tiên phong tiến ra bất ngờ tập kích tiêu diệt đồn Đống Đa, (Hà Nội). Bài văn bia của Phan Huy Ích tóm tắt vũ công của Đô Đốc Đông như sau: “Năm Mậu Thân (năm 1788 - T.g.), đầu đời Quang Trung (hai chữ Quang Trung bị đục - T.g.), quân Bắc xâm chiếm nước Nam, ông (tức Đặng Tiến Đông - T.g.) phụng chiếu cầm đạo quân tiên phong, tiến đánh làm cho quân Bắc tan vỡ, ông một mình một ngựa tiến lên trước, dẹp yên nơi cung cấm”. Con cháu nhiều chi họ Đặng ở Chương Mỹ (Hà Tây) còn ghi nhớ và truyền tụng công lao của “Quan Đô” tức Đô Đốc Đông, theo cách gọi phổ biến của các cụ già họ Đặng - là đã vâng mệnh vua Quang Trung đánh thắng trận Đống Đa, tiêu diệt hàng vạn quân Thanh.

Như vậy là mờ sáng ngày mồng 5 tháng giêng tết Kỷ Dậu (ngày 31-1-1789), khi Quang Trung chỉ huy đạo quân chủ lực tiến đánh đồn Ngọc Hồi ở phía nam Thăng Long, thì Đô Đốc Đông, theo kế hoạch của Quang Trung, chỉ huy một đạo quân Tây Sơn khác tiến đánh đồn Đống Đa.

Từ Tam Điệp, đạo quân của Đô Đốc Đông đi theo con đường “thượng đạo” qua Phố Cát, ra Thiên Quan (Nho Quan, Ninh Bình) rồi xuyên qua Chương Đức (Chương Mỹ, Hà Tây) là quê hương của Đặng Tiến Đông, tiến lên Đống Đa. Đó là một con đường giao thông đã có từ lâu đời nhưng đến thế kỷ thứ XVIII, như Lê Quý Đôn nhận xét: “Đường núi đã bế tắc không đi được nữa4. Hành quân theo con đường núi đã bế tắc như vậy, quân Tây Sơn phải mở lấy đường đi, khắc phục nhiều trở ngại của núi rừng. Điều đó đòi hỏi tướng chỉ huy không những phải có năng lực tổ chức mà còn phải am hiểu cặn kẽ địa hình trong vùng. Đặng Tiến Đông sinh trưởng ở vùng Chương Mỹ nằm trên con đường giao thông ấy hẳn đáp ứng được những yêu cầu trên.

Khoảng canh tư ngày mồng năm tết Kỷ Dậu, vào lúc trời còn tối, quân Tây Sơn áp sát đồn Đống Đa rồi bất ngờ tiến công vào doanh trại giặc. Một sự kiện đặc biệt cần chú ý là vừa lúc đó nhân dân chín xã chung quanh đem những con cúi bện bằng rơm rạ, tẩm dầu, đốt lửa bao vây đồn giặc, tạo thành một hàng rào lửa dày đặc, đó là “trận rồng lửa” (hỏa long trận) mà nhà thơ Ngô Ngọc Du còn ghi lại trong bài thơ Long thành quang phục kỷ thực. “Trận rồng lửa” đã phát huy tác dụng to lớn của nó, góp phần bao vây, uy hiếp quân địch, tạo điều kiện cho quân Tây Sơn nhanh chóng tiêu diệt đồn giặc. Hành động đó chứng tỏ lòng yêu nước, tinh thần mưu trí và sự tham gia tự nguyện của nhân dân, nhưng, mặt khác cũng đòi hỏi sự vận động và tổ chức trước của quân Tây Sơn. Theo lời kể của con cháu họ Đặng thì “Quan Đô” đã “bày ra mưu kế diệt đồn Đống Đa. Phải chăng, “trận rồng lửa” nằm trong mưu kế của Đô Đốc Đông? Vốn là người quê ở Chương Mỹ, có nhiều bạn bè, bà con thân thuộc và có ảnh hưởng rộng lớn trong vùng, Đặng Tiến Đông có nhiều điều kiện thuận lợi để vận động và chuẩn bị một kế hoạch phối hợp với nhân dân địa phương như vậy.


_________________________________
1. Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập(q.30) chép là Lê Duật. Hoàng Lê nhất thống chí có chỗ chép là Nguyễn Duật (bản dịch đã dẫn, Tr.246), có chỗ chép là Lê Duật (Tr.225,265). Việt sử thông giám cương mục chép thống nhất là Nguyễn Duật và chú thích rõ là người Nộn Liễu, huyện Nam Đường (sách đã dẫn, T.XX, Tr.38).
2. Trần Văn Giáp, Nguyễn Duy Hinh: Một bài văn bia đời Tây Sơn khắc trên biển gỗ ở miếu thờ thần núi Đồng Cổ (Thanh Hóa) nói về trống đồng. Tạp chí Khảo cổ học số 5-6 tháng 6-1970, Tr. 168-175.
3. Từ thời Lê trung hưng, xứ hay trấn Thanh Hoa gồm Thanh Hoa Nội là tỉnh Thanh Hóa ngày nay và Thanh Hoa ngoại là tỉnh Ninh Bình ngày nay. Thời Tây Sơn, Thanh Hoa Ngoại thống thuộc vào Bắc Thánh.
4. Lê Quý Đôn: Kiến văn tiểu lục. bản dịch Nhà Xuất bản Sử học. Hà Nội, 1962. Tr.341.

_________________________
Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐẶNG TIẾN ĐÔNG   Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 I_icon13Sat 13 Mar 2010, 01:50

Trận Đống Đa là một trận đánh tiêu diệt chớp nhoáng. Trận đánh bắt đầu lúc canh tư và kết thúc lúc trời chưa sáng. Sau khi tiêu diệt đồn Đống Đa, Đô Đốc Đông đưa đạo quân tiên phong vượt qua cửa Ô Thịnh Quang, tràn vào thành Thăng Long. Rồi như một mũi dao nhọn, Đô Đốc Đông dẫn đầu đoàn quân lao thẳng về phía cung Tây Long, tạo nên mối uy hiếp hết sức bất ngờ đối với đại bản doanh của chủ soái quân Thanh. Phan Huy Ích còn ghi lại trong bài văn bia, mũi tiến công thọc sâu lợi hại đó qua hình ảnh: “Ông một mình một ngựa tiến lên trước, dẹp yên nơi cung cấm”.

Mũi tiến công như vũ bão của đạo quân chủ lực do Quang Trung đích thân chỉ huy ở mặt nam Thăng Long cùng với mũi vu hồi thọc sâu bất ngờ sắc bén của Đô Đốc Đông ở mặt tây nam, đã giáng những đòn quyết định, nghiền nát cuộc xâm lược của quân Thanh, buộc Tôn Sỹ Nghị và bọn tàn quân phải tháo chạy thảm hại.

Sáng ngày mồng 5 Tết, đạo quân của Đô Đốc Đông tiến vào thành Thăng Long trước hết. Trưa ngày hôm đó, Quang Trung cùng với đại quân tiến vào kinh thành giữa sự đón chào của Đô Đốc Đông và sự hoan nghênh của nhân dân các phố phường Thăng Long. Bài văn bia của Phan Huy Ích còn ghi rõ công trạng của Đô Đốc Đông và sự ban thưởng của Quang Trung đối với ông: “Vũ Hoàng Đế vào Thăng Long, tiến hành khen thưởng, ban riêng cho ông xã quê hương là Lương Xá làm thực ấp vĩnh viễn, phàm các khoản binh phân, hộ phân, sưu sai đều cho miễn trừ”.


Không nghi ngờ gì nữa, Đô Đốc Đặng Tiến Đông có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh và là một vị tướng chỉ huy quân Tây Sơn đánh thắng trận Đống Đa lịch sử. Ở đây có vấn đề đặt ra là Đô Đốc Đông có phải là Đô Đốc Long hay Đô Đốc Mưu được ghi chép trong sử cũ hay không? Hiện nay, chưa tìm thấy tài liệu nào nói rõ Đô Đốc Đông là Đô Đốc Long hay Đô Đốc Mưu. Nhưng phân tích và đối chiếu các tư liệu các sự kiện có liên quan thì theo tôi: có nhiều khả năng Đặng Tiến Đông là tên thật của Đô Đốc Long hay Đô Đốc Mưu. Nhận định đó dựa trên những cơ sở sau đây:

- So sánh các tài liệu thì những sự việc mà sử sách trước đây chép là của Đô Đốc Long (hay Mưu), theo những tư liệu mới phát hiện và thu tập được lại là của Đô Đốc Đông. Ví dụ, tướng Tây Sơn được Quang Trung giao cho chỉ huy đạo quân diệt đồn Đống Đa (hay trại Khương Thượng), theo Hoàng Lê nhất thống chí là Đô Đốc Long, theo Đại Nam chính biên liệt truyện là Đô Đốc Mưu, theo những tư liệu mới trình bày ở trên lại là Đô Đốc Đông. Đội quân Tây Sơn đầu tiên tiến vào thành Thăng Long, theo Hoàng Lê nhất thống chí và Minh đô sử là đội quân của Đô Đốc Long, theo bài văn bia do Phan Huy Ích soạn lại là Đô Đốc Đông. Hoàng Lê nhất thống chí chép: “Sáng hôm ấy, Long đã đánh tên Thái Thú Diễn Châu ở trại Khương Thượng thuộc huyện Quảng Đức. Quân Thanh tan vỡ bỏ chạy, Long liền tiến trước vào thành1. Ngay cả hình ảnh Đô Đốc cưỡi ngựa chỉ huy quân sĩ đánh giặc mà Phan Huy Ích ghi lại trong văn bia cũng phù hợp với một đoạn văn của Minh đô sử mô tả Đô Đốc Long phi ngựa ra đón tiếp Quang Trung. Những điều trùng hợp đó chứng tỏ Đô Đốc Long, Đô Đốc Mưu, Đô Đốc Đông chỉ là một người. Đó là những tên ghi chép khác nhau về vị Đô Đốc đã chỉ huy quân Tây Sơn đánh thắng trận Đống Đa và tiến vào thành Thăng Long đầu tiên.

- Toàn bộ quân đội Tây Sơn huy động vào cuộc phản công chiến lược có trên 10 vạn, chia làm 5 doanh (hay 5 quân): Tiền, Trung, Hậu, Tả, Hữu. Như vậy, mỗi doanh ước chừng trên dưới hai vạn quân. Đạo quân chủ lực do Quang Trung trực tiếp thống lĩnh tập trung đến ba doanh: Tiền quân do Nội Hầu Phan Văn Lân chỉ huy, Trung Quân do Đại Tư Mã Ngô Văn Sở chỉ huy và Hậu Quân do Hám Hổ Hầu chỉ huy. Tả Quân do Đại Đô Đốc Lộc và Đô Đốc Tuyết chỉ huy đảm nhiệm mũi tấn công vào Hải Dương và mũi bao vây vu hồi chặn đường rút lui của tàn quân địch. Hữu Quân, theo Hoàng Lê nhất thống chí do Đại Đô Đốc Bảo và Đô Đốc Long chỉ huy, chia làm hai đạo: một đạo tiến ra Đại Áng phối hợp với đạo quân chủ lực tiêu diệt đồn Ngọc Hồi, một đạo tiến ra Nhân Mục tiêu diệt đồn Đống Đa. Đạo quân đánh đồn Đống Đa là một bộ phận của Hữu Quân. Mũi tiến công đó rất quan trọng, nhưng về binh lực thì không nhiều lắm. Đứng về tổ chức và phiên chế, chỉ huy một đạo quân như vậy là một Đô Đốc, không có lí do gì phải giao cho hai hay ba Đô Đốc2. Ngoài đạo quân chủ lực, ba đạo quân kia, mỗi đạo cũng chỉ do một Đô Đốc chỉ huy (Đô Đốc Bảo, Đô Đốc Lộc, Đô Đốc Tuyết). Đô Đốc Long hay Đô Đốc Mưu hay Đô Đốc Đông chỉ là một người.

- Hơn nữa, qua đạo sắc phong chức tước và bài văn bia của Phan Huy Ích, thấy rõ Quang Trung rất tin cẩn và ưu đãi Đặng Tiến Đông. Không lẽ Quang Trung lại đặt Đô Đốc Đông dưới quyền Đô Đốc Long (hay Mưu) nếu đó là hai người. Chính sách dùng người của Quang Trung nói chung và thái độ đối xử đối với những sĩ phu tiến bộ theo Tây Sơn nói riêng, càng chứng tỏ Đô Đốc Long chính là Đô Đốc Đông.

Nhưng là một người, tại sao có tài liệu chép là Đô Đốc Long, có tài liệu chép là Đô Đốc Mưu, có tài liệu chép là Đô Đốc Đặng Tiến Đông? Cũng chưa có tư liệu nào cho phép giải thích rõ vấn đề này. Điều đáng lưu ý là những sách chép là Đô Đốc Long hay Đô Đốc Mưu, không có một tài liệu nào ghi chú rõ nguồn gốc của nhân vật, ngay cả họ hàng, quê quán cũng không biết. Còn gia phả họ Đặng, đạo sắc phong chức tước đời Tây Sơn, văn bia của Phan Huy Ích và Ngô Thì Nhậm là những tư liệu có giá trị, ghi chép đầy đủ họ tên, quê quán và phản ánh những nét lớn thân thế, sự nghiệp của Đặng Tiến Đông. Có thể do ghi chép sai lạc, phát âm chệch3, cũng có thể do một lí do nào đó, Đặng Tiến Đông giấu tên thật của mình và vì vậy, Đô Đốc Đông trở thành Đô Đốc Long hay Đô Đốc Mưu.


___________________________________
1. Ngô gia văn phái: Hoàng Lê nhất thống chí, sách đã dẫn, Tr.364.
2. Thời Quang Trung, Đô Đốc là một chức võ quan cao cấp và trong cuộc kháng chiến chống Thanh được giao quyền chỉ huy các đạo quân phụ trách các hướng tiến công phối hợp. Sang thời Quang Toản, chính quyền Tây Sơn suy yếu dần, tệ mua bán chức tước phát triển và từ đó mới có nạn “Đô Đốc tam thiên Đô Đốc, chỉ huy bát vạn chỉ huy.
3. Đặng Tiến Đông vốn tên là Đông, chữ Hán viết tất là (Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 Dong110) sau đổi viết là (Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 Dong210). chữ Đông (Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 Dong111) và chữ Long (Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 Long10) (viết tắt), tự dạng gần giống nhau, rất dễ nhầm. Về phương diện ngữ âm, những từ có phụ âm đầu là Đ, L rất dễ chuyển hóa lẫn nhau.






_________________________
Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐẶNG TIẾN ĐÔNG   Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 I_icon13Sat 13 Mar 2010, 01:55

Sau khi đánh tan giặc ngoại xâm, Đặng Tiến Đông vẫn giữ nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền Tây Sơn, tiếp tục đóng góp công sức vào công cuộc xây dựng đất nước. Dưới triều Quang Trung (1788-1792), ông giữ chức Vệ Quốc Thượng Tướng Quân, Trấn Thủ hai xứ Thanh Hoa và Nghĩa An (thời Tây Sơn gọi trấn Nghệ An là Nghĩa An hay Trung Đô). Có lẽ ông giữ chức vụ đó cho đến năm 1790 là khi Quang Trung cử con là Nguyễn Quang Bàn làm Đốc Trấn Thanh Hoa và tướng Trần Quang Diệu làm Đốc Trấn Nghĩa An. Theo bài văn bia của chùa Thủy Lâm do Phan Huy Ích soạn khắc vào năm Cảnh Thịnh thứ năm (1797) và bài minh do Trần Bá Lãm soạn khắc vào chuông chùa Trăm Gian (thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây) vào năm Cảnh Thịnh thứ hai (1794), thì trong thời Quang Toản (1792-1802), ông giữ chức Đại Tướng Thống Vũ Thắng Vệ Thiên Hùng Hiệu.

Ngoài việc nước, trong thời gian làm quan trong triều Tây Sơn, Đặng Tiến Đông còn chăm lo tu bổ một số đền chùa ở quê hương. Trải qua nhiều năm biến loạn cuối thời Lê, dân làng Lương Xá có một bộ phận lưu tán đi các nơi. Ông đã chiêu tập dân làng trở về quê hương, khai khẩn đất đai, mở mang thôn xóm. Ông cúng cho làng 600 quan tiền và 17 mẫu ruộng tốt để tu bổ chùa Thủy Lâm, đền thờ họ Đặng, và làm chi phí thờ cúng hàng năm. Ông còn sửa sang lại chùa Trăm Gian, đúc chuông cho nhà chùa (năm 1794) và cúng 80 quan tiền, 8 mẫu ruộng làm hậu Phật1.

Chùa Trăm Gian còn giữ được một bức tượng Đặng Tiến Đông mà nhân dân địa phương thường gọi là “tượng quan Đô”. Bài văn bia Đặng tướng công bi dựng trong chùa và gia phả một số chi họ Đặng cho biết bức tượng tạc vào năm Cảnh Thịnh thứ hai (năm 1794), lúc Đặng Tiến Đông 56 tuổi. Các tài liệu trên chép là “tượng truyền thần”, tạc vào lúc “sinh thời” của ông. Các cụ già làng Tiên Lữ tương truyền rằng, tượng giống người đến mức độ khi rước tượng về chùa, tượng đặt trong kiệu đi trước, “quan Đô” ngồi trong kiệu đi sau, người xem không sao phân biệt được người và tượng! Ngày nay, khó mà xác định bức tượng có giống người đến mức độ như thế hay không. Nhưng, nghiên cứu bức tượng thì rõ ràng đấy không phải là một bức tượng mang tính chất tượng trưng, ước lệ thường gặp trong các chùa, đền. Bức tượng nhằm diễn tả một con người cụ thể có dáng vóc, phong thái và cá tính riêng.

Tượng bằng gỗ mít, cao 1,30m không kể bệ, tạc một võ tướng mặc võ phục đơn giản, trong tư thế ngồi, hai tay vòng về phía trước. Tượng thể hiện một người có tuổi, dáng cao lớn, vai rộng, khuôn mặt to, mồm hơi dô, môi dày, râu quai nón... Nét mặt trang nghiêm nhưng có vẻ hiền lành, chất phác.

Bức tượng đã bị mọt đục ruỗng đôi chỗ và đã bị sơn lại. Gia phả chi họ Đặng ở thôn Long Châu, xã Phụng Châu (Chương Mỹ, Hà Tây), đề là Đặng gia phả kí cho biết năm Thành Thái thứ 15 (năm 1903), năm chi họ Đặng đã góp tiền trùng tu bức tượng của tiên tổ ở chùa Trăm Gian. Đó là một lần trùng tu có thể xác định được. Do những lần trùng tu như vậy nên nước sơn và những trang trí trên áo quần, mũ đai không còn giữ được phong cách đời Tây Sơn. Nhưng, tính chất và giá trị chân dung của bức tượng vẫn có thể nhìn nhận và đánh giá được. Đây không phải là một tác phẩm điêu khắc thật đẹp nhưng là một bức tượng chân dung rất hiếm có của nghệ thuật thời Tây Sơn. Bức tượng cho thấy một hình ảnh cụ thể về Đô Đốc Đặng Tiến Đông, vị tướng Tây Sơn đã có công lập nên chiến thắng Đống Đa lịch sử.

Đặng Tiến Đông mất ngày 15 tháng 4, vào một năm khoảng cuối đời Tây Sơn (năm cụ thể chưa xác định được). Mộ ông táng ở xứ Đồng Trê, nay thuộc thôn Đầm Dền, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây.

Sử sách không ghi chép một câu nào về Đặng Tiến Đông. Nhưng, những tài liệu, di vật mới phát hiện cho phép nêu cao công lao, sự nghiệp của Đô Đốc Đông Lĩnh Hầu Đặng Tiến Đông và trả lại cho ông vị trí xứng đáng cùng với cống hiến xuất sắc trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc năm 1788-1789.

Đặng Tiến Đông là một trong những sĩ phu tiến bộ ở Bắc Hà đã sớm tìm ra con đường đi đúng đắn của mình trong tình hình đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc cực kì ác liệt và phức tạp cuối thế kỷ XVIII. Ông đã kiên quyết và dũng cảm đi theo phong trào Tây Sơn, đứng về phía nhân dân và dân tộc. Phương hướng đúng đắn đó đã mở ra cho ông một cuộc đời mới, tạo điều kiện cho ông phát huy tài năng của mình, có những cống hiến tích cực đối với lịch sử.

Đặng Tiến Đông đã sớm trở thành một tướng soái tài ba của quân đội Tây Sơn. Dưới sự tổ chức và lãnh đạo tuyệt vời của Quang Trung Nguyễn Huệ, Đô Đốc Đông đã chỉ huy quân Tây Sơn đánh thắng trận Đống Đa, góp phần quan trọng tạo nên mùa xuân đại thắng của dân tộc năm Kỷ Dậu 1789.

_____________________________________
1. Đây là một tập tục xưa, nhân dân các địa phương thường tôn những người giàu công đức làm Thần hay Phật và cũng tổ chức tế lễ như đối với Thần, Phật vậy.

_________________________
Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: NGÔ THÌ NHẬM   Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 I_icon13Sat 13 Mar 2010, 20:17

II - MỘT SỐ NHÂN VẬT ĐẶC BIỆT THỜI TÂY SƠN

01. TIỂU DẪN


Cơn bão quật khởi của phong trào Tây Sơn đã thực sự tạo nên sức mạnh rung trời chuyển đất. Sức mạnh vĩ đại đó đã cuốn hút sự tham gia của hàng chục vạn nông dân khắp cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài. Sức mạnh vĩ đại đó đã lần lượt đè bẹp tất cả thù trong lẫn giặc ngoài, làm rạng rỡ truyền thống ngoan cường và bất khuất của tổ tiên ta. Và, cũng chính sức mạnh vĩ đại đó đã có tác dụng phân hóa sâu sắc đối với đội ngũ giai cấp phong kiến thống trị đương thời. Không ít sĩ phu yêu nước và thức thời đã hiên ngang đứng hẳn về phía Tây Sơn, có nhiều cống hiến lớn lao đối với Tây Sơn, cũng là cống hiến lớn lao cho lịch sử dân tộc. Tuy đến với Tây Sơn sớm muộn có khác nhau và tuy mức độ cống hiến cũng không đồng nhất, nhưng, hình ảnh của tất cả những sĩ phu yêu nước và thức thời ấy đều được sử sách ghi lại một cách rất trân trọng.

Danh tướng Việt Nam (tập 3) xin hân hạnh giới thiệu ba gương mặt tiêu biểu của những sĩ phu yêu nước và thức thời này, đó là Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích và Nguyễn Thiếp. Ba nhân vật đặc biệt này tuy chưa bao giờ trực tiếp cầm quân xông pha trận mạc, nhưng, với tầm nhìn và phép ứng xử tuyệt vời của mình, họ đã có ảnh hưởng rất quan trọng đối với hoạt động và thắng lợi chung của phong trào Tây Sơn. Xuất phát từ nhận thức đó chúng tôi xin trân trọng giới thiệu dưới đây vài trang lược truyện về Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích và Nguyễn Thiếp.



02. NGÔ THÌ NHẬM (1746 - 1802)

“Ngọc tốt giấu kín nơi sâu,
Rồng thần lặn không kẻ thấy.
Chờ khi người biết đến mình,
Chí lớn nọ đem ra vùng vẫy.
Giúp tám cực mà chuyển xoay,
Vỗ chín cõi yên rường mối”1.


Ngô Thì Nhậm sinh ngày 11 tháng 9 năm Bính Dần (1746) tại làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, nay là thôn Tả Thanh Oai, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì (Hà Nội). Ông là con trai của Hoàng Giáp Ngô Thì Sĩ (1725-1780).

Thuở thiếu thời, Ngô Thì Nhậm được ông nội là Ngô Trân nuôi dạy. Khi ông nội qua đời, Ngô Thì Nhậm được cha là Ngô Thì Sĩ trực tiếp kèm cặp. Vốn hiếu học lại thông minh, Ngô Thì Nhậm tiến tới rất nhanh. Năm mới mười sáu tuổi, được cha tận tình dìu dắt, Ngô Thì Nhậm đã hoàn tất tác phẩm đầu đời của mình là Nhị thập tứ sử toát yếu2. Năm 1765 (năm 19 tuổi), Ngô Thì Nhậm đỗ Giải Nguyên (đỗ đầu ở trường thi Hương) và năm sau (năm 1766, năm tròn hai mươi tuổi), Ngô Thì Nhậm đã hoàn tất cuốn sách thứ hai của ông: Tứ gia thuyết phả3. Trong đội ngũ các bậc danh Nho thuở trước, đỗ đạt sớm như Ngô Thì Nhậm vốn dĩ đã rất ít, để chí lập ngôn sớm như Ngô Thì Nhậm lại càng ít hơn.

Năm 1769 (năm 23 tuổi), Ngô Thì Nhậm đỗ trong khoa Sĩ Vọng, nhờ đó, được bổ làm Hiến Sát Sứ ở Hải Dương, hưởng chức hàm Chánh Thất Phẩm4. Ông chính thức bước vào hoạn lộ kể từ đó. Năm 1771 (năm 25 tuổi), do cha là Ngô Thì Sĩ bị Hoàng Ngũ Phúc vu oan và bị chúa Trịnh lúc đó là Trịnh Sâm (1767-1782) cách chức, Ngô Thì Nhậm xin từ quan để trở về quê. Năm 1772 (năm 26 tuổi), Ngô Thì Nhậm dự kì khảo thí ở Quốc Tử Giám và đỗ hạng ưu. Cũng vào năm này, ông hoàn tất cuốn Hải Đông chí lược. Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú (1782-1840) cho hay là sách này gồm 4 quyển, “chép về núi sông, phong tục và nhân vật cùng các lệ thuế và số đinh suất của xứ Hải Dương khá rõ ràng”5. Năm 1775 (năm 29 tuổi), Ngô Thì Nhậm đỗ Tiến Sĩ6 và sau đó được bổ làm Hộ Khoa Cấp Sự Trung. Năm 1776 (năm tròn 30 tuổi), ông được thăng làm Giám Sát Ngự Sử rồi Đốc Đồng Kinh Bắc7. Năm 1778 (năm 32 tuổi), ông được kiêm luôn cả Đốc Đồng Thái Nguyên. Bấy giờ, Ngô Thì Sĩ cũng đang làm Đốc Đồng Lạng Sơn, thật đúng là:

Nhất gia binh tượng liên tam trấn,
Vạn lí phong cương khống nhị thùy
8.


__________________________________
1. Ngô Thì Nhậm: Mộng Thiên Thai phú. Lời dịch của Ngô Linh Ngọc (trong Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm, tập 2, Nhà Xuất bản KHXH, Hà Nội 1978, trang 41).
2, 3. Sách này nay đã thất truyền.
4. Quan lại xưa được chia làm 9 phẩm cấp, mỗi phẩm cấp lại còn được chia làm hai bậc cao thấp khác nhau là Chánh và Tòng, cộng là 18 bậc. Như vậy, Ngô Thì Nhậm thuộc bậc 13/18.
5. Văn tịch chí (Loại truyện kí).
6. Khoa này chỉ lấy đỗ cao nhất là Tiến Sĩ, tổng cộng có 18 người đỗ, Ngô Thì Nhậm đỗ thứ năm. Em rể của ông là Phan Huy Ích (1751-1822) cũng đỗ trong khoa này.
7. Vùng tương ứng với Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay.
8. Ngô Thì Nhậm: Hạ tôn thiều phó hùng trấn (Mừng cha đi trấn giữ ở trấn quan trọng). Hai câu này có nghĩa là: Một nhà chỉ huy cả ba trấn. Muôn dặm trông coi bờ cõi hai biên thùy.

_________________________
Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Sponsored content




Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần   Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 7 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Danh Tướng Việt Nam 1 - Nguyễn Khắc Thuần
» Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần
» Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 5 - Nguyễn Khắc Thuần
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần
Trang 7 trong tổng số 8 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Lịch Sử-