Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 16:14

Lục bát by Tinh Hoa Today at 14:33

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 21:05

EM CHIM HÁT HAY QUÁ by mytutru Yesterday at 20:11

QUY NHƠN TÔI YÊU by phambachieu Yesterday at 16:51

Mái Nhà Chung by mytutru Thu 09 May 2024, 23:18

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 09 May 2024, 12:56

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Thu 09 May 2024, 12:37

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Wed 08 May 2024, 10:00

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Tue 07 May 2024, 23:54

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Tue 07 May 2024, 08:05

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:42

Chết rồi! by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:31

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 05 May 2024, 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7  Next
Tác giảThông điệp
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: TRẦN NGỖI VÀ TRẦN QUÝ KHOÁNG   Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 6 I_icon13Tue 23 Mar 2010, 01:21

II - TRẦN NGỖI VÀ TRẦN QUÝ KHOÁNG
- HAI VỊ DANH TƯỚNG TIÊN PHONG CỦA SỰ NGHIỆP ĐÁNH ĐUỔI QUÂN MINH

1. VÀI DÒNG VỀ LAI LỊCH

Trần Ngỗi (tức Trần Quỹ), con thứ của Hoàng Đế Trần Nghệ Tông (1370-1372) nhưng sinh vào năm nào và thân mẫu là ai thì chưa rõ. Dưới thời Trần Nghệ Tông. Trần Ngỗi được phong làm Giản Định Vương, đến thời nhà Hồ (1400-1407), Trần Ngỗi được phong là Nhật Nam Quận Vương. Khi quân Minh tràn sang xâm lược nước ta và cuộc kháng chiến đo nhà Hồ lãnh đạo nhanh chóng bị thất bại, Trần Ngồi liền rời kinh thành Thăng Long vào vùng Ninh Bình ngày nay và quyết tâm chiêu mộ lực lượng để đánh giặc.

Ngày 2 tháng 10 năm Đinh Hợi (1407), tức là sau khi toàn bộ những nhân vật quan trọng nhất của triều đình nhà Hồ đã bị quân Minh bắt hết về Trung Quốc, để tạo ra ngọn cờ chính thống cho cuộc chiến đấu giành độc lập, tại đất Mô Độ (thuộc châu Trường Yên xưa - nay thuộc Tam Điệp, Ninh Bình) Trần Ngỗi đã chính thức lên ngôi Hoàng Đế, đặt niên hiệu là Hưng Khánh. Sử cũ và truyền thuyết vẫn thường gọi ông là Giản Định Đế. Trần Quý Khoáng (cũng đọc là Trần Quý Khoách), con thứ của Mẫn Vương Trần Ngạc, cháu gọi Hoàng Đế Trần Nghệ Tông là ông nội và gọi Trần Ngỗi là chú ruột. Hiện chưa rõ Trần Quý Khoáng sinh vào năm nào. Khi quân Minh xâm lược nước ta, Trần Quý Khoáng đã lập tức rờ kinh thành Thăng Long và đi vào khu vực phía nam để tìm cách xây dựng lực lượng đánh giặc cứa nước. Ngày 17 tháng 3 năm Kỉ Sửu (1409), tại đất Chi La (nay thuộc Đức Thọ, Hà Tĩnh), Trần Quý Khoáng đã lên ngôi Hoàng Đế lấy niên hiệu là Trùng Quang. Sử cũ cũng như truyền thuyết vẫn thường gọi ông là Trùng Quang Đế.

Do chỗ Giản Định Đế Trần Ngỗi và Trùng Quang Đế Trần Quý Khoáng đều có chung một nguồn gốc xuất thân là quý tộc họ Trần, có chung một nghĩa cả rất thiêng liêng là đánh giặc cứu nước, và cũng do chỗ cả hai cùng xưng là Hoàng Đế nên đời vẫn thường gọi đây là nhà Hậu Trần. Giản Định Đế Trần Ngỗi mất năm 1409 còn Trùng Quang Đế Trần Quý Khoáng thì mất năm 1413, nhưng vì chưa biết năm sinh nên cũng chưa rõ là khi mất, hai bậc Hoàng Đế này được hưởng thọ bao nhiêu tuổi.

_________________________
Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 6 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: TRẦN NGỖI   Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 6 I_icon13Tue 23 Mar 2010, 01:22

2. TRẦN NGỖI - NGƯỜI ĐẦU TIÊN GIƯƠNG CAO NGỌN CỜ ĐẠI NGHĨA CHỐNG QUÂN MINH XÂM LƯỢC

a) Lên ngôi Hoàng Đế và đánh trận đầu ở Mô Độ :

Ngay sau khi quân của nhà Hồ bị đại bại, Trương Phụ (tướng tổng chỉ huy quân Minh xâm lược) liền yết bảng truy bắt con cháu họ Trần, vì lẽ đó, (Trần) Ngỗi phải tạm lánh đến Mô Độ ở TrườngYên. Do xuất thân là quý tộc họ Trần nên vừa đặt chân đến khu vực Mô Độ, Trần Ngỗi đã lập tức được nhân dân các địa phương đón tiếp rất nồng hậu. Trong số các bậc hào kiệt có công giúp rập sớm nhất đối với Trần Ngỗi, nổi bật hơn cả là Trần Triệu Cơ.

Thư tịch cổ không hề cho biết gì về lai lịch của nhân vật Trần Triệu Cơ, ngoại trừ một chi tiết khẳng định duy nhất rằng sinh quán của ông là vùng Thiên Trường (Nam Định). Người họ Trần mà quê ở Thiên Trường thì thường là thuộc dòng dõi của quý tộc họ Trần và nếu quả đúng như vậy thì có lẽ Trần Triệu Cơ nhiều lắm cũng chỉ là hậu duệ của một chi thứ nào đó nên mới không có chức danh hoặc là tước vị gì đáng kể. Trước khi tìm đến với Trần Ngỗi, Trần Triệu Cơ đã chiêu mộ được một lực lượng khá lớn và chính ông là người đã tôn lập Trần Ngỗi lên ngôi Hoàng Đế ở Mô Độ.

Lên ngôi ngày mồng 2 tháng 10 năm Đinh Hợi (1407) thì đúng hai tháng sau (đầu tháng 12 năm 1407), Trần Ngỗi đã buộc phải đối đầu với một cuộc tấn công có quy mô rất lớn của quân Minh. Bấy giờ, do quân mới được chiêu mộ, lòng yêu nước và tinh thần dũng cảm thì rất dồi dào nhưng trình độ chiến đấu và nhất là kinh nghiệm trận mạc thì còn quá ít ỏi, cho nên, Trần Ngỗi đành phải cam chịu thất bại. Trần Ngỗi cùng với những bộ hạ thân tín đem tàn binh chạy vào tận Nghệ An.


b) Trần Ngỗi với Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân : cuộc gặp gỡ quân thần tương đắc và cảm động

Chạy đến Nghệ An, khi tình thế của nghĩa quân đang lúc khó khăn chồng chất thì tháng 4 năm 1408, Trần Ngỗi đã may mắn được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân đem lực lượng tới phò tá, riêng Đặng Tất còn đem cả con gái của mình tiến dâng cho Trần Ngỗi. Khác với nghĩa quân của Trần Triệu Cơ, đội ngũ tướng sĩ dưới quyền của Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân từng được huấn luyện khá cẩn thận, cho nên, năng lực và hiệu quả chiến đấu của họ cũng cao hơn hẳn. Trần Ngỗi rất lấy làm vui mừng, phong Đặng Tất tước Quốc Công, dùng Nguyễn Cảnh Chân làm Tham Mưu Quân Sự và cho cả hai người được cùng với Trần Ngỗi dự bàn việc lớn. Đó thực sự là một cuộc gặp gỡ rất tương đắc của những người cùng có chí cả.

Tại đất Nghệ An, sau khi có thêm vây cánh mới là Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, thanh thế của nghĩa quân Trần Ngỗi nổi lên rất nhanh chóng. Để khẳng định sức mạnh và tạo dựng ảnh hưởng ngày một rộng lớn hơn, ông đã có hai quyết định rất quan trọng.

- Một là nghiêm trị những kẻ đã cam lòng đầu hàng và hợp tác với quân Minh xâm lược. Thực hiện quyết định này, Trần Ngỗi đã bắt giết Trần Thúc Dao và Trần Nhật Chiêu cùng với hơn 500 thuộc hạ của hai nhân vật này. Đây là một quyết định vội vã, tả khuynh và hoàn toàn không cần thiết, nhất là khi mà thế và lực của nghĩa quân Trần Ngỗi còn rất non yếu. Sử thần Ngô Sĩ Liên đã hoàn toàn có lí khi viết lời bàn rằng : "Giết (Trần) Thúc Dao và (Trần) Nhật Chiêu là phải, còn bọn thuộc hạ thì lẽ ra nên vỗ về rồi dùng, chúng nhất định sẽ vì vậy mà cảm kích, suốt đời luôn mang ơn đội đức, được như thế chẳng phải là tốt hơn sao?".

- Hai là táo bạo cho quân vượt biển tiến ra Bắc, tấn công thật bất ngờ vào khu vực bến Bình Than (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương). Các tướng lĩnh như Trần Nguyên Tôn, Trần Dương Đình, Trần Ngạn Chiêu và Phạm Chấn được Trần Ngỗi tin cậy giao việc chỉ huy thực hiện. Xem xét kế hoạch bài binh bố trận lúc bấy giờ, chúng ta có thể thấy ý đồ chủ yếu của Trần Ngỗi là tìm cách chia cắt lực lượng đối phương, nhằm tạo cơ hội thuận tiện cho một cuộc tấn công khác lớn hơn, do đích thân Trần Ngỗi cầm đầu, dọc theo đường bộ từ Nghệ An đánh ra.

Nhưng, quả đúng là lực bất tòng tâm kế hoạch của Trần Ngỗi và các vị tướng tâm phúc trong bộ chỉ huy nghĩa quân không thực hiện được. Lực lượng vượt biển để bất ngờ đánh mạnh vào khu vực bến Bình Than dã gặp phải sức đề kháng và phản công quyết liệt của quân Minh, cho nên, chẳng bao lâu sau đó đã bị tan vỡ phải rút chạy về hành tại ở Nghệ An. Trong khi đó ở Nghệ An, Trần Ngỗi cũng bị Trương Phụ đem đại quân vào đàn áp rất quyết liệt. Được sự hợp tác đắc lực của viên thổ quan phản bội là Mạc Thuý, Trương Phụ đã đánh rất cấp tập, Trần Ngỗi "vì quân ít, không thể chống đỡ nổi nên đành phải lui về Hoá Châu. Giặc Minh đuổi theo đến tận cửa biển Bố Chính". Đúng vào giờ phút rất nguy nan đó, Phạm Thế Căng đã ra đầu hàng và lập tức Trương Phụ trao cho chức Tri Phủ ở phủ Tân Bình (đất phủ Tân Bình nay thuộc Quảng Bình cộng với hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh của tỉnh Quảng Trị).

c) Trận Bô Cô - đỉnh cao chói lọi nhất về nghệ thuật cầm quân của Trần Ngỗi


Sau khi hoàn thành việc chỉ huy trận càn lớn vào đại bản doanh của Trần Ngỗi, tướng tổng chỉ huy của giặc là Trương Phụ được lệnh phải lên đường trở về Trung Quốc, một viên tướng giặc khét tiếng khác là Kiềm Quốc Công Mộc Thạnh được mang ấn Chinh Di Tướng Quân và đem thêm năm vạn quân sang thay. Nhân khi Mộc Thạnh còn đang trên đường hành quân, Trần Ngỗi cùng bộ chỉ huy nghĩa quân đã quyết định chủ động tổ chức phản công mà mục tiêu đầu tiên là tiêu diệt bọn tay chân thân tín của giặc ở khu vực Tân Bình và Thuận Hoá. Diệt được bọn tay chân thân tín và rất nguy hiểm này cũng có nghĩa là đã diệt được cơ sở xã hội của quân Minh.

Ngày 16 tháng 6 năm Mậu Tí (1408), nghĩa quân Trần Ngỗi đã đánh vào cửa biển Nhật Lệ, tên phản bội Phạm Thế Căng cùng cháu của hắn là Phạm Đống Cao bị bắt và bị giải về hành tại của Trần Ngỗi (lúc này đã chuyển về Nghệ An) rồi bị giết. Trận thắng lớn này đã làm nức lòng nhân dân các địa phương, bọn tay sai của giặc cũng vì thế mà không dám lộng hành quá quắt như trước nữa.

Tháng 10 năm Mậu Tí (1408), Trần Ngỗi quyết định mở một cuộc tấn công lớn vào Đông Đô. Tất cả nghĩa binh đóng rải rác ở Thuận Hoá, Tân Bình, Nghệ An, Diễn Châu và Thanh Hoa đều được gấp rút huy động vào cuộc tấn công có quy mô rất lớn này.

"Những bề tôi cũ và hào kiệt các nơi, không ai là không hưởng ứng". Ngày 14 tháng 12 năm 1408, một trận ác chiến đã diễn ra tại Bô Cô (nay thuộc Ý Yên, Nam Định) giữa nghĩa quân Trần Ngỗi với quân Minh do Kiềm Quốc Công Mộc Thạnh chỉ huy. "Hoàng Đế tự tay cầm dùi đánh trông, hạ lệnh cho ba quân thừa cơ xông trận, đánh mãi từ đầu giờ Tị đến cuối giờ Thân. Quân Minh thua chạy. Ta chém được Binh Bộ Thượng Thư Lưu Tuân, Đô Ti Lữ Nghị cùng các loại quân cũ mới nhiều đến hơn 10 vạn. Chỉ có Mộc Thạnh là chạy thoát về thành Cổ Lộng."

Trận Bô Cô là trận điển hình về nghệ thuật phối hợp nhịp nhàng giữa bộ binh với thuỷ binh, về năng lực chỉ huy các lực lượng mới từ nhiều địa phương và khu vực khác nhau đến hội quân. Trận Bô Cô cũng chính là trận hiên ngang mặt đối mặt đầu tiên giữa lãnh tụ của nghĩa quân với tướng tổng chỉ huy quân Minh xâm lược. Với trận đại thắng ở Bô Cô, tên tuổi của Trần Ngỗi trở nên lừng lẫy. Và, kể từ sau trận Bô Cô, quân Minh chẳng những không dám cói thường mà còn kính nể tài thao lược của Trần Ngỗi.

d) Người giỏi chẳng phải lúc nào cũng giỏi


Ngay sau trận đại thắng vang lừng ở Bô Cô, tiếc thay, giữa lãnh tụ Trần Ngỗi với hai tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân đã bắt đầu nảy sinh sự bất đồng. Trần Ngỗi cho là phải nhân thế chẻ tre, thẳng tiến ra Đông Quan. đánh mạnh vào tận sào huyệt kiên cố cuối cùng của giặc, trong khi đó Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân lại chủ trương rằng phải ổn định đất mới giành lại được, diệt trừ bọn giặc còn sót để tránh hậu hoạ lâu dài. Đang lúc đôi bên chưa đủ lí lẽ chắc chắn để thuyết phục được nhau thì giặc ở Đông Quan đã vào giải cứu được Mộc Thạnh, đã thế, bọn Nguyễn Quỹ và Nguyễn Mộng Trang lại nhân đó mà buông lời gièm pha. Trần Ngỗi đã dại dột bắt giết cả Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Chuyện đau lòng này xin được trình bày ở phần viết về Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân.

Chỉ trong vòng một năm mà Trần Ngỗi đã có đến hai lần thể hiện sự quá tả của mình. Với việc giết hại hơn 500 thuộc hạ của Trần Thúc Dao và Trần Nhật Chiêu (tháng 12 năm 1407), Trần Ngỗi đã tự đẩy mình vào thế bị cô lập. Đến đây (tháng 12 năm 1408), với việc đồng thời bắt giết cả hai vị tướng cao cấp và tài năng nhất là Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, kể như Trần Ngỗi đã tự chặt đứt hai cánh tay của mình rồi vậy. Cánh cửa vinh quang của sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc tưởng chừng như sẽ được trang trọng kết đầy những trận thắng vang dội, nhưng, vừa mới chợt hé mở đã lập tức bị đóng chặt lại.

Vẫn biết rằng người giỏi không phải lúc nào cũng giỏi, song, sự nông nổi trong nhất thời của Trần Ngỗi đã gây nên những hậu quả quá đau lòng. Trong ông, khí khái và vội vã chừng như lúc nào cũng song hành với nhau. Giá mà... Nhưng, ai lại "giá mà" với lịch sử bao giờ. Thôi thì đành ngậm ngùi cầm bút ghi nhận rằng, sau tột đỉnh vinh quang ở trận Bô Cô, vai trò của Trần Ngỗi kể như không còn gì đáng kể nữa.

_________________________
Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 6 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: TRẦN QUÝ KHOÁNG   Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 6 I_icon13Tue 23 Mar 2010, 01:25

3. TRẦN QUÝ KHOÁNG - NGƯỜI QUẢ CẢM ĐẢM NHẬN SỨ MẠNG KẾ TỤC SỰ NGHIỆP CỦA TRẦN NGỖI

Bấy giờ, cái chết oan ức của Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân đã khiến cho khá đông nghĩa sĩ của Trần Ngỗi bị hoang mang và không ít người trong số họ đã mất hẳn niềm tin vào lãnh tụ của chính mình mà điển hình hơn cả có lẽ là Đặng Dung (con của Đặng Tất) và Nguyễn Cảnh Dị (con của Nguyễn Cảnh Chân). Hai ông tuy không hề từ bỏ lí tưởng xả thân đánh giặc cứu nước nhưng cũng không thể chấp nhận tiếp tục làm tướng cho Giản Định Đế Trần Ngỗi là người đã giết hại cha mình. "Con Nguyễn Cảnh Chân là (Nguyễn) Cảnh Dị và con của Đặng Tất là (Đặng) Dung, vì giận về nỗi cha họ bị chết oan nên đã đem quân Thuận Hoá về Thanh Hoa, đón quan Nhập Nội Thị Trung Trần Quý Khoáng về Nghệ An rồi tôn lập làm Hoàng Đế". Ngày 17 tháng 3 năm Kỉ Sửu (1409), tại Chi La (nay đất này thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), Trần Quý Khoáng đã chính thức lên ngôi Hoàng Đế và đặt niên hiệu là Trùng Quang. Trong guồng máy triều đình hoàn toàn mới mẻ này, Nguyễn Suý là Thái Phó, Nguyễn Cảnh Dị là Thái Bảo, Đặng Dung là Đồng Bình Chương Sự, Nguyễn Chương là Tư Mã...

Một cuộc khởi nghĩa, một kẻ thù chung, một sự nghiệp lớn chỉ mới bắt đầu, khó khăn đang chồng chất, vậy mà tiếc thay, nghĩa sĩ và nhân dân yêu nước đương thời đã có đến hai vị Hoàng Đế. Trên khắp thế gian này, một trong những nỗi lo lắng thuộc vào hàng đáng kể nhất có lẽ là... thừa Vua ! Bấy giờ, chính quyền của Trần Ngỗi đóng ở Ngự Thiên còn Chính quyền của Trần Quý Khoáng thì đóng ở khu vực Chi La. Trên thực tế thì giữa hai guồng máy chính quyền của Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng lúc bấy giờ cũng đã bắt đầu có những biểu hiện rất đáng phải bận tâm. Để giải quyết sự bất hoà có xu hướng ngày một tăng, Trần Quý Khoáng đã mật sai Nguyễn Suý đem quân ra, bất ngờ đánh úp Trần Ngỗi ở Ngự Thiên rồi bắt sống Trần Ngỗi đem về. Tại Chi La. Trần Ngỗi được Trần Quý Khoáng tôn làm Thái Thượng Hoàng ! Cách tiến hành hợp nhất hai lực lượng theo lối áp đặt thô bạo này, dù sử cũ có cố gắng tìm lời biện minh thì vẫn không thể nào che khuất hết sự khiên cưỡng. Và, một trong số những người phản kháng quyết liệt nhất lúc ấy lại chính là thân mẫu của Trần Ngỗi. Sử cũ chép : "Ngày 7 tháng 4 năm Kỉ Sửu (1409 - NKT) Hưng Khánh Thái Hậu cùng với Hành Khiển là Lê Tiệt và Lê Nguyên Đỉnh ngầm bàn việc khởi binh ở Hát Giang để mà tiến vào đánh úp Trùng Quang Đế, nhưng có người quê ở Nghệ An là Nguyễn Trạo đã tiết lộ việc này. Trùng Quang Đế bèn sai bắt giết bọn Lê Tiệt và Lê Nguyên Đỉnh, còn thì đều tha hết cả".

Tháng 6 năm Mậu Tí (1409), thân mẫu của Trần Ngỗi (tức là bà Hưng Khánh Thái Hậu) vì bị bệnh mà qua đời, mối hiềm khích giữa đôi bên kể như không còn gì đáng kể nữa, thanh thế của nghĩa quân nhờ đó mà cũng hồi phục khá nhanh. Từ Hà Tĩnh, Trần Quý Khoáng liên tiếp tổ chức những cuộc tấn công ồ ạt ra Bắc. Tài năng quân sự của Trần Quý Khoáng bộc lộ rõ nhất chính là ở những cuộc tấn công này. Tướng tổng chỉ huy quân Minh lúc ấy là Kiềm Quốc Công Mộc Thạnh vì quá lo sợ nên cử Hoàng La làm sứ giả, đến xin gặp Trần Quý Khoáng để đôi bên cùng thương lượng nhưng Trần Quý Khoáng không tiếp, chỉ sai người tới gặp Hoàng La ở Nỗ Giang.

Tháng 7 năm 1409, Trần Quý Khoáng đã cho quân tiến thẳng ra khu vực Hạ Hồng (nay thuộc Hải Dương) và hiên ngang đặt đại bản doanh của mình ở bến Bình Than. Trần Ngỗi cũng có mặt bên cạnh Trần Quý Khoáng. Dân khắp các địa phương nô nức hưởng ứng, quan lại từng hợp tác với nhà Minh cũng nườm nượp theo về, duy chỉ có Đỗ Duy Trung (Tri Phủ của phủ Tam Giang) là không chịu.

Quân Minh lâm vào một tình thế rất quẫn bách, tướng tổng chỉ huy của giặc là Kiềm Quốc Công Mộc Thạnh chỉ còn biết đóng chặt cửa thành và gấp cho người về Trung Quốc khẩn thiết kêu cứu. Nhân cơ hội này, hào kiệt các nơi cũng đã thi nhau chiêu mộ nghĩa sĩ và chủ động tổ chức tấn công, đập tan chính quyền của giặc ngay tại địa phương mình. Sử cũ cho biết :

- Đồng Mặc ở Thanh Hoa, xưng là Lỗ Lược Tướng Quân, đã đánh diệt được giặc "nhiều không kể xiết", bắt sống được tướng giặc là Tả Địch, khiến cho viên tướng khác của giặc là Vương Tuyên vì ở vào thế quẫn bách mà phải tự tử.

- Nguyễn Ngân Hà (cũng người Thanh Hoa) là "bậc nổi trội trong đám hào kiệt" (chữ của các tác giả ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ) cũng đã đánh cho quân Minh nhiều trận thất điên bát đảo.

- Lê Nhị ở Thanh Oai (nay thuộc tỉnh Hà Tây) đã đánh và giết được tướng giữ chức Đô Ti của nhà Minh là Lư Vượng ở cầu Ngọc Tản, sau đó còn táo bạo đem quân về đánh và chiếm được huyện Từ Liêm (Hà Nội).

- Lê Khang là người quê ở huyện Thanh Đàm (nay là huyện Thanh Trì, Hà Nội) đã vận động nhân dân địa phương nổi dậy đánh cho quân Minh ở đấy rất nhiều trận lớn.

- Đỗ Cối và Nguyễn Hiệu ở Trường Yên cũng hô hào nhân dân nơi này vùng lên.

Như vậy là Trần Quý Khoáng vừa tự mình cầm quân đánh mạnh vào khu vực đồng bằng Bắc Bộ, vừa khích lệ hào kiệt và nhân dân các địa phương vùng dậy đánh giặc tuỳ khả năng và cách thức riêng của mình. Tuy chưa thật là chặt chẽ và tuy vẫn còn thiếu hẳn cả một bộ chỉ huy thống nhất, nhưng dẫu sao thì chính Trần Quý Khoáng cũng đã có công đặt nền tảng đầu tiên cho quá trình nhận thức về việc huy động sức mạnh cũng như trí tuệ của toàn dân vào sự nghiệp cứu nước.

_________________________
Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 6 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: TRẦN QUÝ KHOÁNG   Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 6 I_icon13Tue 23 Mar 2010, 01:27

4. CUỘC ĐỐI ĐẦU VỚI TRƯƠNG PHỤ Ở HÀM TỬ - NGHĨA KHÍ DẪU MẠNH CŨNG CHẲNG ĐỦ ĐỂ ĐÈ BẸP THẾ GIẶC HÙNG HẬU VÀ BẠO TÀN

Nhận tin kêu cứu rất khẩn thiết của Mộc Thạnh, triều đình Minh Thành Tổ (1402-1424) đã một lần nữa, buộc phải sai Trương Phụ cầm quân đi giải nguy. Tháng 9 năm Bính Tuất (1406), khi tham gia chỉ huy cuộc xâm lăng nước ta, Trương Phụ chỉ mới được trao chức Chinh Di Hữu Phó Tướng nhưng được quyền đeo ấn Chinh Di Tả Phó Tướng, tước Tân Thành Hầu. Tháng 8 năm Đinh Hợi (1407), Trương Phụ cùng với Mộc Thạnh được lệnh gấp rút trở về Trung Quốc. Đến đầu năm Mậu Tí (1408), Trương Phụ lại được lệnh phải lập tức đem quân sang một lần nữa. Nhưng chẳng bao lâu sau đó, việc cầm quân đánh dẹp được giao lại cho tướng Mộc Thạnh còn Trương Phụ thì phải quay về triều đình. Và lúc này (tháng 7 năm 1409), là lần thứ ba (trong vòng chưa đầy ba năm) Trương Phụ sang nước ta. Với chuyến xuất quân lần thứ ba này. Trương Phụ dược triều đình Minh Thành Tổ cho làm Tổng Binh, đeo ấn Chinh Di Tướng Quân và được phong tới tước Anh Quốc Công. Điều này cũng có nghĩa là Mộc Thạnh đã bị mất hết chức quyền cũ.

Tháng 7 năm 1409, ngay trong trận đụng độ đầu tiên với quân sĩ của Trần Ngỗi tại Thiên Quan, Trương Phụ đã ở thế áp đảo. Trần Ngỗi nhanh chóng bị bắt và bị giết hại. Tháng 8 năm 1409, Trương Phụ dò biết được đại binh của Trần Quý Khoáng đang ở Bình Than nên lập tức cho quân tới tấp tấn công. Bấy giờ, nhiệm vụ tổ chức chống đánh quân Minh ở Hàm Tử, ngăn không cho Trương Phụ tiến vào khu vực Bình Than đã được Trần Quý Khoáng trao cho tướng Đặng Dung. Nhưng vì "quân ít mà lương ăn thì cũng đã cạn", Đặng Dung không thể nào cầm cự nổi. Trần Quý Khoáng thấy rõ nguy cơ bị thất bại hoàn toàn nên đã cấp tốc hạ lệnh rút về Nghệ An. Tức tối vì không bắt được Trần Quý Khoáng, Trương Phụ đã tiến hành những cuộc đàn áp dân lành rất tàn khốc. "Trương) Phụ đi đến đâu là giết chóc đến đó. Có nơi xác người chất thành núi, có nơi chúng mổ bụng lấy ruột người quấn vào thân cây hoặc lấy mỡ người đem rán. Có nơi thì chúng lấy người đem đốt hoặc nướng làm trò chơi. Thậm chí có nơi chúng mổ bụng đàn bà đang mang thai, cắt lấy hai tai của hài nhi để về giao nộp... Dân khắp mọi vùng từ kinh thành đến các lộ đều phải lần lượt chịu hàng. Ai chưa bị giết thì chúng bắt làm nô tì rồi đem đi bán, mỗi người một nơi, tan tác hết cả".

Về tội ác "trời không dung đất không tha" của Trương Phụ, các sử thần của Quốc Sử Quán triều Nguyễn nghiêm phê rằng : "Trương Phụ học được từ Minh Thành Tổ thủ đoạn tàn khốc là một người phạm tội dây dưa đến mười họ nên mới dám bạo ngược giết chết dân của trời như thế. Kẻ bất nghĩa tất nhiên là cuối cùng sẽ chuốc lấy cái chết, dùng sức mạnh để cướp nước người có phải là dễ đâu."

Sau khi Trần Quý Khoáng rút về Nghệ An. toàn bộ chính quyền của nhà Hậu Trần từ Thanh Hoa trở ra Bắc cũng lần lượt bị tan rã và do vậy, khó khăn của nghĩa quân Trần Quý Khoáng ngày càng thêm chồng chất.

_________________________
Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 6 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: TRẦN QUÝ KHOÁNG   Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 6 I_icon13Tue 23 Mar 2010, 01:28

5. BA LẦN SAI SỨ - BA LẦN BẾ TẮC

Nhẫn tâm đi cướp nước và tàn hại không biết bao nhiêu dân lành mà vẫn chẳng chút ghê tay nhưng nhà Minh lại luôn tuyên bố rằng chúng là đội quân nhân nghĩa. Bám lấy những lời lừa mị đó, Trần Quý Khoáng đã quyết định mở thêm một mặt trận tấn công mới vào kẻ thù, đó là mặt trận ngoại giao. Nhìn về hình thức, quyết định này có vẻ như rất táo bạo và cũng rất lợi hại, nhưng xét kĩ mới thấy rõ Trần Quý Khoáng đã thiếu hẳn tính khả thi. Không thề nói khác hơn rằng, vào thời điểm cụ thể đó, trong mối tương quan thế và lực còn rất bất lợi đó, việc sai sứ cầu phong là điều không thể thành công được. Tuy nhiên, dẫu sao thì Trần Quý Khoáng cũng hi vọng rằng từ thực tiễn rất sinh động của mặt trận này, ông muốn làm cho trăm họ nhận thức ngày một sâu sắc hơn về bản chất xấu xa của quân Minh xâm lăng. Bấy giờ, Trần Quý Khoáng đã ba lần sai sứ đến tận hang ổ của giặc để trực tiếp đấu trí với chúng nhưng cả ba lần đều hoàn toàn bị bế tắc và không thu được kết quả gì.

Lần thứ nhất là vào mùa hè năm Tân Mão (1411). Trong lần thứ nhất này, quan Hành Khiển Nguyễn Nhật Tư được cử làm Chánh Sứ và quan Thẩm Hình Lê Ngân được cử làm Phó Sứ. Hai ông đã cùng với đoàn tuỳ tùng lặn lội sang tận kinh thành của nhà Minh, nhân danh là người được cử làm đại diện cho hoàng tộc của nhà Trần, bám chặt lấy ngọn cờ chính trị giả hiệu là "phù Trần diệt Hồ" mà Minh Thành Tổ đã từng cho giương lên trước đó để xin cầu phong cho Trần Quý Khoáng. Minh Thành Tổ tức giận, sai bắt giam và giết hại cả Chánh Sứ và Phó Sứ.

Lần thứ hai là vào tháng 9 năm Tân Mão (1411). Lần này, quan Hành Khiển Hồ Ngạn Thần được cử làm Chánh Sứ và quan Thẩm Hình Bùi Nột Ngôn được cử làm Phó Sứ. Ngoài tờ biểu văn xin cầu phong, phái bộ sứ giả này còn mang theo khá nhiều phẩm vật quý giá để dâng tiến. Rất tiếc là viên Chánh Sứ Hồ Ngạn Thần đã không đủ năng lực và phẩm hạnh để có thể làm tròn bổn phận được giao nên khi về nước liền bị Trần Quý Khoáng sai bắt giam rồi giết chết.

Lần thứ ba là vào tháng 4 năm Quý Tị (1413). Bấy giờ, Trần Quý Khoáng đóng ở Hoá Châu còn đất Nghệ An thì tướng tổng chỉ huy của quân Minh là Trương Phụ chiếm giữ. Lần này, người được cử làm Chánh Sứ là Nguyễn Biểu và khi đến khu vực đặt đại bản doanh của Trương Phụ tại Nghệ An, Nguyễn Biểu đã bị Trương Phụ giết chết.

Tóm lại, chỉ trong vòng hai năm (từ mùa hè năm 1411 đến mùa hè năm 1413), Trần Quý Khoáng đã ba lần chủ động sai sứ giả ra đi nhưng cả ba lần đều bị bế tắc và thất bại. Các vị Chánh Sứ hoặc Phó Sứ như Nguyễn Nhật Tư, Lê Ngân, Nguyễn Biểu... đều bị giặc giết hại. Riêng Hồ Ngạn Thần, với những hành vi và lỗi lầm thật khó bễ tha thứ khi đi sứ, tiếng là sau đó bị Trần Quý Khoáng giết mà thực lại chẳng khác gì tự ông đã giết chết chính ông.

Với Trần Quý Khoáng, ba lần sai sứ là ba lần bế tắc và thất bại nhưng với toàn thể nhân dân yêu nước và đặc biệt là đối với các bạc hào kiệt ưu thời mẫn thế lúc bây giờ, thực tế thất bại của cả ba lần ấy đã để lại một bài học rất lớn, đó là khi thực lực chưa đủ mạnh thì không thể nào tranh biện lẽ đúng sai cùng quân cướp nước được.

_________________________
Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 6 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: TRẦN QUÝ KHOÁNG   Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 6 I_icon13Tue 23 Mar 2010, 01:29

6. THÂN DẪU MẤT VẪN NGỜI NGỜI TIẾT THÁO

Mùa xuân năm Quý Tị (1413), Trần Quý Khoáng đã cố gắng mở một cuộc tấn công ra Bắc nhằm làm thay đổi tương quan thế và lực giữa đôi bên. Từ Nghệ An, Trần Quý Khoáng cùng với Nguyễn Suý và Nguyễn Cảnh Dị đã dẫn quân ra Vân Đồn rồi từ Vân Dồn, tổ chức các trận đánh bất ngờ vào khu vực duyên hải Bắc Bộ, vừa tiêu hao sinh lực của địch, vừa thu gom lương thực cho nghĩa quân. Nhưng, rời Nghệ An vào tháng giêng thì chưa đầy hai tháng sau (ngày 4 tháng 3) Trần Quý Khoáng đã phải quay về Nghệ An và "quân lính khi đi mười phần, lúc về chỉ còn lại ba bốn phần". Nói khác hơn, Trần Quý Khoáng đã cam chịu thất bại. Tháng 6 năm Quý Tị (1413), Trương Phụ họp các tướng lại để bàn kế hoạch đánh trận quyết định cuối cùng với nghĩa quân Trần Quý Khoáng ở Hoá Châu.

"Mộc Thạnh bàn rằng :
- Hoá Châu có núi cao biển rộng, chưa dễ gì lấy được đâu.
Trương Phụ nói :
- Tôi sống là vì Hoá Châu, chết làm ma cũng là vì Hóa Châu. Hóa Châu chưa dẹp được, tôi còn mặt mũi nào trông thấy Hoàng Thượng nữa".


Nói xong, Trương Phụ liền dẫn thuỷ quân đi và 21 ngày sau thì đến Thuận Hoá. Tháng 9 năm 1413, cuộc đụng độ lớn đầu tiên giữa quân Minh với lực lượng của Trần Quý Khoáng đã diễn ra tại sông Thái Gia (cũng tức là Sái Già). Tại đây, phục binh Trần Quý Khoáng đã đánh cho thuỷ quân Trương Phụ một trận tơi bời. Trương Phụ nhờ may mắn mới được thoát chết.

Vốn là một trong những viên tướng dày dạn kinh nghiệm trận mạc nên ngay sau trận này, Trương Phụ đã gấp rút chấn chỉnh đội ngũ và cấp tập tổ chức phản công. Tháng 11 năm 1413, Trương Phụ bắt được hai vị tướng xuất sắc của Trần Quý Khoáng là Nguyễn Cảnh Dị và Đặng Dung. Không còn cách nào khác, Trần Quý Khoáng đành phải bỏ đất Hoá Châu. định men theo đường núi rồi chạy ngược lên vùng Lão Qua nhưng đang trên đường rút lui thì bi quân sĩ của Trương Phụ bắt được. Sự kiện này diễn ra vào tháng 12 năm Quý Tị (1413). Cùng bị bắt với Trần Quý Khoáng còn có một số tướng lĩnh cao cấp khác của nghĩa quân.

Tháng 4 năm Canh Ngọ (1414), Trương Phụ sai quân dùng thuyền đưa Trần Quý Khoáng về Yên Kinh (Trung Quốc). Dọc đường bị áp giải, ông đã nhảy xuống biển tự tử. Danh tướng Đặng Dung cũng cùng nhảy xuống biển tự tử với ông.

Với lịch sử giữ nước kiên cường của cả dân tộc, Trần Quý Khoáng thực sự xứng đáng vị danh tướng quả cảm, là một trong những người đầu tiên đã có công tham gia dựng cờ xướng nghĩa chống ách đô hộ của quân Minh. Ông ngã xuống khi sự nghiệp lớn chưa thành nhưng tiếng thơm về tiết tháo anh hùng của cuộc đời ông thì vẫn mãi còn với núi sông, vẫn mãi còn với muôn đời con Hồng cháu Lạc. Tổng Tài Quốc Sử Viện thời Lê Sơ là Tiến Sĩ Ngô Sĩ Liên từng có lời bàn về Trần Quý Khoáng như sau : "Trong lúc loạn li mà Trùng Quang Đế dám lây quân một lữ để mưu khôi phục đất nước, việc ấy thật chẳng khác gì dùng một cây gỗ nhỏ để chống đỡ một ngôi nhà lớn đã đổ, há chẳng lẽ là ông lại không hề biết rằng tình thế đã đến lúc không thể nào cứu vãn được hay sao? Nhưng, cần phải cố làm hết bổn phận phải làm, có vậy mới mong cứu vãn được mệnh trời.

Đến khi bị lũ giặc bắt giải đi, lòng quyết giữ nghĩa chứ không chịu nhục, thà cam lòng nhảy xuống biển để cùng chết với nước non, thật đúng là bậc Hoàng Đế đã hiến thân cho xã tắc".

_________________________
Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 6 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐẶNG TẤT VÀ ĐẶNG DUNG   Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 6 I_icon13Tue 23 Mar 2010, 01:33

III. CÁC BẬC DANH TƯỚNG ĐỜI HẬU TRẦN


1. ĐẶNG TẤT VÀ ĐẶNG DUNG : HỔ PHỤ SINH HỔ TỬ

a) Diệt tên phản bội Phạm Thế Căng ở trận Nhật Lệ (6-1408), lần thể hiện năng khiếu cầm quân đầu tiên của Đặng Tất.

Đặng Tất và Đặng Dung là hai cha con, tổ tiên vốn người Hoá Châu, sau di cư ra làng Phù Lưu, huyện Thiên Lộc, nay làng này thuộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Trước khi hăng hái đến tham gia cuộc khởi nghĩa do Trần Ngỗi phát động và lãnh đạo, Đặng Tất từng là quan Đại Tri Châu của Hoá Châu. Hiện chưa rõ Đặng Tất sinh vào năm nào, tuy nhiên, căn cứ vào ba chi tiết về lí lịch, một là trước năm 1407 ông đã làm quan đến chức Đại Tri Châu, hai là đến năm 1408, ông đã có con gái đến tuổi lấy chồng và được ông tiến dâng cho Trần Ngỗi, ba là con trai ông - Đặng Dung - cũng đã là một vị tướng của nghĩa quân, cho nên, chúng ta có thể ước đoán rằng Đặng Tất ra đời vào khoảng đầu những năm sáu mươi của thế kỉ XIV và khi tham gia nghĩa binh Trần Ngỗi, ông đã ở tuổi ngoài bốn mươi.

Ngày mồng 2 tháng 10 năm Đinh Hợi (1407), khi Trần Ngỗi được Trần Triệu Cơ tôn lập làm Hoàng Đế ở Mô Độ thì Đặng Tất còn ở Hoá Châu. Đến tháng 4 năm Mậu Tí (1408), khi Trần Ngỗi buộc phải rút lui về Nghệ An, Đặng Tất đã lập tức đem quân sĩ của mình tới để ra mắt và tình nguyện xin theo. Trước lúc lên đường, ông đã bắt giết bọn quan lại đô hộ của nhà Minh ở Hoá Châu rồi mang cả gia quyến cùng đi, trong đó có hai người con rất đặc biệt, một là danh tướng Đặng Dung và hai là một người con gái (được ông đem dâng tiến cho Trần Ngỗi).

Giản Định Đế Trần Ngỗi rất vui mừng, do đó đã phong ngay cho Đặng Tất tước Quốc Công. Từ đây, Đặng Tất được coi là một trong những chỗ dựa tin cậy nhất của nghĩa quân. Nhưng, Trần Ngỗi đóng ở Nghệ An chưa được bao lâu thì Mạc Thuý đã dẫn quân Minh đến càn quét. Do chỗ quân ít lại chưa quen trận mạc nên Trần Ngỗi và Đặng Tất đã phải chịu thua, hết chạy vào tận Hoá Châu lại bí mật quay về Nghệ An. Bấy giờ. Trương Phụ rải quân đi lùng sục khắp nơi mà vẫn không sao tìm được Trần Ngỗi. Lúc Trương Phụ đánh đến cửa Bố Chính thì một trong những viên tì tướng của Trần Ngỗi là Phạm Thế Căng đã đi đầu hàng, hắn được Trương Phụ trao cho chức Tri Phủ của phủ Tân Bình. Hắn xưng là Duệ Vũ Đại Vương và đặt đại bản doanh ở núi An Đại (ở huyện Lệ Thủy, Quảng Bình ngày nay). Sự phản bội của Phạm Thế Căng đã khiến cho nghĩa quân của Trần Ngỗi gặp không ít khó khăn. Vùng từ Hoành Sơn (đèo Ngang - ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình) trở ra cho đến Nghệ An và vùng từ phía nam huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) cho đến đèo Hải Vân thì chủ yếu thuộc quyền chi phối của nghĩa quân Trần Ngỗi, còn khu vực nằm lọt ở giữa (Quảng Bình cộng với phía bắc Quảng Trị) lại do Phạm Thế Căng kiểm soát. Muốn có được một khu căn cứ rộng lớn. liên hoàn và an toàn thì lẽ tất nhiên là Trần Ngỗi phải nhanh chóng tiêu diệt Phạm Thế Căng.

Ngày 16 tháng 6 năm Mậu Tí (1408), tướng Đặng Tất được tin cậy giao trách nhiệm tổ chức và chỉ huy cuộc tấn công có tầm quan trọng rất đặc biệt này. Chỉ trong vòng mấy ngày, bằng một loạt những trận lớn nhỏ khác nhau, Đặng Tất đã đập tan hoàn toàn lực lượng của Phạm Thế Căng và trừng trị đích đáng kẻ phản dân hại nước này.

Do trận đánh quyết định số phận của Phạm Thế Căng diễn ra tại cửa Nhật Lệ, cho nên, sử thường gọi đây là trận Nhật Lệ. Từ thực tế diễn biến và kết quả tết đẹp của trận Nhật Lệ, điều không thể nào phủ nhận là tài năng quân sự của Đặng Tất đã bộc lộ rất rõ ràng. Ông thật sự xứng đáng với tước vị Quốc Công và với niềm tin lớn lao của lực lượng nghĩa quân Trần Ngỗi.

b) Bô Cô-trận khẳng định tài năng quân sự của Đặng Tất

Sau thắng lợi vang dội của trận Nhật Lệ, thanh thế của nghĩa quân Trần Ngỗi nói chung và uy tín của Đặng Tất nói riêng đã mau chóng trở nên lừng lẫy. Bấy giờ, chẳng những bọn tay sai của giặc lo sợ và hoang mang mà ngay cả đến quân Minh cũng không dám chủ quan coi thường Trần Ngỗi. Nhân đà thuận lợi này, tháng 12 năm Quý Tị (1408), Trần Ngỗi táo bạo cho quân đánh thẳng ra Bắc. Và, một lần nữa, Quốc Công Đặng Tất được Trần Ngỗi tin cậy giao phó trọng trách "điều động quân của các lộ Thuận Hoá, Tân Bình, Nghệ An, Diễn Châu và Thanh Hoa để hợp lực đánh ra Đông Đô".

Lúc này, Trương Phụ được lệnh phải gấp về Trung Quốc, một viên tướng khác của nhà Minh là Kiềm Quốc Công Mộc Thạnh được đeo ấn Chinh Di Tướng Quân sang thay. Mộc Thạnh được nắm quyền tổng chỉ huy năm vạn quân thuỷ bộ của nhà Minh từ Vân Nam (Trung Quốc) hùng hổ tiến vào nước ta. Cùng tham gia điều khiển cuộc hành quân này với Mộc Thạnh còn có một số viên tướng khác như Đô Ti Lữ Nghị và Binh Bộ Thượng Thư Lưu Tuấn.

Ngày 14 tháng 12 năm 1408, nghĩa quân Trần Ngỗi do Đặng Tất và Trần Ngỗi trực tiếp chỉ huy đã gặp và giao chiến với đại binh của Mộc Thạnh tại bến Bô Cô. Để có thể đối địch với Mộc Thạnh, Trần Ngỗi và Đặng Tất liền hạ lệnh phải giữ quân ngũ thật nghiêm. Những chiếc cọc gỗ được gấp rút đóng xuống dọc theo ven sông. Những chiến luỹ cũng nhanh chóng được đắp lên ở hai bên bờ. Tóm lại là một thế trận kiên cố và rất thuận lợi cho cả thế công lẫn thế thủ của lực lượng nghĩa quân Trần Ngỗi đã nhanh chóng được tạo lập ở khu vực Bô Cô.

Khi hai bên bắt đầu giao chiến thì bỗng dưng có gió mùa đông bắc thổi rất mạnh và thuỷ triều lại dâng lên rất nhanh, lợi thế đã hoàn toàn thuộc về quân Minh. Nhưng bất chấp tất cả, nghĩa quân vẫn ào ạt xông lên. Lúc bấy giờ, nếu Đặng Tất tỏ ra rất tỉnh táo và khôn khéo trong việc điều binh khiển tướng thì Trần Ngỗi cũng tự đánh trống để thúc giục ba quân. Hai bên đánh nhau liên tục từ đầu giờ Tị đến cuối giờ Thân. Quân Minh mau chóng bị dồn vào thế bị động, bị chia cắt để rồi không cách gì liên lạc được với nhau nữa. Trong trận này, Đô Ti Lữ Nghị và Thượng Thư Lưu Tuấn đều bị chém đầu, lính giặc gồm cả cũ lẫn mới bị giết tại chỗ đến hơn mười vạn tên. Tổng chỉ huy lực lượng của nhà Minh - Chinh Di Tướng Quân, Kiềm Quốc Công Mộc Thạnh - nhờ may mắn mà chạy thoát về thành Cổ Lộng! Quân giặc phải một phen bạt vía kinh hồn.

Với số lượng tướng lĩnh cao cấp và binh lính giặc bị tiêu diệt nhiều như vừa kể trên, Bô Cô là trận đánh có quy mô và tầm vóc lớn nhất của nghĩa binh Trần Ngỗi. Đặt trong toàn bộ lịch sử chống xâm lăng ngoan cường của cả dân tộc ta, Bô Cô cũng là một trong những trận đánh xứng đáng được xếp vào hàng vang dội nhất. Là người có công trực tiếp tham gia vạch kế hoạch và chỉ huy một cách rất xuất sắc trận Bô Cô, Đặng Tất đã thể hiện rất rõ tài năng quân sự thật đáng kính của mình. Ông là biểu tượng của tinh thần kiên định và đặc biệt là của khả năng giữ vững sự tỉnh táo để tìm cách ứng xử thích hợp nhất trước mọi diễn biến phức tạp của tình hình chiến trường. Kinh nghiệm về việc xây dựng và củng cố ý thức giữ quân ngũ thật nghiêm, về việc thực hiện các biện pháp đúng đắn nhằm kịp thời chấn chỉnh tinh thần chiến đấu của binh sĩ trước khi xông trận mà danh tướng Đặng Tất đã để lại, quả thật là rất xứng đáng được hậu thế trân trọng kế thừa.

_________________________
Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 6 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần   Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 6 I_icon13Tue 23 Mar 2010, 01:36

c) Tiếc thay, sau trận Bô Cô...

Rất tiếc là sau trận đại thắng vang dội ở Bô Cô, giữa Giản Định Đế Trần Ngỗi và hai vị danh tướng là Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân đã nảy sinh sự bất đồng mà tất cả chỉ xoay quanh việc sắp xếp thứ tự ưu tiên giải quyết các vấn đề lớn đặt ra lúc ấy giờ. Sử cũ chép rằng :

Hoàng Đế nói với quân sĩ rằng:
- Nay nên thừa thế chẻ tre, hãy đánh theo lối cuốn chiếu thẳng một mạch, nhanh như sét đánh khiến giặc không kịp bịt tai, ta cứ tiến ra thành Đông Quan thì chắc chắn là sẽ phá tan được chúng.
Nhưng (Đặng) Tất lại tâu :
- Trước hãy nên bắt hết bọn giặc vẫn còn sống sót, không nên để mối lo về sau."


Bởi sự khác biệt ý kiến như vậy, Giản Định Đế Trần Ngỗi trở nên chần chừ, không dám quyết đoán gì cả. Nhân cơ hội đó, quân Minh từ thành Đông Quan đã tiến gấp vào để cứu viện, nhờ đó, Mộc Thạnh mới dễ dàng thoát được. Về phần mình, Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân vẫn trước sau như một, nhất quyết chủ trương phải nhanh chóng sai người đi khắp các địa phương lùng bắt cho hết bọn tàn binh của giặc, do vậy, sức mạnh của lực lượng nghĩa quân cũng dần dần bị phân tán, khả năng tổ chức tấn công và phòng ngự đều bị suy giảm.

Đúng lúc nội bộ bắt đầu có sự rạn nứt rất đáng lo ngại như vậy thì viên hoạn quan Nguyễn Quỹ cùng với một kẻ học trò rất giảo hoạt là Nguyễn Mộng Trang lại xúc xiểm tâu với Giản Định Đế Trần Ngỗi rằng : "Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân đã chuyên quyền, tự ý bổ dụng người này hoặc cất nhắc người khác, nếu không sớm liệu tính đi thì về sau thật khó lòng mà chế ngự được".

Trần Ngỗi nghe xong, vội vã cho triệu Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân xuống thuyền ngự của mình. Đặng Tất bị võ sĩ bóp cổ cho đến chết. Thấy sự chẳng lành, Nguyễn Cảnh Chân liền bỏ chạy lên bờ nhưng cũng không thoát, ông bị võ sĩ đuổi theo và chém chết. Sự kiện đau lòng này từng được các thế hệ sử gia viết lời bình luận thể hiện những cách nhìn nhận và đánh giá rất khác nhau. Phan Phu Tiên cho rằng Đặng Tất là người có lỗi. Ông viết : "Đặng Tất chỉ biết gấp rút hành quân mà không biết việc phải đến cứu Đông Đô là còn gấp hơn nữa. Đông Đô có tầm quan trọng nhất nước, nếu chiếm được Đông Đô thì tất cả các lộ đều nhất tề hưởng ứng. Vả chăng hào kiệt nước nhà phần lớn đều tập trung ở đây cả. Không lo đánh chiếm nơi đó mà lại chia quân đi khắp các xứ, khiến cho hiệu lệnh không thống nhất, cho nên, cuối cùng phải chịu sụp đổ là đúng". Các sử thần trong Quốc Sử Quán triều Nguyễn cũng từng hạ bút viết một Lời phê rất ngắn ngủi rằng : "Đặng Tất để tuột mất cơ hội nên mới phải rước lấy tai hoạ, thế chẳng phải là đáng tiếc lắm sao". Đánh giá sự kiện này chừng mực và có phần thoả đáng hơn cả có lẽ là Tiến Sĩ Ngô Sĩ Liên. Ông đã dẫn cả sử sách của Trung Quốc để đối sánh và viết rằng : "Đường Thái Tông dùng binh, phần lớn đều nhân thế chẻ tre mà giành được thắng lợi ấy là bởi (Đường Thái Tông) có tư chất anh hùng, tướng sĩ cũng được huấn luyện sẵn sàng từ trước. Đế Ngỗi tính kế quyết thắng nhưng (Đặng) Tất không theo, như thế cố nhiên là rất đáng tiếc, nhưng có lẽ (Đặng) Tất thấy Đế Ngỗi không phải là bậc anh hùng như Đường Thái Tông mà quân sĩ thì mới từ xa tiến đến, lương thực chưa tiếp tế kịp, quân các lộ vẫn chưa tập hợp xong, cho nên, tốt nhất là cứ hãy làm theo lời binh pháp : nếu quân mình đông hơn địch mười lần thì bao vây, đông hơn địch năm lần thì đánh. Nếu không phải như vậy thì thành Cổ Lộng chỉ cách Bô Cô không quá nửa ngày đường, tại sao không nhân thế chẻ tre mà đánh, lại đi đánh thành Đông Quan. Kế ấy (của Đặng Tất) cũng chưa phải là hỏng, Đế Ngỗi chỉ vì bị tin lời gièm pha mà vội giết (Đặng) Tất thôi. Than ôi, Đặng Tất cả phá được giặc mạnh, trổ tài chỉ mới tính được bằng tuần trong tháng, việc lớn chưa làm được một nửa mà đã bị chết oan, đó là đại hoạ sụp đổ (của nhà Hậu Trần) chứ đâu phải là tội của (Đặng) Tất."

Trái ngược hẳn với nhận xét của Phan Phu Tiên, đồng thời, bộc lộ chính kiến của mình một cách rõ ràng hơn cả có lẽ là Hoàng Giáp Ngô Thì Sĩ. Ông viết : "Đặng Tất đã trù tính rất kĩ. Khi ấy, Mộc Thạnh mới sang, vượt đường xa ngàn dặm, quân sĩ vừa đói lại vừa mỏi mệt, chúng thoát chết được ở Bô Cô đã là may mắn lắm, còn như Trương Phụ thì đúng là một tên cáo già, nó chẳng khác gì con hổ lặng lẽ ngồi nhìn ở Đông Đô. Nếu vội đem đội quân cô độc của mình mới từ xa kéo đến mà đánh thì chưa dễ gì giành được phần thắng, vạn nhất mà cả trước mặt lẫn sau lưng đều có giặc, không lấy đâu ra quân lương cứu viện thì có phải là dấn thân vào chỗ chết hay không ? Cho nên, thà cứ tạm nghỉ ngơi cho điều độ mới là kế vạn toàn. Đặng Tất cũng là bậc tướng quân giàu trí lực đấy chứ. Giá thử cứ sử dụng hết mưu kế của ông thì nhất định quân Minh sẽ vấp phải một phen khốn đốn, quyết không thể nói rằng nước ta là chỗ không có người được".

_________________________
Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 6 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần   Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 6 I_icon13Tue 23 Mar 2010, 01:38

d) Đặng Dung - một tấm gương sáng ngời về tạm gác thù nhà để quyết đền nợ nước

Thân sinh của Đặng Dung vốn là một vị danh tướng giàu tài năng và đã từng lập được nhiều công lao to lớn lại bị chính người em rể giết hại, cho dẫu người em rể đó là Hoàng Đế và đang là lãnh tụ của cuộc chiến đấu chống quân Minh. thì từ sâu thẳm cõi lòng, tất nhiên Đặng Dung vẫn không sao tránh khỏi sự phẫn uất. Theo lẽ thường thì người lãnh đủ sự căm giận của Đặng Dung sẽ là Giản Định Đế Trần Ngỗi. Nhưng, Đặng Dung đã có cách nhìn nhận và phân tích thật là sâu sắc và cảm động. Thân sinh của ông là Đặng Tất và danh tướng Nguyễn Cảnh Chân bị giết hại đã là một tổn thất quá lớn lao đối với sự nghiệp cứu nước, nay nếu ông lại nỡ quên nghĩa cả thiêng liêng là đánh đuổi quân Minh mà lại lo lòng ăn thua đủ với Giản Định Đế Trần Ngỗi thì tổn thất cho xã tắc đương thời sẽ thật khó mà lường hết được. Vả chăng, đã là người thấy rõ sai lầm rất khó bỏ qua của Giản Định Đế Trần Ngỗi thì ông không thể nào tái lập hành vi tương tự như thế được. Ông là ông - một Đặng Dung ngời sáng tâm thành, rất xứng đáng với đấng thân sinh, rất xứng đáng với quá trình tôi luyện trong khói lửa của cuộc chiến đấu giành độc lập. Đầu năm Kỉ Sửu (1409), tức là ngay sau khi thân sinh của ông bị giết hại, Đặng Dung đã cùng với Nguyễn Cảnh Dị bỏ Trần Ngỗi và đem lực lượng của mình về với Trần Quý Khoáng. Bấy giờ, Trần Quý Khoáng đang ở Thanh Hoa, hai ông cùng đồng lòng đón rước Trần Quý Khoáng về đất Chi La và tôn lập Trần Quý Khoáng làm Hoàng Đế vào ngày 17 tháng 3 năm 1409. Khi ấy, Đãng Dung được tấn phong làm Đồng Bình Chương Sự.

Một kẻ thù chung, một phong trào đấu tranh chung và cũng cùng có chung một ý chí quyết tâm khôi phục nhà Trần nhưng lại có đến hai guồng máy chính quyền với hai vị Hoàng Đế khác nhau, đó là chưa nói rằng xung đột giữa hai guồng máy chính quyền này cũng đã bắt đầu xuất hiện... đấy là một thực tế không thể nào chấp nhận được. Như trên đã nói, các tướng của Trần Quý Khoáng do Nguyễn Suý cầm đầu đã tiến hành hợp nhất hai lực lượng bằng cách tổ chức đánh úp vào Ngự Thiên rồi bắt sống Trần Ngỗi đưa về Chi La ! Tại đây, Trần Ngỗi được tôn làm Thượng Hoàng. Dẫu phải gặp lại nhau trong một tình thế rất không bình thường và rõ ràng là dẫu có muốn hay không thì Đặng Dung vẫn phải tiếp tục ở dưới trướng của Trần Ngỗi, nhưng vượt lên trên tất cả, ông không chút bận tâm, trước sau vẫn giữ vững phẩm chất đường đường của một tướng quân. Ai đó đã nói rất đúng rằng, chiến thắng vẻ vang nhất là chiến thắng chính mình. Theo tinh thần triết lí ấy, Đặng Dung chính là một trong số những người đã giành được chiến thắng vẻ vang nhất rồi vậy.

đ) Dọc ngang sông núi trải năm năm

Trong buổi đầu của sự hợp nhất lực lượng theo kiểu rất gượng ép như vậy, tính thống nhất trong chỉ huy của các tướng lĩnh đôi bên chưa cao, do vậy, thất bại là hiện tượng không sao tránh khỏi. Tướng Đặng Dung cũng không phải là một ngoại lệ.

Tháng 8 năm Kỉ Sửu (1409), khi Trùng Quang Đế Trần Quý Khoáng đang đánh nhau với quân Minh do tướng Trương Phụ chỉ huy ở Bình Than thì Đặng Dung được lệnh đem quân đi thu lương thực tại cửa Hàm Tử (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Giặc bí mật tung quân thăm dò và nắm biết rất rõ rằng số quân sĩ do Đặng Dung cầm đầu không nhiều, vì vậy, chúng liền cho tạm dừng mọi cuộc hành quân đàn áp ở Bình Than để dồn hết sức tấn công cấp tập vào khu vực Hàm Tử. Lúc bấy giờ, bởi quân ít thế cô nên Đặng Dung đã đành phải chịu thua còn Trùng Quang Đế Trần Quý Khoáng vừa nghe được tin thất trận cũng đã lập tức hạ lệnh rút lui về Nghệ An.

Tháng 6 năm Nhâm Thìn (1412), khi Đặng Dung đang cùng với các tướng như Nguyễn Suý, Nguyễn Cảnh Dị và Hồ Bối đóng tại Mô Độ (Yên Mô, Ninh Bình) thì bị Trương Phụ và Mộc Thạnh đem đại quân tới đàn áp. Một cuộc ác chiến rất đẫm máu đã diễn ra. "(Đặng) Dung và (Trương) Phụ liều chết đánh nhau, thắng bại đôi bên chưa rõ thì (Nguyễn) Suý và (Nguyễn) Cảnh Dị bỏ chạy vào nam còn Hồ Bối thì bỏ chiến thuyền mà lên bờ. (Đặng) Dung thế cô vì không có quân cứu viện cho nên rốt cuộc cũng phải dùng thuyền nhẹ để vượt biển mà thoát.". Thất bại của Đặng Dung trong trận đánh rất quan trọng ở Mô Độ lần này, trước hết là thất bại của sự hợp đồng tác chiến còn quá lỏng lẻo giữa các vị tướng lĩnh lúc bấy giờ. Tất nhiên là thật khó mà trách cứ Đặng Dung bởi vì ông không phải là người nắm quyền chỉ huy chung, càng không phải là người chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của nghĩa quân ở Mô Độ. Ông chỉ là người chịu một phần trách nhiệm trong trận thua này mà thôi.

Tháng 9 năm Quý Tị (1413), giữa Đặng Dung và tướng tổng chỉ huy quân giặc là Trương Phụ lại có thêm một cuộc đụng độ rất lớn ở khu vực Thái Gia. Một lần nữa, khi sự toàn thắng ngỡ như đã thuộc về nghĩa quân thì chỉ vì hợp đồng tác chiến quá lỏng lẻo mà Trương Phụ đã lật ngược được tình thế. Sử cũ chép khá rõ rằng : "Đang khi đôi bên quân nam và quân bắc (quân nam là quân của Trần Quý Khoáng còn quân bắc là quân của Trương Phụ - NKT) đang cầm cự nhau thì Đặng Dung bí mật dùng bộ binh và tượng binh mai phục, đúng nửa đêm thì bất ngờ đánh úp vào doanh trại của (Trương) Phụ. (Đặng) Dung đã nhảy lên thuyền của (Trương) Phụ và định bắt sống (Trương) Phụ nhưng lại không biết mặt để có thể nhộn ra hắn, vì thế, (Trương) phụ liền nhảy sang thuyền nhỏ chạy thoát. Quân Minh bị tan vỡ đến quá nửa, thuyền bè, khí giới bị đốt phá gần hết, thế mà bọn (Nguyễn) Suý không biết hợp sức để cùng đánh. (Trương) Phụ biết quân của (Đặng) Dung ít nên lập tức quay lại đánh. (Đặng) Dung đành phải chịu thất bại, quân sĩ chạy tan tác hết.". Các sử gia trong Quốc Sử Quán triều Nguyễn chép đến đây đã phải lấy làm tiếc rẻ mà hạ bút viết Lời phê rằng : "Trời nuông tha Trương Phụ". Về trận ác Chiến diễn ra ở Thái Gia, Tiến Sĩ Ngô Sĩ Liên từng viết một lời bàn khá dài, trong đó có đoạn : "(Đặng) Dung nhân lúc nửa đêm cho quân đến đánh úp doanh trại giặc, khiến cho chủ tướng của giặc phải hoảng sợ chạy trốn, đốt được thuyền bè và khí giới của giặc, nếu không phải là bậc tướng tài thì chẳng thể làm được như thế. Song, cuối cùng (Đặng Dung) vẫn bị thất bại, đó là bởi tại trời. Nhưng, thất bại mà vẫn vinh quang là vì sao vậy? Bọn (Đặng) Đung vì đại nghĩa mà quyết không thèm sống chung với giặc, thề sẽ tiêu diệt sạch lũ chúng nên đã hết lòng phò tá Trùng Quang Đế dụng mưu khôi phục. Trong khoảng 5 năm kiên trì đánh giặc, dẫu có lúc thất trận mà ý chí vẫn không hề nao núng, khí thế vẫn rất hăng, mãi tới lúc hoàn toàn kiệt sức mới chịu dừng. Lòng trung với nước của bề tôi như vậy thiết tưởng đến trăm đời sau vẫn còn thấy rõ.".

Tháng 11 năm Quý Tị (1413) Đặng Dung cùng với Nguyễn Cảnh Dị bị Trương Phụ bắt sống khi đang tìm đường tạm lánh sang Xiêm La (tức là Thái Lan ngày nay) để tính kế lâu dài. Vì liên tục lớn tiếng chửi mắng quân giặc nên Nguyễn Cảnh Dị đã bị Trương Phụ hạ lệnh giết ngay khi vừa bị bắt. Ngay sau đó, Trương Phụ liền sai người dừng chiến thuyền đưa Trùng Quang Đế Trần Quý Khoáng, Đặng Dưng, Nguyễn Suý...và một số tướng sĩ khác của nghĩa quân về Yên Kinh (Trung Quốc). Dọc đường bị áp giải, Trùng Quang Đế Trần Quý Khoáng đã nhảy xuống biển tự tử. Đặng Dung cũng lập tức nhảy xuống chết theo. Do chưa rõ năm sinh nên cũng chưa thể biết khi mất, Đặng Dung hưởng thọ bao nhiêu tuổi. Sinh thời, Đặng Dung là bậc văn võ song toàn. Bằng tất cả ý chí và nghị lực phi thường, ông đã tự tạo cho mình những trang lí lịch sự nghiệp khá đặc biệt. Ngoài năng khiếu cầm quân và năng lực quyết đoán rất sắc sảo, ông còn là một cây đại bút. Đặng Dung đã để lại cho đời bài Thuật hoài - một trong những áng hùng thi bất diệt của lịch sử văn học dân tộc. Tuyệt tác bừng bừng hào khí quyết chí vùng lên khuấy nước chọc trời này của ông đã được chép lại trong bộ TOÀN VIỆT THI LỤC. Chúng tôi xin được trân trọng giới thiệu nguyên văn chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ bài Thuật hoài như sau :

Thuật hoài

Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khử anh hùng ẩm hận đa
Trí chủ hữu hoài phù địa trục
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
Kỉ độ Long Tuyền đới nguyệt ma


Dịch nghĩa :

Việc đời dằng dặc mà tiếc thay tuổi đã già,
Trời đất rộng lớn cùng nhập vào cuộc say ca.
Thời cơ đến thì bọn bán thịt ngoài chợ hay đi câu ngoài sông vẫn có thể thành công dễ dàng,
Khi vận hội qua rồi thì đến cả bậc anh hùng cũng đành phải uống nhiều tủi hận.
Phò chúa có lòng nâng trục đất,
Rửa binh khí, tiếc không có lối lên kéo nước sông Ngân xuống.
Nợ nước chưa đền mà đầu đã sớm bạc.
Bao phen, thanh gươm Long Tuyền đem mài dưới ánh trăng.


Dịch thơ :

Việc đời bề bộn tiếc mình già,
Trời đất quy cuồng cuộc say ca.
Gặp thời, đồ điếu thành công dễ,
Lỡ vận anh hùng ngậm xót xa.
Phò chúa dốc lòng ghì địa trục
Rửa gươm chẳng lối kéo Ngân Hà.
Nợ nước chưa đền, đầu đã bạc.
Gươm mài bao bận dưới trăng ngà.


Về những vần thơ của danh tướng Đặng Dung, Lý Tử Tấn từng có lời bình rất ngắn gọn rằng : "Phi hào kiệt chi sĩ, bất năng" (Nếu không phải là kẻ sĩ hào kiệt, quyết không thể làm nổi). Với Đặng Dung, thanh gươm và cây bút đều thật sự là những thứ vũ khí cực kì lợi hại.

(Tác giả xin được chú thích thêm như sau : Đồ là người làm nghề bán thịt heo. đây chỉ Trần Bình, người Trung Quốc thời Hán. Thuở hàn vi, Trần Bình từng bán thịt heo ở ngoài chợ, nổi tiếng cắt thịt rất giỏi. Bấy giờ có người bàn rằng, cắt thịt giỏi thế, chắc cắt đặt việc triều đình cũng giỏi. Sau Trần Bình là một trong những Tể Tướng xuất sắc của nhà Hán. Điếu là người làm nghề đi câu, đây chỉ Hàn Tín. Thuở còn hàn vi, Hàn Tín từng đi câu cá ở sông Hoài để kiếm sống, có lúc đói quá, may được một người phụ nữ cho một chén cơm. Về sau, Hàn Tín trở thành một danh tướng lập dược rất nhiều công lao được nhà Hán phong làm Sở Vương. Hàn Tín trả cho người phụ nữ ấy một chén vàng, văn học cổ thưởng gọi là bát cơm phiếu mẫu. Thanh gươm Long Tuyền mà Đặng Dung nhắc đến trong câu cuối của bài thơ vốn có trong tích Lôi Hoàn (Trung Quốc), theo đó thì khi đến ngục thất Phong Thành, Lôi Hoán tìm thấy hai thanh gươm quý để trong chiếc hòm đá, một thanh là Long Tuyền, một thanh là Thái An. Văn học cổ thường dùng tích này để chỉ thanh gươm quý. Trong các bản chữ Hàn của bài thơ này. Ở câu thứ tư, cũng có bản viết là Sự khứ anh hùng ẩm hận đa chứ không phải là vận khứ. Tương tự như vậy, ở câu thứ bảy, cũng có bản viết là Quốc thù vị phục đầu tiên bạch chứ không phải là vị báo.

Lý Tử Tấn người làng Triều Lật, huyện Thượng Phúc, nay là xã Tản Minh, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, đỗ Bảng Nhãn khoa Canh Thìn (1400) trước làm quan cho nhà Hồ, sau làm quan cho nhà Lê, trải phong dần tới chức Hàn Lâm Viện Học Sĩ, Nhập Thị Kinh Diên).

_________________________
Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 6 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐẶNG TẤT VÀ ĐẶNG DUNG   Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 6 I_icon13Tue 23 Mar 2010, 01:41

Phụ lục 4

LỜI DỊCH VÀ CHÚ THÍCH ĐOẠN GHI CHÉP
CỦA QUỐC SỬ QUÁN TRIỀU NGUYỄN VỀ SỰ NGHIỆP
CỦA ĐẶNG TẤT VÀ ĐẶNG DUNG

(ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ - Nghệ An tỉnh)

Đặng Tất nguyên là người Hoá Châu, sau mới di cư đến huyện Can Lộc. Vào cuối đời Trần, ông từng được triều đình cho giữ chức Đại Tri Châu của Hoá Châu. Khi Giản Định Đế nhà Trần lên ngôi ở Mô Độ (Trường Yên), bị tướng của nhà Miình là Trương Phụ đánh phá hết cả hành dinh, phải chạy đến Nghệ An, ông nghe tin liền giết quan lại của nhà Minh rồi đem quân đến hội, lại còn dâng tiến con gái của mình vào cung. Giản Định Đế phong cho ông tước Quốc Công để cùng bàn mưu khôi phục. (Đặng) Tất đánh giết được tên phản bội đầu hàng nhà Minh là Phạm Thế Căng ở cửa biển Nhật Lệ, sau đó, điều quân các lộ Thuận Hoá, Tân Bình, Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hoá tiến ra đánh Đông Đô. Đến đâu, quan lại và hào kiệt các nơi cũng đều vui vẻ hưởng ứng. (Ông) đánh tan được quân Minh ở Bô Cô, chém đặc quan nhà Minh là Binh Bộ Thượng Thư Lưu Tuấn và Đô Ti Lữ Nghị, riêng Mộc Thạnh thì chạy thoát được. Từ đấy quân uy mới vang dậy khắp nơi nơi. Sau vì bọn hoạn quan là Nguyễn Quỹ gièm pha, nói rằng Đặng Tất chuyên quyền, Giản Định Đế đem lòng ngờ vực, liền giết chết ông.

Đặng Dung là con của Đặng Tất. Vì cha chết oan nên ông giận, liền (bỏ Giản Định Đế) đem quân Thuận Hóa về Thanh Hoá, rước Trần Quý Khoáng đến Nghệ An rồi tôn lập làm Hoàng Đế, đổi niên hiệu là Trùng Quang. (Nhờ công tôn lập này) ông được Trần Quý Khoáng phong làm Đồng Bình Chương Sự. Trương Phụ đem quân vào cướp Nghệ An, Trùng Quang Đế chạy vào Hoá Châu. (Trương) Phụ tiến vào Hoá Châu, quân đôi bên kịch chiến ở Thái Gia, (Đặng) Dung bèn nhân đêm tối bí mật đánh úp, nhảy lên thuyền của Trương Phụ dự định sẽ bắt sống, nhưng do không biết mặt hắn nên Trương Phụ lập tức nhảy xuống thuyền nhỏ chạy thoát. Quân Minh có nguy cơ bị thất bại hoàn toàn. Sáng hôm sau, Trương Phụ biết (Đặng) Dung chỉ có quân số ít nên quay lại đánh, quân của (Đặng) Dung tan vỡ. Sau, (Đặng) Dung bị (Trương) Phụ bắt giải về Yên Kinh. Đi dọc đường, ông nhảy xuống sông tự tử. Ông có để lại cho đời bài Thuật hoài.

_________________________
Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 6 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Sponsored content




Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần   Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 6 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần
» Danh Tướng Việt Nam 1 - Nguyễn Khắc Thuần
» Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 5 - Nguyễn Khắc Thuần
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 4 - Nguyễn Khắc Thuần
Trang 6 trong tổng số 7 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Lịch Sử-