Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 15:49

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Today at 11:58

EM CHIM HÁT HAY QUÁ by mytutru Today at 07:53

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:46

Chết rồi! by Phương Nguyên Yesterday at 17:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Yesterday at 13:41

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Yesterday at 13:33

Nguyễn Thái Học 1902- 1930 (Nhượng Tống) by Ai Hoa Wed 15 May 2024, 10:25

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 15 May 2024, 10:08

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Wed 15 May 2024, 07:34

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Tue 14 May 2024, 09:55

4 chữ by Tinh Hoa Mon 13 May 2024, 20:23

MÂY NGŨ SẮC 13.05.2024 by mytutru Mon 13 May 2024, 15:05

CÁC LOÀI CHIM ĐẸP by mytutru Sun 12 May 2024, 10:51

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Sun 12 May 2024, 00:04

Lục bát by Tinh Hoa Sat 11 May 2024, 14:33

QUY NHƠN TÔI YÊU by phambachieu Fri 10 May 2024, 16:51

Mái Nhà Chung by mytutru Thu 09 May 2024, 23:18

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Thu 09 May 2024, 12:37

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 05 May 2024, 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7  Next
Tác giảThông điệp
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: PHÙNG HƯNG, PHÙNG HÃI   Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 5 I_icon13Sun 21 Mar 2010, 23:10

VIII. HAI ANH EM PHÙNG HƯNG, PHÙNG HÃI
VÀ HAI TRẬN QUYẾT ĐẤU VỚI QUÂN ĐÔ HỘ NHÀ ĐƯỜNG




Đường Lâm mới có Phùng Hưng
Đã tài kiêu dũng lại lưng phú hào
Cõi Tây nổi việc cung đao
Đô Quân tôn hiệu, Tản-Thao hiệp tình.


(Đại Nam quốc sử diễn ca)



1.GIANG SƠN THUỞ ẤY

Ngay từ cuối thời trị vì của Đường Huyền Tông (712-756), triều đình nhà Đường đã bắt đầu gặp không ít khó khăn cả về đối nội lẫn đối ngoại. Ở bên trong thì vào năm 755, tướng An Lộc Sơn1 nổi binh làm phản, ở bên ngoài thì người Thổ Phồn 2 luôn đem quân tới đánh phá, đó là chưa kể tình hình bất ổn triền miên ở các Đô Hộ Phủ.

Dưới thời trị vì của Đường Túc Tông (756-762), Đường Đại Tông (762-779) và Đường Đức Tông (779-805), khó khăn của nhà Đường càng thêm chồng chất bởi sự công khai chống đối của các Tiết Độ Sứ ở khá nhiều phiên trấn. Thư tịch cổ của Trung Quốc cho biết :

- Đầu thời Đường Đại Tông, Tiết Độ Sứ của trấn Lư Long (vùng Bắc Bình của Trung Quốc ngày nay), Tiết Độ Sứ của trấn Ngụy Bắc (vùng Trực Lệ của Trung Quốc ngày nay), Tiết Độ Sứ của trấn Thành Đức (cũng thuộc vùng Trực Lệ của Trung Quốc ngày nay)... nguyên là hàng tướng của nhà Đường, đến đây cũng không chịu tuân theo mệnh lệnh của triều đình nữa.

- Dưới thời Đường Đức Tông, những viên tướng như Vương Vũ Tuấn, Điền Duyệt, Lý Nạp, Chu Thư, Lý Hy Liệt, Lý Hoài Quảng... đã nối nhau làm loạn, khiến cho Đường Đức Tông buộc phải mấy phen bỏ kinh thành mà chạy.

- Ở khá nhiều trấn khác, chức Tiết Độ Sứ bị các quan trấn trị coi là chức cha truyền con nối, triều đình nhà Đường đành phải chịu chấp thuận chứ không còn có quyền tấn phong nữa.

Tình hình chính trị diễn biến ngày một phức tạp nhưng biện pháp quản lí của nhà Đường lại thường là thiếu nhất quán và cứ liên tục đổi thay một cách không cần thiết. Vào năm Kỉ Mão (679), Đường Cao Tông (649-683) đặt ra An Nam Đô hộ phủ thì đến năm Đinh Dậu (757) Đường Túc Tông (756-762) đã cho đổi An Nam Đô Hộ Phủ thành Trấn Nam Đô Hộ Phủ và chỉ hơn mười năm sau, năm Nhâm Thân (768), Đường Đại Tông (762-779) lại cho đổi Trấn Nam Đô Hộ Phủ thành An Nam Đô Hộ Phủ như cũ. Mỗi lần đổi tên như vậy là một lần thay đổi bộ máy quan lại đô hộ mới và cứ mỗi lần thay đổi bộ máy quan lại đô hộ mới là một lần nhân dân khắp cõi buộc phải nai lưng ra làm việc để đóng góp thêm cho giặc.

Vào nửa sau của thế kỉ VIII, Cao Chính Bình 3 được triều đình nhà Đường cho giữ chức đứng đầu An Nam Đô Hộ Phủ. Đây là một trong những viên quan khét tiếng tàn bạo và tham lam, hắn dã vắt óc nghĩ ra đủ mọi thứ có thể thu vào để vơ vét cho riêng thân. Bấy giờ, không phải chỉ nhân dân ta mà ngay cả binh lính dưới quyền của Cao Chính Bình cũng không sao chịu đựng nổi. Một làn sóng phản kháng khá mạnh mẽ và chẳng bao lâu sau đó là một cuộc binh biến đã nổ ra ngay trong thành Tống Bình4 khi Cao Chính Bình đếnnhận chức chưa được bao lâu. Sự kiện này đã khiến cho toàn bộ guồng máy chính quyền đô hộ phủ một phen thất điên bát đảo.

Theo ghi chép của VIỆT ĐIỆN U LINH 5 thì tổ tiên của hai anh em Phùng Hưng và Phùng Hãi đời đời nối nhau làm Quan Lang ở vùng Đường Lâm 6. Sinh thời, Phùng Hưng cũng từng giữ chức này. Ông vốn nối tiếng khoẻ mạnh "có thể đánh được cọp dữ, vật được trâu lớn" 7 tính tình nhân hậu và gia đình thì rất giàu có. Em trai ông là Phùng Hãi 8 cũng lừng danh không kém. Đời truyền rằng Phùng Hãi có thể “mang được tảng đá nặng trên ngàn cân, đội được thuyền có sức chở cả ngàn hộc mà đi xa tới mười dặm" 9. Dân khắp vùng ai ai cũng đều nể phục. Rất tiếc là tất cả các tài liệu hiện có đều không cho biết năm sinh của hai anh em Phùng Hưng và Phùng Hãi. Phùng Hưng mất năm Tân Mùi (791) còn Phùng Hãi thì mất năm nào chưa rõ.


-----------------------------------------------------------------
(1) An Lộc Sơn xuất thân là người thiểu số, quê ở Bắc Trung Quốc. Dưới thời Đường Huyền Tông, An Lộc Sơn từng được phong làm Tiết Độ Sứ ở trấn Bình Lư vùng Nhiệt Hà của Trung Quốc ngày nay) kiêm Tiết Độ Sứ ở trấn Phạm Dương (vùng Bắc Bình của Trung Quốc ngày nay). Trước khi nổi binh làm phản, An Lộc Sơn cũng từng được Dương Thái Hậu (thân mẫu của Đường Túc Tông : 756-762) nhận làm con nuôi.
(2) Thổ Phồn vừa là tên một tộc người, vừa là lên một vương quốc cổ của lịch sử Trung Quốc. Đất đai của vương quốc cổ này tuy luôn đổi thay nhưng đại để là tương ứng với vùng Tây Tạng của Trung Quốc ngày nay.
(3) Cao Chính Bình nguyên là quan giữ chức Đô Úy (chức chuyên trông coi về hoạt động của lực lượng vũ trang). Năm 767 nhờ có công đi cứu Kinh Lược Sứ (tương đương với chức đứng đầu An Nam Đô Hộ Phủ) là Trương Bá Nghi nên Cao
Chính Bình mới được trao chức này.
(4) Vào thời thuộc Tuỳ (602-618) và đầu thời thuộc Đường (618-905), Tống Bình là tên của một trong số chín huyện của quận Giao Chỉ. Phần lớn đất đai của huyện Tống Binh nay là vùng phía đông của thành phố Hà Nội. Trong phạm vi địa hạt của huyện Tống Bình có thành Tống Bình. Đây là nơi đặt sở trị của chính quyền quận Giao Chỉ. Vị trí cụ thể của thành Tống Bình tuy chưa xác định được một cách rõ ràng nhưng đại để thì cũng thuộc Hà Nội ngày nay.
(5) Tác phẩm quan trọng này được phần lớn các nhà khảo cứu về văn bản học coi là của Lý Tế Xuyên. Vì lẽ đó, từ đây trở đi, tất cả những đoạn trích dẫn nào có nguồn gốc từ VIỆT ĐIỆN U LINH, chúng tôi cũng đều ghi tên tác giả là Lý Tế Xuyên.
(6) Theo kết quả khảo sát của chúng tôi thì hiện nay ở Hà Tây dòng họ Phùng khá đông nhưng riêng ở khu vực Đường Lâm, huyện Phúc Thọ của tỉnh Hà Tây thì chỉ có đền thờ Phùng Hưng chứ không thấy có họ Phùng nữa. Điều này cho phép chúng ta suy luận rằng : có thể do bị dàn áp quá khốc liệt, họ Phùng đã buộc phải di cư dến các vùng khác.
(7) Lý Tế Xuyên - VIỆT ĐIỆN U LINH.
(8) Em trai của Phùng Hưng chính tên trong nguyên bản Hán văn viết là Phùng Hãi nhưng nhiều sách vở đã phiên âm nhầm thành Phùng Hải. Trong chữ Việt, HảiHãi rất dễ nhầm lẫn nhưng trong chữ Hán thì Hải và Hãi là hoàn toàn khác nhau, không thể nào nhầm lẫn được. Nay, chúng tôi xin theo đúng mặt chữ Hán mà phiên âm là Phùng Hãi.
(9) Lý Tế Xuyên - VIỆT ĐIỆN U LINH

_________________________
Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 5 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: PHÙNG HƯNG, PHÙNG HÃI   Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 5 I_icon13Sun 21 Mar 2010, 23:14

2. TRẬN QUYẾT ĐẤU THỨ NHẤT : PHÁ VỠ MỘT MẢNG CHÍNH QUYỀN ĐÔ HỘ

Như trên đã nói. vào năm 767, Cao Chính Bình được triều đình Đường Đại Tông (762 - 779) bổ làm quan đứng đầu An Nam Đô Hộ Phủ. Trong thời thuộc Đường nói riêng và toàn bộ thời Bắc thuộc nói chung, Cao Chính Bình là một trong những viên quan đô hộ tham lam và tàn bạo vào hàng bậc nhất. Chính sử của Trung Quốc cũng đã buộc phải hạ bút mà ghi rằng "Cao Chính Bình lạm thu phú liêm, man dân thậm oán" (Cao Chính Bình lạm thu thuế má cùng các khoản đóng góp khác, dân man rất oán giận). Nhân lòng căm phẫn của nhân dân đương thời, Phùng Hưng đã khởi xướng một cuộc đấu tranh.

Khởi đầu, cuộc đấu tranh này tuy không bột phát dữ dội nhưng cũng không kém phần gay go và quyết liệt, diễn ra trước hết ở đất Đường Lâm. Hiện tại, chúng ta chưa rõ hai ông đã chính thức dựng cờ tụ nghĩa vào năm nào, thư tịch cổ chỉ cho biết đại để rằng nhân dân vùng Đường Lâm đã nhất tề hưởng ứng lời kêu gọi của Phùng Hưng và Phùng Hãi, vùng lên giành chính quyền vào khoảng niên hiệu Đại Lịch 1 (tức là trong khoảng những năm từ cuối 766 đến hết năm 779). Tuy nhiên, căn cứ vào nguyên cớ trực tiếp là chống lại sự tàn bạo của Cao Chính Bình, chúng ta có thể tạm ước đoán rằng hai anh em Phùng Hưng và Phùng Hãi đã hiệu triệu nhân dân nổi dậy vào khoảng những năm cuối của niên hiệu Đại Lịch tức là vào khoảng những năm bảy mươi của thế kỉ VIII). Sử cũ viết : “Khoảng niên hiệu Đại Lịch, dưới thời trị vì của Đường Đại Tông, nhân Giao Châu loạn lạc, (Phùng Hưng) cùng với em là (Phùng) Hãi hàng phục được các ấp lân cận." 2

Bấy giờ, Phùng Hưng xưng là Đô Quân còn Phùng Hãi thì xưng là Đô Bảo 3 và đất Đường Lâm trở thành một sào huyệt rất kiên cố của nghĩa quân.Toàn bộ chính quyền đô hộ của nhà Đường ở vùng Đường Lâm và các khu vực lân cận (gồm phần lớn đất Hà Tây cùng với một phần đất đai của các tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ ngày nay) đều bị tan rã và thay vào đó là một chính quyền tự chủ do Phùng Hưng đứng đầu đã nhanh chóng được dựng lên. Hiện chúng ta chưa rõ cơ quan quyền lực do Phùng Hưng đứng đầu đã được tổ chức với nhũng thiết chế cụ thể như thế nào, tuy nhiên, điều có thể khẳng định là lực lượng vũ trang của chính quyền này khá mạnh, đủ để khiến cho bọn quan quân đô hộ buộc phải kiêng dè, không dám liều lĩnh mở các cuộc hành quân đàn áp vào Đường Lâm.

Thắng lợi của anh em Phùng Hưng và Phùng Hãi đã khiến cho nhân dân các địa phương nức lòng phấn khởi còn chính quyền đô hộ của giặc ở nhiều nơi khác thì dần dần bị rệu rã theo và dẫu muốn hay không thì điều này cũng buộc Cao Chính Bình phải ngày đêm lo lắng không nguôi. Dẫu hết sức tức tối nhưng Cao Chính Bình cũng đành phải cam chịu trước sự đường đường tồn tại của guồng máy chính quyền Phùng Hưng.

Lý Tế Xuyên nói Phùng Hưng cầm đầu guồng máy chính quyền tự chủ trong khoảng hơn bảy năm. Thần tích đền Thịnh Quang 4 và kho tàng truyền thuyết dân gian ở vùng Hà Tây cũng nói tương tự như vậy, nhưng, sau khi tiến hành đối chiếu và so sánh nhiều nguồn tư liệu khác nhau (của cả Việt Nam và Trung Quốc), chúng tôi lại thấy có phần khác hơn. Giá thử rằng Phùng Hưng giành được chính quyền ở vùng Đường Lâm và các khu vực lân cận vào năm cuối cùng của niên hiệu Đại Lịch (tức là năm 779) thì tính từ đó cho đến năm Phùng Hưng qua đời (năm 791) cũng đã dài đến 12 năm. Xuất phát từ thực tế rất rõ ràng và không thể nào phủ nhận này, chúng ta hoàn toàn có thể kết luận rằng chính quyền tự chủ do Phùng Hưng lập ra đã tồn tại trước sau khoảng hơn mười năm. Đó là một khoảng thời gian có độ dài rất đáng kể, và quan trọng hơn, với khoảng thời gian tồn tại rất đáng kể như vậy, nhận thức của hậu thế về quy mô cũng như tầm vóc sự nghiệp của Phùng Hưng cũng sẽ khác hơn trước.



----------------------------------------------------------------
(1) Đại Lịch là niên hiệu của Đường Đại Tông. Niên hiệu này được sử dụng từ tháng 11 năm 766 đến hết năm 779. Tác giả xin được trình bầy thêm rằng : Hầu hết các thư tịch cổ của Trung Quốc và Việt Nam, cũng như thần tích và truyền thuyết dân gian vùng Hà Tây đều khẳng định là Phùng Hưng nổi dậy chống quan đô hộ Cao Chính Bình vào khoảng niên hiệu Đại Lịch, duy chỉ có Quốc Sử quán nhà Nguyễn trong ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ (Sơn Tây tỉnh) ghi chép rằng Phùng Hưng khởi nghĩa vào khoảng niên hiệu Trinh Nguyên (785-805) dưới thời trị vì của Đường Đức Tông
(779-805) và giành được chính quyền trong 11 năm. Theo chúng tôi, ghi chép này không đúng vì cả Cao Chính Bình và Phùng Hưng đều mất vào năm 791, vậy thì cho dẫu Phùng Hưng có tổ chức khởi nghĩa ngay vào đầu năm Trinh Nguyên thứ nhất (785), tính đến năm 791 cũng chỉ mới được 6 năm, không thể nào là 11 năm được.
(2) ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ (Ngoại kỉ, quyển 5, tờ 6-a). Các sử thần của Quốc Sử Quan nhà Nguyễn trong KHÂM ĐỊNH VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC (Tiền biên quyển 4, tờ 26) cũng viết tương tự như thế.
(3) Theo ghi chép của Lý Tế Xuyên trong VIỆT ĐIỆN U LINH thì ngay khi dựng cờ khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Đường, Phùng Hưng đổi tên là Cự Lão còn Phùng Hãi thì đổi tên là Cự Lực.
(4) Đền Thịnh Quang nay thuộc quận Đống Đa (Hà Nội), tờ thần tích này có nhan đề là Phu Hựu Chương Tín Sùng Nghĩa Bố Cái Đại Vương thần, có lẽ đã bước đầu được soạn thảo vào khoảng đầu thề kỉ thứ XIV nhưng sau đó được các triều đại sau bổ chính thêm. Văn bản hiện tại tuy rất trùng khớp với lịch sử nhưng thực ra là chỉ mới có từ thời Nguyễn.

_________________________
Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 5 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: PHÙNG HƯNG, PHÙNG HÃI   Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 5 I_icon13Sun 21 Mar 2010, 23:18

3. TRẬN QUYẾT ĐẤU THỨ HAI : ĐẬP TAN TOÀN BỘ GUỒNG MÁY ĐÔ HỘ CỦA GIẶC

Đúng vào lúc viên quan đứng đầu chính quyền đô hộ của giặc là Cao Chính Bình đang rất bối rối và tức tối vì phải hoàn toàn cam chịu bất lực trước những hoạt động táo bạo của nghĩa quân Phùng Hưng và Phùng Hãi thì đông đảo quân sĩ của Cao Chính Bình đóng trong thành Tống Bình cũng vì bất bình mà bỗng nhất tề nổi lên làm binh biến. Một cơ hội vô cùng thuận lợi đối với hai anh em Phùng Hưng và Phùng Hãi đã xuất hiện. Bấy giờ, thể theo lời khuyên của mưu sĩ là Đỗ Anh Hàn 1, hai anh em Phùng Hưng và Phùng Hãi liễn lập tức tập hợp lực lượng, ồ ạt tấn công vào sào huyệt kiên cố nhất của quân đô hộ lúc bấy giờ là thành Tống Bình. Mưu sĩ Đỗ Anh Hàn nguyên là một trong những vị Tù Trưởng rất có danh tiếng của vùng đất Đường Lâm, đồng thời cũng chính là người đồng hương của hai anh em Phùng Hưng và Phùng Hãi. Khi Phùng Hưng và Phùng Hãi dựng cờ xướng nghĩa, Đỗ Anh Hàn là người dã hăng hái đến tham gia hướng ứng đầu tiên. Ông đã nhanh chóng trở thành một vị dũng tướng trực tiếp cầm quân, về sau, ông là một mưu sĩ rất giàu tài năng và là một chỗ dựa thật sự tin cậy của nghĩa quân. Cống hiến của Đỗ Anh Hàn đối với nghĩa quân Phùng Hưng là rất đa dạng và rất lớn lao.

Trước sức mạnh của cuộc tấn công táo bạo này, "(Cao) Chính Bình vừa lo sợ lại vừa phẫn uất mà chết". Các bộ chính sử xưa đều chép là sự kiện này diễn ra vào tháng 4 năm Tân Mùi (791). Tuy nhiên, rất nhiều công trình khảo cứu sử học Việt Nam đã được công bố từ trước đến nay (trong đó có cả một số công trình của chúng tôi) do những hạn chế về khối lượng tư liệu nên đã viết rằng, năm Tân Mùi (791) là năm chính quyền Phùng An bị diệt vong chứ không phải là năm Phùng Hưng tiến hành trận quyết đấu thứ hai với quân đô hộ nhà Đường. Thực ra, đây là năm đồng thời diễn ra cả hai sự kiện khác nhau này. Sau nhiều lần tiến hành khảo sát và đối sánh ghi chép của các bộ chính sử xưa, chúng tôi xin được trân trọng đính chính lại là Phùng Hưng đã tấn công thành Tống Bình vào tháng 4 năm Tân Mùi (791) chứ không phải cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng đến tháng 4 năm 791 là bị tiêu diệt.

Sử cũ chỉ chép rằng Phùng Hưng vào thành Tống Bình "chưa được bao lâu thì mất", nhưng riêng Lý Tế Xuyên lại chép có phần khác hơn : "Vương (đây chỉ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng - NKT) vào phủ Đô Hộ, nắm quyền trị dân được chừng bảy năm thì mất". Kho tàng truyền thuyết dân gian khá phong phú ở vùng Hà Tây cũng có những lời kể không khác biệt bao nhiêu so với ghi chép của Lý Tế Xuyên. Theo chúng tôi thì trong trường hợp cụ thể này, có lẽ là Lý Tế Xuyên và truyền thuyết dân gian đã có sự nhầm lẫn. "Hơn bảy năm (đúng ra là phải hơn 10 năm) là toàn bộ thời gian cầm quyền của Phùng Hưng kể từ khi chiếm được Đường Lâm và các khu vực lân cận cho đến tháng 4 năm 791 chứ không phải là khoảng thời gian từ khi Phùng Hưng chiếm được thành Tống Bình (tháng 4 năm 791) trở đi.

Trong phần lớn các truyền thuyết, đoạn kể về quá trình tổ chức bao vây thành Tống Bình khá độc đáo. Theo đó thì : khi tiến quân đến thành Tống Bình, Phùng Hưng và Phùng Hãi cũng như mưu sĩ Đỗ Anh Hàn xét thấy lực lượng của giặc tuy đã rất suy yếu nhưng quân sĩ của mình cũng chưa đủ sức để có thể đè bẹp kẻ thù, vì vậy Phùng Hưng, Phùng Hãi và bộ chỉ huy nghĩa quân lập tức toả đi khắp các địa phương chung quanh thành Tống Bình để huy động thêm sức người, sức của và sắm sứa thêm vũ khí, còn nhiệm vụ tổ chức bao vây thành Tống Bình được trân trọng giao cho ba người cháu gái gọi Phùng Hưng bằng bác (đời gọi là Ba bà họ Phùng). Đội quân làm nhiệm vụ bao vây thành Tống Bình do Ba bà họ Phùng chỉ huy đã ngày đêm cùng nhau hò hét rất dữ dội, bởi thế, Cao Chính Bình vì lo sợ quá mà chết !

Từ những tư liệu rất tản mạn như đã kể ở trên, bước đầu, chúng ta cũng có thể tạm hình dung về hai giai đoạn khác nhau của cuộc khởi nghĩa do Phùng Hưng phát động và lãnh đạo như sau :

Giai đoạn 1 : Phùng Hưng cùng em ruột là Phùng Hãi đã kêu gọi nhân dân nổi dậy mà mục tiêu đầu tiên là đập tan chính quyền đô hộ của nhà Đường ở khu vực Đường Lâm và một số vùng lân cận. Giai đoạn này bắt đầu vào khoảng từ sau năm 767 và kết thúc vào đầu năm 791.

Giai đoạn 2 : Nhân thấy quan quân đô hộ lục đục và mâu thuẫn với nhau. Thể theo đề nghị của mưu sĩ Đỗ Anh Hàn, Phùng Hưng và Phùng Hãi đã dốc lực lượng đánh vào thành Tống Bình. Viên quan giữ chức Đô Hộ của nhà Đường lúc đó là Cao Chính Bình vì quá lo sợ và phẫn uất mà chết. Phùng Hưng và Phùng Hãi chiếm thành Tống Bình rồi nhanh chóng thành lập một chính quyền tự chủ do Phùng Hưng (và sau đó là Phùng An - con ông) đứng đầu. Giai đoạn này bắt đầu vào tháng 4 năm 791 và kết thúc vào tháng 7 năm 791 tức là chỉ vỏn vẹn gần ba tháng. Một vài công trình trước đây nói Phùng An nối ngôi và trị vì được gần ba năm, xin đính chính lại là chỉ được gần ba tháng chứ không phải là gần ba năm.

Hai giai đoạn, hai quy mô và hai tính chất hoàn toàn khác nhau. Ở giai đoạn thứ nhất, một mảng khá quan trọng của chính quyền đô hộ nhà Đường bị phá vỡ, chính quyền tự chủ do Phùng Hưng đứng đầu đã được xây dựng và hiên ngang tồn tại biệt lập với chính quyền đô hộ của giặc. Ở giai đoạn hai, với quá trình kiên quyết bao vây và không ngừng gây sức ép bằng thực lực quân sự của chính mình, cuối cùng, nghĩa quân Phùng Hưng đã chiếm được thành Tống Bình và nắm quyền kiểm soát toàn cõi trong một thời gian ngắn.


-----------------------------------------------------------------
(1) Phần lớn các thư tịch cổ của Trung Quốc đều chỉ nói đến nhân vật "Man quân Tù Trưởng Đỗ Anh Hàn" hoặc là "Thủ Lĩnh Đỗ Anh Luân" mà không nói gì đến hai nhân vật Phùng Hưng và Phùng Hãi. Tuy nhiên, nếu xét thật kĩ về hình trạng trong thư tịch cổ của Trung Quốc thì nhân vật Đỗ Anh Hàn (hay Đỗ Anh Luân) lại chính là Phùng Hưng. Trong Hán tự, mặt chữ Hàn và mặt chữ Luân giống nhau, có lẽ vì thế mà bị viết nhầm chăng.

_________________________
Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 5 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: PHÙNG HƯNG, PHÙNG HÃI   Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 5 I_icon13Sun 21 Mar 2010, 23:22

4. ĐOẠN KẾT CỦA MỘT KHÚC TRÁNG CA

Tháng 4 năm 791, ngay sau khi Cao Chính Bình chết, nghĩa quân Phùng Hưng chiếm được thành Tống Bình và như trên đã nói, một chính quyền tự chủ do Phùng Hưng đứng đầu đã nhanh chóng được thành lập. Tổ chức của guồng máy chính quyền lúc này có lẽ cũng tương tự như trong buổi đầu, khi nghĩa quân mới chiếm được vùng Đường Lâm và các khu vực lân cận, nhưng do phải quản lí cả một phạm vi đất đai rất rộng lớn nên quy mô và trách nhiệm chắc chắn cũng phải lớn hơn trước. Sát cánh và sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm nặng nề với Phùng Hưng là những người từng lập được nhau công lao như Phùng Hãi và Đỗ Anh Hàn, ngoài ra còn có thêm một số gương mặt mới như Phùng An (con trai của Phùng Hưng) và Bồ Phá Cần 1...

Năm 791, Phùng Hưng qua đời 2 do chưa rõ năm sinh nên cũng chưa rõ là khi mất ông hưởng thọ bao nhiêu tuổi. Sau sự ra đi rất đột ngột của Phùng Hưng, một cuộc khủng hoảng rất đáng tiếc đã diễn ra ngay trong chính quyền tự chủ còn rất non trẻ mà nguyên do chủ yếu chỉ là vấn đề chọn người xứng đáng lên kế vị. Bấy giờ, có hai phe cánh đối nghịch với hai chủ trương cũng rất khác nhau đã hình thành. Phe thứ nhất gồm khá đông các tướng lĩnh và quan lại (nhưng chưa rõ ai là người cắm đầu) chủ trương chọn Phùng Hãi vì cho rằng Phùng Hãi là em ruột của Phùng Hưng, người có nhiều công lao, giàu kinh nghiệm chỉ huy và là người đã lớn tuổi, đủ chín chắn cũng như uy phong để có thể xử lí và quyết đoán mọi việc. Phe thứ hai (đại diện là nhân vật Bồ Phá Cần) cho là phải chọn Phùng An vì Phùng An là con trai của Phùng Hưng, là người duy nhất có đủ danh nghĩa chính thống để đảm bảo sự xứng hợp với cái gọi là "đại đạo cha truyền con nối". Theo ghi chép của Lý Tế Xuyên thì Bồ Phá Cần là người có võ nghệ cao cường, rất khoẻ mạnh và cũng rất hung hãn còn Phùng Hãi là người rất nhún nhường, nên cuối cùng, phe Bồ Phá Cần thắng thế. Phùng An - một người cạn nghĩ và rất ngây thơ trong nhận thức chính trị được đưa lên kế vị. Ngay sau khi lên ngôi, Phùng An đã làm hai việc. Một là tôn cha làm Bố Cái Đại Vương. (Tục bấy giờ gọi cha là Bố, mẹ là Cái. cho nên mới có tôn hiệu như thế). Hai là tập hợp và huy động lực lượng để đi đánh Phùng Hãi ! Chủ trương quá sai lầm này đã khiến cho nhân tâm li tán, cho nên, sự nhanh chóng bị diệt vong của chính quyền Phùng An là điều không thể nào tránh khỏi.

Bấy giờ, Phùng Hãi bó chạy vào động Chu Nham, còn những người giàu tâm huyết với sự nghiệp của Phùng Hưng thì lần lượt nối nhau rời bỏ Phùng An mà ra đi. Ảnh hưởng và thực tế quản lí của chính quyền Phùng An gần như chỉ còn bó hẹp trong phạm vi thành Tống Bình nữa mà thôi.

Tháng 7 năm 791, triều đình Đường Đức Tông (779-805) phong cho Triệu Xương 3 làm Kinh Lược Chiêu Thảo Xử Trí Sứ và sai đem quân đi đàn áp Phùng An. Triệu Xương chỉ mới đem đại binh đến uy hiếp từ xa rồi sai vài viên sứ giả tới hù doạ thế mà Phùng An đã vội đầu hàng. Ngay trong tháng 7 năm 791, quân nhà Đường đã chiếm lại thành Tống Bình, lực lượng của Phùng An bị tan rã hoàn toàn. Số phận của Phùng An và các tướng lĩnh khác sau đó như thế nào thì chưa rõ. Sự nghiệp lớn của Phùng Hưng bị Triệu Xương và quân đô hộ nhà Đường xoá bỏ.

Phùng Hưng là một trong những đại điện xuất sắc cho khí phách hiên ngang, quyết không đội trời chung với quân phong kiện Trung Quốc đô hộ. Ông ra đi đã hơn một ngàn năm nhưng danh thơm của ông thì còn mãi với non sông đất nước này. Ngay vào đầu thế kỉ IX, các thế hệ nhân dân yêu nước đã kính cẩn lập đền thờ ông ở Đường Lâm là quê hương ông và ở Tống Bình là nơi ghi dấu đỉnh cao thành công chói lọi nhất trong sự nghiệp lớn của ông. Năm 939, Ngô Quyền là bậc vương giả đầu tiên đã cho tôn tạo đền thờ Phùng Hưng và chính thức phong thần cho Phùng Hưng. Năm 1285, sau thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh vệ quốc lần thứ hai, chống quân Mông Nguyên xâm lược, Hoàng Đế Trần Nhân Tông (1278-1293) đã phong Phùng Hưng làm Phu Hựu Đại Vương thượng đẳng thần. Năm 1288, sau ngày đại thắng ở trong trận quyết chiến chiến lược Bạch Đằng (9-4-1288), đè bẹp hoàn toàn ý chí xâm lăng của quân Nguyên tàn bạo và cực kì hung hãn, cũng chính Hoàng Đế Trần Nhân Tông đã gia phong cho Phùng Hưng làm Phu Hựu Chương Tín Đại Vương thượng đẳng thần. Và, đến năm 1312. Hoàng Đế Trần Nhân Tông lại tiếp tục gia phong cho Phùng Hưng làm Phu Hựu Chương Tín Sùng Nghĩa Đại Vương thượng đẳng thần. Vào thời trị vì của Hoàng Đế Lê Thánh Tông (1460-1497), đền thờ Phùng Hưng lại được tiến hành tôn tạo lần thứ hai. Các triều đại sau đó cũng đều trùng tu đền thờ và ban sắc phong thần cho Phùng Hưng. Và, trải hơn mười thế kỉ qua, hương khói trong các đến thờ Phùng Hưng vẫn nghi ngút.

Phùng Hưng là hiện thân của nghệ thuật tập hợp và động viên sức mạnh của đông đảo nhân dân vào cuộc đấu tranh vừa rất kiên quyết vừa rất thận trọng. nhằm từng bước phá vỡ, để rồi cuối cùng, khi có cơ hội thuận lợi xuất hiện là lập tức dốc toàn lực để đánh trận quyết định với kẻ thù, đập tan hoàn toàn cơ đồ của quân đô hộ, và đồng thời nhanh chóng xây dựng một hệ thống chính quyền độc lập và tự chủ.

Rất tiếc là ngay khi vừa hiên ngang tiến vào thành Tống Bình và giành được chính quyền từ quân phương Bắc đô hộ, Phùng Hưng đã sớm qua đời, để lại cả một sự nghiệp lớn đang dở dang và để lại lòng thương tiếc không nguôi cho các thế hệ nhân dân yêu nước. Vì đột ngột ra đi quá sớm như vậy nên Phùng Hưng chưa kịp tỏ rõ tài năng quản lí nhà nước của mình. Trước lịch sử, mỗi bậc anh hùng cái thế chỉ có thể có được một số cống hiến nhất định trong một phạm vi thời gian nhất định nào đó mà thôi. Trên tinh thần chung đó, có lẽ không một ai được quyền đòi hỏi thêm ở Phùng Hưng cũng như Phùng Hãi.

Trên bầu trời của khí phách ngoan cường, Phùng Hưng và Phùng Hãi là những ngôi sao mãi mãi toả sáng. Tên tuổi và sự nghiệp lớn của hai anh em ông vĩnh tồn trong kí ức bất diệt của các thế hệ nhân dân và luôn luôn được các thế hệ sử gia yêu nước kính cẩn ghi vào những trang oai hùng của lịch sử dân tộc.


----------------------------------------------------------------
(1) Tất cả các bộ chính sử đều không hề ghi chép gì về nhân vật Bồ Phá Cần nhưng trong tác phẩm VIỆT ĐIỆN U LINH, Lý Tế Xuyên nói rằng Bồ Phá Cần là viên quan giữ chức Đầu Mục của guồng máy chính quyền Phùng Hưng. Đây là một nhân vật võ nghệ cao cường và rất có thế lực. Truyền thuyết dân gian vùng Hà Tây cũng cho biết tương tự như thế.
(2) Từ những ghi chép tản mạn của sử cũ và của thần tích, chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng Phùng Hưng mất năm 791 nhưng tháng nào thì chưa rõ. Chúng tôi ước đoán là Phùng Hưng mất vào tháng 5 năm 791.
(3) Theo ghi chép của Âu Dương Tu - Tống Kỳ (Trung Quốc) trong TÂN ĐƯỜNG THƯ thì Triệu Xương người Thiên Thuỷ, sinh và mất năm nào chưa rõ. Triệu Xương tên tự là Hồng Tô, làm quan được trải phong đến tới chức Thứ Sử Kiến Châu (Trung Quốc). Sau khi đàn áp được Phùng An, triều đình nhà Đường liền phong cho Triệu Xương chức đứng đầu An Nam Đô Hộ Phủ. Triệu Xương giữ chức này trong 10 năm (791- 801) thì được triệu về Trung Quốc.

_________________________
Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 5 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: DƯƠNG THANH   Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 5 I_icon13Sun 21 Mar 2010, 23:26

IX. DƯƠNG THANH VỚI NHỮNG TRẬN ĐỐI TRÍ
VÀ ĐỌ SỨC QUYẾT LIỆT ĐẦU THẾ KỈ IX


1. ĐẠI HOẠ LÝ TƯỢNG CỔ

Từ đầu thế kỉ IX trở đi, chính quyền phong kiến trung ương của nhà Đường ngày càng bị suy yếu nghiêm trọng. Thực ra, quá trình suy yếu nghiêm trọng này vốn dĩ đã diễn ra khá lâu trước đó, mà thể hiện rõ nhất là vào khoảng nửa sau của thế kỉ VIII, ngay từ dưới thời trị vì của Đường Huyền Tông (712-756). Sau đó, đến thời Đường Túc Tông (756-762) thì những di hại lớn lao của cuộc bạo loạn do An Lộc Sơn cầm đầu vẫn còn rất nặng nề, không khí lo sợ thường xuyên bao phủ mọi hoạt động của triều đình. Dân trong khắp kinh thành Trường An của nhà Đường luôn luôn nơm nớp và hoang mang bởi vì tất cả đều tin rằng bọn loạn quân có thể tràn tới đánh phá triều đình vào bất cứ lúc
nào.

Các đời Hoàng Đế kế tiếp Đường Túc Tông như Đường Đại Tông (762-779) và Đường Đức Tông (779-805) tuy đều tỏ ra rất cố gắng trong việc thực hiện ý định cứu vãn tình thế nguy hại này nhưng cả hai đều đã lần lượt bị thất bại. Năm 805, Đường Đức Tông mất. Lý Tụng được
đưa lên nối ngôi, đó là Đường Thuận Tông. Mới ở ngôi Hoàng Đế được 7 tháng, Đường Thuận Tông đã bị bọn hoạn quan mà cầm đầu là Câu Văn Trân bắt ép phải nhường ngôi cho con trai trưởng là Lý Thuần để rồi chưa đầy một năm sau thì Đường Thuận Tông mất. Lý Thuần được đưa lên ngôi Hoàng Đế và đó Chính là Đường Hiến Tông (805-820). Từ đây trở đi, chính sự nhà Đường ngày một rối ren, bọn tham quan ô lại (nhất là ở vùng biên ải xa xôi) cứ mặc sức hoành hành.

Năm Kỉ Hợi (819), Lý Tượng Cổ được triều đình Đường Hiến Tông cho giữ chức đứng đầu cơ quan An Nam Đô Hộ Phủ. Các bộ chính sử của Trung Quốc cũng viết rằng : "Lý Tượng Cổ là kẻ tham lam, khắc nghiệt, làm mất lòng dân". Nhận định này quả là không sai bởi vì ngay khi vừa mới đến nhận chức, bộ máy hành chánh dưới quyến vẫn còn chưa kịp ổn định, Lý Tượng Cổ đã lập tức ban hành một loạt những biện pháp nhằm vơ vét tài nguyên và của cải trên đất nước ta. Ở vùng rừng núi và trung du thì Lý Tượng Cổ bắt dân phải cung đốn lâm sản, khoáng sản, hương liệu và các loại chim, thú quý ; ở vùng đồng bằng thì Lý Tượng Cổ bất dân phải cống nạp đủ các loại đặc sản nông nghiệp và thủ công nghiệp ; ở vùng ven biển thì Lý Tượng Cổ buộc dân phải dâng tiến trăm thứ hải sản, san hô, ngọc trai... tất cả đã khiến cho trăm họ lúc bấy giờ phải lầm than điêu đứng.

Nhưng, khác với phần lớn bọn quan đô hộ trước đó, Lý Tượng Cổ chẳng những là kẻ tham tàn mà còn là tên rất xảo quyệt. Với Lý Tượng Cổ, lực lượng đáng bận tâm lo lắng nhất chính là đội ngũ hào trưởng của các địa phương. Chừng nào mà uy tín của đội ngũ này còn lớn lao thì chừng đó chính quyền đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc còn có nguy cơ bị đe doạ lật đổ. Bấy giờ, thủ đoạn chung của Lý Tượng Cổ là ra sức tìm đủ cách để mua chuộc và dụ dỗ, đồng thời, không ngừng tận dụng mọi cơ hội để tiến hành chia rẽ các hào trướng với cơ sở xã hội của chính bản thân họ. Thủ đoạn này được Lý Tượng Cổ thực hiện một cách rất ráo riết đối với bất cứ vị hào trưởng nào, trong đó, nhân vật bị Lý Tượng Cổ xếp vào hàng cần phải tập trung mọi cố gắng để triệt tiêu ảnh hưởng sớm nhất chính là Dương Thanh.

Bởi thủ đoạn rất xảo quyệt này, một không khí nghi kị rất ngột ngạt đã dần dần lan toả đó đây. Tóm lại, nhìn từ bất cứ góc độ nào thì sự xuất hiện của Lý Tượng Cổ cũng đều đúng nghĩa là một đại hoạ của xã hội ta đầu thế kỉ IX.

_________________________
Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 5 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: DƯƠNG THANH   Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 5 I_icon13Sun 21 Mar 2010, 23:28

2. DƯƠNG THANH VỚI HAI CUỘC ĐỐI TRÍ ĐẦU TIÊN

Dương Thanh người Hoan Châu, tổ tiên ông nhiều đời trước đó từng giữ chức Thứ Sử của châu này. Đất Hoan Châu nay đại để tương ứng với tỉnh Nghệ An. Trong thời thuộc Đường, thời mà âm mưu dùng người Việt trị người Việt được ráo riết thực hiện thì Thứ Sử là chức đứng đầu của một châu và chức này thường được trao cho những người Việt từng là Tù Trưởng. Bởi lẽ này mà trong phần lớn các thư tịch của Trung Quốc đời Đường, chức Thứ Sử thường được chép là Man Tù (Tù Trưởng của dân man di). Tuy nhiên, trong trường hợp rất cụ thể này thì Thứ Sử chỉ là chức danh mang nặng thủ đoạn mua chuộc và chia rẽ còn Man Tù là chức danh chứa đầy sự coi thường. Trong truyền thuyết dân gian cũng như trong khá nhiều tài liệu của Việt Nam, chức danh Hào Trưởng thường được nhắc tới với thái độ rất trân trọng. Theo chúng tôi, đây là chi tiết rất đáng lưu ý. Về mặt lịch sử, nguồn gốc sâu xa nhất của Hào Trưởng có lẽ là đội ngũ quý tộc bộ lạc. Trong thời sơ sử và trong khá nhiều thế kỉ đầu của thời Bắc thuộc, phần lớn họ được mang những tên gọi mới như Lạc Hầu và Lạc Tướng. Từ khoảng giữa thời thuộc Đường trở đi, do những tác động liên tục và mạnh mẽ của nhiều yếu tố khách quan khác nhau, sự chuyển hoá nội thân rất tự nhiên của lực lượng Lạc Hầu và Lạc Tướng đã khiến cho chính họ ngày càng có nhiễu nét khác trước. Từ đây, nếu xét riêng về phạm vi ảnh hưởng của quyền lực thì sự đối thay không lớn, nhưng, nếu xét về cách thức thể hiện quyền lực cũng như về quy trình thực hiện chế độ bóc lột thì mức độ của sự đổi thay lại rất đáng kể ở một chừng mực nhất định nào đó, chúng ta cũng có thể nói rằng đội ngũ hào trưởng chính là lực lượng phong kiến bán khai.

Tuy nhiên, điều đáng nói nhất ở Dương Thanh không phải là ông mang chức danh gì mà quan trọng nhất vẫn là ở chỗ ông được người Hoan Châu đương thời tin tưởng và kính trọng bởi lòng chân thành yêu nước thương dân của bản thân ông cũng như của nhiều bậc gia tiên ông. Đây cũng là điều khiến cho Lý Tượng Cổ lo lắng nhất. Một kế hoạch chia rẽ rất thâm hiểm do Lý Tượng Cổ vạch ra đã nhanh chóng được thực hiện. Do kế hoạch chia rẽ rất thâm hiểm này, ngay trong năm 819, Dương Thanh đã phải trải qua hai cuộc đối trí lớn :

Cuộc đối trí thứ nhất : nên hay không nên rời Hoan Châu để đi ra La Thành nhận chức Nha Môn Tướng Quân. Theo ghi chép của thư tịch cổ thì ngay khi vừa đến nhận chức, Lý Tượng Cổ đã lập tức hạ lệnh cho Dương Thanh phải rời Hoan Châu để ra La Thành nhận chức Nha Môn Tướng Quân và điều này đã buộc Dương Thanh phải có một sự lựa chọn rất khó khăn. Nếu bằng lòng đi nhận chức thì cũng có nghĩa là Dương Thanh đã công khai chấp nhận hợp tác với kẻ thù, đã tự tách mình ra khỏi cơ sở xã hội của chính mình, đã tự huỷ hoại uy danh không những của riêng mình mà còn là của cả một họ tộc. Trước nhân dân Hoan Châu, bức chân dung vốn dĩ rất khả kính của một vị hào trưởng giàu lòng yêu nước thương dân nhất định sẽ bị hoen ố. Nếu chấp thuận đi nhận chức thì cũng chẳng khác gì "lăn mình vào hang cọp", mọi hành vi lớn nhỏ của Dương Thanh đều bị theo dõi một cách chặt chẽ và cái chết sẽ luôn rình rập Dương Thanh.

Nhưng, nếu Dương Thanh không chịu rời Hoan Châu để đi La Thành nhận chức thì cơ sự sẽ như thế nào ? Điều chắc chắn là nếu ông dại đột làm như vậy, Lý Tượng Cổ sẽ lập tức mượn cớ Dương Thanh "bất tuân thượng lệnh" để giết hại ông. Trước tình thế đó, Dương Thanh đã quyết định đi nhận chức. Theo truyền thuyết của vùng Nghệ An thì Dương Thanh cho rằng, thà chấp nhận lao vào chốn hiểm nguy rồi bình tĩnh tuỳ cơ ứng biến còn hơn là khoanh tay chịu chết khi chưa tỏ rõ được chí khí của mình. Khoảng trước tháng 10 năm Kỉ Hợi (819), Hào Trưởng Dương Thanh đã có mặt ở La Thành.

Cuộc đối trí thứ hai : Nên hay không nên cầm quân đi đàn áp dân vùng Hoàng Động. Bấy giờ, khi Dương Thanh mới đến nhận chức Nha Môn Tướng Quân thì dân vùng Hoàng Động (động Hoàng Chanh, nay thuộc vùng Tây Bắc nước ta) cũng nổi dậy đấu tranh chống ách đô hộ của nhà Đường. Lý Tượng Cổ liền sai Dương Thanh đem quân đi đàn áp. Nếu như Dương Thanh không chịu ra đi thì cũng có nghĩa là chính ông đã tự tạo ra nguyên cớ chính đáng cho Lý Tượng Cổ giết hại ông, còn nếu ông chịu ra đi đàn áp thì bàn tay ông nhất định sẽ đẫm máu dân, vết nhơ ấy sẽ chẳng bao giờ có hi vọng rửa sạch dược. Lần này thì Dương Thanh đã táo bạo quyết định rằng đi mà không đi, dùng gươm giáo và lấy ngay binh sĩ của Lý Tượng Cổ để giết Lý Tượng Cổ.

_________________________
Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 5 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: DƯƠNG THANH   Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 5 I_icon13Sun 21 Mar 2010, 23:29

3. TRẬN ĐỌ SỨC LỊCH SỬ VỚI LÝ TƯỢNG CỔ

Ngay sau khi có được một lực lượng binh sĩ khá hùng hậu với đầy đủ vũ khí và các thiết bị trong tay, Dương Thanh liền tiến về Hoàng Động. Chính thái độ có vẻ như luôn luôn sẵn sàng tuân theo thượng lệnh của Dương Thanh đã khiến cho Lý Tượng Cổ - một kẻ khét tiếng thâm hiểm và xảo quyệt - cũng không hễ có chút nghi ngờ nhỏ nào cả.

Nhưng vừa ra khỏi La Thành thì lập tức Dương Thanh đã có hai quyết định rất quan trọng. Một là kể rõ những tội ác tày trời của Lý Tượng Cổ cho tất cả binh sĩ dưới quyền nghe, đồng thời, kêu gọi họ hãy cùng ông quay lại để trừng trị Lý Tượng Cổ, trước là trừ hậu hoạ cho chính bản thân mình và sau là nhằm thiết thực góp phần ban phúc cho thiên hạ trong khắp cõi. Lời kêu gọi này của Dương Thanh đã nhanh chóng được đông đảo binh sĩ dưới quyền ông nhất tề hưởng ứng. Hai là, thay vì đem quân đi đàn áp phong trào đấu tranh của dân ở vùng Hoàng Động, chính Dương Thanh đã chủ động liên kết với dân vùng Hoàng Động để cùng đánh kẻ thù chung, tiêu diệt Lý Tượng Cổ và quyết tâm đập tan toàn bộ guồng máy chính quyền đô hộ của giặc. Lời đề nghị rất hợp lòng người và cũng rất đúng đắn này của Dương Thanh đã được đông đảo quân sĩ dưới quyền ông và nhân dân vùng Hoàng Động nhiệt liệt tán thành. Uy thế của Dương Thanh đã nhanh chóng trở nên lừng lẫy.

Cuộc tấn công ồ ạt và quá bất ngờ của quân sĩ Dương Thanh đã khiến cho Lý Tượng Cổ không sao kịp trở tay. Chỉ bằng một trận đánh chớp nhoáng, Dương Thanh đã đè bẹp được toàn bộ lực lượng của giặc ở La Thành. Sử cũ viết rằng : "Dương Thanh nhân lòng người chất chứa oán giận, đang đêm dẫn quân vào đánh úp, chiếm được thành và giết được Lý Tượng Cổ". Một chính quyền tồn tại biệt lập với nhà Đường, do Dương Thanh thành lập và cầm đầu đã nhanh chóng được dựng lên. Ngoài bản chất tự chủ và ý thức tồn tại biệt lập rất rõ rệt nói trên, không thấy thư tịch cổ nói gì về tổ chức cũng như cách thức hoạt động của chính quyền này, nhưng có lẽ là mô thức chung thì cũng không khác bao nhiêu so với guồng máy cũ của An Nam Đô Hộ Phủ.

Phạm vi ảnh hưởng và nhất là năng lực quản lí của chính quyền Dương Thanh hẳn nhiên là còn rất hạn hẹp, nhưng, có lẽ hậu thế cũng không nên (vì cũng hoàn toàn không thể) đòi hỏi quá nhiều ở Dương Thanh. Bấy giờ, tất cả những thử thách cam go và khốc liệt nhất cần phải vượt qua thì Dương Thanh cùng với đội ngũ binh sĩ dưới quyền của ông đã dũng cảm vượt qua. còn những gì tốt đẹp và cần phải vươn tới thì Dương Thanh chưa có đủ điều kiện cũng như chưa hội đủ khả năng để có thể vươn tới được. Trước lịch sử bất cứ một bậc anh hùng cái thế nào cũng chỉ có thể có được một số cống hiến nhất định nào đó mà thôi.

Thắng lợi của Dương Thanh trong trận đánh quyết định với quân đô hộ diễn ra vào tháng 10 năm Kỉ Hợi (819) là thắng lợi của lòng tự tin mãnh liệt và sâu sắc. Trước mọi hoàn cảnh nghiệt ngã lòng tự tin của Dương Thanh chẳng những không hễ thay đổi mà còn liên tục được bồi đắp. Dương Thanh là biểu tượng của một bản lĩnh phi thường, dù buộc phải sống trong hang ổ của giặc, dù luôn phải chịu sự giám sát cực kì khắt khe của kẻ thù, ông vẫn giữ vững chí khí, không phụ lòng kính trọng mà người đương thời đã ưu ái dành cho ông cùng các bậc gia tiên của ông. Thắng lợi của Dương Thanh là thắng lợi của một cuộc tấn công hoàn toàn bất ngờ. Chính bất ngờ là yếu tố khiến cho trận đánh đã diễn ra và kết thúc hết sức nhanh chóng. Bấy giờ, không phải chỉ có Lý Tượng Cổ mà ngay cả đến triều đình Đường Hiến Tông (805-820) cũng tổ ra rất ngơ ngác trước những biến cố lớn lao ở An Nam Đô Hộ Phủ. Thắng lợi của Dương Thanh còn là thắng lợi bước đầu của ý thức xây dựng và mở rộng khối đoàn kết chiến đấu chung kẻ thù chung giữa nhân dân các địa phương. Mối liên kết giữa lực lượng binh sĩ của Dương Thanh với nhân dân vùng Hoàng Động tuy chỉ mới đừng lại ở mức độ rất khiêm nhượng nhưng chừng đó cũng đã đủ để đầy quân đô hộ nhà Đường vào tình thế phải cam chịu đại bại thảm hại.

_________________________
Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 5 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: DƯƠNG THANH   Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 5 I_icon13Sun 21 Mar 2010, 23:29

4. TRẬN ĐỐI ĐẦU LẦN THỨ HAI VÀ CUỘC ĐỐI TRÍ LẦN THỨ BA

Được tin Lý Tượng Cổ bị giết và chính quyền ở An Nam Đô Hộ Phủ đã hoàn toàn thuộc về Dương Thanh, triều đình nhà Đường rất tức giận, lập tức sai tướng đem đại binh di đàn áp. Bấy giờ, Quế Trọng Vũ được giao trách nhiệm chỉ huy cuộc tấn công có quy mô rất lớn này. Quế Trọng Vũ đã dồn dập mở nhiều đợt tấn công vào lực lượng của Dương Thanh nhưng tất cả đều lần lượt bị đẩy lùi và La Thành trước sau vẫn được giữ vững. Chính sử của Trung Quốc đã phải thừa nhận rằng "Quế Trọng Vũ đánh Dương Thanh nhưng thất bại". Triều đình Đường Hiến Tông đã buộc phải sai Lý Nguyên Gia đem thêm quân đến hợp lực với Quế Trọng Vũ để cùng đàn áp. Trước tình thế rất khó khăn đó, Dương Thanh đã quyết định đẩy mạnh hơn nữa mối liên kết với nhân dân vùng Hoàng Động. Bởi lẽ này mà quân nhà Đường, kể cả khi có thêm lực lượng của Lý Nguyên Gia, vẫn không sao tiêu diệt được Dương Thanh. Một kế hoạch mới hơn và cũng nguy hiểm hơn đã nhanh chóng được triều đình nhà Đường cho áp dụng. Thư tịch cổ cho biết, Đường Hiến Tông đã "xuống chiếu tha tội cho Dương Thanh và phong cho Dương Thanh làm Thứ Sử Quỳnh Châu". Quỳnh châu nay thuộc đảo Hải Nam của Trung Quốc, nếu chịu đi nhận chức Thứ Sử Quỳnh Châu thì cũng có nghĩa là Dương Thanh sẽ tự tách mình ra khỏi cơ sở xã hội của mình, tự đẩy mình vào thế bị cô lập để rồi chắc chắn là sau đó sẽ bị triệt tiêu bởi hàng loạt những lí do thật khó mà đoán trước được. Nhận thức rất rõ những ý đồ thâm hiểm chứa dựng trong tờ chiếu chỉ này, Dương Thanh đã kiên quyết chối từ.

Dùng bạo lực để trấn áp không được, dùng chức tước để dụ dỗ cũng không xong, nhà Đường bèn dùng tiền bạc để mua chuộc. Nhưng, dù không hễ tiếc của, chúng cũng chẳng thể nào mua chuộc nổi Dương Thanh. Thư tịch cổ của Trung Quốc và Việt Nam tuy không nói rõ nhưng truyền thuyết dân gian lại có chuyện Dương Tướng Công sự tích rất đáng lưu ý. Theo đó thì sau nhiều lần tìm cách mua chuộc Dương Thanh mà không được, trong số tướng giặc có kẻ bàn rằng : Dương Thanh là bậc chí cả đức dày, làm sao có thể mua chuộc Dương Thanh được. Nhưng Dương Thanh sở dĩ trở nên đáng sợ là vì chung quanh ông còn có nhiều người, tuy chí khí không khác ông nhưng tài và đức thì tất nhiên là kém hơn ông. Tại sao không mua chuộc những người này mà lại tốn công tốn của di mua chuộc Dương Thanh ? Nếu mua chuộc được những người thật sự thân cận đang ngày đêm túc trực dưới trướng Dương Thanh thì có khác gì đã chặt đứt hết tay chân của Dương Thanh ? Đến đó, thử hỏi Dương Thanh có còn đáng sợ nữa hay không ?

Chuyện Dương Tướng Công sự tích còn cho biết thêm một chi tiết rất đau lòng, rằng sau đó không bao lâu, chính các bộ tướng của Dương Thanh đã chém đầu Dương Thanh nạp cho hai viên tướng của nhà Đường là Quế Trọng Vũ và Lý Nguyên Gia. Truyền thuyết bao giờ cũng là truyền thuyết, chỉ phản ánh một cái lõi có thật nào đấy của lịch sử chứ bản thân truyền thuyết không phải là lịch sử. Thật khó mà kết luận rằng Dương Thanh đã ra đi đúng như lời kể của Dương Tướng Công sự tích nhưng hiện tại. chúng ta vẫn chưa có một tư liệu đáng tin cậy nào phản ánh cái chết của Dương Thanh. Chỗ đồng nhất duy nhất rút ra được từ ghi chép tản mạn của thư tịch cổ cũng như của các truyền thuyết dân gian chỉ là năm mất của Dương Thanh : năm Canh Tí (820). Do chưa rõ năm sinh nên cũng chưa rõ là khi mất, Dương Thanh được hưởng thọ bao nhiêu tuổi.

Sự nghiệp của Dương Thanh trước hết là sự nghiệp của một vị dũng tướng, gian nan không sợ, nguy hiểm không từ, tỉnh táo chọn đúng thời điểm bất ngờ nhất để đánh vào đầu não của chính quyền đô hộ những đòn hiểm hóc nhất. Sự nghiệp của Dương Thanh là sự nghiệp của một người túc trí, bao phen thấy rõ mưu sâu và kế độc của kẻ thù để rồi sáng suốt chọn cho mình phép ứng xử thông minh và hiệu quả nhất. Sự nghiệp của Dương Thanh là sự nghiệp của một vị thủ lĩnh luôn biết gắn mình với các tầng lớp nhân dân yêu nước, của một bậc giàu uy tín và năng lực tập hợp quần chúng bốn phương vào cuộc đấu tranh một mất một còn với quân phong kiến phương Bắc. Ông thật sự xứng đáng được xếp vào hàng những nhân vật tiên phong của ý thức xây dựng và mở rộng khối đoàn kết chiến đấu vì nghĩa cả thiêng liêng là giành lại độc lập cho dân tộc. Dương Thanh là biểu tượng sáng ngời của tinh thần chí công vô tư, quyền uy và danh vọng chẳng màng, tiền tài và giàu sang chẳng chuộng. Rất tiếc rằng ông là con người của thời ấy của tương quan thế và lực ấy, cho nền, phải cam chịu ngậm hờn vì việc lớn không thể thành công trọn vẹn, ấy cũng là lẽ rất tự nhiên.

_________________________
Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 5 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: CHƯƠNG THỨ HAI   Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 5 I_icon13Tue 23 Mar 2010, 01:18

CHƯƠNG THỨ HAI
DANH TƯỚNG TRONG SỰ NGHIỆP ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP ĐẦU THẾ KỈ XV



I - TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XV

1. TRIỀU HỒ (1400-1407) - TRIỀU ĐẠI CỦA NHỮNG CẢI CÁCH LỚN

"Ngày 28 tháng hai năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly bức bách Hoàng Đế nhà Trần nhường ngôi cho mình và buộc mọi người trong tôn thất (nhà Trần) cũng như bá quan văn võ phải ba lần dâng biểu khuyên lên ngôi". Ngay sau ngày này, Hồ Quý Ly liền chiếm giữ ngai vàng và cho đổi niên hiệu mới là Thánh Nguyên, nhà Hồ được chính thức dựng lên kể từ đó.

Xưa nay, giới sử học từng có khá nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về nhân vật Hồ Quý Ly nói riêng và nhà Hồ nói chung, song điểm thống nhất của tất cả là sự thừa nhận rằng : tuy chỉ tồn tại trước sau vỏn vẹn có 7 năm (từ cuối tháng 2 năm 1400 đến gần giữa tháng 6 năm 1407) nhưng nhà Hồ thực sự là một triều đại của những cải cách lớn và đây chính là đặc điểm nổi bật nhất của nhà Hồ.

Điểm lại những ghi chép của thư tịch cổ về đất nước những năm cuối thế kỉ XIV và đầu thế kỉ XV, chúng ta có thể sơ bộ khái quát những cải cách của nhà Hồ như sau :

a) Về chính trị :


Từ cuối thế kỉ XIV, chính sự của nhà Trần ngày càng đổ nát. Trong bối cảnh đặc biệt đó, Hồ Quý Ly đã bí mật và khôn khéo tìm cách xây dựng thế lực riêng cho mình. Sau khi thủ tiêu được hầu hết các đối thủ chính trị, Hồ Quý Ly đã táo bạo tiến hành mấy chủ trương lớn sau đây :

Năm 1397, ép buộc triều đình Trần Thuận Tông (1388-1398) phải dời đô vào An Tôn (đất này ngày nay thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá). Từ đây, Thăng Long đổi gọi là Đông Đô còn An Tôn thì gọi là Tây Đô, tuy nhiên, dân gian vẫn thường gọi thành Tây Đô là thành nhà Hồ. Ngày nay, thành nhà Hồ vẫn còn nhiều đoạn khá nguyên vẹn.

Năm 1398, ép buộc Trần Thuận Tông phải nhường ngôi cho con là Trần An, dẫu rằng Trần An lúc này chỉ mới được 2 tuổi. Trần Thuận Tông vì buồn nản mà phải bỏ đi tu nhưng mới được một năm thì bị Hồ Quý Ly sai người giết chết, hưởng dương 21 tuổi (1378-1399).

- Như trên đã nói, ngày 28-2-1400, Hồ Quý Ly đã cướp ngôi của nhà Trần và chính thức khai sinh ra một triều đại mới. đó là nhà Hồ (1400-1407). Ngay khi vừa lên ngôi, Hồ Quý Ly đã bỏ quốc hiệu cũ là Đại Việt (vốn đã được chính thức sử dụng từ năm 1054) và cho đặt quốc hiệu mới là Đại Ngu.

- Dưới thời nhà Hồ, một guồng máy nhà nước kiểu mới đã bước đầu được xây dựng. Ở đó, quyền lực chính trị cũng như kinh tế của đội ngũ quý tộc từng bước bị hạn chế để rồi cuối cùng là bị đẩy lùi trong khi đó, vai trò của lực lượng quan lại xuất thân từ bách tính ngày càng được đề cao.

b) Về quân sự :

Nhà Hồ đã có hai cải cách quan trọng. Một là quyết tâm xây dựng đội quân đông đến một triệu người. Để đạt được mục đích này nhà Hồ đã ghi biên hết vào sổ sách những nhân đinh từ hai tuổi trở lên và lấy đó làm số thực. Hai là ra sức cải tiến vũ khí. Hồ Nguyên Trừng (con trưởng của Hồ Quý Ly) đã có công sáng chế ra rất nhiều loại súng thần công - loại vũ khí được coi là lợi hại nhất trong giai đoạn lịch sử lúc bấy giờ của khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Hồ Nguyên Trừng cũng đồng thời là tác giả của loại thuyền chiến hai tầng, tầng trên dành cho lính chiến, tầng dưới dành cho lính chèo, không hề gây cản trở cho nhau.

Theo ghi chép của thư tịch cổ thì nhà Hồ đã ban hành khá nhiều những quy chế chặt chẽ về việc quản lí và huấn luyện các binh chủng của lực lượng vũ trang, tất cả được hệ thống và giới thiệu trong bộ ĐẠI NGU QUAN CHẾ - một trong hai công trình biên soạn lớn của nhà Hồ được sứ sách trân trọng nhắc đến.

c) Về kinh tế và xã hội :

Hồ Quý Ly đã ban hành ba cải cách lớn là phát hành tiền giấy, hạn điền và hạn nô. Phát hành tiền giấy là chính sách được thực hiện từ năm 1396 (thời Trần Thuận Tông, khi Hồ Quý Ly còn là Tuyên Trung Vệ Quốc Đại Vương) mà mục đích quan trọng nhất là thu gom đồ đồng trong khắp thiên hạ về để chế tạo vũ khí. Hạn điền được ban hành vào năm 1397 (cũng dưới thời Trần Thuận Tông và Hồ Quý Ly lúc này vẫn đang ở tước vị Tuyên Trung Vệ Quốc Đại Vương) với chủ đích là tấn công mạnh mẽ vào chế độ điền trang - thái ấp vốn là cơ sở quyền lực kinh tế của tầng lớp quý tộc họ Trần. Hạn nô được tiến hành từ năm 1401 (năm Hồ Quý Ly đã nhường ngôi cho con thứ là Hồ Hán Thương còn mình thì lên ngôi Thượng Hoàng) và cũng nhằm ý đồ lớn lao nhất là công phá chế độ bóc lột gia nô từng gắn bó với quý tộc họ Trần trong gần hai thế kỉ.

d) Về văn hoá và giáo dục :

Hồ Quý Ly đã mở rộng việc học, nhất là việc học ở vùng đồng bằng. Cải cách này được Tiến Sĩ Ngô Sĩ Liên khen rằng : "sao mà tốt đẹp đến như vậy". Về chế độ thi cử, nhà Hồ đã hai lần sửa đổi (lần thứ nhất vào năm 1396 và lần thứ hai vào năm 1404) với mục đích chính là làm sao để những người đỗ đạt có thể đủ khả năng tham gia giải quyết những vấn đề thiết thực do xã hội đương thời đặt ra. Hồ Quý Ly cũng đã ra sức đế cao chữ Nôm và chính bản thân Hồ Quý Ly cũng đã dịch toàn bộ Kinh thi cùng với thiên Vô dật trong Kinh Thư ra chữ Nôm. Tuy có gặp phải sự chống đối của một vài Nho gia cực đoan (những người chịu ảnh hưởng khá mạnh của tư tưởng Tống Nho) nhưng nói chung những cải cách về văn hoá và giáo dục của Hồ Quý Ly rất được hoan nghênh.

Như vậy, cải cách của Hồ Quý Ly trải rộng trên khá nhiều lĩnh vực khác nhau và công bằng mà nói, những cải cách này đều chứa đựng không ít những yếu tố táo bạo, tích cực và tiến bộ. Nhưng, vào cuối năm 1406, mượn chiêu bài chính trị "phù Trần diệt Hồ", quân Minh đã tràn sang xâm lược nước ta và thật đáng tiếc là cuộc kháng chiến do nhà Hồ lãnh đạo đã nhanh chóng bị thất bại. Nước ta bị quân Minh đô hộ trong khoảng 20 năm (từ giữa năm 1407 đến hết năm 1427).

_________________________
Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 5 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: CHƯƠNG THỨ HAI   Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 5 I_icon13Tue 23 Mar 2010, 01:19

2. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC THỜI THUỘC MINH (1407 - 1427)

Thời thuộc Minh (1407-1427) là một trong những thời đen tối nhất của lịch sử dân tộc. Bấy giờ, độc lập và chủ quyền của đất nước bị thủ tiêu, non sông gấm vóc của tổ tiên để lại bị triều đình nhà Minh coi là một bộ phận lãnh thổ của chúng. Giặc lập tức vất bỏ chiêu bài chính trị giả hiệu là "phù Trần diệt Hồ" và nhanh chóng thiết lập hai hệ thống chính quyền thống trị khác nhau. Hai hệ thống chính quyền này có mối quan hệ tất mật thiết với nhau, cùng tồn tại và bổ sung cho nhau, nhưng là hai chứ không phải là một. Thứ nhất là hệ thống chính quyền quân sự do các tướng lĩnh của nhà Minh trực tiếp nắm giữ. Thứ hai là hệ thống chính quyền dân sự do quan lại của nhà Minh cầm đầu. Tuy nhiên, nếu xét về tương quan quyền lực thực tế thì hệ thống chính quyền quân sự luôn ở vị trí chi phối.

(Bấy giờ nhà Minh đổi gọi nước ta là quận Giao Chỉ. Toàn bộ hệ thống hành chính và quan chức địa phương được cắt đặt lại, theo đó thì quận Giao Chỉ được chia thành 15 phủ, quản lĩnh 36 châu và 181 huyện. Đó là chưa kể đến 5 châu (quản lĩnh 29 huyện) trực thuộc thẳng vào chính quyền quận Giao Chỉ chứ không phải là cấp phủ).

Bên cạnh hàng loạt những thủ đoạn chính trị như vừa sơ bộ giới thiệu ở trên, thống trị nước ta, quan quân nhà Minh còn thực hiện rất nhiều chính sách tàn bạo khác. Bấy giờ, giặc đã cố tìm đủ mọi cách để ra sức vơ vét tài nguyên và của cải trên toàn cõi, trăm họ phải sống trong cảnh đói khổ lầm than, sự thể quả đúng như Nguyễn Trãi đã viết :

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời, lừa dân, đủ muôn nghìn kế,
Gây binh, kết oán trải hai mươi năm.


Theo ghi chép của chính sử Trung Quốc thì ngay trong cuộc xâm lăng năm 1407, quân Minh đã cướp được 235.900 con (gồm đủ các loại như voi, ngựa, trâu, bò), thu 13.600.000 thạch thóc. 8.670 chiếc thuyền và 2.539.800 vũ khí. Quân Minh bắt tất cả dân dinh từ 16 đến 60 tuổi đều phải luân phiên nhau di lao dịch, phục vụ cho việc xây dựng thành quách và dinh thự.

Để có thêm quân lính và cũng để tìm cách chia rẽ nhân dân ta, nhà Minh đã bắt lính rất gắt gao. Theo thế lệ quy định vào năm Vĩnh Lạc thứ 14 (1416) thì giặc quy định cứ trung bình hai hoặc ba suất đinh là bắt một suất lính và gọi lực lượng lính này là thổ binh. Bấy giờ, thổ binh thường chỉ làm nhiệm vụ canh phòng, bởi lẽ quân Minh không thực sự tin tưởng họ. Và để tiện việc đàn áp, nhà Minh đã tịch thu hết vũ khí từng có trong nhân dân, đồng thời, xây dựng một hệ thống thành luỹ dày đặc, sẵn sàng đè bẹp mọi phong trào đấu tranh của xã hội đương thời.

Về xã hội, chính sách quan trọng và nổi bật nhất được nhà Minh ráo riết tiến hành là bắt người. Năm bộ phận xã hội bị chúng bắt nhiều hơn cả là Nho sĩ có tài, thợ thủ công lành nghề, thầy bói, trẻ em trai và con gái đến tuổi trưởng thành. Chúng bắt Nho sĩ có tài không phải vì quá thiếu thốn nhân tài mà trước hết là bởi chúng muốn đẩy xã hội ta vào tình trạng ngu tối. Chúng bắt thợ thủ công lành nghề và ngay lập tức đưa họ về Trung Quốc để cưỡng bức lao động. Chúng tìm bắt các thầy bói chủ yếu vì muốn đề phòng việc xã hội ta lợi dụng bói toán để hoạt động chính trị. Giá thử có một ai đó cố tình mượn bói toán để loan tin rằng chẳng bao lâu nữa quân Minh sẽ phải tháo chạy về nước thì quả là nguy hại khó lường. Chúng bắt trẻ em trai đem về Trung Quốc, buộc phần lớn số này thành hoạn quan phục dịch trong cung đình và chuẩn bị trước cho những mưu đồ lâu dài. Chúng bắt con gái đã đến tuổi trưởng thành (nhất là những người có chút nhan sắc) đem về làm trò tiêu khiển cho bọn quan lại và tướng lĩnh nhà Minh. Theo các số liệu thống kê của chính sử Trung Quốc thì chỉ riêng tướng Trương Phụ đã bắt về Trung Quốc đến 9.000 người, trong đó có 7.700 thợ thủ công. Đối với những thành tựu văn hoá thiêng liêng của dân tộc ta, nhà Minh đã ngang nhiên cho phá huỷ hoặc tịch thu để đem về Trung Quốc. Theo Phan Huy Chú (1782 - 1840) thì ngoài việc chọn lựa để đưa về triều đình nhà Minh hơn 30 bộ sách quý. Số lượng những trước tác khác bị thất truyền bởi bàn tay tội lỗi của quân Minh là nhiều đến mức không thể thống kê hết. Bấy giờ, hàng loạt bia đá bị dập nát, vô số chuông, khánh và các hiện vật bằng đồng bị chúng tước đoạt. Bốn tác phẩm nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc có quy mô lớn nhất, kết tinh năng lực sáng tạo cả về kĩ thuật lẫn nghệ thuật thời Lý - Trần là An Nam tứ đại khí đã bị quân Minh nấu chảy để lấy đồng. (An Nam tứ đại khí gồm có : chuông Quy Điền (Thăng Long), vạc Phổ Minh (Nam Định), tháp Báo Thiên (Thăng Long) và tượng Phật ở chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh).

Dưới thời thuộc Minh, phong tục, tập quán và lễ nghi Trung Quốc được truyền bá ngày càng mạnh mẽ vào xã hội ta. Quân đô hộ coi đó là một trong những nội dung quan trọng nhất của quá trình thực hiện âm mưa đồng hoá. Tất cả các trường thi Nho học từ thấp lên cao đều bị đóng cửa, trong khi đó, những hoạt động mê tín dị đoan với nhiễu dạng thức khác nhau lại có cơ hội để trở nên thịnh hành.

Trong bối cảnh đặc biệt như vậy, mâu thuẫn giữa một bên là toàn thể nhân dân ta bị mất nước và bị áp bức bóc lột tàn tệ với một bên là quân Minh xâm lược và đô hộ ngày càng trở nên sâu sắc. Vùng dậy đấu tranh để giành độc lập là một tất yếu của lịch sử đương thời.

_________________________
Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 5 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Sponsored content




Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần   Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 5 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Danh Tướng Việt Nam 1 - Nguyễn Khắc Thuần
» Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần
» Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 4 - Nguyễn Khắc Thuần
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 3 - Nguyễn Khắc Thuần
Trang 5 trong tổng số 7 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Lịch Sử-