Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
50 năm Hải chiến Hoàng Sa by Trà Mi Today at 10:58

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Today at 10:46

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Trà Mi Today at 10:37

Mái Nhà Chung by mytutru Today at 01:23

EM CHIM HÁT HAY QUÁ by mytutru Yesterday at 22:29

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:55

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 18 May 2024, 11:27

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Sat 18 May 2024, 11:17

SƯ Minh Tuệ by mytutru Sat 18 May 2024, 01:55

MÂY NGŨ SẮC 13.05.2024 by mytutru Sat 18 May 2024, 01:48

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 17 May 2024, 15:49

Chết rồi! by Phương Nguyên Thu 16 May 2024, 17:43

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 16 May 2024, 13:33

Nguyễn Thái Học 1902- 1930 (Nhượng Tống) by Ai Hoa Wed 15 May 2024, 10:25

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 15 May 2024, 10:08

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Wed 15 May 2024, 07:34

4 chữ by Tinh Hoa Mon 13 May 2024, 20:23

CÁC LOÀI CHIM ĐẸP by mytutru Sun 12 May 2024, 10:51

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Sun 12 May 2024, 00:04

Lục bát by Tinh Hoa Sat 11 May 2024, 14:33

QUY NHƠN TÔI YÊU by phambachieu Fri 10 May 2024, 16:51

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 05 May 2024, 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5  Next
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7118
Registration date : 01/04/2011

Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh   Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh - Page 2 I_icon13Fri 16 Aug 2019, 09:58

Chương 5.
THÀNH-TÂM NGHINH GIÁ


Thanh-Nhân ngợi khen Lê-Văn-Quân, Phan-Đình-Trụ, cùng tất cả tướng-sĩ vì nhờ phóng hỏa đốt thuyền được thành-công nên mới mở đường cho các đội khác được toàn thắng.

Thanh-Nhân dạy [5] Đình-Trụ đem hết thương-binh với tù-binh vào thành, dạy Lê-Văn-Quân coi cứu chữa mấy chiếc thuyền còn cháy, đợi sáng rồi sẽ nhập thành. Thanh-Nhân cùng Trần-Hạo đi quan-sát đủ các chiến-địa, đến gần sáng mới vô thành đặng hội-hiệp với Tham-Mưu Trưởng và các tướng lãnh cầm quyền chỉ-huy.

Quan-sát trong thành thì Tây-Sơn xúc lúa chưa hết, kho tiền vẫn còn nguyên.

Minh-Giám đề nghị:

- Xuất tiền trong kho mua trâu heo mà khao thưởng tướng-sĩ, mua thuốc và đòi lương-y vào thành để chăm-nom, cứu thương;

- Cho Dương-Trung-Cự với Huỳnh-Thiên-Hà đưa đoàn thuyền và lương-thực trở về Ba Giồng đặng báo tin đại thắng cho các chủ xóm với phụ-huynh các chiến-sĩ hay;

- Kiểm-điểm cả hai bên coi mỗi bên bị thương bao nhiêu, bị tử-trận bao nhiêu;

- Tra-vấn tù-binh coi tướng-soái Tây-Sơn là ai, trốn chạy ngã nào;

- Phân binh từ toán nhỏ đi tìm bắt tướng-sĩ Tây-Sơn chạy trốn;

- Sai người thám-dọ coi Chúa Nguyễn Định Vương lánh-nạn ở chỗ nào đặng đem binh nghinh giá về thành rồi bố-cáo khắp đất Gia-Định về sự Nghĩa-binh Đông-Sơn an dân cứu nước được thành-công rực-rỡ.

Thanh-Nhân chấp-thuận các điều và giao cho Phạm-Háo-Nghĩa bên văn với Võ-Nhàn bên Võ lãnh thi-hành đề-nghị của Tham-Mưu Trưởng.

Những thân-hào và trí-thức trong Phan-Yên Trấn hay nghĩa-binh Đông-Sơn đã đánh dẹp được bọn Tây-Sơn, khắc-phục được thành Sài-gòn thì đem rượu thịt đến khao quân và cung-hạ tướng lãnh có công an dân cứu nước. Lá cờ có đề chữ “Đông-Sơn Nghĩa-Binh” treo trước cửa thành gió thổi phất phơ có vẻ vừa xinh tươi, vừa hùng-dõng.

Người thệ tâm phụng-sự thần công-lý, quyết chí tận tụy với công ích, dầu làm việc gì cũng do lương-tri, do chánh-đạo, không mưu lợi cầu danh cho mình, chỉ lo làm phương tiện chung, lo xây hạnh-phúc chung, bởi vậy hành-sự rất dễ-dàng mà cũng mau-lẹ.

Võ-Nhàn với Phạm-Háo-Nghĩa thuộc về hạng người đó, bởi vậy làm việc rất mau lẹ, mới lãnh huấn-thị của Thanh-Nhân hồi sớm mơi thì buổi chiều vào trước mặt Tổng Chỉ-Huy Thanh-Nhân mà tường-thuật các việc của bề trên dạy điều-tra và thi-hành.

Võ-Nhàn nói trước về phận-sự của mình:

- Đã khoản-đãi tuớng-sĩ hồi trưa rồi;

- Số người tử trận: bên Đông-Sơn không có người nào. Còn bên Tây-Sơn chết 5 người, được chôn cất tử tế. Số người nhảy xuống sông không biết có ai chết đuối hay không, sớm quá nên chưa thấy thây nổi lên mặt nước;

- Số người bị thương: bên Tây-Sơn đếm tới 65 nguời, có vài người nặng. Còn bên Đông-Sơn có 4 người bị thương, song vết thương sơ sài không đáng kể;

- Đã có rước lương-y và mua thuốc để trị bịnh cho thương binh rồi;

- Số tù-binh bắt được cộng hết tới 123 người;

- Kiểm-điểm số binh Đông-Sơn còn đủ hết, không thiếu một người nào;

- Đã có cắt binh đi khám xét các làng trong vùng đề tìm bắt quan quân Tây-Sơn ẩn trú;

- Đã có sai người đi thám dọ tin-tức Chúa Nguyễn Định-Vương và các quan hộ-giá;

- Trong 25 chiếc thuyền của Tây-Sơn có 3 chiếc mở đỏi chèo đi nên vượt khỏi. Còn 22 chiếc bị đốt, có 6 chiếc chìm, 7 chiếc cháy sơ-sài có lẽ sửa lại mà dùng được và 9 chiếc cháy nhiều chưa chìm, nhưng hết dùng. Lúa chở xuống thuyền rồi đều bị cháy.

Phạm-Háo-Nghĩa tiếp và nói:

- Đoàn thuyền Ba Giồng đã trở về hết. Có bản thông-cáo cho Nương-nương và các chủ xóm hay nghĩa-binh Đông-Sơn toàn thắng nên thành-công mỹ-mãn.

- Tra-vấn tù binh nên được biết Nguyễn-Lữ là em của Nguyễn-Nhạc và anh của Nguyễn-Huệ, cầm quyền chủ soái đem một ngàn binh vào chiếm thành Sài-gòn và lấy lúa cho thuyền chở về Qui-Nhơn đặng tiếp tế binh Tây-Sơn;

- Khi binh Đông-Sơn xông vào cửa trước thì Nguyễn-Lữ với chừng một trăm lính mở cửa sau tẩu thoát, không biết chạy hướng nào;

- Đạo binh Gia-Định dưới quyền chỉ-huy của quan Lưu-Thú Long-Hồ, chiến thắng lần lần ra tới Phú-yên. Cách mấy tháng trước mắc mưu của Nguyễn-Nhạc nên không đề phòng, mới bị Nguyễn-Huệ đánh bại. Hiện giờ binh Gia-Định tản lạc trong vùng Phú-Yên với Khánh-Hòa, không còn lực-lượng mạnh-mẽ nữa, bởi vậy Nhạc mới thừa hư mà sai Lữ vào chiếm đất Gia-Định đặng lấy lúa gạo nuôi binh.

Được biết tin lức nầy Minh-Giám nói với Thanh-Nhân: “Tin nầy quan-hệ lắm. Thế-lực của Tây-Sơn mạnh-mẽ rồi. Chúng nó lại bắt đầu dòm ngó đất Gia-Định, quyết chiếm đặng thâu lúa gạo. Nguyễn-Lữ chạy vuột, chi cho khỏi nó về Qui-Nhơn thông tin. Rồi đây Tây-Sơn chắc sẽ cử đại-binh vào đánh Gia-Định, trước báo thù, sau chiếm đất. Vậy chúng ta phải mau mau tìm cho được Chúa Định-Vương rước về đặng cậy oai-tín của Ngài mà hiệu-triệu đại chúng phải ứng-nghĩa cần-vương, đặng tổ chức quân-đội cho đông, cho mạnh, sửa thành-lũy cho chắc-chắn, lập thêm đồn cho nhiều, ngữ mấy chỗ yếu hiểm mà ngăn giặc. Nếu hẳng-hờ giải-đãi, sợ e chẳng khỏi tai-hại.”

Thanh-Nhân châu mày, gặc đầu, và biểu Háo-Nghĩa với Võ-Nhàn sai thêm người đi dọ-dẫm mà tìm cho được Chúa Định-Vương.

Trong mấy ngày sau, mỗi ngày người ta có bắt giải về thành năm bảy tên quân Tây-Sơn trốn ở trong xóm, trong làng. Những quân bị bắt mới cũng như tốp 123 tù-binh cũ, người nào cũng sợ bị giết nên quì lạy khóc-lóc cầu xin tha-thứ và cho đầu hàng để nhập-ngũ làm binh Đông-Sơn.

Thanh-Nhân bổn tánh chánh-trực, trung-thành, thấy giặc xin hàng đầu đặng trở mặt đánh với Tây-Sơn thì bất-bình nên không chịu nhận vào hàng-ngũ quân-đội Đông-Sơn. Nghĩ vì thâu nhận đồ phản-bội, ai mạnh thì chúng nó bợ-đỡ xin theo, bữa nay Đông-Sơn mạnh chúng nó xin theo mình, ngày mai Tây-Sơn mạnh còn mình suy, chúng nó cũng sẽ bỏ mình mà theo Tây-Sơn lại, Thanh-Nhân dạy Võ-Nhàn dùng tù-binh làm nhơn-công đặng bồi thành đấp lũy mà thôi, chớ không nên cho vào hàng ngũ quân-đội.

Thiệt người ta gia-công tìm kiếm rất kỹ-lưỡng nhưng chỉ bắt được có mấy chục tên tiểu-tốt như vậy mà thôi, còn chủ soái Tây-Sơn là Nguyễn-Lữ vuột đi mất tìm không gặp được.

Tuy hồi thế-kỷ 18 chưa có báo chí, chưa có vô-tuyến truyền-thanh, nhưng mà cái tin nghĩa binh Đông-Sơn đại phá Tây-Sơn, đốt tiêu mấy chục chiến thuyền, đánh tan đại binh, khắc phục thành lũy, nhờ cách truyền-khẩu mà khắp cả đất Gia-Định, từ Đồng-Nai, Bến-Nghé xuống Tiền, Hậu lưỡng giang, đâu đâu người ta cũng hay hết thảy. Nghĩa binh Đông-Sơn được thinh-danh lừng-lẫy làm cho hạng thanh-niên gần xa đều kỉnh-ái, nên rủ nhau đến tình nguyện xin nhập hàng-ngũ đặng góp sức vào công cuộc giúp nước cứu dân.

Với hạng thanh-niên thành-tâm thiện-chí nầy thì Thanh-Nhân lấy làm vui lòng mà thâu-nhận. Bao nhiêu người tới xin nhập đội ngũ đều cho hết vì sẵn có tiền, có lúa đầy kho, đầy lẫm, thiếu thốn gì mà lo. Thanh-Nhân mơ-ước binh Đông-Sơn lên cho được một muôn đặng đại-chiến với Tây-Sơn một lần cho chúng nó biết hùng-tâm hào-khí của người tắm gội với dòng nước ở sông Cửu-Long, trưởng thành nhờ hột gạo trắng ở đất Gia-Địinh.

Một bữa, Phạm-Háo-Nghĩa báo tin cho Thanh-Nhân với Minh-Giám hay rằng người ta tìm gặp Chúa Định-Vương ẩn-trú trong chùa ở trên núi Châu-Thới với một hoàng-tử và 4 đại-thần. Hỏi đi hỏi lại chắc chắn rồi. Thanh-Nhân với Minh-Giám mới tổ-chức cuộc nghinh-giá.

Vì Thanh-Nhân không thông lễ-nghi theo triều-đình nên đem theo hai nhà văn học là Trần-Minh-Giám với Phạm-Háo-Nghĩa đặng nhắc chừng cho khỏi thất lễ. Lại muốn cho cuộc nghinh-giá có vẻ oai-nghiêm, nên dạy hai tướng Lê-Văn-Quân với Võ-Nhàn theo đặng hộ-giá. Mỗi tướng chỉ-huy 200 binh hùng tráng, mặc nhung-phục một sắc và thượng hai cây cờ “Đông-Sơn Nghĩa-Binh” thiệt lớn. Đội binh của Võ Nhàn đi trước trương cờ giống trống, kế đó là hai cái kiệu trải nhung màu vàng. Thanh-Nhân, Minh-Giám và Háo-Nghĩa mặc áo tràng đi tiếp theo rồi đội binh Lê-Văn-Quân đi hậu tập, cũng có cờ trống.

Nghi-tiết sắp-đặt xong rồi mới sai một toán lính đi trước bày thuyền chực sẵn đặng rước đoàn nghinh-giá qua sông Bến-Nghé. Đến nửa đêm, đoàn nghinh-giá mới khởi-hành, tính đi chừng đó đặng tảng sáng lên tới núi Châu-Thới rồi về cho khỏi tối.

Đi nhằm đêm 16 nên trăng tỏ gần như ban ngày, bởi vậy chẳng có điều chi trở-ngại. Thiệt trời vừa sáng thì đoàn nghinh-giá đã tới chưn núi. Thanh-Nhân dạy binh-sĩ và phu khiêng kiệu ở đó mà chờ. Thanh-Nhân sửa khăn áo tề chỉnh rồi đi lên chùa với Minh-Giám, Háo-Nghĩa, Võ-Nhàn và Lê-Văn-Quân.

Định-Vương, Hoàng-Tử Nguyễn-Phước-Ánh với bốn quan hộ-giá đã thức dậy rồi. Ông Thủ-tự trụ-trì tại chùa thấy năm người khách lạ lên sân thì lật-đật bước ra hỏi đi lên chùa có việc chi.

Thanh-Nhân đáp: “Chúng tôi là tướng lãnh chỉ-huy đạo nghĩa-binh Đông-Sơn đóng tại thành Sài-gòn. Chúng tôi mới hay Chúa Nguyễn lánh nạn ở chùa nầy nên lật-đật đem binh nghinh-giá về thành. Vậy ông làm ơn tâu giùm với Hoàng-thượng cho phép chúng tôi vào bái-yết”.

Thủ-tự biểu đứng ngoài mà chờ để ông vào tâu giùm cho. Ông Thủ-tự đi một hồi thì có một người sầm-sầm ra hỏi: “Mấy người có việc chi mà xin bái-yết Hoàng-thượng?”

Thanh-Nhân nói lại y như đã nói với ông Thủ-tự hồi nãy. Người ấy đứng nhắm-nhía từng người rồi hỏi: “Mấy người nói mấy người thuộc đạo binh Đông-Sơn đương đóng tại thành Sài-gòn, nghe nói Hoàng-Thượng ở đây nên đến nghinh-giá. Binh Đông-Sơn là binh gì? Ở đâu ?”

Thanh-Nhân đáp:

- Tôi xin bái-yết Hoàng-Thượng rồi tôi sẽ tâu rõ cho Hoàng-Thượng nghe.

- Không được. Ông phải nói cho tôi hiểu đặng tôi xét coi nếu đáng cho ông bái yết thì tôi sẽ tâu với Hoàng Thượng. Có phải ai muốn bái yết Hoàng-Thượng cũng được hết đâu.

- Khó dữ vậy hay sao ? Xin lỗi ông vậy chớ ông là ai mà tôi có lòng tốt nghe vua mắc nạn tôi đem binh nghinh-giá về tôi phò mà ông lại ngăn cản không cho tôi bái-yết vua ?

- Tôi là Hà-Khâm, một vị đại-thần tại Triều, tôi theo hộ-giá Hoàng-Thượng.

- Ông nói ông là đại-thần tại Triều. Bây giờ tại Châu-Thới có lẽ ông hết đại-thần rồi chớ, phải hôn ? Còn hộ giá sao ông đưa Hoàng-Thượng lên chùa nầy làm chi ? Ông vào tâu với Hoàng-Thượng đi. Ông nói có Đỗ Thanh-Nhân, Tổng Chỉ-Huy đạo nghĩa-binh Đông-Sơn, ngày mùng 6 đã phá tan đạo binh Tây-Sơn của Nguyễn-Lữ, đốt cháy tiêu 20 chiếc thuyền của giặc, khắc-phục thành Sài-gòn lại. Nay Nghe Hoàng-Thượng lánh nạn ở đây, nên đem binh nghinh-giá về thành đặng phò-tá. Ông vào tâu như vậy đi. Như Hoàng-Thượng không bằng lòng nói chuyện với tôi thì Hoàng-Thượng chịu khó bước ra cửa nói một tiếng cho tôi biết rồi tôi về. Tôi không muốn thấy một người khác á-quyền vua chúa đặng làm mưa làm gió, hống-hách thiên-hạ, vua chúa không hay gì hết. Vì cái thói đó mà hư hại nhiều lắm rồi. Sao không chịu bỏ, cứ làm hoài vậy ?

Quan hộ-giá Hà-Khâm giận đỏ mặt, ngặt lời của Thanh-Nhân xuyên-tạc mà quạu-quọ cứng-cỏi quá làm cho ông khiếp sợ, không dám tự cao tự trọng nưa.

(còn tiếp)

______________

[5] sai

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7118
Registration date : 01/04/2011

Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh   Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh - Page 2 I_icon13Mon 19 Aug 2019, 08:48

Chương 5.
THÀNH-TÂM NGHINH GIÁ

(tiếp theo)



Minh-Giám muốn hòa đặng chung lo đại-sự, bởi vậy ông lật-đật mấy lời nhỏ nhẹ là yêu cầu: “Quan Hộ-giá phò chúa tự-nhịên ngài phải dè-dặt, gạn hỏi kỹ-lưỡng. Chúng tôi đây là bọn ngoại thần, ngài chưa biết nên ngài dụ-dự vậy là phải. Bây giờ ngài biết rồi, vậy xin ngài tâu giùm với Hoàng-Thượng an lòng để cho chúng tôi nghinh-giá trở về thành đặng trong ngoài hiệp-lực, trên dưới đồng-tâm, chung lo mưu định kế quét sạch xóm kiến chòm ong, khuông phò giang-san xã tác”.

Lời nhỏ-nhẹ ấy giúp cho quan Hộ-giá có đường lùi bước khỏi mất danh-dự oai-quyền, bởi vậy ông xây lưng trở vô chùa, vừa đi vừa nói: “Ở đó mà chờ, để ta vô tâu giùm cho”.

Minh-Giám ngó Thanh-Nhân mà cười và nói nhỏ-nhỏ: “Ông nóng-nảy quá. Phải nhẫn nhịn một chút chớ. Lưỡi mềm nên còn hoài, răng cứng nên phải gãy, ông quên hay sao ? Mình muốn làm việc lớn cho thành-công thì phải êm dịu, mềm-dẻo mà mua lòng thiên-hạ mới được”.

Thanh-Nhân nói: “Thà là chúng ta dắt nhau trở về Ba Giồng làm ruộng lấy lúa mà nuôi nhau, vui hơn là chung-chạ với giống người bất tài mà phách lối quá, tôi bực mình chịu không nổi”.

Võ-Nhàn nói: “Tôi đồng ý với Đỗ đại-nhơn...”

Võ-Nhàn nói chưa dứt lời thì có một người khác trong chùa hăm-hở bước ra nói lớn: “Cho phép mấy người vào”.

Mấy anh em vào chùa. Thanh-Nhân đi trước bốn người kia tiếp nối theo sau.

Chùa cất trên núi, lợp mái tranh, lúm-túm chật-hẹp.

Thanh-Nhân thấy một người trai lối 22 tuổi với một cậu nhỏ lối 13 tuổi đương ngồi trên một bộ ván, có bốn người trộng tuổi đứng hai bên. Thanh-Nhân chắc hai người trai trẻ đó là Chúa với Hoàng-Tử nên xâm-vâm đi ngay lại đứng trước mặt.

Một trong bốn người đứng hai bên bộ ván nói lớn: “Quì xuống rồi sẽ tâu”.

Thanh-Nhân không thèm kể, đứng chấp tay xá mà thôi. Mấy người đứng sau cũng làm y như vậy.

Thiệt người trai trộng tuổi ngồi trên ván đó là Chúa Định-Vương. Chúa ngó Thanh-Nhân mà hỏi: “Ngươi xưng ngươi là Đỗ-Thanh-Nhân đem nghĩa-binh Đông-Sơn đánh tan binh Tây-Sơn của Nguyễn-Lữ, đoạt thành Sài-gòn lại rồi tìm ta mà nghinh-giá, phải vậy hay không ?”.

-     Tâu Hoàng-Thượng, phải.

-     Đông-Sơn nằm về phía nào ?

-     Tâu Hoàng-Thượng, ở vùng Ba Giồng, theo mé sông lớn gọi là Tiền-Giang.

-     Sao mà lập nghĩa-binh như vậy ?

-     Vì hay quan Lưu-Thú Long-Hồ cử binh Gia-Định đem ra ngoài dẹp giặc Tây-Sơn. Anh em chúng tôi tập luyện hạng trai trẻ đất Ba Giồng mà tạo thành đội ngũ phòng khi giúp nước cứu dân. Chúng tôi hay Tây-Sơn chiếm Sài-gòn mới đem binh nghĩa-dõng lên mà đánh.

-     Ngươi làm quan ngồi chức chi mà được lập binh nghĩa-dõng ?

-     Tâu Hoàng-Thượng, cả thảy bọn tôi đều là dân thường, không có ai làm quan.

-     Kỳ dữ hôn ! Binh của ngươi được bao nhiêu ?

-     Một ngàn.

-     Có một ngàn mà đánh bại Tây-Sơn được sao ?

-     Hôm đánh Tây-Sơn tôi đem có 800. Nhờ tôi dụng kế nên được toàn thắng.

-     Ngươi bắt được Nguyễn-Lữ hay không ?

-     Tâu Hoàng-Thượng, không được. Vì binh ít quá, phân nửa đánh đốt thuyền, phân nửa xung-phong hãm thành, không đủ binh mà chận hết các cửa thành, bởi vậy Lữ mới thoát chạy khỏi.

-     Lữ thất bại, nếu Tây-Sơn sai Huệ cử đại binh vô đánh báo thù, Đông-Sơn có một ngàn binh thì nhà ngươi làm sao mà chống cho nổi ?

-     Tâu Hoàng-Thượng, xuất trận thường nhờ thao-lược của tướng và nhờ dõng-cảm của binh nên chiến-thắng, chớ không phải nhờ binh đông. Tướng-sĩ có tinh-thần chiến-đấu mạnh-mẽ, 10 người có thể chống 100 người.

-     Nguyễn-Huệ là một kiện-tướng, trí tài gồm đủ, chẳng nên khinh-thường. Nếu có binh đông hơn mình, nó thắng càng dễ dàng.

Minh-Giám thấy Thanh-Nhân cùng lý đứng ngơ-ngáo, nên bước tới mà nói giúp:

-     Tâu Hoàng-Thượng, Đông-Sơn nghĩa-sĩ đánh Tây-Sơn đại-bại làm cho hùng-tâm của người Gia-Định bừng dậy. Mới 10 bữa rày mà thanh-niên cường-tráng nườm-nượp tới xin ghi tên nhập đội ngũ hơn 400 rồi. Nếu Hoàng-Thượng về thành truyền hịch hiệu-triệu quần-chúng cứu quốc cần-vương, chắc-chắn người ta sẽ rần-rần kéo tới tình-nguyện đi lính. Hoàng-Thượng muốn mấy muôn binh cũng sẽ có đủ.

-     Người Gia-Định ở xa Triều-Đình quá, chắc gì họ sẵn lòng kỉnh ái nhà vua.

-     Tâu Hoàng-Thượng, dân Gia-Định trung-thành mà thêm nghĩa-dõng nữa

Định-Vương suy-nghĩ nuột chút rồi nói: “Thôi, các ngươi xuống núi mà chờ, để ta bàn tính lại coi rồi ta sẽ phán đoán”.

Mấy người cúi đầu xá Định-Vương với Hoàng-Tử mà lui ra, không thèm ngó bốn quan hộ giá.

(còn tiếp)

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7118
Registration date : 01/04/2011

Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh   Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh - Page 2 I_icon13Tue 20 Aug 2019, 08:53

Chương 5.
THÀNH-TÂM NGHINH GIÁ

(tiếp theo)



Thanh-Nhân dắt bốn bạn đồng chí đi luôn xuống núi, thấy tướng-sĩ đương lui-cui nấu cơm thì cười mà nói: “Ừ, cứ nấu cơm ăn cho no mà chờ. Không biết chừng trưa hoặc tối mới về được”.

Lê-Văn-Quân nói: “Chúa còn trẻ tuổi quá nhưng nói chuyện đàng hoàng chớ không phải phách-lối như mấy cha kia”. Thanh-Nhân nói: “Cha Hà-Khâm phách-lối bị tôi hạ rồi xuôi cò, hết dám hó-hé nữa”. Háo-Nghĩa nói: “Họ là cận-thần, họ ỷ vua chúa yêu nên họ hống-hách”. Võ-Nhàn ưa làm ít ưa nói, nhưng cũng phải xen vài tiếng: “Ngán quá !”, rồi bỏ đi xem quân-sĩ nấu cơm.

Cơm nấu chín rồi, một người vào nhà lá gần đó mượn chén đũa đem ra để cho người bề trên ăn, còn binh-lính không có chén thì xé lá chuối đựng cơm rồi bốc tay mà ăn với muối, vì đói bụng phải ăn cho no mà sống, nên không cần ăn theo bực đài-các, phải có đũa ngà chén kiểu, phải có thịt nướng, cá chiên.

Chờ đến xế mới có một người trên chùa xuống dạy sửa-soạn, đặng một lát nữa Chúa xuống mà về thành.

Người ấy thấy hai cái kiệu thì bước lại mà xem rồi nói: “Có hai cái kiệu thì Hoàng-Thượng với Đức Ông ngồi được rồi. Cha chả còn bốn quan hộ-giá đi bằng cái gì ?”.

Thanh-Nhân trợn mắt nói: “Đi bằng cặp giò cũng như chúng tôi đây vậy. Các quan không có giò hay sao ?”. Nói rồi xây lưng đi coi cho Võ-Nhàn với Lê-Văn-Quân dàn binh tề-chỉnh, cờ trống sẵn-sàng.

Minh-Giám muốn làm dịu bớt mấy lời gay-gắt của Thanh-Nhân nên bước lại nói với người trên chùa sai xuống: “Chúng tôi nghinh giá không dè có các quan mà sắp-đặt. Lại xứ nầy không có xe, cũng không có ngựa, thôi thì phải rán đi bộ với nhau chớ biết làm sao. Đời giặc-giã phải chiu cực một chút”.

Người ấy cười mà đáp:

- Chớ sao ? Chạy giặc là còn muốn làm hơi đài-các sao được. Có hai kiệu cho Chúa với Đức Ông ngồi, đó là quí lắm rồi. Tôi tưởng có ngựa nên tôi hỏi cho biết vậy thôi. Nếu không có thì đi bộ. Vậy chớ hôm chạy lên đây lại đi cái gì.

- Hôm đó ai đưa lên dây ?

- Có ai đâu.

- Vậy chớ quan Trấn-thủ thành Sài-gòn ổng không đưa đi hay sao ?

- Không. Ổng chỉ đường cho chúng tôi hộ giá đi trước. Ổng nói để ổng ở lại chống giữ chừng nào thành mất rồi ổng sẽ theo sau.

- Hứ ! Ổng nói gạt cho Hoàng-Thượng đi rồi ổng trốn đi ngã khác, bởi vì người ta nói đêm đó trong thành trốn đi hết. Đến sáng thì thành trống trơn không còn một tên lính. Có ai chống giữ gì đâu.

- Vậy à ! Té ra ổng sợ đi theo Hoàng-Thượng rồi bị họa chung, nên ổng nói dối đặng bét đi ngã khác. Làm quan như vậy xấu-hổ quá.

- Nghe nói ở đây gần Trấn-Biên, sao mấy quan Hộ-giá không phò Hoàng-Thượng đi thẳng lên đó đặng có quan quân gìn-giữ ?

- Trên chùa cũng có nói cho chúng tôi biết Trấn-Biên ở dựa sông Đồng-Nai, mé bên kia. Nhưng chúng tôi sợ binh Tây-Sơn chiếm Phan-Trấn rồi kéo lên đánh luôn Biên-Trấn nữa, nên ẩn-trú trên núi nầy yên hơn.

- Ông cũng là quan Hộ-giá phải hôn ?

- Phải. Hộ-giá bốn ông: Hai văn hai võ. Tôi với ông Hà-Khâm là văn. Tôi tên là Lê-Đại-Chí. Ông Hà-Khâm là người ra hỏi mấy ông hồi sớm mơi đó. Còn hai quan võ là ông Trương-Hậu với ông Hồ-Văn-Lân.

Hai người nói chuyện tới đó thì thấy Chúa với Hoàng-Tử xuống núi, ba quan hộ-giá theo sau. Thanh-Nhân ra dấu dạy Võ-Nhàn với Lê-Văn-Quân gióng trống phất cờ, rồi cùng với Minh-Giám chực tiếp Chúa. Chúa khoát tay biểu ngừng trống, nói nên đi êm, chớ không nên trống phách tưng-bừng.

Thanh-Nhân với Minh-Giám thỉnh Chúa với Hoàng-Tử lên kiệu, rồi ra lịnh cho tiền-đội khởi-hành. Bốn quan hộ giá chia nhau đi hai bên cái kiệu, mỗi bên một võ một văn. Thanh-Nhân, Minh-Giám với Háo-Nghĩa đi phía sau kiệu mà gìn-giữ.

Lìa vùng sơn-cước với quang-cảnh chứa-chan thú-vị, trên nhành chim kêu cheo-chét, bên đường nai nhảy lăng-xăng, rồi tới đất Linh-Chiểu cao thấp dốc liên-miên trải qua rừng tịch-mịch. Đầu nầy cặp vượn hú-hí chuyền con đặng chào khách, xa kìa bầy thỏ thảnh-thơi kiếm có mà ăn trưa. Bức tranh thiên-nhiên nó đẹp-đẽ, nó an-tịnh vô cùng, tại sao loài người không chịu thưởng-thức cho khỏe trí vui lòng, để đi tìm chỗ chộn-rộn lợi danh rồi sanh đấu-tranh thù oán.

Qua khỏi sông Bến-Nghé trời đã nửa chiều. Bóng tà-dương chói mấy cụm vườn trong xóm mù xa, nước Ngư-Chữ ngập mấy khoảnh ruộng cho lúa tươi tốt.

Thanh-Nhân kêu dặn Võ-Nhàn đi săn bước đặng nhập thành trước tối cho Chúa nghỉ-ngơi.

Vì có lời của Minh-Giám dặn trước, Nguyễn-Lượng với Thứ-Tiên đã cắt người canh chừng, bởi vậy đoàn nghinh-giá đương qua sông Bến-Nghé trong thành đã hay. Tướng-sĩ sắp hàng đặng hầu đón từ ngoài cửa vô trong sân, làm cho lễ tiếp giá ra vẻ trang-nghiêm long-trọng.

Mặt trời vừa chen lặn thì đoàn nghinh-giá cũng vừa tới. Trong thành nổi trống tưng-bừng, nhơn-dân đón xem náo-nức.

Kiệu vào sân, Chúa Định-vương với Hoàng-Tử Ánh bước xuống, đứng ngó binh-đội dàn hầu, hàng ngũ chỉnh-tề, tướng-mạo hùng-tráng, Chúa gặc đầu mà cười, sắc mặt vui tươi biểu-lộ tấm lòng yên-ổn.

Thanh-Nhân với Minh-Giám mời Chúa vào dinh cho văn-nhơn võ-tướng Đông-Sơn bái-yết. Rồi đó lễ nghinh-giá mới chung-tất, trên an lòng, dưới phỉ chí.

(còn tiếp)

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7118
Registration date : 01/04/2011

Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh   Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh - Page 2 I_icon13Wed 21 Aug 2019, 12:03

Chương 6
ĐỖ NƯƠNG-NƯƠNG DIỄN VÕ

Bữa sau, nhằm một buổi sớm mai tưng bừng sáng-lạng, ngọn gió phớt qua mát-mẻ, mặt trời giọi nắng dịu-dàng, cỏ cây tươi cười, cảnh vật phơi màu xinh đẹp.

Lê-Văn-Quân, Võ-Nhàn cùng vài anh em võ-sĩ khác đương đứng trong diễn-võ-trường chỉ cho mấy trăm thanh-niên mới nhập-ngũ luyện tập tấn thối chạy nhảy cho gọn-gàng.

Hai quan Hộ-giá võ-biền là Trương-Hậu với Hồ-Văn-Lân đắt nhau đi dạo, tới võ-trường thấy binh-lính tập-dượt thì đứng lại xem chơi. Trương-Hậu nói: “Giặc đã nổi tứ-tung mà mới bắt đầu tập lính thì chừng nào mới ra trận”.

Hồ-Văn-Lân cười và nói: “Tập trễ mà có tập thì còn hơn có thì-giờ mà không thèm tập gì hết”. Hai người trao đổi ý-kiến có mấy câu rồi dắt nhau đi xuống mé sông, muốn xem coi thiệt có thuyền Tây-Sơn bị đốt hay là người ta nói dối.

Trong lúc ấy Thanh-Nhân đương ngồi nghe ông Minh-Giám đọc lại tờ hịch hiệu-triệu quần-chúng cứu quốc cần-vương của ông mới đặt thử hồi khuya.

Thanh-Nhân nghe rồi, cho lời-lẽ tha-thiết như vậy có thể cảm-xúc lòng dân, nên khuyên ông Minh-Giám đem trình cho Chúa xem rồi gởi đi các Trấn dạy sao lại mà bố-cáo trong các làng xóm.

Minh-Giám lắc đầu nói: “Đưa ngay cho Chúa coi, thế không tiện. Chúa có hai quan Hộ-giá văn-biền. Mình phải do hai ông ấy trước, cậy tâu với Chúa giùm cho mình thì mới khỏi trắc-trở. Nếu mình làm mà không thèm kể hai ông ấy, họ giận họ kẻ vạch rồi hư việc hết.”

Thanh-Nhân trợn mắt đứng dậy nói:

- Trời ơi ! Mình làm việc nầy là làm cho chúa chớ có làm cho mình đâu. Mình có lợi ích gì là phải cúi-lòn bợ-đỡ nhứt là bợ thằng cha Hà-Khâm phách lối hôm qua đó, tôi không thể bợ được.

- Ông đừng nóng chớ. Muốn làm việc lớn, phải mềm dẻo, phải tùy tục, phải biết tâm-lý, phải thuận nhơn-tình. Ông là người cang-trực, ông không chịu làm như vậy thì để tôi làm cho. Ông ngó lơ, đừng thèm nói gì hết. Duy có thành-công là đáng kể. Làm cách nào cũng được, miễn thành-công thi thôi.

- Phải chịu nhục nhã mới được thành-công cũng nên chịu nữa hay sao ?

- Có gì đâu mà nhục. Gây tình hòa-nhã đặng chung lo việc lớn, có phải dua nịnh đặng vinh-thân phì-gia đâu là sợ nhục.

- Theo tôi, dầu phải thí thân mà làm cho tròn đại-nghĩa tôi cũng không do-dự, chớ chịu cho người hống-hách, dầu được làm vua làm chúa đi nữa, tôi cũng không thèm.

- Ông nên nhớ: cái thùng trống gõ nó kêu lớn. Hạng ngu dại nó mới làm phách dọa nạt thiên-hạ. Lợi-dụng cái ngu dại của họ mà làm nên việc, ấy là mưu-trí chớ có khiếp-nhược đâu mà sợ nhục.

- Ông làm sao thì làm, tôi không muốn biết.

Thanh-Nhân đứng dậy bỏ đi ra ngoài.

Minh-Giám cười chúm-chím, xếp cái nảo tờ hịch mà để vào túi, rồi cũng đi, tính đi kiếm hai ông Lê-Đại-Chí với Hà-Khâm mà nói chuyện. Với cặp mắt sáng suốt khôn-ngoan của ông sẵn có, ông nhận thấy ông sẽ xỏ mũi hai vị đại thần dễ như trở bàn tay. Đại-Chí thì ông đã có dịp nói chuyện với người rồi. Người đó ôn-hòa, khiêm-nhượng, biết phân phải quấy, biết xét an nguy. Với người đó muốn bàn tính việc gì cũng được. Còn Hà-Khâm phách-lối là tại quen thói khi nhơn ngạo vật, ham tự-trọng tự-tôn, muốn làm oai đã bị Thanh-Nhân hạ rồi, bây giờ ông nhỏ nhẹ kéo giùm cái oai của người lên lại, thì chắc mình muốn việc gì cũng được hết.

Minh-Giám lại chỗ ngụ của các quan Hộ-Giá mà kiếm Hà-Khâm với Đại-Chí. Đại-Chí đáp lễ rồi hỏi:

- Tây-Sơn chiếm thành chúng nó có lấy tiền lấy lúa hay không vậy ông ?

- Có một lẫm lúa lưng hết phân nửa. Cái lẫm đầu ngoài đó. Có lẽ chúng nó đã xúc mà đem xuống thuyền được mớ nhấm rồi. Còn kho tiền thì thấy còn y nguyên, chắc chúng nó chưa lấy kịp. Hôm nghĩa-binh Đông-Sơn khắc-phục thành trì rồi, thì ông Tổng Chỉ-Huy dạy để lẫm lúa lưng kia cho binh lính xay mà ăn, còn nấy lẫm còn nguyên với kho tiền giao cho ông Háo-Nghĩa gìn-giữ nên ông niêm hết. Hai ngài muốn xem thì tôi kêu ông Háo-Nghĩa lại mở niêm cho mà xem.

- Không, không. Hỏi cho biết vậy thôi, chớ xem làm chi. Bỏ thành Tây-Sơn chiếm, tôi kể chắc lúa gạo bạc tiền đã về tay Tây-Sơn hết rồi. Binh-sĩ Đông-Sơn chiến-thắng giành lại được đó là cái may. Nhờ cái may đó nên bây giờ mới có lúa mà nuôi binh-sĩ và nuôi luôn chúng ta nữa. Theo lẽ thì nhờ binh-sĩ mới giữ kho liền lại được. Ông Tổng Chỉ-Huy nên xuất ra một mớ mà khao thưỏng những người có công.

- Hôm trước cũng có người nói như ngài vậy nhưng ông Tổng Chỉ-Huy không chịu, ông nói rằng tiền thuộc của nhà nước, còn lính đã gọi là nghĩa-binh thì không nên kể công-lao. Bởi vậy chỉ cho phép xuất chút đỉnh để mua thuốc-men mà cứu thương-binh và mua trâu heo mà khoản-đãi tướng-sĩ một bữa vậy thôi.

Hà-Khâm nói: “Bạc tiền của nhà nước, nếu muốn xuất phát phải có phép Triều-Đình cho mới được. Làm ngang bị chết chém chớ phải chơi sao”.

Minh-Giám cười và nói:

- Thưa ngài, ngài nói một chút đó đủ thấy ngài có cái khiếu đại-thần rõ ràng. Phải thông-suốt và biết giữ-gìn quốc-vận như vậy mới có thể thăng cực-phẩm Triều-Đình được chớ. Tôi rất tiếc người Gia-Định ở chốn hẻo-lánh, xa Triều-Đình, nên học kém quá. Hôm nay vì quốc-nạn khiến cho Chúa-Thượng phải mông-trần vào đến đây, việc ấy tuy là rủi cho Triều-Đình, song thiệt là may cho thần-dân Gia-Định. Cơ-hội nầy chúng tôi mới được chiêm-ngưỡng thánh thể long-nhan và được gần-gũi với đại-thần mà tập tư-cách rường-cột của nước nhà và học nhiệm vụ cha mẹ của dân-chúng. Không lẽ tôi dám mơ-ước quốc-nạn kéo cho dài, nhưng về phương-diện giáo-hóa, nếu mấy ngài có dịp ở lâu lâu trong nầy, đó là phước lớn của dân Gia-định.

- Ở lâu sao được. Hết loạn Chúa phải hồi-loan trở về Kinh-thành. Trong nầy có quan Trấn. Mấy ông phải lo giáo-hóa dân chớ.

- Cao lắm vói không tới ! Xa lắm ngó không thấy !

Hà-Khâm cười lớn mà nói: “Vậy à ?... Tại mấy ngài đó quên chữ “Thần-dân” chớ có gì đâu”.

(còn tiếp)

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7118
Registration date : 01/04/2011

Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh   Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh - Page 2 I_icon13Thu 22 Aug 2019, 10:05

Chương 6
ĐỖ NƯƠNG-NƯƠNG DIỄN VÕ

(tiếp theo)

Minh-Giám nhận thấy cái thuật của mình đã có hiệu-quả, dua bợ chút đỉnh thì Hà-Khâm đã vui-vẻ, phỉ chí hài lòng. Ông ta mới sấn tới và thân mật hỏi: “Có một việc làm cho tôi bối rối quá. Tôi tính yêu-cầu hai ngài dạy giùm, nhưng không biết hai ngài có vui lòng mà chỉ-giáo hay không, nên tôi dụ dự không dám nói”

Hà-Khâm mau-mắn hỏi:

- Ông có việc chi ? Ông cứ nói ngay ra rồi anh em ta dạy giùm cho. Có sao đâu mà ngại.

- Câu chuyện quan hệ nên cần phải nói cho rẽ-ròi. Vậy xin mời hai ngài vô nhà ngồi rồi tôi sẽ bày tỏ, không lẽ nói ngoài đường.

- Vậy thì vô nhà, vô dây !

Hà-Khâm cùng với hai người kia đi vào phòng của các quan Hộ-Giá. Đợi ngồi yên rồi Minh-Giám mới nói: “Bẩm hai ngài, vì nghe đàng ngoài ly-loạn, quốc-gia nguy-nan, tôi với ông Đỗ-Thanh-Nhân nóng lòng mới hội-hiệp anh em đồng-chí ở đất Ba Giồng mà lập thành đạo nghĩa-binh Đông-Sơn để cứu dân cứu nước. Hôm nọ hay Tây-Sơn hống-hách, đem binh vào tới đây mà truy Chúa đoạt thành. Lòng ái-quốc cần vương của anh em lớn nhỏ đều trạo-trực, nên đồng cử Thanh-Nhân làm Tổng Chỉ-Huy và cử tôi làm Tham-Mưu-Trưởng rồi đem nhau lên đánh với Tây-Sơn. Nhờ hùng dõng của tướng-sĩ mà nhứt là nhờ hồng-phúc của Hoàng-Thượng nên chúng tôi được thắng trận rất vẻ-vang. Khắc phục thành-trì rồi, chúng tôi sai người đi dọ-dẫm khắp nơi mà tìm Chúa. Hay Chúa ẩn-trú trên núi Châu-Thới, ông Thanh-Nhân với tôi lật-đật đem binh lên nghinh-giá và nghinh luôn đình-thần về thành. Chiều hôm qua làm việc đại-nghĩa vuông tròn rồi, chúng tôi suy nghĩ lại mới thấy nhiệm-vụ của chúng tôi to-tát quá. Lực-lượng không có bao nhiêu, binh vừa hơn một ngàn, tướng chưa dược tới một chục, mà dám bạo gan rước Chúa-Thượng với đình-thần về mà hộ-vệ. Ví như Tây-Sơn bị thua, chúng tức giận, chúng đem toàn thế-lực trở vào đánh báo thù, dầu chúng tôi có tài có trí đến bực nào, có gan có mật đến bao lớn đi nữa, một chống với hai chục thì làm sao mà thắng cho nổi. Đêm hồi hôm tôi với ông Thanh-Nhân lo quá, ngủ không được. Không phải chúng tôi sợ chết. Dám lập nghĩa-binh để dẹp giặc mà còn sợ chết nỗi gì ? Chết vì đại-nghĩa, chết cho tròn phận-sự nam-nhi, cái chết như vậy quí giá lắm, chớ có phải rẻ đâu mà sợ. Chúng tôi lập Đông-Sơn nghĩa-binh có ý chống ngay với Tây-Sơn cường-khấu, chúng tôi cương-quyết ăn thua với họ cho đến cùng, dầu cho chúng tôi phải chết hết, chúng tôi cũng vui lòng. Ngặt chúng tôi chết hết rồi còn ai mà phò Hoàng-Thượng với đình-thần. Quân các Trấn đã đi theo quan Lưu-Thú Long-Hồ ra đàng ngoài hết, còn lực-lượng nào đâu cho Hoàng-Thượng với đình-thần nương dựa. Chúng tôi đương thắc-mắc về việc đó quá, tính hết sức mà không ra kế. Hai ngài làm quan Triều-Đình mưu đầy trí đủ, tôi yêu-cầu hai ngài làm ơn chỉ giùm đường cho chúng tôi đi. Xin hai ngài đừng lo cho phận chúng tôi. Dầu phải đi con đường nguy-hiểm thế nào, chúng tôi cũng không nệ, miễn là chúng tôi gìn-giữ cho Hoàng-Thượng với Hộ-Giá an-ổn thì thôi”.

Hà-Khâm châu mày, bối-rối, không biết phải tính lẽ nào mà giải nguy. Ông ngó Lê-Đại-Chí dường như muốn hỏi ý-kiến.

Đại-Chí nói: “Nghe lời ông nói nãy giờ tôi cảm-động hết sức. Nước có loạn mới biết được trung-thành. Người Gia-Định xa-xuôi, thuở nay không được hưởng nhờ giáo hóa của Triều-đình. Thế mà ông với ông Thanh-Nhân cùng tướng-sĩ đều biết liều thân phò vua cứu nước như vậy thì quí không biết chừng nào. Thiệt trước tình-thế hiện-tại mấy ông lo là phải lắm. Lo cho Chúa an nước vững, chớ không phải sợ chết. Tâm-chí như vậy đáng kính mến... Ông hỏi chúng tôi có cách nào mà giải nguy bây giờ... Đông-Sơn nghĩa-binh ít quá. Binh mấy Trấn đã gom đi hết, nếu Tây-Sơn đem đại-binh vô đánh thì phải chịu chết, chớ có quân lính đâu mà đánh. Đã vậy mà xứ nầy không có núi cao rừng lớn, có chỗ nào kín đâu mà phò Chúa đến đó đặng ẩn-trú. Ở lang-bang trong làng trong xóm, giặc sẽ tìm bắt dễ-dàng. Tôi thấy khó thiệt”.

Hà-Khâm nói: “Hễ mình nghe Tây-Sơn sắp tới thì mình phò Chứa đi trước, đi cho xa, chúng có biết đi đâu nên theo mà bắt được”.

Minh-Giám nghe đủ hai vị Hộ-Giá nói rồi thì hiệu cả hai đều vô mưu, muốn hống-hách lại chơi, nên hỏi: “Nếu nghe Tây-Sơn vô gần tới tự-nhiên chúng tôi phải lựa chỗ hẻo-lánh kín-đáo rồi sai người phò Chúa với đình-thần đến đó để ở cho yên, đặng chúng tôi thong-thả mà chết sống với giặc cho chúng nó biết đất Gia-Định không phải là vô nhơn mà hống-hách. Chúng tôi đã tự-quyết phải tử chiến với Tây-Sơn, cho chúng nó biết hào khí đất Gia-Định. Nhưng muốn chiến-đấu cho đắc-lực, cần phải mộ binh thêm, được nhiều chừng nào càng tốt chừng nấy. Nếu chúng nó đông hơn chúng tôi chừng 5 mà thôi, nghĩa là chúng nó năm, chúng tôi một, thì chúng tôi sẽ thắng được. Hồi khuya ông Thanh-Nhân với tôi quết-định phải mộ binh thêm mà đánh. Ngặt chúng tôi không phải là quan nên không có quyền kêu gọi dân-chúng nhập ngũ đặng cứu quốc. Chúng tôi muốn yêu-cầu hai ngài tâu giùm với Hoàng-Thuợng gởi tờ hịch cho các Trấn hiệu-triệu quần-chúng đi lính đặng giúp nước cứu dân. Lời của Hoàng-Thượng hiệu-triệu mới có đủ oai-linh... Hồi khuya tôi có viết thử nảo tờ hịch đây. Tôi xin hai ngài đọc thử coi được hay không. Như không được, xin hai ngài thảo giùm tờ khác đặng dâng lên cho Hoàng-Thượng xem rồi tôi sẽ chép lại mà sai người đem các Trấn”.

Minh-Giám rút nảo tờ hịch trong túi ra mà trao cho Hà-Khâm. Hà-Khâm đọc rồi gặc đầu và trao qua cho Đại-Chí, không bình-phẩm chi hết.

(còn tiếp)

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7118
Registration date : 01/04/2011

Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh   Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh - Page 2 I_icon13Fri 23 Aug 2019, 09:09

Chương 6
ĐỖ NƯƠNG-NƯƠNG DIỄN VÕ

(tiếp theo)

Đại-Chí xem tờ hịch rồi nói với Hà-Khâm: “Theo ý tôi, tờ hịch đặt như vầy văn-từ tao-nhã, ý-tứ hùng-hào, lý-lẽ minh-chánh, để vậy mà gởi đi liền được, cần gì phải sửa hoặc thảo tờ khác. Lại đời ly-loạn cần đánh mạnh, chớ cần gì văn hay. Quan lớn nghĩ sao ?”.

Hà-Khâm nói: “Tôi cũng đồng ý. Vậy thì chúng ta đưa liền ông Minh-Giám vào yết-kiến Hoàng-Thượng, tâu cho ngài biết rõ tình-hình, rồi xin ngài phê lờ hịch đặng đệ đến các trấn cho gấp”.

Minh-Giám thấy công chuyện tiến-hành y như ý muốn mà mình không bị khinh rẻ chút nào thì đắc chí đi theo hai quan Hộ-Giá.

Đến trước mặt Định-Vương, Đại-Chí tâu: “Hôm qua Hoàng-Thượng tiếp Đỗ Thanh-Nhân với mấy tướng Đông-Sơn trên chùa. Hoàng-Thượng nghe nghĩa-binh ít quá nên sợ Nguyễn-Huệ cử đại-binh vào đây, Đông-Sơn khó mà chống nổi. Mấy lời của Hoàng-Thượng phán đó làm cho mấy người chỉ-huy nghĩa-binh vừa cương-quyết mà cũng vừa lo-ngại, cương-quyết sẽ chết sống với Tây-Sơn chớ không nhượng-bộ, nhưng lo-ngại về sự binh ít, mình một người phải đánh tới một hai chục người, tự-nhiên phải nguy. Tướng-sĩ Đông-Sơn quyết tử-chiến đặng làm cho rực-rỡ thinh-danh Gia-Định trung-nghĩa, ngặt nghĩa-binh chết hết rồi còn ai phò Hoàng-Thượng với đình-thần. Binh các Trấn đều theo cụ Tống-Phước-Hiệp ra đàng ngoài, không còn mà chiêu-tập lại được. Thanh-Nhân với Minh-Giám tính mộ binh nghĩa-dõng thêm cho có đủ lực-lượng để trừ giặc mà cứu vua giúp nước. Bây giờ chỉ còn kế đó mà thôi! Hai người mới thảo tờ hịch như vầy đây đến dâng cho Hoàng-Thượng xem rồi gởi đi các Trấn kêu gọi lòng ái-quốc của thần-dân và hiệu-triệu quần-chúng mau mau đến hiệp-lực với nghĩa-binh Đông-Sơn đặng phò vua cứu nước.

Đại-Chí dâng nảo tờ hịch của Minh-Giám cho Chúa xem.

Hà-Khâm tâu tiếp: “Lúc nguy mà thấy lòng người Gia-Định trung-thành dõng-cảm, thế thì vào đây Hoàng-Thượng được địa-lợi mà còn thêm nhơn-hòa nữa”.

Minh-Giám nghe lời bợ-đỡ nhà vua thì cười thầm, nhưng bợ đặng giúp mình nên việc thì mình có lợi chớ không phải hại mà phiền. Định-Vương xem tờ hịch rồi thì dạy Minh-Giám mời Thanh-Nhân vào cho ngài phủ-ủy.

Minh-Giám ra rồi, Định-Vương nói với hai quan Hộ-Giá: “Nghĩa-Binh Đông-Sơn có hai người làm đầu tánh tình ta coi khác nhau xa quá. Minh-Giám hòa-nhã, thận-trọng, khiêm-nhượng; còn Thanh-Nhân táo-bạo, cang-cường. Một văn-nhơn một võ-sĩ mà hiệp-tác với nhau được, cái đó thiệt là lạ. Mà nghĩa-binh họ cũng biết chọn người. Minh-Giám nho-nhã thì cử làm Tham-Mưu để thiết kế bày mưu, còn Thanh-Nhân ngang-tàng thì cử làm Chỉ-Huy để cầm binh phá trận. Có cang mà cũng phải có nhu như vậy mới được. Đương lúc Triều-đình cần dùng người phò-tá, không nên lừa-lọc thái quà mà thất nhơn-tâm. Ai có lòng thì cứ dùng rồi sau tùy công-lao mà ban thưởng”

Minh-Giám dắt Thanh-Nhân bước vào bái-kiến, Định-Vương nói: “Trong khi nước nhà nguy-ngập, anh em Đông-Sơn vì đại-nghĩa xướng ra lo cuộc cần-vương cứu quốc. Ta lấy làm cảm động. Ta cảm ơn và ngợi khen hai người với tất cả tường-sĩ lớn nhỏ. Hai người chuyển-đạt lời của ta lại cho các đội biết. Hiện giờ Triều-đình dật-lạc, nên không ban thưởng cho anh em được. Tuy vậy mà Triều-đình không bao giờ vong ơn đâu. Vậy anh em lớn nhỏ cứ tận-lực, tận-tâm mà tá-trợ, chừng đại-định rồi, Triều-đình sẽ tùy công-lao mà ban quyền-tước xứng-đáng”.

Định-Vương trao tờ hịch cho Thanh-Nhân mà nói tiếp: “Cứ chép tờ hịch nầy mà gởi đi khắp nơi. Hễ có ai đến xin đầu quân thì tập luyện liền đặng chừng hữu-sự thì có binh mà dùng”.

Minh-Giám nói: “Hễ tờ hịch bố-cáo ít bữa rồi thì tôi sẽ đi tới các Trấn đặng vận-động chiêu-mộ binh-sĩ”.

Định-Vương ân cần phủ ủy hai người rồi dạy hãy rán xây đắp đồn lũy và tuyển-mộ binh tướng thêm cho gắp. Thanh-Nhân với Minh-Giám bái-tạ Định-Vương lui ra mà về dinh. Minh-Giám nói: “Ông thấy cái thuật của tôi hay chưa ? Mềm dịu một chút thì việc gì cũng xuôi thuận hết”. Minh-Giám kêu Háo-Nghĩa mà đưa tờ hịch và cậy qui-tụ anh em văn-sĩ mượn chép lại nhiều bổn và chép cho mau.

Nội buổi chiều đó thì đã có người đem hịch đi các Trấn, tại trước cửa thành, tại võ-trường và tại chỗ nhóm chợ đều có dán lời hịch đủ hết.

Trong vài ngày sau những trai-tráng bắt đầu rải-rác đến xin ghi tên làm lính, mỗi ngày có năm bảy người tới luôn luôn. Lê-Thứ-Tiên lãnh thâu nhận lính mới, hễ vô sổ bộ rồi thì giao cho Trần-Hạo coi việc luyện lập.

Một buổi sớm mai, Thứ-Tiên ra cửa thành thâu nhận mấy người xin đi lính, bỗng thấy Đỗ-Thanh-Xuân xâm xâm đi tới, vai mang cung tên, lưng đai song kiếm, y-phục gọn gàng cũng như một cậu trai. Phía sau lại có một đám người đi theo, rồi tới một bầy trâu nữa.

Thứ-Tiên lấy làm lạ nên đứng lại cửa mà chờ, có ý muốn biết coi có việc chi quan-hệ mà Đỗ-Nương-nương phải lên tới trên nầy. Chừng Thanh-Xuân đi tới, Thứ-Tiên thi lễ mà hỏi: “Nương-nương lên có việc chi vậy ?”

Thanh-Xuân đáp: “Bà con ở Ba Giồng hay nghĩa-binh Đông-Sơn mới xuất trận lần đầu mà được thắng lợi rất vẻ-vang nên nhóm nhau bàn tính, rồi cử người thay mặt cho mỗi giồng mà cậy tôi dắt lên đây đặng tỏ lời chúc mừng tướng-sĩ”.

Thứ-Tiên gặc đầu và nói: “Vậy xin Nương-nương đứng đây chờ một chút. Để tôi vô thưa cho Tổng Chỉ-Huy với Tham-Mưu Trưởng hay”. Thứ-Tiên xây lưng đi liền.

Bộ Chỉ-Huy với Tham-Mưu ở chung một cái nhà phía trong xa, ngoài cửa đi vô đó phải đi ngang trước Hoàng-cung, chỗ Định-Vương ở với Hoàng-tử Ánh, và đi ngang qua dinh của mấy quan Hộ-giá nữa.

Thanh-Nhân đương ngồi bàn việc lập đồn dài theo mé sông Bến-Nghé xuống tới Nhà-Bè, bàn với Minh-Giám, Háo-Nghĩa, Võ-Nhàn và Nguyễn-Lượng. Thình-lình Thứ-Tiên vào báo tin có Đỗ-Thanh-Xuân dắt thân hào đất Ba Giồng lên chúc mừng tướng-sĩ Đông-Sơn toàn thắng, cả thảy còn đứng bước cửa thành chờ lịnh.

Minh-Giám nghe nói như vậy thi vui mừng, không chờ lịnh Đỗ-Thanh-Nhân, vội-vã bảo Thứ-Tiên: “Cho vô đây, vô liền, người trong Hội “Ba Giồng Đồng-Chí” chớ phải ai xa lạ hay sao nên phải ở ngoài chờ lịnh”.

Thứ-Tiên lật-đật trở ra với Võ-Nhàn.

Thanh-Nhân ngừng việc bàn cãi, bước ra trước cửa đứng chờ con với khách Ba Giồng. Mấy người kia cũng đi theo chung-quanh.

(còn tiếp)

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7118
Registration date : 01/04/2011

Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh   Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh - Page 2 I_icon13Mon 26 Aug 2019, 09:40

Chương 6
ĐỖ NƯƠNG-NƯƠNG DIỄN VÕ

(tiếp theo)

Bốn quan hộ-giá đương đứng trước dinh mà chơi, thấy Thứ-Tiên vô ra lăng-xăng, rồi lại thấy bộ Chỉ-Huy với Bộ Tham-Mưu ra dứng phía cửa thành, không hiểu có việc chi, nên men men lại đó hỏi thăm. Mấy ông nghe nói có con của Thanh-Nhân dắt thân-hào đất Ba Giồng lên chúc mừng thì đứng luôn tại đó xem chơi.

Thứ-Tiên với Võ-Nhàn ra cửa tiếp khách, dạy buộc 6 con trâu ngoài thành, còn khách thì đi theo vô Bộ Chỉ-Huy.

Thanh-Xuân đi đầu, tướng mạo lẫm-liệt, oai-nghiêm, bình-tĩnh, mặt không có vẻ bợ-ngợ chút nào. Sáu người già đi tiếp theo nàng, rồi phía sau có 20 người thanh-niên vậm-vỡ, hâm-hở. Võ-Nhàn với Thứ-Tiên đi kềm hai bên.

Đi tới trước mặt Thanh-Nhân cả thảy đều chấp tay nghiêng mình mà xá chung ba xá, rồi Thanh-Xuân bước tới mà nói: “Thưa cha, đồng-chí ở Ba Giồng hay tin Nghĩa-binh Đông-Sơn đánh Tây-Sơn đại bại thì già trẻ đều mừng. Mỗi giồng phái một vị chủ xóm với một vị học-thức thay mặt cho người trong giồng và cậy con dắt 6 đại-biểu lên đây đặng tỏ lời ngợi khen và chúc mừng cho cả thảy chiến-sĩ Đông-Sơn. Mỗi giồng lại còn gởi theo hai con trâu để hiến cho tướng-sĩ ăn thịt chơi một bữa đặng tướng-sĩ nhận thấy tấm lòng thân-ái của hàng phụ-huynh luôn luôn tưởng-niệm can-đảm hy-sinh của con em trong công cuộc đại-nghĩa giúp vua cứu nước”.

Thanh-Xuân nói dứt lời rồi đứng tránh qua một bên để cho 6 người già bước tới cho giáp mặt với Thanh-Nhân và Minh-Giám. Một ông học-thức thuộc giồng Thuộc-Nhiêu, nhơn-danh cho đoàn đại-biểu mà tỏ lời chúc mừng y như lời Thanh-Xuân đã nói đó. Thanh-Nhân với Minh-Giám tiếp nhau mà tạ ơn và hứa chắc nghĩa-binh Đông-Sơn luôn luôn nêu cao danh-dự cho đất Ba Giồng và giữ vững chánh-khí cho người Gia-Định.

Thanh-Nhân hỏi còn mấy người trai đứng sau đó lên đây tính nói chuyện chi. Thanh-Xuân nói hai chục người đó ở Cái-Bè đến hỏi thăm phải làm sao đặng nhập theo nghĩa-binh Đông-Sơn. Sẵn có dịp đi đây nên chở theo giao cho cha định-đoạt. Thanh-Xuân dắt cha lại tiếp chuyện với nhóm thanh niên ấy. Thanh-Nhân thấy người nào cũng hùng-tráng thì rất hài-lòng, tỏ lời khen háo-nghĩa, gặp nước loạn biết nhiệm-vụ nam-nhi.

Minh-Giám giao mấy chục người trai cho Thứ-Tiên ghi tên nhập ngũ, dặn Võ-Nhàn thâu-nhận mấy con trâu của Ba Giồng hiến để đãi tướng-sĩ rồi cùng với Thanh-Nhân mời phái-bộ vô nhà uống nước nói chuyện chơi.

Nãy giờ mấy quan Hộ-giá đứng ngó Thanh-Xuân trân trân, không biết trai hay gái. Mà con gái sao mang cung đai kiếm đi hùng-hào tự-đắc như vậy. Chừng Thanh-Nhân dắt khách vô nhà, Hồ-Văn-Lân là Hộ-giá về võ-biền thấy Nguyễn-Lượng còn lục-thục ở sau, mới nắm tay áo kéo mà hỏi:

- Con của Đỗ Chỉ-Huy đó trai hay là gái ?

- Gái.

- Ủa ? Gái sao mặc y-phục gọn-gàng như con trai, đi ra mang cung kiếm tùm-lùm, đi đứng chẫm-hẩm, tiếng nói rang-rảng vậy ?

- Tại Đỗ Chỉ-Huy không có con trai, ổng có chút gái, ổng nuôi dạy như trai, cho luyện tập võ nghệ, nên tướng-mạo mới ra như vậy.

- Võ rành hay không ?

- Học dủ ban hết, nhưng thiện nghệ nhứt có hai môn: xạ tiễn với phi kiếm, bá phát bá trúng. Ở đâu thì tôi không biết, chớ ở đất Gia-Định nầy không có ai dám thi hai môn ấy với nương-nương.

- Có chồng hay chưa vậy ?

- Chưa. Mới 17 tuổi.

- Mới 17 tuổi, sao mà vóc to dữ vậy ?

- Nhờ tập dượt hàng ngày nên nở gân nở cốt.

Hồ-Văn-Lân bỏ Nguyễn-Lượng trở về dinh thấy mấy quan Hộ-giá còn đứng nói chuyện Đỗ-Thanh-Xuân, mới đem câu chuyện Nguyễn-Lượng hỏi hồi nãy mà thuật lại cho mấy bạn nghe. Các quan nghị luận về nghề xạ-tiễn và phi-kiếm của Thanh-Xuân, ông thì trầm-trồ khen, ông thì không tin con gái mà có tài xuất-chúng được, kẻ hỏi đi, người cãi lại, gây ra một cuộc náo-nhiệt trước dinh.

Định-Vương nghe cãi mới biểu Hoàng-tử ra đòi các quan vào đặng hỏi coi có việc chi mà xao-xuyến như vậy.

Các quan tâu cho Chúa hay có 6 nhà thân hào ở đất Ba Giồng lên chúc mừng nghĩa-binh Đông-Sơn thắng Tây-Sơn, lại có dắt theo 6 con trâu để khao thưởng chiến-sĩ tận tâm cứu dân giúp nước. Các quan cũng tâu luôn về sự con gái của Thanh-Nhân cầm đầu phái bộ ấy và có dắt theo 20 thanh-niên cường tráng lên xin nhập-ngũ tùng-quân. Hồ-Văn-Lân còn tâu nàng ấy mới 17 tuổi mà cao lớn vậm-vỡ, mang cung đai kiếm, tướng mạo phi phàm, oai-phong lẫm-liệt, thiện-nghệ về môn xạ tiễn và phi kiếm, không ai dám sánh.

Định-Vương phán: “Người Ba Giồng trung-thành vời quốc-gia, với vua chúa, ta cũng nên trưởng-chí cho người, huống chi vì quốc-nạn ta phải mông-trần, ta nên gây thiện-cảm với dân, cần gì cố-chấp lễ-nghi triều-đình nữa. Vậy hãy đi nói cho Thanh-Nhân hay, ta cho phép mấy người Ba Giồng bái-kiến đặng ta an-ủi lòng người và dạy dắt hết lại đây cho ta nói chuyện”.

Lê-Đại-Chí liền đi lại Bộ Chỉ-Huy truyền lịnh cho Thanh-Nhân hay.

Thanh-Nhân với Minh-Giám lấy làm cảm xúc không dè Chúa hạ-cố đến hạng thôn-phu, bởi vậy biểu mấy nhà thân-hào sửa khăn áo rồi dắt đi lại Hoàng-Cung yết Chúa, Đại-Chí nài Thanh-Xuân cùng đi luôn theo nữa, nói rằng Hoàng-Thượng nghe ái-nữ của Độ Chỉ-Huy võ-nghệ siêu-quần nên có ý muốn biết mặt.

Đến Hoàng-Cung. Thanh-Nhân với Minh-Giám đưa sáu thân-hào vào bái-yết Chúa. Thanh-Xuân đứng phía sau. Định-Vương ngó Thanh-Xuân trân trân. Ngài khen ngợi lòng trọng-nghĩa của dân đất Ba Giồng, khuyên thân-hào về nói lại cho mọi người biết, ngài chiếu cố đặc biệt những người giúp nước cứu dân trong cơn ly-loạn và chừng non nước thăng-bình rồi ngài sẽ ban thưởng những người có công với quốc-gia. Định-Vương hỏi thăm qua võ-nghệ của Thanh-Xuân, Thanh-Nhân tâu rằng lúc rảnh-rang có dạy con cho biết chút đỉnh vậy thôi, phận gái liễu-bồ làm sao dám sánh với tài trai cho kịp.

Hồ-Văn-Lân nghe Nguyễn-Lượng khoe-khoang hồi nãy, có ý muốn xem thử tài xạ-tiễn và phi-kiếm của Thanh-Xuân coi có quả như lời người ta nói hay không, nên tâu: “Đỗ Chỉ-Huy khiêm-nhượng chớ người ta nói Đỗ Nương-nương xạ tiễn với phi-kiếm bá phát bá trúng, trong đất Gia-Định không ai dám bì. Vậy xin Hoàng-Thượng nhơn dịp Nương-nương lên đây, Hoàng-Thượng nên hạ lịnh cho Nương-nương chiều nay diễn võ đặng khuyến-khích tướng-sĩ hăng-hái tập luyện. Đó là một việc tốt, không lẽ Đỗ Chỉ-Huy không vui lòng để cho con giục lòng tường-sĩ”.

Định-Vương hỏi Thanh-Nhân có vui lòng biểu con diễn võ cho tướng-sĩ xem hay không. Thanh Nhân bằng lòng và hứa xế mát sẽ cho con đến võ-trường mà biểu diễn.

Mọi người mới bái Chúa lui ra.

Cái tin Đỗ Nương-nương diễn võ đồn khắp trong thành ngoài chợ làm cho tướng-sĩ cũng như thường dân thảy đều náo-nức, trông cho mau tới xế mát đặng xem tài của Nương-nương.

Thanh-Nhân dặn Võ-Nhàn sai quân đi kiếm đốn hai cây chuối mà cắm sẵn trong võ-trtròng đặng làm bia cho Thanh-Xuân bắn tên và phóng kiếm.

Mặt trời vừa xế bóng thì tướng-sĩ với bình-dân đã kéo nhau từng tốp đến võ-trường đứng chung-quanh sân chật hết. Võ-sĩ Ba Giồng đã từng xem Thanh-Xuân luyện tập mà càng xem càng thấy cái hay, bởi vậy xem hoài không nhàm chán nên bữa nay đều có đến đủ mặt.

Bốn quan Hộ-giá phò Hoàng-Tử Ánh đi xem.

Mấy ông đi lại võ trường một lượt với cha con Đỗ Chỉ-Huy và sáu vị thân hào Ba Giồng. Công chúng thấy Đỗ-Thanh-Xuân bước vô sân, sắc mặt hiên-ngang, tướng-mạo hùng-dõng, không khớp sợ, không sụt-sè, thì xầm-xì ngợi khen, kính nể.

(còn tiếp)

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7118
Registration date : 01/04/2011

Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh   Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh - Page 2 I_icon13Wed 28 Aug 2019, 07:43

Chương 7
ĐÔNG-CUNG DƯƠNG GIEO HỌA

Thanh-Xuân thủng-thẳng mở cung tên, cặp kiếm để tại một góc sân, rồi day lại ngó cha đương đứng với Hoàng-tử và các quan Hộ-giá.

Thanh-Nhân khoát tay ra lịnh cho con khởi cuộc biểu-diễn.

Thanh-Xuân mạnh dạn đi ra giữa sân, đứng ngó bốn phía rồi bái tổ đi một đường quyền đẹp như phụng múa, tấn lẹ-làng như chớp nhoáng, thối vững chắc như vách thành, không có điểm nào sống-sít mà chê dược.

Hà-Khâm với Đại-Chí xin diễn thêm một đường nữa, Thanh-Xuân vưng lời tập một thiệu khác càng hay thêm, làm cho khán-giả thảy đều mê-mết.

Tập quyền rồi tập dượt đoản côn và đại đao. Lê-Đại-Chí là người thành thiệt, nên công-nhận tập thứ nào cũng thành-thục, không có chỗ chê.

Bây giờ mới tới phi-kiếm và xạ tiễn. Võ-Nhàn đã có dạy trồng hai cây chuối, một cây cách hơn 100 thước, còn một cây xa lối 300 thước.

Thanh-Xuân cầm song kiếm dượt một hồi xem ngoạn mục rồi đương múa mà tình-cờ phóng hai cây kiếm liên-tiếp, cả hai cây đều ghim vào thân cây chuối cách nhau không tới nửa gang. Tướng-sĩ phục tài quá, không thể nín nữa được nên đồng óng tiếng khen hay.

Thanh-Xuân vẫn bình-tĩnh như thường, lấy cây cung cầm tay, đeo ống tên sau lưng, rồi đi qua đi lại trong sân. Tình cờ vừa đi vừa rút tên lấp vào cung mà bắn cây chuối xa hơn 300 thước. Bắn không cần nhắm đích, bắn như vậy 5 lần, 5 mũi tên đều ghim vào cây chuối, xê-xích với nhau chừng một phân.

Công-chúng rộ lên khen một lần nữa.

Võ-Nhàn bước ra sân hỏi tứ phía coi có ai muốn bắn tên hoặc phi kiếm thử hay không. Bốn phía đều nín êm, không ai dám kình nghề với Thanh-Xuân.

Công-chúng mới ó lên la lớn: “Đỗ Nương-nương vô-địch ! Đỗ Nương-nương vô-dịch”.

Cuộc biểu-diễn chấm dứt. Thanh-Xuân lại rút hai cây kiếm với 5 mũi tên rồi cùng cha với Hoàng-Tử và các quan trở về. Tướng-sĩ đi theo sau cả ngàn hoan-hô vang dội. Ăn cơm chiều rồi, Minh-Giám với Võ-Nhàn đưa Thanh-Xuân cùng sáu thân-hào xuống thuyền mà về Ba Giồng.

Đỗ Nương-nương đã về ba Giồng mấy bữa rồi mà cuộc diễn võ của nàng vẫn còn được người ta bàn-tán luôn luôn. Người cảm mến hơn hết là Hoàng-Tử Nguyễn Phước-Ánh, cảm thấy phận gái mà luyện tập dày công, mến tài phi-phàm về môn bắn cung phóng kiếm. Về Hoàng-Cung, Hoàng-Tử thuật cuộc diễn võ cho Định-Vựơng nghe, ngài tán tụng tài của Đỗ Nương-nương không ngớt, nói rằng nàng đó ra trận giết tướng địch dễ như trở bàn tay, lẹ như nháy con mắt.

Lê-Đại-Chí với Hồ-Văn-Lân nói chuyện với nhau lại mơ ước Định-Vương nạp Đỗ-Thanh-Xuân vào cung, làm như vậy nhà vua có nhơn-tài phò-trợ tận tâm, mà thần dân Gia-Định cũng sẽ phơi gan cứu quốc. Hai người mơ-ước nhưng không dám nói ra vì nhận thấy Hà-Khâm với Trương-Hậu bắt đầu đề-nghị cử-chỉ của Đỗ-Thanh-Nhân có ẩn ý gì nên mới qui tụ tướng-sĩ đến cả ngàn ở đất Ba Giồng, thật có lòng cứu nước phò vua hay là thừa loạn tính xưng vương Gia-Định. Đặt hiệu nghĩa binh Đông-Sơn thì đã ló mòi soán-đoạt, muốn phản Triều-đình cũng như bọn Tây-Sơn ngoài Qui-Nhơn. Vậy phải lưu tâm ngó chừng, không nên tin lắm.

Định-Vương nghe lời châm chích như vậy trong lòng phát nghi, thầm nghĩ Thanh-Nhân đánh bại Tây-Sơn nghinh-giá về thành rồi thì lật-đật lo hiệu-triệu dân-chúng nhập ngũ đầu quân rồi lại cho con diễn võ dương oai đặng làm cho thiên-hạ khiếp sợ. Cử-chỉ ấy có thể là sự biểu-lộ tấm lòng thành thiệt quyết phò vua giúp nước mà cũng có thể là những mưu-kế gian hùng sắp-đặt để mượn oai tín của nhà vua mà bành-trướng thế-lực thâu-phục nhơn-tâm để đoạt sơn-hà tranh vương-bá.

Quả thiệt ngay hay là phải nghi gian ?

Lẽ ngay với lẽ gian đồng nhau, không thể phân biệt được, bởi vậy Định-Vương lưỡng-lự không dám tin là cũng chưa dám nghi.

(còn tiếp)

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7118
Registration date : 01/04/2011

Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh   Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh - Page 2 I_icon13Thu 29 Aug 2019, 08:36


Chương 7
ĐÔNG-CUNG DƯƠNG GIEO HỌA

(tiếp theo)

Giữa lúc Định-Vương nghe lời sàm-tấu không phân chơn giả được, nên lo-ngại đêm ngày, thì Thanh-Nhân không dè miệng lằn lưỡi mối [5] bày chuyện làm cho ly-gián quân thần, nên cứ hăng-hái tập tướng mộ binh, để gây cho được một lực lượng hùng cường đủ sức phá giặc.

Một buổi sớm mai, tướng-sĩ đương luyện-tập tại võ-trường, có một nên quân thú lại đồn Cá Trê, ngoài Nhà Bè, hào-hển chạy về báo tin hồi gần sáng có lối 10 chiếc thuyền lớn nhỏ chở binh lúc-ngúc ở ngoài cửa Cần-Giờ từ từ đi vô.

Tướng Lê-Văn-Quân thủ đồn Cá Trê, triệt lại hỏi binh của ai, chở đi đâu. Người ta trả lời rằng binh tướng phò Đông-Cung vào Gia-Định hiệp với Hoàng-Thượng. Ông Quân không tin, buộc phải đậu lại mà chờ lịnh, nếu cãi lời thì trên đồn bắn xả. Ông Quân dạy phải chạy về thành báo tin cho Tổng Chỉ-Huy hay vì không biết phải binh Tây-Sơn giả mạo hay không.

Thanh-Nhân hay tin trọng-hệ như vầy liền dạy đánh trống gom binh-tướng vào thành, sai Nguyễn-Lượng chọn 100 binh cung nỏ lập tức đem ra đồn Cá Trê tiếp với Lê-Văn-Quân rồi đại binh sẽ theo sau liền.

Binh-sĩ nghe báo-động lật-đật nai nịt gọn gàng, lấy binh-khí cầm tay đặng chờ tướng lãnh phân đội ngũ thì sẵn sàng đặng nghinh địch.

Trong Hoàng-Cung thấy xao-xuyến, Định-Vương sai Hà-Văn-Lân lại Bộ Chỉ-Huy hỏi coi có việc chi.

Minh-Giám theo Hồ-Văn-Lân lại Hoàng-Cung tâu cho Chúa hay có cả chục chiếc thuyền chở binh vào tới Nhà Bè. Đồn chận lại tra vấn thì dưới thuyền nói rằng binh-sĩ phò Đông-Cung vào Gia-Định tìm Chúa. Không biết thiệt giả lẽ nào nên Tổng Chỉ-Huy sắp đặt phân binh nghinh địch.

Định-Vương nói trước khi ngài xuống thuyền vào Nam, ngài có phong người cháu là Nguyễn Phước-Dương làm Đông-Cung và dạy ở lại Quảng-Nam đặng hiệp với các quan lo mưu dẹp giặc. Vậy có lẽ thiệt Đông-Cung Dương đem binh vào Gia-Định, chớ không phải nói dối.

Minh-Giám tâu rằng bọn Tây-Sơn có thể mạo xưng binh của Đông-Cung đặng vào thành. Nếu mình tin lời để cho chúng thâm-nhập thì mắc mưu của chúng. Định-Vương phái Hồ-Văn-Lân theo Thanh-Nhân ra Nhà Bè xem-xét, nếu quả thiệt có Đông-Cung Dương rồi sẽ cho vào.

Minh-Giám với Hồ-Văn-Lân trở lại Bộ Chỉ-Huy mà chuyển đạt ý của Chúa cho Thanh-Nhân biết. Thanh-Nhân định kéo ba đại-đội gồm 500 binh mà đi với Hà-Văn-Lân, còn số binh dư, kể đến cả ngàn thì giao cho Võ-Nhàn với Minh-Giám điều khiển mà thủ-thành và phò giá. Binh-tướng rần-rộ mở cửa thành ra đi, mọi người đều hăng-hái, cương quyết chiến-đấu, không nhút-nhát lo sợ chút nào.

Ra tới đồn Cá Trê, Thanh-Nhân thấy chiến-thuyền đậu một dọc dựa mé sông, đếm hơn 10 chiếc, có binh cung nỏ của Nguyễn-Lượng đã ra tới trước, nên dàn ngay một đạo chiến-thuyền mà gìn-giữ, không cho binh lạ đổ bộ công đồn. Thanh-Nhân ra lịnh dừng binh, dàn đội ngũ gây thành mặt trận rồi cùng với Hồ-Văn-Lân đi lại mé sông tỏ lời xin Đông-Cung yết kiến.

Đông-Cung Dương ở trong chiếc thuyền thứ ba, bước ra đứng trước mũi. Hồ-Văn-Lân nhìn xem quả thiệt Đông-Cung. không còn nghi-ngờ gì nữa, mới bàn tính với Thanh-Nhân đặng cho đoàn thuyền vào sông Bến Nghé. Thanh-Nhân chịu cho Đông-Cung tấn binh nhưng dặn tới Bến-Nghé thì Đông-Cung nhập thành, còn tướng-sĩ phải ở ngoài chờ lịnh, không được vào thành liền.

Đoàn chiến-thuyền của Đông-Cung kéo neo mà đi, Thanh-Nhân đi với Nguyễn-Lượng cũng rút binh trở về. Đi dọc đường Hồ-Văn-Lân mới cắt nghĩa cho Thanh-Nhân hiểu Nguyễn-Phước-Dương là cháu kêu Định-Vương bằng chú, cũng như Hoàng-tử Ánh. Khi chạy ra Quảng-Nam, Định-Vương chấp thuận lời của đình-thần tâu, nên phong Dương làm Đông-Cung và giao quyền điều khiển binh-đội cùng tướng lãnh mà chống với giặc, rồi Định-Vương mới xuống thuyền vào Nam. Có lẽ Đông-Cung Dương liệu thế chống không nổi nên mới chở binh theo mà vào đây.

Thanh-Nhân vui mừng mà nói: “Binh của tôi bây giờ đã được vài ngàn rồi. Nếu binh của Đông-Cung có tới vài ngàn nữa, hai đạo binh chung sức thành một lực-lượng khá mạnh. Dầu Tây-Sơn đem 10 ngàn binh vào đánh với ta không dễ gì mà thắng ta nổi. Nhưng không biết Đông-Cung có tướng cao-tài, có binh thiện-chiến, binh tướng có tinh-thần chiến-đấu mạnh-mẽ hay không. Nếu đạo binh của Đông-Cung không háo-chiến, không cảm-tử, thì dầu được mấy ngàn cũng vô ích”.

Hồ-Văn-Lân nói: “Khi Chúa-Thượng cùng cung quyến ra Quảng-Nam thì chỉ có vài toán quân nhỏ hộ-tống mà thôi. Binh của Triều-đình với các tướng lãnh đều ở lại đặng giữ-gìn Thuận-Hóa. Không biết binh Đông-Cung đem vào đây là binh Triều hay là binh mới chiêu mộ ở vùng Quảng-Nam. Để Đông-Cung vào yết kiến Hoàng-Thượng rồi sẽ biết”.

Binh rút về tới Bến-Nghé, Thanh-Nhân dàn ra dọc theo mé sông dạy Nguyễn-Lượng với các tướng điều khiển, dặn hễ thuyền tới thì để cho Đông-Cung với các quan tùy-tùng lên bờ đặng vào thành, còn binh-sĩ thì để ở dưới thuyền, đừng cho đổ bộ. Sắp đặt xong rồi, Thanh-Nhân với Hồ-Văn-Lân vào thành yết kiến Định-Vương và tâu mọi việc cho Chúa nghe. Định-Vương hay Đông-Cung vào, lại có binh theo, thì lộ sắc vui mừng. Ngài chấp thuận hễ thuyền vô tới thì cho Đông-Cung Dương vào với bộ-hạ nhập thành, còn binh-sĩ thì tạm để dưới thuyền rồi sẽ liệu mà xử-dụng [6] tùy số nhiều-hay ít. Thanh-Nhân dạy Võ-Nhàn ra bến hiệp với Nguyễn-Lượng mà điều-khiển mấy đội ở ngoài thành.

Minh-Giám muốn cho Đông-Cung nhập thành, thấy nghĩa-binh Đông-Sơn hùng-tráng, chỉnh-tề, mới dạy chư-tướng gom hết số binh còn lại trong thành, mọi người đều phải nai-nịt như xuất trận và phải có binh-khí tùy thân cho sẵn-sàng.

Gần nửa chiều, đoàn thuyền của Đông-Cung mới tới bến. Đông-Cung lên bờ với năm, sáu thuộc tướng. Thanh-Nhân, Minh-Giám với Trương-Hậu, Hà-Khâm chực sẵn tại bến mà tiếp rước đặng đưa vào thành.

Đông-Cung thấy binh Đông-Sơn dàn dọc theo mé sông, tưởng Định-Vương dạy dàn binh nghinh tiếp nên ngó mà cười. Đến cửa thành thấy cờ có đề bốn chữ “Nghĩa-binh Đông-Sơn” thì lấy làm kỳ. Chừng nhập thành lại thấy binh đông cả ngàn, hàng-ngũ chỉnh-tề, bộ tướng hùng-vĩ.

Đưa đến Hoàng-Cung, Thanh-Nhân với Minh-Giám để cho Trương-Hậu với Hà-Khâm đem Đông-Cung vào yết-kiến Định-Vương, hai người dắt nhau về Bộ Chỉ-huy mà nghỉ.

Ban tối, Hồ-Văn-Lân lại Bộ Chỉ-huy cho Thanh-Nhân với Minh-Giám hay rằng, số binh dưới thuyền được ba ngàn.

Binh ấy là binh của Lý-Tài, chư-tướng cũng vậy, chớ Đông-Cung không có gì hết. Lý-Tài là Người khách Trung-Hoa, cựu tướng của nhà Minh. Khi nhà Thanh dứt nhà Minh, Lý-Tài bèn trốn qua ở vùng Bình-Định, Quảng-Ngãi. Chừng Tây-Sơn dấy loạn, anh ta hàng-phục Tây-Sơn và kéo phe đảng ra đánh Quảng-Nam. Sau nầy anh ta phản Tây-Sơn đem hết bổn bộ binh theo phò Đông-Cung vào đây.

(còn tiếp)

_________________

[5] miệng con thằn lằn, lưỡi con rắn mối. Thằn lằn, rắn mối là hai loài bò sát: lời nói hạ cấp, thêu dệt, vu khống để gieo oan.

[6] Hiện nay viết là sử dụng

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7118
Registration date : 01/04/2011

Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh   Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh - Page 2 I_icon13Fri 30 Aug 2019, 12:17

Chương 7
ĐÔNG-CUNG DƯƠNG GIEO HỌA

(tiếp theo)

Thanh-Nhân châu mày hỏi:

-     Tại sao ông được biết rõ như vậy ?

-     Hồi chiều Đông-Cung tỏ thiệt với Hoàng-Thượng, có tôi ở đó, nên tôi mới hiểu chớ.

-     Nếu vậy thì có Lý-Tài vào đây ?

-     Năm người theo Đông-Cung mà nhập thành hồi chiều, người lớn tuổi hơn hết đi khít một bên Đông-Cung đó là Lý-Tài. Còn bốn người kia là thuộc tướng của anh ta.

-     Binh tướng như vậy, nay ở bên nây, mai nhảy qua theo bên kia, phản bội không chừng, thì lào sao mà dám tin cậy.

-     Bởi vậy tôi mới lật-đật cho ông hay. Mà còn việc nầy nữa: Từ hồi chiều, Đông-Cung với Lý-Tài rúng ép quá nên Định-Vương đã nhường ngôi cho Đông-Cung, ngài lãnh ngôi Thái-Thượng-Hoàng, cũng thư ông hàm, không có quyền-hành chi hết. Lý-Tài với bộ-tướng tôn Đông-Cung Dương lên ngôi Chúa, xưng hiệu Tân-Chánh Vương liền. Tân-Chánh Vương cử Lý-Tài làm Đại Nguyên-Soái. Còn 4 bộ-tướng của Lý-Tài thì được phong chức Chưởng-Cơ. Bọn Lý-Tài nài xin cho có chức tước đặng đủ oai quyền mà bắt dân đi lính, lập thành binh đội để đem ra ngoài đánh dẹp Tây-Sơn mà khắc phục kinh-thành Thuận-Hóa.

Minh-Giám chắc lưỡi mà than: “Chí lớn quá ! Nhưng chắc thành-công được hay không ? Tôi sợ không lấy nhơn-nghĩa mà khuyến-dụ dân, lại dùng cường-quyền mà rúng ép dân, làm cho lòng dân đã không cảm mến mà còn oán thù, thì khó mà nên việc lớn được. Đương lúc non sông xao-xuyến, quốc-gia nguy nan, lòng người phân-vân, việc nước rắc-rối, nếu muốn bình-định sơn-hà đặt an bá-tánh, điều cần là phải chinh-phục nhơn tâm. Mà muốn chinh-phục nhơn-tâm thì phải vừa có tài vừa có đức, vừa mạnh-mẽ, vừa khôn-ngoan đức tài đi đôi, mạnh khôn gồm đủ, làm cho thiên-hạ kính-mến quí trọng, họ hăng-hái qui-phục, thành tâm phò-trì thì mới mong cử đồ đại-sự. Bọn Lý-Tài ở ngoài kia, cũng như bọn Huỳnh-Tấn với Dương-Ngạn-Địch ở trong nầy hồi trước, là bọn người Tàu mất nước, trốn qua xin tá-túc với Chúa ta. Bình-thường chúng dùng gian dối làm kế sinh nhai, khi ly-loạn chúng theo ngụy-tặc đặng cướp giựt. Chúng không có tài, không có đức. Dân ta không phải chung một chủng-tộc với chúng, thế thì làm sao mà chúng chinh phục được nhơn-tâm. Nước ta không phải là quê-hương của chúng, chắc gì chúng thành thiệt yêu thương đất nước nầy nên gắng công bình-định cho quốc thới dân an. Chúng thấy nước đục vội-vã thả câu. Thả bên phía Tây-Sơn kiếm chút đỉnh cá rồi, có vốn chúng mới xây qua phía bên nây tưởng có lẽ sẽ câu được cá lớn. Chúng theo phò Đông-Cung chắc-chắn chúng cầu danh xạ lợi, chớ đâu phải chúng quyết cứu dân giúp nước. Lý-Tài đòi cho được chức đại Nguyên-Soái còn bộ-hạ của nó đều được chức Chưởng-Cơ, bấy nhiêu đó đủ thấy chí-hướng của bọn đó rồi. Còn tính dùng oai-quyền đặng ép buộc dân chúng phải cầm gươm đao mà theo mình, làm như vậy thiệt là thất sách, thất sách nặng, đã vô-ích mà sợ còn gây họa nữa. Đông-Cung lên ngôi Tân-Chánh Vương không thấy cái họa đó hay sao ?”

Hồ-Văn-Lân thở dài mà đáp:

-     Có lẽ không thấy. Mà chánh Tân-Chánh Vương phong quyền tước cho chúng nó đó chớ ai...

-     Còn Chúa Định-Vương, sao Chúa không cản ?

-     Ngài đã chịu lãnh ngôi Thái-Thượng Hoàng, còn quyền-hành gì đâu mà cản được. Huống chi về quân sự thì từ khi còn ở Quảng-Nam Chúa đã giao hết cho Đông-Cung chấp-chưởng. Bây giờ Chúa có quyền đâu mà can-thìệp.

Minh-Giám chắc lưỡi lắc đầu mà nói: “Hư rồi !... Hư hết !... Còn gì mà mong tính đại-cuộc, mong được thành-công”. Thanh-Nhân ngồi êm mà nghe hai người nói chuyện, nhưng trong lòng hừng-hực chịu không nổi, nên bực hỏi lớn: “Lý-Tài làm Đại Nguyên-Soái còn tôi đây làm cái gì ? Tôi làm lính cho nó hay sao ?”.

Hai người kia lặng thinh.

Thanh-Nhân nói tiếp: “Tôi biết có Chúa Định-Vương mà thôi, chớ tôi không biết có Đông-Cung hay Tây-Cung nào hết. Ai muốn làm Tân-Chánh Vương, ai muốn làm đại Nguyên-Soái thì đi chỗ khác mà làm. Thành nầy trước kia Tây-Sơn đã chiếm-cứ. Nghĩa-binh Đông-Sơn đoạt lại được thì nghĩa-binh Đông-Sơn làm chủ. Nếu Đông-Sơn rước Chúa Định-Vương về đây, ấy là vì Đông-Sơn nghĩ tình tôi chúa, nên cho Chúa tạm-trú cho an-thân vậy thôi. Chúa chịu nhượng ngôi, nhượng quyền cho người khác cái đó tự ý Chúa. Đông-Sơn không phép cản, còn nếu Chúa muốn nhượng luôn thành-trì nầy nữa, thì cái đó không thể được vì Chúa không có quyền giao thành của Đông-Sơn cho người khác. Ai muốn tranh thành nầy thì phải chiến cho bại nghĩa-binh Đông-Sơn rồi mới đoạt thành mà ở. Ông Hồ làm ơn về tâu cho Chúa Định-Vương biết rằng tôi thành tâm phò Chúa, chết sống không màng, nhưng ngoài Chúa ra thì tôi không cần biết ai khác. Tôi không thèm biết Tân-Chánh Vương hay Đại Nguyên-Soái nào hết”.

Thanh-Nhân nói dứt lời liền bước ra ngoài kêu Trần-Hạo mà dạy phải cắt người lập tức đi ra các đồn gom nghĩa-binh về thành hết, về nội trong đêm nay, bỏ đồn trống không cần giữ nưa.

Hồ-Văn-Lân thành-thật mến tài đức của các tướng chỉ-huy nghĩa-binh Đông-Sơn, nghe Thanh-Nhân nói cương-quyết quá thi châu mày lo-ngại. Chừng Thanh-Nhân ra ngoài rồi, Hồ Hộ-giá mới nói với Minh-Giám:

-     Theo lời Đỗ Chỉ-Huy nói đó, tôi sợ không tránh khỏi xung đột.

-     Ổng nòi trúng lý, chớ có phải nói ngang tàng đâu. Nếu cần phải xung-đột thì thối-thác sao được. Tướng-sĩ Đông-Sơn bao giờ chịu để cho ai lấn-lướt.

-     Nếu xung-đột thì nguy to, ông nghĩ coi: Bên Tây-Sơn ba anh em Nhạc, Lữ, Huệ đều một lòng một dạ, trên dạy dưới vâng, không chống cự cãi lẽ. Bên mình, binh Đông-Sơn quyết đánh dẹp Tây-Sơn, bây giờ Đông-Cung đem binh Lý-Tài vào đây cũng nói quyết đánh dẹp Tây-Sơn. Chưa thấy giặc mà Đông-Sơn với Lý-Tài ghìm nhau, đánh nhau, cả hai đều giảm sức hết, rồi chừng Tây-Sơn vào còn sức đâu mà chống cự. Mình xung-đột với nhau, bấy nhiêu đó đủ cho Tây-Sơn thắng-lợi, còn đủ cho mình chết hết. Ông không thấy hay sao ?

-     Tôi thấy lắm chớ. Nhưng chết thì chịu chớ biết làm sao bây giờ. Ông muốn khỏi chết thì ông phải tâu rõ tình hình cho Chúa Định-Vương biết mà sửa chữa. Nếu Chúa không chịu hòa-giải thì Chúa cũng phải nguy với mình.

-     Nghĩa-binh Đông-Sơn chịu nhượng-bộ một chút có lẽ êm được.

-     Nghĩa-binh Đông-Sơn vì nghĩa-vụ công-dân, vì danh-dự xứ sở, nên hiệp nhau lập thành lực-lượng đề cứu dâu giúp nước. Vì nghĩa-vụ, nhứt là vì danh-dự đó không bao giờ nghĩa-binh chịu nhượng bộ đâu. Thà chết chớ chịu quật-hạ người khác sao được. Ông về cắt nghĩa rõ cho Hoàng-Thượng nghe. Chúng tôi đã quyết-định làm đầu con gà, chớ không chịu làm đít con trâu.

-     Để về tôi tâu thử, coi Hoàng-Thượng liệu lẽ nào.

Hồ-Văn-Lân đứng đậy từ Minh-Giám mà về.

(còn tiếp)

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh   Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Đỗ Nương Nương báo oán - Hồ Biểu Chánh
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 2 trong tổng số 5 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện Sưu tầm :: Tiểu thuyết :: Hồ Biểu Chánh-