Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Yesterday at 20:28

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 10:41

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Yesterday at 10:27

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Yesterday at 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Sat 16 Mar 2024, 10:05

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:09

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:07

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Thu 14 Mar 2024, 09:55

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

LỀU THƠ NHẠC by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:39

MỪNG NGÀY 08.03 by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:21

Chỉn by Trà Mi Sat 09 Mar 2024, 12:30

Lỗi 404 by mytutru Fri 08 Mar 2024, 11:09

Thể Tánh Muôn Loài by mytutru Tue 05 Mar 2024, 23:44

5-8-8-8 by Tinh Hoa Tue 05 Mar 2024, 03:32

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 04 Mar 2024, 13:37

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sat 02 Mar 2024, 12:09

Hoa Sen Ao Sen by mytutru Sat 02 Mar 2024, 08:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Vô Tướng ( Kệ Tụng )

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

Vô Tướng ( Kệ Tụng ) Empty
Bài gửiTiêu đề: Vô Tướng ( Kệ Tụng )   Vô Tướng ( Kệ Tụng ) I_icon13Sun 05 Feb 2012, 09:50

Kệ tụng "Vô Tướng" Kính Pháp Bảo Đàn

Vô Tướng ( Kệ Tụng ) Ap_20080210082214752

Trong phẩm thứ hai: Bát Nhã của Lục Tổ Huệ Năng
(Sách: Kinh Pháp Bảo Đàn & Tư Tưởng của Chư Tổ - Soạn giả Tế Giang, trang 31 - 37)
    Nói thông Tâm cũng thông, như mặt nhựt trên không.
    Duy truyền pháp thấy Tánh, xuống thế phá tà tông.
    Pháp vốn không đốn, tiệm, mê ngộ có chậm mau.
    Chỉ môn thấy Tánh ấy, kẻ muội chẳng kham vào.
    Nói tuy muôn việc đủ, lý hiệp một không hai.
    Trong lòng sanh khổ não, thường tu huệ phát khai.
    Tà sanh phiền não dấy, chánh đến phiền não tan.
    Chánh tà đều chẳng dụng, thanh tịnh chứng Niết bàn.
    Bồ đề là tự tánh, tâm động tức vọng mong.
    Tịnh tâm trong chỗ vọng, tâm chánh chướng tiêu vong.
    Người tu theo chánh đạo, muôn vật chớ tổn thương.
    Lỗi mình hay xét thấy, mới hiệp đạo chơn thường.
    Muôn loài tự có đạo, chớ giết hại loài nào.
    Lìa đạo mà tìm đạo, chung thân đạo khó vào.
    Bôn ba qua một kiếp, rốt cuộc phiền não còn.
    Muốn thấy nền chơn đạo, làm chánh ấy đạo chơn.
    Đạo tâm mình chẳng có, làm quấy đạo lìa xa.
    Người thật lòng hành đạo, lỗi đời khá bỏ qua.
    Nếu thấy người lầm lỗi, ấy mình lỗi chẳng sai.
    Người lỗi ta không lỗi, ta lỗi bởi chê bai.
    Hãy trừ lòng tưởng quấy, phiền não phá tiêu tan.
    Ghét yêu đừng để dạ, duỗi cẳng nghỉ thanh nhàn.
    Muốn lo toan độ thế, phương tiện phải sẳn sàng.
    Chớ để người nghi hoặc, tánh họ mới minh quang.
    Phật pháp ở trần thế, không xa thể giác mà.
    Bỏ đời tìm đạo chánh, sừng thỏ kiếm sao ra?
    Chánh kiến là xuất thế, tà kiến ấy thế gian
    Chánh tà đều phá hết, Phật tánh hiện rõ ràng.
    Tụng này là Đốn giáo, cũng kêu Đại pháp thuyền
    Mê nghe kinh lũy kiếp, ngộ thấy Phật tâm liền.
LỜI GIẢI:

    [i]- Nói thông Tâm cũng thông, như mặt nhựt trên không.
    Duy truyền pháp thấy Tánh, xuống thế phá tà tông
    .
Nói thông, tâm thông là hai môn thông tướng: Thuyết thông tướng và Tâm thông tướng. Thuyết thông tướng là nói đủ cả thảy các giáo pháp là lìa các tướng hữu, vô, dị (khác), bất dị, dùng các phương tiện khôn khéo, tùy thuận căn cơ của chúng sanh mà ứng nhiên thuyết pháp, khiến cho người người được giác ngộ, giải thoát.

Tâm thông tướng là cái chơn tướng của tâm giác ngộ Phật pháp, hiện ra các đức tự tại, thẳng tấn, xa lìa các vọng tưởng về ngôn ngữ văn tự, cái tâm thú vào cảnh vô tận quang minh mà chứng cõi tự giác, lìa tất cả hư vọng giác tướng, hàng phục nhứt thiết ngoại đạo chúng ma, tồn cái tâm tự ngộ quang minh thông triệt.

Tâm thông, Thuyết thông, định huệ cân nhau mới là viên minh. Như mặt trời trên không là tỉ dụ hai cái diệu tướng nói trên, thông đạt quang minh cũng như mặt trời ở cõi trống không, thông thả lăn xoay, soi sáng khắp cả kiền khôn thế giới, không có gì ngăn cản.

Pháp thấy Tánh tức là Thiền tông Đốn giáo do đức Đạt Ma Tổ sư truyền sang cõi Đông Độ, là pháp chỉ ngay cho chúng sanh giác ngộ tự tâm mà thấy Tánh thành Phật.

Tà tông: phái nào không do phép Minh tâm Kiên tánh làm gốc là tà tông.

Đại ý đức Lục Tổ nói mục đích ngài xuống thế là chỉ mở pháp môn Đốn giáo "Kiến tánh" đặng phá tan các ngoại đạo bàng môn, ngài triệt dụng hai pháp Thuyết thông và Tâm thông mà vận chuyển pháp luân, quyết độ chúng sanh cho được thấy Tánh thành Phật.

Lời nói thông suốt, tâm địa sáng tỏ, ví chẳng khác nào mặt trời ở không trung.
    Pháp vốn không đốn, tiệm, mê ngộ có chậm mau.
    Chỉ môn thấy Tánh ấy, kẻ muội chẳng kham vào.

Đốn pháp là pháp tu hành thành công tức khắc (liền thấy Tánh). Tiệm pháp là pháp tu hành thành công từ bực (từ thấp đến cao).

Phật pháp chỉ có một gọi là Bất nhị pháp môn. Bởi căn tánh của chúng sanh mê ngộ chẳng đồng, có người tiến hóa mau, có kẻ tiến hóa chậm, nên mới bày ra các phép phương tiện giáo hóa, gọi là Đốn pháp, Tiệm pháp.

Pháp môn thấy tánh do nơi Thiền tông đặt ra là một pháp môn để độ các bậc thượng căn thắng sĩ. Người hạ căn nghe pháp này e không hiểu thấu. Đức Lục Tổ thấy rõ chỗ ấy nên ngài mới nói cho đại chúng biết trước.
    Nói tuy muôn việc đủ, lý hiệp một không hai.
    Trong lòng sanh khổ não, thường tu huệ phát khai.
    Tà sanh phiền não dấy, chánh đến phiền não tan.
    Chánh tà đều chẳng dụng, thanh tịnh chứng Niết bàn.

Niết bàn là chỉ Vô dư Niết bàn: cõi tịch diệt, quả báo đời hiện tại đều dứt hết, không còn nhân quả sanh tử đời sau nữa.

Phật và các vị Bồ tát nói pháp tuy căn cứ ở nhiều lý thuyết, phương tiện, nhưng cũng chủ về một lẽ duy nhất (chân lý) là đem vọng về chơn, từ vô minh đến chánh giác, khiến cho mọi người đều thấy Tánh thành Phật.

Người còn trong vòng chúng sanh không sao tránh khỏi các sự thống khổ phiền não, mà cái gốc của sự phiền não là chính do lòng tà loạn mà sinh ra.
Người biết tu hành công phu chính chắn, thường thường minh tâm kiến tánh thì khỏi khổ não và trí huệ ngày càng phát sanh.

Chúng sanh ở cõi trần trược này bị tương đối với Tam giới, nhất là cảnh Dục giới. Các sự phiền động của cõi này rất mạnh, dễ rúng động và cảm nhiễm tâm thần của chúng sanh.

Mà nếu tâm thần bị vật dục rúng động và cảm nhiễm thì tất nhiên sanh tà loạn.
Tâm thần bị tà loạn thì mới sanh phiền não. Vậy muốn diệt trừ phiền não thì phải dùng phép Chánh tâm và Định tâm, tìm cho được cái gốc của phiền não, rồi dùng gương trí huệ mà chiếu phá nó, thì tâm ắt phải được thanh tịnh.

Khi tâm đã được thanh tịnh tức là trở về thể chơn như rồi thì không còn công phu nghĩ đến tà, chánh nữa. Cứ tồn cái tâm Thanh tịnh tự nhiên là an trụ vào cảnh Vô dư Niết bàn, tức là tâm bất sanh, bất diệt.
    Bồ đề là tự tánh, tâm động tức vọng mong.
    Tịnh tâm trong chỗ vọng, tâm chánh chướng tiêu vong.

Bồ đề là chánh đạo, là lòng chánh giác. Chướng là ba sự chướng ngại làm hại thiện tâm, cản đường chánh đạo:
    a. Phiền não chướng là sự lầm lạc về tham dục, ngu si.
    b. Nghiệp chướng như các tội ngũ nghịch, thập ác.
    c. Báo chướng như các điều khổ về địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
Bổn tánh mình vốn sẵn có chánh giác và chơn như, chứ chẳng phải tu hay tạo ra mới có, cho nên nói Bồ đề là tự tánh. Nếu mình biết cần cố tánh mình thanh tịnh thì nó giác ngộ tự nhiên.

Trái lại nếu tâm mình vọng động thất lạc chánh giác thì nó trở nên mê muội.
Vậy khi tâm vọng động, phải dùng phép đối trị là Tịnh định, nghĩa là đem tánh Thanh tịnh bình tĩnh hiệp với "Tình" vọng động mê muội mà hóa dẫn nó, qui phục nó trở về chỗ căn bổn của nó là Chơn tánh tức là Thanh tịnh pháp thân gọi là thấy Tánh cầu Tình.

Nói cho dễ hiểu là dùng cái Tịnh giác mà hóa cái Động mê, khiến cho Tình qui về Tánh làm một thể chơn như, gọi là Phản vọng qui chơn.
Khi đã phản bổn thanh tịnh vô vi, mê hóa ra giác, vọng về chơn rồi, thì các nghiệp chướng đều tiêu diệt, không sanh được, chẳng
khác nào các hột giống kia không gieo, không gặp nhân duyên là đất, nước, lửa, hơi lần lần mất hết sinh lực, ắt phải mục hư.
    Người tu theo chánh đạo, muôn vật chớ tổn thương.
    Lỗi mình hay xét thấy, mới hiệp đạo chơn thường.
    Muôn loài tự có đạo, chớ giết hại loài nào.
    Lìa đạo mà tìm đạo, chung thân đạo khó vào.
    Bôn ba qua một kiếp, rốt cuộc phiền não còn.
    Muốn thấy nền chơn đạo, làm chánh ấy đạo chơn.

Chánh đạo: Đạo Vô thượng, Chánh đẳng, Chánh giác là Phật đạo.
Muôn loài: chỉ các loài có hình sắc, như loài đẻ trứng (noãn sanh), loài sanh con (thai sanh), loài ở nước, chỗ ẩm ướt (thấp sanh), loài thay hình đổi tướng (hóa sanh), cùng côn trùng, thảo mộc.

Người tu chánh đạo tức là người đã vào cửa Phật, lẽ tất nhiên phải giác ngộ mà học theo hạnh Từ Bi, lòng Bác ái của Phật, Tiên, Thánh mới xứng với danh vị của người cải Tục qui Tăng.

Trong Kinh Minh Lý, nơi bài quy y Phật có câu:
    Phải giác ngộ học theo hạnh Phật,
    Bằng muội mê súc vật trần gian.

Nếu mê lầm vì khoái khẩu lợi thân mà sát hại sanh linh, hoặc vì độc tâm, ác ý mà phá hư thai noãn thì trái hẳn với qui giới tinh nghiêm của Phật. Sát sanh là điều trọng cấm thứ nhất trong các giới và cũng là tội lớn hơn hết trong các tội.

Người tu hành mà phạm giới sát sanh, há gọi là đệ tử của Phật được sao? Phải biết sự sát sanh gây ra tội nghiệp rất xấu, lại là dây oan tương báo kéo dài, không biết đời nào dứt.

Người chơn tu học đạo rõ luật nhân quả, biết chỗ quan hệ của tội
sát sanh, thì dù nhỏ nhít như loài trùng, dế, kiến... cũng chẳng dám giết hại, cho đến loài cây cỏ vô cớ cũng không chặt đốn.

Trong pháp tu hành cần nhất phải biết lỗi của mình, như phạm sát sanh, trộm cướp, tà dâm v.v... thì liền phải ăn năn chừa bỏ và nguyện không dám tái phạm nữa.

Người tu theo pháp Thượng thừa Đốn giáo, thì ngày chí đêm, giây phút nào cũng phải thấy Tánh, nghĩa là không lìa đạo tâm của mình.
Nếu sơ thất sanh điều vọng tưởng, tức khắc phải sám hối tự tâm, phải lấy gương trí huệ mà chiếu phá liền cái ác nghiệp đã tạo ra đừng để nó kết quả thế mới tránh khỏi cái quả báo luân hồi.

Tu tâm có ba phép cốt yếu là:
    1. Giới, nghĩa là ngăn chừa, không tạo các ác nghiệp, tức là tịnh thân, tịnh khẩu, tịnh ý.

    2. Định, nghĩa là ngoài không nhiễm trần, trong không tán loạn, tức là trong ngoài đều vắng lặng.

    3. Huệ, nghĩa là tâm địa trống không, trong sạch, niệm niệm thấy Tánh, tâm thể quang minh, soi thấu muôn pháp.
Tu ba pháp này là đại tôn chỉ của đại thừa Đốn pháp. Đức Lục Tổ nói muôn loài tự có đạo, nghĩa là trong vạn vật từ loài người
cho đến loài xuẩn động hàm linh (côn trùng), một hạt cát, hột bụi cùng đều có sự sống thiên nhiên (vie divine).

Tại con người gọi là Bổn tánh, tại cầm thú gọi là Bổn năng, tại vật gọi là Lý. Dù bổn tánh, bổn năng, lý vốn đồng một bản thể của vũ trụ và vạn vật tức là đạo.
Từ loài kim, thạch tiến hóa lần tới thú cầm, từ thú cầm tiến lên loài người, loài người tu hành tiến hóa lên bậc thần, thánh, tiên, Phật ấy đều do một lẽ đạo phát triển ở trong mỗi loài vậy.

Muôn loài nhờ sự sống thiên nhiên tức là đạo mà sinh sản tiến hóa. Giết hại, phá hoại một loài nào, tức là làm trái luật tạo hóa, là dứt sự sống thiên nhiên trong đó, tức là làm trở ngại cơ phát triển của đạo vậy.

Tội phạm này làm mất hết thiện căn tức là lòng từ bi, nhân ái ở nơi tánh đức của mình. Muốn răn tội đại ác này, Tam giáo thánh nhân xướng ra thuyết "Ái nhơn lợi vật". Nho giáo gọi là Ái sanh, Thích giáo gọi là Siêu sanh, Đạo giáo gọi là Độ sanh.

Tam giáo thánh nhơn đồng một bổn ý là khuyên chúng sanh có lòng thương tiếc các loài. Giúp cho mỗi loài được sống và tiến hóa mãi. Giúp như thế từ là mình giúp cơ hóa dục của thiên nhiên vậy.

Bổn ý của đức Lục Tổ nói đạo Từ bi chí thiện. Đạo Kiến tánh thành Phật vốn ở nơi bổn tâm của mình, chớ chẳng phải ở đâu xa. Đức Khổng Tử nói: "Đạo bất viễn nhơn...".

Đức Thích Ca nói: "Phật tức tâm, Tâm tức Phật". Đức Lão Tử nói: "Đạo do tâm hiệp...". Nếu bỏ cái tâm từ bi chí thiện, cái đạo kiến tánh thành Phật mà tìm cái đạo ở ngoài tâm, thì dầu tu mấy muôn
kiếp cũng không thành chánh quả. Thật là hữu lao vô công, chung cuộc cũng ở trong vòng phiền não, cũng có sanh tử luân hồi mãi.

Vậy muốn đạt cơ mầu của chơn đạo, thì phải tồn đạo tâm, niệm niệm phải thấy Tánh. Đối với mình phải tự nghiệm, phải thật hành pháp Giới, Định, Huệ, đừng sanh một mãy vọng tưởng.

Nói tắt là phải giữ cái tâm chỗ thiệt chơn tịnh, lại hằng làm những điều chánh trực quang minh. Ấy là mình hành chánh đạo vậy.
    Đạo tâm mình chẳng có, làm quấy đạo lìa xa.
    Người thật lòng hành đạo, lỗi đời khá bỏ qua.
    Nếu thấy người lầm lỗi, ấy mình lỗi chẳng sai.
    Người lỗi ta không lỗi, ta lỗi bởi chê bai.
    Hãy trừ lòng tưởng quấy, phiền não phá tiêu tan.
    Ghét yêu đừng để dạ, duỗi cẳng nghỉ thanh nhàn.


Trái lại nếu tâm mình chẳng tồn đạo đức, cứ gây những điều ám muội tội lỗi, làm cho thất tình lục dục dấy lên hoài, phiền não sanh ra mãi thì bổn tánh tất nhiên bị lấp che ắt không thấy đạo.

Cũng như mặt trời bị mây che, không soi sáng được. Phàm mình gần việc dữ, ắt xa việc lành, làm điều quấy thì bỏ điều phải, theo nhân dục mà xa thiên lý. Người thật lòng hành đạo, chỉ phải thấy lỗi mình mà chẳng nên thấy lỗi người.

Cả thảy các điều lầm lỗi của người thế gian không quan hệ đến mình, thì chẳng nên cố chấp mà sanh ra lòng bất bình oán ghét. Phải thấy người lầm lỗi liệu thế khuyên được thì nên khuyên dứt mà chẳng nên công kích và vạch lỗi người cho kẻ khác biết.

Vậy khá bỏ lòng tưởng quấy, dứt hết các sự phiền não.
Đối với nhất thiết sự vật ở thế gian, lòng không chấp bỏ, ghét yêu, một mực điềm tịnh tự nhiên để cẩn cố chơn như bổn tánh của mình.
    Muốn lo toan độ thế, phương tiện phải sẳn sàng.
    Chớ để người nghi hoặc, tánh họ mới minh quang.
    Phật pháp ở trần thế, không xa thể giác mà.
    Bỏ đời tìm đạo chánh, sừng thỏ kiếm sao ra?
    Chánh kiến là xuất thế, tà kiến ấy thế gian
    Chánh tà đều phá hết, Phật tánh hiện rõ ràng.

Phương tiện là các tiện nghi lợi ích để hóa độ quần sanh, như các tỉ dụ, các khoa, các thuyết... Sừng thỏ do câu "qui mao thố giác", tỉ dụ việc không có thật.

Chánh kiến là thấy biết chơn chánh, không lầm lạc.
Tà kiến là thấy biết ngụy tà, lầm lạc.
Khi đã giác ngộ rồi, muốn ra độ thế thì phải tuân theo hai pháp Thuyết thông và Tâm thông.

Phải hiểu tâm lý của chúng sanh, tùy căn cơ của mỗi người mà khai duyên thuyết pháp. Điều cần nhất là phải hiểu rộng các pháp môn, các lý thuyết, các tỉ dụ, phương tiện cùng các phép đối, mới tiện bề nói pháp.

Mỗi lời nói ra phải cho thông suốt, phân minh chơn thật, ôn hòa, siêu thoát, khiến cho người người đều được cảm hóa và tỏ sáng tự tâm. Nói tắt là phải giảng thế nào cho người hiểu rõ Phật pháp, không còn ngờ vực lạc lầm và thấy ngay bổn tánh.

Thế mới phù hợp với tông chỉ của môn Đốn giáo. Có người tìm Phật pháp ở ngoài thế gian, chứ không ngờ Phật pháp vốn ở nơi chơn như bổn tánh của chúng sanh.

Phải biết bổn tánh của người thế gian gồm đủ công đức vô vi và hữu vi. Công đức vô vi là tánh đức thanh tịnh Niết bàn. Công đức hữu vi những tác dụng của tánh thanh tịnh Niết bàn, tức là những tánh đức: trí huệ, từ bi, nhân ái, nhẫn nại, khoan hồng, lễ nghĩa, liêm sĩ, hiếu để, trung tín, làm lành, lánh dữ v.v...

Mà tánh đức này vốn tương quan với năm cái đạo suốt thông trong thiên hạ là:, đạo vua tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em, đạo bằng hữu.

Các tánh đức kể trên đây cũng có phần thực dụng trong cáo đạo
của nhà đạo sĩ, các bậc Tăng già tại thế gian. Thế thì Phật pháp nào phải ở ngoài thế gian. Cho nên Phật nói: "Phật pháp bất ly thế gian pháp".

Vậy muốn tu thành một vị Phật hay Bồ tát, tất phải hòa quang hổn tục, hạ mình lẫn lộn trong các hạng chúng sanh, vừa độ mình, vừa độ thế, thực hành cho đủ các tánh đức vô vi và hữu vi, như thế mới thành công đắc quả.

Trái lại nếu bỏ đạo thế gian mà tìm đạo Phật thì chẳng khác nào leo cây bắt cá, lặn biển mò kim, quyết chẳng nên gì cả.
Thế gian và xuất thế gian chỉ là hai cái giả danh để phân biệt cái tà kiến với chánh kiến, chỗ nhiễm với chỗ tịnh.

Tâm tà kiến lầm nhận cái thân tứ đại là thật, xem vạn vật là thường tồn, chấp ngã chấp pháp, nhiễm lợi đồ danh, tham tài luyến sắc, ấy gọi là thế gian.

Tâm chánh kiến sáng biết thân tứ đại là giả, xem vạn vật như hư không, chẳng chấp ngã chấp pháp, lợi danh tài sắc đều dứt bỏ, ấy gọi là xuất thế gian.

Người tu pháp thượng thừa Đốn giáo, khi tham thiền đã hiểu rõ cái lý thế gian và xuất thế gian, lý tà kiến với chánh kiến rồi, thì chẳng nên chấp cái lý lìa nhiễm theo tịnh, bỏ tà theo chánh, mà phải tháo mở hai cái mối cực đoan thường kiến và đoạn kiến, để cái tâm yên lặng trống không, niệm niệm không gián đoạn, thì tự nhiên thấy tánh thành Phật.

Nhưng chớ lầm tưởng để tâm yên lặng trống không là không thấy biết gì hết. Cái đạo tuy hư không mà rất linh hoạt, gồm có hữu, có vô, có động có tịnh.
Trong cái hữu có cái vô, trong cái vô có cái hữu, trong động có tịnh, trong tịnh có động. Hai mặt hữu vô, động tịnh đều ở trong bổn thể chơn như mà hiện ra, hiển nhiên chấp một mặt thì chẳng phải chánh đạo.

Cái đạo vô vi (thấy tánh), cái hạnh chánh định chánh giác, hằng ở chỗ nhật dụng thường hành, tức là ở chỗ thấy, nghe, nói, làm (thị, thính, ngôn, động), ở chỗ đi, đứng, ngồi, nằm (hành, trụ, tọa, ngọa), ở chỗ trầm tư mặc tưởng của mình trong mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, giây.

Đức Lục Tổ dạy cái đạo kiến tánh là dạy chỗ này. Ở trong cảnh động mà tịnh, nghĩa là sự thấy, nghe, nói, làm đều do nơi chơn như bổn tánh của mình ứng dụng, chớ chẳng phải do nơi ý thức, cho nên tuy động mà tịnh, không sanh phiền não, tán loạn và lạc lầm.

Trái lại nếu thấy, nghe, nói, làm do ý thức (phàm tâm) tức là do lòng vọng động mà phát ra, thì tự nhiên sanh phiền não, thì tự nhiên sanh phiền não, tán loạn và lạc lầm.

Còn ở trong cảnh tịnh mà động, nghĩa là khi mình tồn dưỡng cái tâm thể chơn như ở vào cảnh thanh tịnh hư không thì các tánh đức tốt lại biểu hiện ra rõ ràng, các tánh trí đều phát huy vô lượng, cả thảy đều rải khắp các cảnh giới, muôn vật đều được gội nhuần soi sáng.

Ở trong cảnh tịnh mà động, cũng như lúc Phật Thích Ca thiền định dưới cội Bồ đề mà tìm đạo chánh giác. Trong khi ngài thiền định hoát nhiên chơn tánh phát ra trí Bát nhã, hiểu suốt mọi lẽ, tìm ra Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, phát minh Thập Nhị Nhân Duyên, Luân Nhân quả luân hồi v.v...

Còn ở trong cảnh động mà tịnh, cũng như lúc ngài thành đạo chánh giác rồi ra độ chúng sanh. Ngài đi xứ này qua xứ kia, nói pháp trong 49 năm, hàng phục vô số hàng môn nhân ngoại đạo, phổ tế vô lượng chúng sanh mà tinh thần không suy kém, tâm địa tự tại vô ngại, thanh tịnh tự nhiên.

Trạng tướng biểu lộ ở bên ngoài đều trầm tĩnh trang nghiêm, lại tỏ ra vẻ hoan hỉ từ bi, thật là có ý nghĩa mầu diệu vô cùng, không thể nói ra hết được.

Người tu thượng thừa tồn đủ ba thân là: Thanh tịnh pháp thân, Viên mãn báo thân và Thiên bá ức hóa thân, thân tâm đều vắng lặng, tịnh động như nhiên, không thái quá bất cập. Tu hành mà công phu chính chắn, niệm niệm đều thấy ba thân viên mãn, thì ắt thành bực từ bi đại giác.
    Tụng này là Đốn giáo, cũng kêu Đại pháp thuyền
    Mê nghe kinh lũy kiếp, ngộ thấy Phật tâm liền.

Tụng là chỉ bài kệ nói trên đây.

Đại pháp thuyền là ghe pháp rộng lớn. Phật dùng pháp thượng thừa độ người qua biển sanh tử tới bờ Niết bàn mà tỉ dụ bằng ghe lớn. Khi nói pháp rồi đức Lục Tổ lại nhắc cho đại chúng để ý rằng bài kệ này nói về pháp thượng thừa Đốn giáo, độ người thượng căn tĩnh ngộ, thấy tánh thành Phật tức khắc, cho nên kêu là đại pháp thuyền.

Nhưng e có người độn căn mê muội nghe Kinh từ kiếp này sang kiếp nọ mà không giác ngộ tự tâm. Lại cũng có bực lợi căn thức tỉnh, vừa nghe nói pháp liên minh tâm kiến tánh.

Cho nên Tổ sư có ý nói răn tứ chúng, khuyến khích những người
thượng căn thượng trí có duyên với pháp Đốn giáo Thiền tông Bát nhã, phải thường tụng bài kệ này, lại giảng tìm cái ý nghĩa chơn thật, rồi tự ngộ tự giác, trừ ngay các điều phiền não mê muội, dứt sạch gốc tội lỗi nghiệp chướng trong tâm, mà chứng ngay quả Vô dư Niết bàn trước mắt. Bốn câu này kết luận các khoảng văn Đốn pháp chỉ trên.

MP.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
 
Vô Tướng ( Kệ Tụng )
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: mytutru-