Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Mái Nhà Chung by mytutru Today at 01:23

EM CHIM HÁT HAY QUÁ by mytutru Yesterday at 22:29

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:55

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 18 May 2024, 11:27

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Sat 18 May 2024, 11:17

SƯ Minh Tuệ by mytutru Sat 18 May 2024, 01:55

MÂY NGŨ SẮC 13.05.2024 by mytutru Sat 18 May 2024, 01:48

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 17 May 2024, 15:49

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Fri 17 May 2024, 11:58

Chết rồi! by Phương Nguyên Thu 16 May 2024, 17:43

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 16 May 2024, 13:33

Nguyễn Thái Học 1902- 1930 (Nhượng Tống) by Ai Hoa Wed 15 May 2024, 10:25

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 15 May 2024, 10:08

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Wed 15 May 2024, 07:34

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Tue 14 May 2024, 09:55

4 chữ by Tinh Hoa Mon 13 May 2024, 20:23

CÁC LOÀI CHIM ĐẸP by mytutru Sun 12 May 2024, 10:51

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Sun 12 May 2024, 00:04

Lục bát by Tinh Hoa Sat 11 May 2024, 14:33

QUY NHƠN TÔI YÊU by phambachieu Fri 10 May 2024, 16:51

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 05 May 2024, 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Lớp học Thư Pháp

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3 ... 11, 12, 13
Tác giảThông điệp
unghoadaphu



Tổng số bài gửi : 566
Registration date : 25/06/2009

Lớp học Thư Pháp - Page 13 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lớp học Thư Pháp   Lớp học Thư Pháp - Page 13 I_icon13Tue 19 Jun 2012, 09:20

Lục Thao

Lục Thao (giản thể: 六韬) hay Thái công lục thao (太公六韬), Thái công binh pháp (太公兵法) là một tác phẩm binh pháp tương truyền do Khương Tử Nha đầu đời nhà Chu sáng tác. Đây được coi là một trong những bộ binh pháp đầu tiên của Trung Quốc thời cổ đại và là một trong Vũ kinh thất thư hay bảy bộ binh pháp kinh điển của Trung Quốc.

Lịch sử sáng tác

Lục Thao tương truyền do đích thân Khương Tử Nha sáng tác, ông được coi là nhà tư tưởng quân sự đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc và là người đầu tiên đưa ra những lý luận có hệ thống về mưu lược dùng binh trong chiến tranh. Tuy nhiên hiện nay đa số ý kiến cho rằng Lục Thao chỉ là do người đời Chiến Quốc ghi chép lại những tư tưởng của Khương Tử Nha mà làm thành. Đời Tống Thần Tông, sách Lục Thao được đưa vào bộ binh pháp kinh điển Vũ kinh thất thư và được lưu truyền cho tới nay. Phiên bản Lục Thao cổ nhất được tìm thấy là trong bộ thẻ tre Ngân Tước sơn do các nhà khảo cổ Trung Quốc khai quật được năm 1972. Ngoài ra người ta còn tìm thấy nội dung Lục Thao trong khu mộ cổ Bát Giác Lang ở Hà Bắc năm 1973, trong di chỉ khảo cổ ở Đôn Hoàng, trong sách Quần thư trị yếu và trong bộ bách khoa thư Tứ khố toàn thư của Càn Long. Năm 1935 Trung Hoa học nghệ xã đã dựa theo bản in thời Tống để cho xuất bản lại bộ Vũ kinh thất thư trong đó có Lục Thao.

Cấu trúc

Bản Lục Thao hiện nay gồm có 6 phần:

Văn thao (文韬, bàn về cách trị nước dùng người)
Vũ thao (武韬, bàn về cách dùng binh)
Long thao (龙韬, bàn về tổ chức quân sự)
Hổ thao (虎韬, bàn về cách bài binh bố trận, sử dụng binh khí trong chiến tranh)
Báo thao (豹韬, bàn về chiến thuật)
Khuyển thao (犬韬, bàn về cách huấn luyện quân sĩ)

- // -
Về Đầu Trang Go down
unghoadaphu



Tổng số bài gửi : 566
Registration date : 25/06/2009

Lớp học Thư Pháp - Page 13 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lớp học Thư Pháp   Lớp học Thư Pháp - Page 13 I_icon13Wed 25 Jul 2012, 11:08

Nguyên lý Bát trận đồ

Người xưa thường gọi phương pháp bày binh bố trận là “bát trận”. “Bát trận đồ” vốn không phải là sáng chế của riêng Võ Hầu Gia Cát Lượng. Đây là một loại trận pháp cổ, chỉ việc bố trí binh lực và xác định phương pháp tác chiến dựa trên địa hình và địch tình.

Nhật Bản thời Chiến quốc cũng có Bát trận của Võ Điền Tín Huyền, gồm Ngư Lân, Hạc Dực, Nhạn Hành, Loan Nguyệt, Phong Thỉ, Hàm Ach, Trường Xà, Phương Viên. Bát trận đồ là tâm pháp sở đắc về binh pháp của Gia Cát Lượng, đúng như “Tam Quốc chí Thục thư” viết: “Lượng giỏi ở suy nghĩ khéo lạ, làm ra nỏ liên châu, trâu ngựa bằng gỗ, suy diễn trận pháp làm thành Bát trận đồ”.

Bát trận đồ căn cứ theo bát quái (8 quẻ) Càn, Khôn, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khảm, Đoài mà bày thành 8 trận chính: Thiên phúc, Địa tải, Long phi, Xà bàn, Hổ dực, Điểu tường, Phong tán, Vân thùy, được án theo 8 cửa. Trong đó cửa Sinh, Cảnh, Khai là cửa sinh, còn Hưu, Thương, Đỗ, Tử, Kinh là cửa tử. Nếu không hiểu trận pháp mà đi lầm vào cửa tử thì không thể nào ra được.

Trong trận lấy 5 người làm 1 ngũ (ngũ hành), 55 người thành 1 đội (số sinh thành của trời đất, trời 25, đất 30), 8 đội thành 1 trận (440 người), 8 trận thành 1 bộ (3.520 người) là trận tiểu thành. 8 bộ thành 1 tướng (28.160 người) là trận trung thành. 8 tướng là 1 quân (225.280 người) là trận đại thành. Từ bát quái biến ra trùng quái (64 quẻ), lấy 8 làm cơ sở mà nhân lên, càng đông người thì trận càng lợi hại, chính như Hàn Tín nói “Đa đa ích thiện” càng nhiều càng tốt.

Bát trận gồm 4 loại binh chủng: Quân kỵ, quân bộ, quân cung nỏ và quân chiến xa phối hợp tác chiến, phân chia thành dọc ngang 64 đơn vị chiến đấu, hợp thành một đại phương trận (trận vuông lớn), trong đại phương trận lại phân thành nhiều tiểu phương trận tựa lưng vào nhau tác chiến, đại trận bọc tiểu trận, đại doanh bọc tiểu doanh. Khi chiến đấu, quân chiến xa sẽ dùng xe, chướng ngại vật ngăn cản sự xung kích của kỵ binh đối phương, tiếp đó quân cung nỏ sẽ bắn tên, cuối cùng là bộ binh, kỵ binh tràn lên cận chiến. Sau trận luôn có 24 đội kỵ binh (ứng với 24 tiết khí), có thể cơ động phối hợp tác chiến với các tiểu trận trong đại trận, tiến hành đánh đột kích hoặc bao vây. Khi quân địch vào trong trận, các tiểu trận sẽ phát huy công năng xé lẻ binh lực địch, biến hóa tùy theo thế công của địch, các đội đều có thể tiếp ứng lẫn nhau, tuy động mà không loạn, từ trận vuông biến thành trận tròn bọc lấy quân địch, đầu đuôi tiếp cứu nhau như rắn Thường Sơn hai đầu, nên trận pháp này còn gọi là “Thường Sơn xà trận”.

- // -
Về Đầu Trang Go down
 
Lớp học Thư Pháp
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 13 trong tổng số 13 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3 ... 11, 12, 13

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Tài Liệu-