Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 16:14

Lục bát by Tinh Hoa Today at 14:33

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 21:05

EM CHIM HÁT HAY QUÁ by mytutru Yesterday at 20:11

QUY NHƠN TÔI YÊU by phambachieu Yesterday at 16:51

Mái Nhà Chung by mytutru Thu 09 May 2024, 23:18

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 09 May 2024, 12:56

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Thu 09 May 2024, 12:37

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Wed 08 May 2024, 10:00

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Tue 07 May 2024, 23:54

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Tue 07 May 2024, 08:05

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:42

Chết rồi! by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:31

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 05 May 2024, 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6  Next
Tác giảThông điệp
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần  - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: 38 – LỜI CAN GIÁN CỦA TĂNG PHÓ NGUYỄN THƯỜNG   Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần  - Page 5 I_icon13Sat 16 Oct 2010, 16:04

38 – LỜI CAN GIÁN CỦA TĂNG PHÓ NGUYỄN THƯỜNG


Trước thời Lý Cao Tông, triều Lý đã bắt đầu tàn tạ và đổ nát từ thời Lý Cao Tông (1175 - 1210) trở đi, sự tàn tạ và đổ nát ấy càng diễn ra với một quy mô và một tốc độ lớn hơn. Mặc dù vậy, vua Lý Cao Tông vẫn hoang chơi vô độ, khiến cho dân tình khốn khổ, thế nước suy yếu. Nhiều bậc ưu thời mẫn thế lấy đó làm mối quan tâm hàng đầu. Song, người dám thẳng thắn can vua lại quá hiếm hoi. Chính vì lẽ đó mà lời can gián của nhà sư Nguyễn Thường trở nên rất đáng chú ý. Bấy giờ, nhà sư Nguyễn Thường được cử giữ chức Tăng phó nên sử vẫn chép là Tăng phó Nguyễn Thường. Sách Đại Việt sử lược (quyển 3, tờ 14-a) viết :
“Mùa đông, tháng 10, Vua ngự ra hành cung Hải Thanh. Đêm nào Vua cũng sai nhạc công gẩy đàn Bà-lỗ, hát khúc hát theo điệu Chiêm Thành, tiếng nghe rất ai oán thảm thiết, tả hữu đều rơi nước mắt. Tăng phó Nguyễn Thường can Vua rằng :
Tôi thấy bài tựa Kinh Thi có nói, âm nhạc của nước loạn (có lẽ là thời loạn mới đúng - ND) nghe như oán như giận vì chính sự sai trái ; âm nhạc của nước bị mất nghe như thương như nhớ vì dân nước ấy khốn cùng. Nay Chúa thượng rong chơi vô độ, để giáo hóa lìa tan, chính sự sai trái, dân tình buồn khổ đến thế là cùng. Ngày nay mà lại nghe âm nhạc đó, ấy là điềm thời loạn nước mất, tôi biết chuyến này về, xa giá tất không ngự ra cung ấy nữa.
Sau, trong nước đại loạn, quả y như lời Sư nói".

Lời bàn :

Nguyễn Thường quả là bậc cao tăng khả kính. Nhà sư được tôn phong chức Tăng phó, luôn có dịp hầu cận, vậy mà chẳng hề nịnh vua, đại đức trung chinh của bậc nhập thế là đấy chăng ? Thân dẫu thoát tục tu hành mà lòng Sư vẫn canh cánh nỗi lo cho dân cho nước, hồng đức tử bi là đấy chăng ? Bình tĩnh khuyên can vua, lời sâu sắc mà dễ hiểu, dễ thấm, ý thẳng thắn mà vẫn chứa chan lòng nhân hậu, bậc mẫn tuệ là đấy chăng?
Vẫn biết cứu nhân độ thế là tâm nguyện của các bậc tu hành, song đã mấy bậc tu hành biến được tâm nguyện tốt đẹp ấy thành việc làm cụ thể như Tăng phó Nguyễn Thường ? Trong sâu thẳm cõi lòng của những người ngưỡng mộ giáo lí nhà Phật, có một ngôi cổ tự vô hình mà rất tôn nghiêm. xin kính thỉnh Tăng phó Nguyễn Thường mãi mãi trụ trì ở đó.

_________________________
Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần  - Page 5 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần  - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: 39 - NHÂN CHUYỆN MẠC HIỂN TÍCH, BÀN VỀ CHUYỆN VIẾT SỬ   Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần  - Page 5 I_icon13Sun 17 Oct 2010, 15:39

39 - NHÂN CHUYỆN MẠC HIỂN TÍCH, BÀN VỀ CHUYỆN VIẾT SỬ


Sách Đại Việt sử lược (quyển 3, tờ 12-a) cho biết, vào năm Kỉ Dậu (1189), vua Lý Cao Tông giao cho đình thần xét xử vụ án Mạc Hiển Tích, nhưng đình thần sợ Mạc Hiển Tích, không dám xử đến nơi đến chốn. Bởi vậy, tháng 3 năm Canh Tuất (1190), vua Lý Cao Tông phải tự xuống chiếu đày Mạc Hiển Tích đến trại Quy Hóa. Việc xét xử Mạc Hiển Tích của đình thần đã được chép như sau :

"Vua sai Thái phó là Ngô Lý Tín và Đô quan lang trung là Lê Năng Trường xét việc kiện Thiếu sư Mạc Hiển Tích. Bọn Năng Trường sợ Hiển Tích nên không dám truy cứu, Người trong nước bèn (làm thơ) chế giễu rằng :

Ngô Phụ quốc thị Lan
Lê Đô quan thị Kích
Án nhất tụng Mạc Tích
Đản cục tích nhi dĩ.


Nghĩa là : ông Phụ quốc họ Ngô và ông Đô quan họ Lê là hai người điên (Lan và Kích là tên hai người điên), xét có mỗi vụ kiện Mạc Hiển Tích mà rốt cuộc chỉ có sợ hãi thôi.

Lúc bấy giờ, Vua tuổi còn non nớt, Hiển Tích tư thông với Thái hậu, cho nên người đương thời sợ Hiển Tích".

Lời bàn :

Riêng ở giai thoại này, thay vì bàn về các nhân vật và sự kiện của lịch sử, người kể chuyện xin được mạo muội bàn về người viết sử.
Trước hết, các tài liệu quan trọng khác như Đại Việt sử kí toàn thư và Lịch triều hiến chương loại chí đều nói Mạc Hiển Tích đỗ đầu khoa thi năm Bính Dần (1086). Cứ cho ông tài giỏi hơn người, đỗ đại khoa vào năm hai mươi tuổi, thì tính ra, đến năm ông bị kiện rồi bị đi đày, ông đã thọ đến trên 120 tuổi ! Ôi, trên 120 tuổi mà còn cường tráng đến độ ham vui với Thái hậu để rồi bị kiện, khiếp thay !
Thái phó Ngô Lý Tín và Đô quan Lê Năng Trường sợ Mạc Hiển Tích cũng phải. Cụ sống dai hay sử gia vô ý chép lầm. Xin để hạ hồi phân giải vậy.

_________________________
Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần  - Page 5 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần  - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: 40 - LÊ VÃN VỚI CHUYỆN CON TRÂU TRÈO LÊN CÂY MUỖM   Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần  - Page 5 I_icon13Sun 17 Oct 2010, 15:42

40 - LÊ VÃN VỚI CHUYỆN CON TRÂU TRÈO LÊN CÂY MUỖM


Năm Nhâm Tí (1192) nhân dân giáp Cổ Hoằng (nay thuộc huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá) do Lê Vãn cầm đầu, đã nổi dậy khởi nghĩa. Theo sách Đại Việt sử kí toàn thư (bản kỉ, quyển 4, tờ 21-b) thì Lê Vãn là "bản giáp vệ nhân", tức là lính hầu của giáp ấy. Đây là một trong những cuộc khởi nghĩa khá lớn, triều Lý phải đem đại binh đi đàn áp mới dập tắt được. Nhân dân Cổ Hoằng đã vì phẫn uất ách thống trị nặng nề của triều đình nhà Lý mà sẵn sàng vùng dậy, nhưng lãnh tụ của nhân dân Cổ Hoằng đã làm như thế nào để phát động và tập hợp được họ ? Sách Đại Việt sử lược (quyển 3, tờ 12-b) cho biết :

"Xưa, người trong giáp ấy thấy vết chân trâu trèo lên cây muỗm, bèn theo vết chân ấy mà tìm thì thấy con trâu trắng ở trên cây. Trâu lại theo đường khác mà xuống rồi lội xuống sông, bỗng chốc không thấy nữa. Có người trong châu đoán rằng, trâu là vật ở dưới đất mà lại leo lên ở trên cây, ấy là điềm kẻ dưới lên ở trên vậy. (Dân Cổ Hoằng) bèn xuất quân làm phản".

Lời bàn :

Mê tín là lẽ rất tự nhiên của người ít học xưa nay đều thấy có như thế cả. Hãy cứ tạm cho là sở đoàn chung. Nhưng, cũng xưa nay, người khéo dùng người thì có khi lại biến được cả sở đoản của người mình dùng thành cái có ích, hay ít ra thì sở đoản cũng không còn là sở đoản nữa.
Có lẽ Lê Vãn muốn tuyên truyền rằng lòng dân và ý trời là một nên mới khéo dựng chuyện con trâu trắng trèo lên cây muỗm. Phải có điềm kẻ dưới lên ở trên thì mới có chuyện anh lính hầu là Lê Vãn bỗng chốc trở thành thủ lĩnh và dân đen mới có thể tin rằng : bỗng chốc, họ có thể làm nổi chuyện khuấy nước chọc trời, tiêu diệt hết bọn tham quan ô lại.
Chỉ mấy tháng sau, Lê Vãn thua trận, bị bắt và bị xử tử rất dã man. Nhưng, xin chớ vội nghĩ rằng, chuyện con trâu trắng trèo lên cây muỗm không còn ai tin nữa. Con trâu ấy xuống nước, chắc chỉ lẩn quất đâu đó thôi.
Sở đoản lại trở về nguyên dạng sở đoản, để rồi đến một lúc nào đó, bậc khéo dùng người xuất hiện, dân lại theo mà làm tiếp việc họ cùng Lê Vãn làm không thành.

_________________________
Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần  - Page 5 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần  - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: 41 – LỜI QUAN HOẠN PHẠM BỈNH DI   Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần  - Page 5 I_icon13Thu 21 Oct 2010, 01:17

41 – LỜI QUAN HOẠN PHẠM BỈNH DI


Năm Quý Hợi (1203) vua Lý Cao Tông dốc tiền của để xây cất thêm một lúc đến gần hai chục cung điện và thềm, gác, tốn kém không biết bao nhiêu mà kể. Trong số những công trình kiến tạo vào năm này, có gác Kính Thiên. Gác vừa xây cất xong thì cũng có ngay một mẩu chuyện, tuy nhỏ nhưng cũng đủ làm xôn xao cả triều đình. Sách Đại Việt sử lược (quyển 3, tờ 1-b) chép chuyện này như sau :

“Lúc trước, khi gác Kính Thiên mới làm xong, có con chim bồ các đến làm tổ ở trên đó mà đẻ ra chim non. Quần thần nhân việc đó mà can Vua rằng :
Xưa, Ngụy Minh Đế mới xây gác Lăng Tiêu, có con chim bồ các đến làm tổ, Cao Đường Long nói rằng, Kinh Thi có câu "chim bồ các làm tồ, chim tu hú đến ở". Nay cung thất mới làm xong mà chim bồ các đã đến làm tổ, thần ngu hèn cho rằng có họ khác đến ở đó. Thần xin bệ hạ xem lời nói của Cao Đường Long, trước cốt sửa mình tu đức, sau hãy khởi công xây dựng mới là phải.
Vua nín lặng hồi lâu rồi hỏi hoạn quan là Phạm Bỉnh Di.
Phạm Bỉnh Di nói :
- Gác mới làm mà chim bồ các đến làm tổ đẻ con, đó là điềm trời ban cho bệ hạ được dòng dõi trăm đời.
Vua được đẹp lòng, sai sửa sang điện gác mau chóng, trăm họ vì thế mà khốn khổ".

Lời bàn :

Triều thần xót việc Cao Tông xài tiền của như nước nên mới mượn tích cũ trong Bắc sử và mượn lời Kinh Thi để can Vua đó thôi. Song, chút lương tâm quá ít ỏi trong con người Nhà vua chỉ mới đủ để Vua đứng nín lặng trong chốc lát. Vua hỏi Phạm Bỉnh Dị thì nào có khác gì tự hỏi mình, bởi kẻ đã cam phận làm hoạn quan để suốt đời phò Vua, có khi nào dám nói khác ý Vua đâu.
Đã hoạn rồi thì hết sinh con. Hết sinh con rồi mới biết thấm nỗi đau của mình. Hẳn Phạm Bỉnh Dị lấy việc tự do sinh đẻ nhiều để có con dòng cháu giống như con chim bồ các kia làm điều thèm thuồng nên mới sẵn lòng nịnh Vua mà nói rằng đó là điềm phúc đức.

_________________________
Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần  - Page 5 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần  - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: 42 – NỖI NHỤC BẠI TRẬN CỦA ĐỖ THANH VÀ PHẠM DIÊN   Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần  - Page 5 I_icon13Thu 21 Oct 2010, 01:21

42 – NỖI NHỤC BẠI TRẬN CỦA ĐỖ THANH VÀ PHẠM DIÊN


Sách Đại Việt sử lược (quyển 3, tờ 15-a) chép rằng :

“Mùa thu, tháng 7 (năm Quý Hợi, 1203) quan coi châu Nghệ An là Điện tiền chỉ huy sứ Đỗ Thanh và bọn châu mục là Phạm Diên dâng thư về triều nói rằng :
Chúa nước Chiêm Thành là Bố-trì, bị chú là Bố-do đuổi đi, bèn đem hơn 200 chiếc thuyền Bị-lan chở vợ con đến ở cửa biển Cơ La (tức Kỳ La, nay là cửa Nhượng, thuộc Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh- ND) muốn cầu cứu ta.
Tháng 8, Vua sai bọn Phụ quốc Thái phó là Đàm Dĩ Mông, Khu mật sứ là Đỗ An đi bàn bạc công việc này. Dĩ Mông đến Cơ La, Đỗ An bàn rằng :
Bố-trì có 200 chiếc thuyền, cái dã tâm của con lang không thể tin cả được. Ngạn ngữ có câu rằng, một lỗ kiến có thể làm vỡ đê, một tấc khói có thể làm cháy nhà. Nay quân của Bố-trì há chỉ là lỗ kiến, tấc khói hay sao ? Xin ông hãy suy nghĩ kĩ.
Dĩ Mông lấy lời đó nói với Thanh và Diên, bảo họ phải phòng bị.
Thanh và Diên nói rằng:
- Kẻ kia vì gặp nạn mà đến cầu cứu ta, ta nên có lòng thành thương xót, chứ tỏ ý nghi ngờ như vậy, chẳng là không nên sao ?
Dĩ Mông giận dữ, bèn dẫn quân về. Thanh và Diên nói với nhau rằng :
- Lũ ta đã trái ý Phụ quốc (chỉ Đàm Dĩ Nông - ND), tất có hậu hoạn, chi bằng hãy đi đánh Bố-trì để làm kế tự toàn.
Mưu đó tiết lộ ra, Bố-trì biết được, sợ hãi mà nói với quân lính rằng :
- Lũ ta gặp nạn mà phải đi cầu cứu nước lớn, nó đã không có tình nghĩa thương xót láng giềng, lại toan bắt tù ta, thật đau đớn biết chừng nào.
Thế rồi (Bố-trì) nhân lúc sơ hở để dụ Thanh và Diên. Thanh và Diên sai người Nghệ An buộc thuyền vào thuyền Bị-lan của Chiêm Thành để coi giữ. Ban đêm, người Chiêm Thành đem những bó đuốc tre ở trong có giấu gậy nhọn, để vào thuyền. Một đêm, quân canh gác mỏi mệt nên không phòng bị mà nằm ngủ quên mất. Quân Chiêm nhân đó đốt đuốc ném vào thuyền của ta. Lính canh sợ hãi tỉnh dậy, không biết làm thế nào, số bị quân Chiêm Thành giết, số nhảy xuống nước rồi chết đuối, tổng cộng hơn 200 người. Quân của Thanh và Diên tan vỡ, còn Bố-trì thì thống suất lính tráng và tay chân chạy trốn về nước nó".

Lời bàn :

Đàm Dĩ Mông và Đỗ An là bậc đại thần, nhận mệnh vua đi xét việc Bố-trì đến xin cầu cứu. nhưng chưa bàn đã nghi kị người, ấy là lỗi khó bỏ qua. Phàm ở đời hễ chưa bàn chuyện với người mà đã mất lòng tin ở người thì thà đừng bàn còn hơn. Cảnh giác và mất lòng tin là hai khái niệm khác nhau, trộn lẫn để rồi nhầm lẫn thì chỉ lâm vào chỗ khốn.
Đỗ Thanh và Phạm Diên lúc đầu lòng thành có dư, nhưng khi thấy quan trên giận dữ bỏ về thì không còn giữ được bình tĩnh nữa. Hóa ra, hai ông sợ quan trên còn hơn sợ giặc ngoài! Dân gian có câu :
Thứ nhất sợ kẻ anh hùng.
Thứ nhì sợ kẻ cố cùng liều thân.
Bố-trì lúc ấy cũng có thể coi là kẻ cố cùng liều thân vậy. Song, quân pháp nhà Lý bấy giờ nghiêm đến mức nào mà đến cả chuyện hệ trọng như vậy cũng bay đến tai Bố-trì ngay ? "Trong nhà chưa tỏ. ngoài ngõ đã tường" là đấy chăng ? Đỗ Thanh và Phạm Diên bị đại bại nhục nhã, kể cũng dễ hiểu !

_________________________
Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần  - Page 5 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần  - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: 43 - NGUYỄN BẢO LƯƠNG TRẢ THÙ ĐÀM Dĩ MÔNG   Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần  - Page 5 I_icon13Sat 23 Oct 2010, 01:20

43 - NGUYỄN BẢO LƯƠNG TRẢ THÙ ĐÀM Dĩ MÔNG


Khi Đàm Dĩ Mông đã đường đường là bậc đại thần, tước Phụ quốc Thái phó, thì Nguyễn Bảo Lương chỉ mới là một viên quan nhỏ trong triều Lý Cao Tông. Vua Lý Cao Tông ăn chơi hoang phí, đổ tiền của xây cất có khi đến hàng chục cung điện và thềm, gác một lúc. Bấy giờ, Nguyễn Bảo Lương được sai trông coi việc xây gác Thánh Nhật. Đàm Dĩ Mông cậy quyền cậy thế, lại thích nịnh vua, nên bắt các quan trông coi thợ xây cất phải đốc thúc sao cho mọi việc hoàn thành đúng hạn định. Thế rồi chẳng may, nhóm thợ xây gác Thánh Nhật do Nguyễn Bảo Lương chỉ huy làm việc trễ nải. Để thị uy, Đàm Dĩ Mông nhân danh phép nước, bắt trói Nguyễn Bảo Lương và đánh cho một trận nên thân. Đánh xong, Đàm Dĩ Mông còn quát tháo Nguyễn Bảo Lương phải mau dậy ra trông coi và đốc thúc thợ làm. Nguyễn Bảo Lương tức lắm, vờ nằm mãi không dậy, than rằng :
- Đau thế này làm sao dậy được ?
Rồi mọi chuyện cũng qua. Điều làm Đàm Dĩ Mông không dè là Nguyễn Bảo Lương căm thù Đàm Dĩ Mông đến tận xương tủy. Đến năm Quý Hợi (1203), Nguyễn Bảo Lương được thăng đến chức Thượng tướng, vây cánh trong triều đã lớn hơn người, bèn kiếm kế rửa mối hận xưa với Đàm Dĩ Mông. Ông liên kết với quan Lại bộ Thượng thư là Từ Anh Nhĩ tâu Vua rằng : "Dĩ Mông mọt nước hại dân quả là quá lắm". Lời tâu tuy chẳng có bằng cớ gì nhưng thấy bè đảng của Nguyễn Bảo Lương mạnh, Vua cũng xuống chiếu giáng chức tước của Đàm Dĩ Mông, từ Phụ quốc Thái phó xuống tuột đến tận hàng Đại liêu ban.
Chuyện trên tóm lược từ sách Đại Việt sử lược (quyển 3, tờ 15-a và tờ 15-b).

Lời bàn :

Thời Lý Cao Tông, chỉ có kẻ mạnh ức hiếp kẻ yếu, phép nước chẳng ai coi ra gì cả. Khi Đàm Dĩ Mông đang giữ quyền cao chức trọng thì ý Đàm Dĩ Mông là ý vua, sau đến lượt bè đảng Nguyễn Bảo Lương mạnh thì ý Nguyễn Bảo Lương cũng là ý vua vậy. Phép nước suy thì luật giang hồ thịnh. Đàm Dĩ Mông đánh Nguyễn Bảo Lương cho rõ quyền uy, có biết đâu sau này Nguyễn Bảo Lương cũng muốn làm mọi cách để bắt Đàm Dĩ Mông rõ quyền uy của mình. Không thời nào đáng sợ bằng thời mà ở đó chức quyền trở thành phương tiện để báo ơn trả oán. Quả vậy !

_________________________
Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần  - Page 5 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần  - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: 44 - CHUYỆN ANH PHƯỜNG TRÒ VŨ CAO CAN NGĂN VUA   Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần  - Page 5 I_icon13Sat 23 Oct 2010, 01:25

44 - CHUYỆN ANH PHƯỜNG TRÒ VŨ CAO CAN NGĂN VUA


Sách Đại Việt sử lược (quyển 3 tờ 16-b) mô tả nhân cách của vua Lý Cao Tông như sau :
"Vua rất ham của cải lợi lộc, lấy việc bán quan buôn ngục làm chính sự. Hai người nào mà tranh nhau ruộng đất hay sản vật hễ có một người đem của dâng nạp trước rồi thì Vua chẳng hỏi tình lí phải trái thế nào, đều thu mà sung công cả, vì thế mà kho đụn của nhà nước của cải chất như núi, còn bách tính thì kêu ca, oán thán, giặc cướp nổi lên như ong".
Vì nước đại loạn nên từ năm Bính Dần (1206) trở đi, vua Lý Cao Tông chỉ tổ chức những cuộc vui chơi quanh quẩn trong kinh thành chứ không dám đi xa. Mặc dù thế, mức độ hoang phí cũng không hề giảm bớt. Cũng sách trên (tờ 17-a) đã kể một câu chuyện xảy ra trong lúc Vua rong chơi như sau :
“Năm đó, trong nước đã loạn lạc mà Vua thích rong chơi. Đường sá ngăn trở, không đi xa được, Vua bèn sai làm hành cung Ứng Phong và Hải Thanh ở ao Ứng Minh, hàng ngày đem bọn cận thần, cung nữ đi chơi bời làm vui. Lại lấy thuyền to làm thuyền ngự, lấy các thuyền bé chia làm hai đội, sai bọn cung nữ, phường tuồng chèo thuyền, Vua dẫn bọn tả hữu bắt chước nghi vệ như khi Vua ngự đi chơi đâu vậy. Lại lấy sáp ong bọc những tấm lụa và các thứ hải vật thả xuống ao rồi sai người lội xuống mò lên, giả làm đồ dưới long cung đem dâng. Quần thần thấy Vua rong chơi vô độ đều sợ hãi không dám nói. Có tên phường tuồng là Vũ Cao nói dối Thượng phẩm phụng ngự là Trịnh Ninh rằng :
- Có hôm Cao qua chơi bên bờ ao, đến trước gốc cây muỗm, thì thấy có một người lạ cầm tay dắt đi vòng bờ ao rồi dẫn Cao đi xuống nước. Cao sợ chết đuối nên không dám tiến. Một lát, nước ao tự dưng rẽ ra, Cao bèn đi xuống. Đi đến một nơi, thấy cung điện nguy nga, thị vệ nghiêm chỉnh. Cao hỏi đó là chỗ ai ở, người đó bảo rằng đó là chỗ ta ở để cai quản ao này. Người đó bèn sai dọn mâm cỗ, cùng Cao uống rượu. Rượu rồi, Cao tạ ơn xin về Người đó đưa tặng cau và tiễn ra tận gốc cây muỗm. Đến đó,  bỗng người đó biến mất, mà cau cầm trong tay thì đã hóa ra đá. (Từ đó) Cao mới biết trong ao có thần.
Ninh lấy làm kinh dị, bèn tâu Vua. Vua nghe nhưng không sợ hãi gì cả mà sai lấy sắt để yểm thần".

Lời bàn :

Cả một triều đình quan lại lớn nhỏ cũng bằng thừa, chỉ có anh phường trò Vũ Cao là nói lời đáng nói. Là phường trò, anh chỉ có thể bịa chuyện để gián tiếp nhờ người hầu cận can vua. Và thế cũng là quý lắm rồi.
Bất chước Khuất Nguyên xưa, người kể chuyện cũng xin gõ bút xuống bàn mà hát rằng :

Hôn quân say hề ngao du đó dây.
Tiền của dân hề tan như khói mây,
Trăm quan lặng hề an thường thủ phận.
Chỉ Vũ Cao hề ấm ức dạ này.
Gánh nịnh nặng hề hai vai đại thần,
Câm điếc mù hề là đấng chăn dân,
Phường trò xót hề mặc phường trò xót
Thần dưới ao hề cứ mặc kệ thần.

_________________________
Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần  - Page 5 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần  - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: 45 - CHUYỆN BẠO GAN NÓI LÁO CỦA TRẦN TÚC VÀ NGUYỄN DƯ   Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần  - Page 5 I_icon13Sat 23 Oct 2010, 23:57

45 - CHUYỆN BẠO GAN NÓI LÁO CỦA TRẦN TÚC VÀ NGUYỄN DƯ


Vua Lý Cao Tông có hai tên cận thần xiểm nịnh và nói láo rất nổi danh, đó là Trần Túc và Nguyễn Dư. Trong cùng một năm Bính Dần (1206) cả hai tên cận thần này đã nói hai câu để đời và cả hai câu đều được sách Đại Việt sử lược (quyển 3, tờ 17-b) ghi lại.

Câu thứ nhất là của Trần Túc. Bấy giờ, Cao Tông muốn phung phí tiền của vào những cuộc ngao du đó đây, nhưng rồi vì đất nước loạn lạc, Nhà vua chỉ có thể cùng đám cận thần và thị nữ đi rong chơi quanh quẩn trong kinh thành mà thôi. Một trong những địa điểm Nhà vua hay đến là ao Ứng Minh, nơi Nhà vua đã cho xây cất hai hành cung là Ứng Phong và Hải Thanh. Nhưng, ao Ứng Minh vừa nhỏ lại vừa nông, đến mùa đông thì nước ao thường khô cạn. Cao Tông nói với tả hữu rằng :
- Ai có thể làm cho nước sông dâng đầy ao được thì ta sẽ hậu thưởng.
Trần Túc nghe vậy liền tâu vua :
- Thần có thể làm được.
Vua bằng lòng, sai Túc làm phép cho nước sông dâng vào đầy ao. Nhưng kết quả là ao khô vẫn hoàn ao khô.

Câu nói láo thứ hai có lẽ còn láo hơn câu thứ nhất một bậc nữa. Câu này của Nguyễn Dư. Cũng sách trên chép rằng :
“Vua tính sợ sấm, mỗi khi sấm động thì sợ hãi. Có tên cận thần là Nguyễn Dư nói rằng hắn có phép giáng sấm. Gặp khi có tiếng sấm nổ, Vua sai Dư giáng sấm. Dư ngẩng mặt lên trời đọc chú nhưng tiếng sấm lại càng lớn hơn. Vua căn vặn việc đó, Dư nói:
- Thần răn nó đã lâu, nào ngờ nó còn cường bạo như thế đó".

Lời bàn :

Trần Túc và Nguyễn Dư, mỗi người để lại một câu nói láo đạt tới trình độ không tiền khoáng hậu. Đúng là gan cùng mình. Song, xưa nay đời vẫn cho thấy là "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, vua ấy ắt phải có cận thần ấy ; có gì lạ đâu. Dâng nước ao, ngăn tiếng sấm, những điều khó tin dường ấy chắc chỉ có Cao Tông mới tin và vì tin mới cho làm thử, mà chỉ cần làm thử không thôi cũng đủ biết Cao Tông là người thế nào rồi !

_________________________
Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần  - Page 5 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần  - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: 46 - CHÂN TƯỚNG PHẠM DU   Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần  - Page 5 I_icon13Sun 24 Oct 2010, 00:00

46 - CHÂN TƯỚNG PHẠM DU


Đời Lý Cao Tông, Phạm Du từng làm tới Thượng phẩm phụng ngự, vẫn thường có dịp hầu cận nhà vua. Bấy giờ, đất nước đại loạn, chính sự rối ren, vua hoang chơi vô độ, triều thần chán nản: cả đến quan lại cũng công khai đi cướp giật của dân, chẳng còn ra thể thống gì nữa.
Lý Cao Tông muốn dùng cận thần trấn giữ ở các địa phương, mong lấy đó làm chỗ dựa để yên tâm mà hưởng lạc. Năm Mậu Thìn (1208), quan Thượng phẩm phụng ngư Phạm Du được vua cất nhắc trong trường hợp đó. Sách Đại Việt sử lược (quyển 3, tờ 18-a) chép rằng :
"Vua lấy Phạm Du coi việc quân ở Nghệ An. Du nói với Vua rằng :
- Nay thiên hạ rối loạn, bọn gian tặc nổi dậy khắp nơi, hoặc có kẻ ghen ghét với thần mà làm loạn, thì đầu thần còn khó giữ nổi huống chi là ân đức của Bệ hạ ban cho. Xin Bệ hạ để tâm một chút, cho phép thần được tuyển bọn trai tráng để tự đề phòng, hầu tránh tai vạ.
Vua bằng lòng. Du bèn chiêu tập bọn vong mệnh, tụ tập bọn giặc cướp, gọi là hậu binh, ngang nhiên cướp bóc, không sợ hãi gì cả. Giặc cướp do đó mà nổi dậy như ong".

Lời bàn :

Là cận thần, Phạm Du biết rõ vua Lý Cao Tông thực chỉ là một tên hôn quân chuyên bòn rút của thiên hạ. Vua cần đến những kẻ như Phạm Du để làm vây cánh, thì Phạm Du cũng cần một lũ lâu la để làm vây cánh cho mình.
Cũng sách trên đã cho biết thêm rằng, một hôm vua Lý Cao Tông đi chơi ở ao Ứng Minh, nghe tiếng dân kinh thành kêu la vì bị cướp nhưng Nhà vua vẫn chăm chú vào cuộc vui, vờ như là không hay biết gì. Vua chà đạp lên sinh linh trăm họ, bảo kẻ cận thần như Phạm Du làm khác sao được ? Rốt cuộc, chỉ có dân là đau khổ khốn cùng. Thương thay !

_________________________
Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần  - Page 5 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần  - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: 47 - CUỘC NÁO LOẠN KINH THÀNH NĂM KỈ TỊ (1209)   Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần  - Page 5 I_icon13Sun 24 Oct 2010, 00:03

47 - CUỘC NÁO LOẠN KINH THÀNH NĂM KỈ TỊ ( 1209)


Ở những năm cuối đời, quyền lực của vua Lý Cao Tông thực chất chỉ còn giới hạn lại trong phạm vi kinh thành Thăng Long mà thôi. Nhưng, ngay cả trong khu vực kinh thành bé nhỏ này, quyền lực của Lý Cao Tông không phải lúc nào cũng được khẳng định. Cuộc náo loạn kinh thành năm Kỉ Tị (1209) có thể coi là một ví dụ tiêu biểu.
Bấy giờ, quan lại triều Lý chia bè kết cánh, vua chỉ biết ngả theo phe cánh nào mạnh mà thôi. Phe do Thượng phẩm phụng ngự Phạm Du cầm đầu và phe do Thượng phẩm phụng ngự Phạm Bỉnh Di cầm đầu là hai phe không thể đội trời chung với nhau. Hai phe luôn tìm cơ hội để thủ tiêu lẫn nhau, và cơ hội đó đã đến vào năm Kỉ Tị (1209), khi cả Phạm Du và Phạm Bỉnh Di đang đi dẹp loạn đều được vua Lý Cao Tông triệu về. Phạm Du về trước chút ít. Sách Đại Việt sử lược (quyển 3, tờ 19-a) chép rằng :
"Mùa thu, tháng 7, Bỉnh Di về đến kinh sư, toan vào triều để phụng mệnh thì có người ngăn lại nói rằng :
- Vua đã nghe lời Du trước, giận ông chưa nguôi đâu.
Bỉnh Di nói :
- Ta thờ Vua hết lòng mà lại bị người ta nói gièm sao? Huống chi ta có mệnh Vua triệu về, trốn đi đâu được?
Nói rồi bèn đi vào. Vua sai bắt Bỉnh Di và con là Phụ (có lẽ là con nuôi, vì Phạm Bỉnh Di là hoạn quan - ND) giam ở Thủy viện và toan làm tội. Tướng của Bỉnh Di là Quách Bốc nghe được tin đó, liền đem binh lính hò reo mà vào triều. Đến cửa Đại Thành, bị người coi cửa ngăn lại, bọn Bốc phạt ngang cánh cửa mà vào. Vua thấy việc gấp, vội vời ngay Bỉnh Di vào Lương Thạch Sứ ở thềm Kim Tinh. Một lát sau, Du cùng em là bọn Kính đều từ nhà ngự đường đi ra, lấy ngự thương giết Bỉnh Di và con là Phụ. Bọn Bốc nghe tin Bỉnh Di đã chết, bèn sai quân sĩ đột nhập vào Lương Thạch Sứ, lấy cân xa của Vua ngự mà rước thây Bỉnh Di, lấy chiếu ngự bọc thây của Phụ, theo cửa Việt Thành mà ra bến Triều Đông rồi lại vào cung Vạn Diên để rước Vương Tử Thầm và Vương Tử Sảm về Hải Ấp".

Lời bàn :

Quan lại giết nhau ngay trước mặt vua mà chẳng cần xét xử, vậy nhưng vua cũng chẳng dám có ý kiến gì, chuyện đó quả là hiếm thấy trong lịch sử.
Quan lại phá cửa thành mà vào, lại lấy ngay vật ngự dụng mà dùng, chẳng cần hỏi qua thánh ý, chuyện đó lại còn lạ hơn. Mới hay, trong thời loạn, chuyện điên đảo náo loạn là chuyện thường, chỉ có chuyện hợp với đạo lí, kỉ cương là hiếm hoi mà thôi. Vua Lý Cao Tông chưa bị giết lúc đó là may lắm rồi.

_________________________
Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần  - Page 5 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Sponsored content




Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần  - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần    Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần  - Page 5 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Việt Sử Giai Thoại - Tập 2 - Nguyễn Khắc Thuần
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 4 - Nguyễn Khắc Thuần
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 1 - Nguyễn Khắc Thuần
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 3 - Nguyễn Khắc Thuần
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 5 - Nguyễn Khắc Thuần
» Giai thoại văn học Việt Nam
Trang 5 trong tổng số 6 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Lịch Sử-