Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Mái Nhà Chung by mytutru Today at 23:18

EM CHIM HÁT HAY QUÁ by mytutru Today at 21:55

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:17

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Today at 12:56

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Today at 12:37

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 11:15

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Yesterday at 10:00

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Tue 07 May 2024, 23:54

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Tue 07 May 2024, 08:05

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:42

Chết rồi! by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:31

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 05 May 2024, 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Truyền Thuyết Truyện Cổ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11179
Registration date : 08/08/2009

Truyền Thuyết Truyện Cổ  - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyền Thuyết Truyện Cổ    Truyền Thuyết Truyện Cổ  - Page 4 I_icon13Wed 25 Aug 2010, 11:39


THẤT CHƠN NHƠN QUẢ

Tác giả: Huỳnh-Vinh-Lượng

Hồi 25

Nghĩa là:

Chơn dương đủ, quần âm lui tán,
Ác dẫy đầy, cả nhà bị trầm luân.

Có bài kệ rằng:

Dưới gò núi hắc mã quan dinh,
Cỏ rậm rừng mê quái điểu minh,
Lụy chỗ tuyền đài người chẳng tỉnh,
Đào tàn Lý rụi hoa thanh linh.

Lại nói Khưu-Trường-Xuân ngồi trong miễu Bàn-Khê công phu, đương lúc tịnh xảy thấy 2 đồng tử dẫn bạch-hạc đứng trước mặt nói rằng:

- Vâng lời Ngọc-Đế sắc lịnh, thỉnh Chơn-Nhơn cỡi hạc phi thăng. Trường-Xuân liền nhớ lời Tam-Quan Đại-Đế nói 7 năm thành chơn, có lẽ nào bữa nay đặng thành! Hay là âm ma trong mình nó hiện ra mấy thứ huyễn cảnh mà phá công-phu của ta?

Ông tỉnh ngộ đặng rồi, 2 người đồng-tử cùng bạch-hạc cũng đâu mất, một mình ngồi trên bồ-đoàn, muôn việc đều không. Ông nghĩ tại mình ỷ giỏi, muốn đi thử Ma-Y, nên sanh việc âm ma nhiều thứ quái lạ mà khảo mình. Phải mình không tỉnh chắc nó đoạt cái linh tánh. Nghĩ rồi ông liền tự hối rằng:

- Nếu như chẳng luyện dứt cái âm-khí sao đặng thuần dương? Vậy phải dùng một phép mà trừ cho đặng ma-chướng tiêu sạch, mới là phép chơn tịnh.

Rồi đó ông bỏ chỗ Bàn-Khê đi kiếm đặng cái núi đất, thấy dưới núi có cục đá tròn, nặng hơn trăm cân, cũng là chỗ thanh tịnh vắng vẻ. Ông cất cái am tranh mà ở tu luyện, hễ chừng có âm-ma phát ra, ông đi ôm cục đá lên nửa núi lăn xuống, rồi ngồi tịnh.

Như có sanh nữa thì ông đi ôm đá lăn nữa, làm như vậy 3 năm âm-ma mới trừ sạch, mới đặng thuần dương, mấy thứ huyễn cảnh đều dứt, linh hiển đặng thông thiên-cơ liền ứng, thấy rõ biết chỗ Vương-Đại-Môn có việc mà thiên-cơ chẳng dám tiết lậu.

Ông định đi lại đó khuyến hóa đôi lần, bằng đặng tỉnh ngộ khá khỏi chỗ trầm luân tai ách, chẳng mất lòng Thượng-Đế hóa sanh chi đức, đặng mở chỗ cứu đời. Tưởng rồi, ông liền bỏ núi đất đi qua xứ đó. Xứ đó có một người họ Vương, tên Vân, nhà giàu lớn, người người đều gọi là Vương-Đại-Môn.

Chỗ ấy trên núi dưới nước, sơn-thủy rất tốt. Vương-Vân tuy giàu sang mà lòng khắc bạc, hay dùng giạ già cân non, ra ít thâu nhiều, thường hay khi nghèo hiếp yếu, chiếm đoạt ruộng đất của người, trong nhà tôi tớ đều mượn oai hổ, húng hiếp xóm giềng, gian-dâm phụ nữ, không chút lòng nhơn, ỷ theo chủ mà nương cậy, gây tội ác vô cùng.

Trước nhà có cục đá dài hơn một trượng mấy thước, đầu lớn đuôi nhỏ giống như con sư-tử. Nên ai cũng kêu là “Thạch sư-tử”.
Trong nhà người làm công nhiều lắm, hễ đến bữa cơm, người coi cửa nhảy lên lưng sư-tử lấy đá đánh một tiếng, bốn phía đều nghe liền về ăn cơm, ngày ngày như vậy.

Cách nhà chẳng bao xa có cái núi thấp, trên núi có một cái miễu bà Quan-Âm. Khi trước ông nội của Vương-Vân tạo làm có cúng ruộng đất, có người chủ trì. Qua đến Vương-Vân làm chủ đuổi người đó đi, ruộng đất lấy lại, miễu chưa hư, thần tượng còn mà không ai phụng sự, duy còn cái miễu hoang.

Khưu-Trường-Xuân vào ở trong miễu, mỗi ngày nghe cục đá kêu thì biết tới bữa ăn, đến xin mười mấy bữa không ai thèm hỏi tới ông, huống hồ chén cơm bát nước tài nào mà xin đặng!

Trong nhà có một đứa tớ gái tên Xuân-Huê, thấy ông đến xin mấy lần không ai cho, trong lòng bất nhẫn, lén lấy bánh giấu đem cho ông, rồi biểu thầy phải đi cho mau, chỗ nầy chẳng phải chỗ lành.

Qua bữa sau ông đến xin gặp Vương-Vân đứng trước cửa. Ông Khưu muốn độ Vương-Vân, biết người nhà giàu là do kiếp trước có tu, mà nay lòng hay khắc bạc không biết tự hối. Nên thấy Vương-Vân đứng đó, ông liền đọc bốn câu kệ đặng cảm động lòng Vương-Vân.

Kệ rằng:

Vì lợi tham danh chẳng trở đầu,
Có bữa vô-thường việc chẳng lâu,
Ruộng đất bạc tiền đem chẳng đặng,
Không dè kiếp đến phải lo sầu!

Khưu-Trường-Xuân đọc rồi, Vương-Vân nổi giận mắng rằng:
- Mấy thằng giả đạo, đừng ở đây nói bậy, bình sinh tao không tin phép Phật, mầy phải đi mau mới khỏi chịu nhục. Ông Khưu rằng:

- Bần-Đạo đến quí phủ xin bữa cơm, cầu ông cho ít nhiều. Vương-Vân thấy ngoài cửa có cái thùng hốt cứt ngựa, sẵn có cái vá một bên, vói tay lấy xúc một vá cứt đem lại nói rằng:
- Mầy cầu tao thí giúp, nay tao cho mầy cái nầy lấy không?

Trường-Xuân đương muốn khuyên Vương-Vân, tưởng là y nói chơi nên lấy bầu đưa ra, Vương-Vân đổ cứt vô trong bầu! Trường-Xuân nói:
- Cứt ngựa nầy ông cho tôi có chỗ chi dùng chăng? Vương-Vân nói:

- Cứt đó tao cũng mướn người đi hốt, nay đem cho mầy cũng là thi ân. Ông Khưu nghe nói than rằng: -
- Thiện-tai! Thiện-tai!
Vương-Vân và nội nhà tôi tớ đều cười lớn, duy có con Xuân Huê trong lòng bất nhẫn. Bữa sau Xuân-Huê thấy mấy người ăn rồi đi làm hết, lén lấy bánh bỏ trong túi, ra coi có ông lại xin hay không. May gặp Trường-Xuân đứng trước cửa liền đưa bánh cho ông.

Ông nói:
- Ta chẳng phải tới xin bánh, vì có một việc kín muốn nói cho cháu hay: phải thường nhớ trong lòng, chừng nào mắt con sư-tử đỏ, cháu phải mau lên trên miễu Quan-Âm đặng lánh nạn! Trốn qua một giờ ba khắc thì khỏi chết. Nói rồi liền đi mất.

Xuân-Huê thường nhớ trong lòng, mỗi ngày coi chừng thạch sư-tử mấy lần, thường bữa như vậy. Có thằng nhỏ giữ trâu thấy Xuân-Huê làm như vậy hỏi rằng:

- Chị làm gì mỗi ngày ra coi con sư-tử chi vậy? Xuân-Huê rằng:
- Hôm trước ông thầy xin ăn nói với tôi biểu coi chừng con mắt thạch sư-tử đỏ, thì mau chạy lên trên miễu Quan-Âm trốn một giờ thì khỏi nạn lớn.

Thằng coi trâu nghe nói việc lạ muốn phá chơi, lén lấy cục đá đỏ, chiều cột trâu sớm, chạy lên thạch sư-tử lấy miếng đá vẽ trong con mắt sư-tử rồi núp phía sau coi Xuân-Huê làm sao?

Gần tối thấy Xuân-Huê trong nhà ngồi đứng không yên, thầm tưởng trong lòng:
- Hay là sư-tử mắt đỏ rồi chăng? Lật đật chạy coi, chẳng sợ chủ nhà nghi. Xảy thấy hai con mắt của sư-tử đỏ hết, lấy làm sợ hải liền chạy lên miễu Quan-Âm.

Thằng coi trâu thấy vậy cũng chạy theo tới miễu, liền nghe nổ “ Rầm..!” một tiếng vang trời động đất, bốn phía nổi mây đen tối mịt, gió thổi ầm ầm đến nữa đêm mới dứt.
Xuân-Huê với thằng nhỏ trốn dưới bàn Quan-Âm nghe tiếng nói ào ào như ngàn người đánh trống. Đến sáng mới dám ra coi ai nấy kinh hồn khiếp vía đều nói:

- Biết Vương-Vân là người khắc bạc, ỷ chúng hiếp cô, khi dể ông bà cha mẹ, lấn lướt xóm giềng, miệng độc như rắn, chúng bạn đều ghê, tôi tớ có lỡ thì miệng chửi tay đánh, guốc roi liền bữa, chẳng có lòng thương, như vậy cũng đành. Có kẻ nói:

- Chết một con sâu độc các giống xuân hòa; nhổ một gai hùm khỏi ăn thâm luồn cẳng. Người khác nói: Hễ khắc bạc người tức là làm hại mình, dung người thương người tức là dung, thương mình đó! Nên có câu:

“ Trời Đất không tư, lành thì đặng phước, dữ thì mắc họa, không sai.”
Lại thấy con sư-tử chẳng trôi, ngã nằm tại giữa sông. Xuân-Huê thấy nội nhà chủ bị trôi hết khóc lên một hồi kinh động trong xóm. Người người chạy ra coi đều nói:

- Trời có mắt báo ứng không sai. Rồi hỏi Xuân-Huê sao mà nội nhà chủ nó chết chìm hết nó trốn đâu mà khỏi. Nó bèn đem việc ông đạo-trưởng đi xin thuật mọi việc cho mấy người nghe, ai nấy đều nói:

- Vương-Vân hung ác, số định đến rồi nên Trời giáng thủy tai thâu kẻ bạo tàn, còn ông đạo đó chắc là Thần Tiên đến khuyến hóa cho y mà y đã chẳng chịu hồi tâm lại thêm khi dể kẻ nghèo, lấy cứt ngựa cho người ta ăn, thật là tán-tận lương tâm nên phải bị tai kiếp.
Còn Xuân-Huê tuy là tôi tớ mà có thiện căn nên được cứu khỏi nạn. Thằng coi trâu cũng nhờ theo Xuân-Huê mà khỏi chết.

Ấy vậy người ở đời phải làm việc lành thể lòng Trời Đất, thương người thương vật phải tin nhơn quả, phải sợ nhà tối có Thánh Thần soi xét nên chẳng dám làm điều quấy, đến chừng gặp đại nạn mới có Thần Thánh cứu hộ chẳng sai. Rồi hỏi Xuân-Huê bao giờ cháu tính làm sao? Xuân-Huê đáp rằng:

- Cái miễu nầy nguyên ông nội của chủ tôi lập ra, chung quanh ruộng đất có để cúng trong miễu, thôi tôi tính ở tại miễu nầy tu hành, cũng không ham việc trần chi nữa. Tôi nghĩ của tiền như bọt nước, đời người như giấc chiêm bao. Như chủ tôi mới thấy buổi chiều, sáng ra biệt xác. Hỡi ơi!

Dường ấy còn lo làm chi! Kiếm một bữa vui qua một bữa, tầm đường ngay mà thoát lưới trần. Vậy cháu xin cô bác thương, dầu có nắng mưa, cúi nhờ ơn cô bác, thế nào cháu cũng nguyện tu thân.
Mấy người nghe nói mừng lắm, tiếp rằng:

- Để bà con ta giúp đỡ tiền ăn cho qua ngày. Nói rồi Xuân-Huê kiếm một bà già ở với nó làm bạn, nhứt tâm khổ chí tu hành.

Đặng mấy năm sau Khưu chơn-nhơn ở tại Long-Môn động tịnh dưỡng biết Xuân-Huê có lòng chơn-tu, ông đi đến độ Xuân-Huê, sau nó cũng đặng thành chánh quả. Việc nầy là việc sau.

Đây nhắc lại khi ông Trường-Xuân bảo Xuân-Huê đi tỵ nạn rồi ông liền đến chỗ Long-Châu tại vách đá, trên vách có cái động, là khi đời nhà Tần mạt Hớn hưng có ông Lâu-Cảnh tiên-sanh ở đó mà định nhựt nguyệt, dưới có con sông, vách đá dựa khe nước, nước thường chảy vòng theo vách, đứng xa ngó lại thấy như ở giữa khe nước.

Cái động ấy có cửa, nên người ở xứ đó lâu năm thấy động hình như vậy nên đặt tên Long-Môn, lấy tích Lý-Ngư khiêu Long-môn (Lý-Ngư khiêu long-môn tục kêu là võ-môn tam-cấp. Con cá nào nhảy khỏi thì thành rồng, không khỏi thì té chết, nên lấy xương kêu là long cốt).

Khưu-Trường-Xuân tới đó nhớ câu “Môn-thượng long-phi” chắc ứng tại đây. Rồi ở tại động tu chơn dưỡng tánh 2 năm.

Khi đó chỗ Long-Châu trời hạn, quan Thái-Thú biểu dân trong ấp cầu đảo mà không mưa, lúa cây đều khô hết, muôn dân thọ khổ. Khưu-Trường-Xuân liền đến quận nói để định ngày cầu đảo ba ngày có mưa, phổ cứu nhơn dân. Quan quận nghe nói mừng tiếp rồi sắm lễ vật bái thỉnh cầu đăng đàn.

Khưu-Trường-Xuân sửa soạn áo mão, phủ-phục đốt hương lên đàn. Một lòng thành kính niệm cảm Thượng-Đế, quả thiệt mưa lớn 3 ngày 3 đêm, ruộng rẫy đặng mùa, muôn dân an-ổn. Qua năm sau, mấy tỉnh ở Bắc-Kinh cũng bị trời hạn, không mưa, trên vua khẩn đảo cùng bá quan cầu mưa không đặng.

Ngươn-Thuận-Đế truyền chỉ treo bảng cầu mưa, thỉnh mấy vị tu hành có đạo, ai cầu đặng mưa gia quan trọng thưởng. Khi đó bảng vua treo rồi, các tỉnh đều nghe, có quan Thái-Thú ở Long-Châu bảo cử một người cầu mưa.

Ngày xưa bị đói khát,
Mà nay động Đế-Vương.



Được sửa bởi mytutru ngày Thu 26 Aug 2010, 10:56; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11179
Registration date : 08/08/2009

Truyền Thuyết Truyện Cổ  - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyền Thuyết Truyện Cổ    Truyền Thuyết Truyện Cổ  - Page 4 I_icon13Wed 25 Aug 2010, 11:46


THẤT CHƠN NHƠN QUẢ

Tác giả: Huỳnh-Vinh-Lượng

Hồi 26

Nghĩa là:

Cầu mưa thuần trở trời che nhựt,
Ra phép diệu đổi phụng thay rồng.

Có bài kệ rằng:

Một tấm lòng thành cảm đến Thiên,
Lại thêm mùa nắng trở phong niên,
Chớ lời Ngươn-Chúa thương dân thiết,
Tại thiệt chơn-nhơn phép diệu huyền.

Lại nói Ngươn-Thuận-Đế ra bảng chiêu cầu người có đạo-đức đặng cầu mưa cứu dân, quan Thái-Thú ở Long-Châu dâng sớ tâu đến trên kinh bẩm rằng:

- “Tại Long-Châu, động Long-Môn, có người cao-sĩ là Khưu-Trường-Xuân, đạo đức thanh cao. Năm đó Long-quận khô hạn, nhờ ông ra sức cầu, đặng mưa lớn 3 ngày, phổ cứu muôn dân. Nay hoàng-thượng muốn cầu võ cứu dân, chẳng có người đó chẳng đặng. Thần nay có lòng cứu dân làm phước, nên dám phụng tấu.”

Ngươn-Thuận-Đế nghe rồi rất mừng, liền mạng Hiệp-Lý Thát-Thát đại-phu đến sính cầu Trường-Xuân. Đi mấy bữa mới tới động, trình dâng ngọc-chỉ, tỏ lời Ngươn-Chúa thỉnh cầu đảo võ v.v... Trường-Xuân nghe đặng vui mừng ưng chịu, cùng quan đại-phu đồng tới Bắc-Kinh, bữa sau vô chầu Thượng-hoàng vạn tuế.

Ngươn-Thuận-Đế tôn lấy sư lễ, từ tạ cửu khanh chi thượng. Nói việc cầu võ, Trường-Xuân tâu rằng:
- Hoàng-Thượng hết lòng thương dân tai kiếp, thần cam vâng mạng, nào dám chẳng ra công; mà phải lập một cái đài cao đặng làm lễ cầu đảo.

Hoàng-Thượng ra niệm hương bái lễ chứng minh, rồi thần quì cầu đảo, tấu một lá sớ lên Thượng-Đế, xin kỳ 3 ngày có mưa. Ngươn-Chúa nghe vậy, có sắc mừng ưng chịu liền mạng quan Hữu-Tư đi làm võ đàn, rồi biểu quan Thái-giám đưa Trường-Xuân tới Tập-Hiền-Quán an nghỉ.

Bữa sau, quan Hữu-Tư vô tấu, nói võ đàn làm rồi, xin dời pháp-sư lên đàn. Ngươn-Thuận-Đế liền mời Trường-Xuân đi. Thiên-Tử cung kỉnh, nhang đèn lễ bái rồi ngự giá về cung, còn Trường-Xuân phủ-phục tại võ-đàn, cùng bá quan văn võ, chay giới phân ban, khẩn cầu tâu thiết.

Qua ngày thứ ba, giờ ngọ mặt nhựt thinh không chuyển đỏ như son, nắng thôi cùng xứ, người người đều đổ mồ hôi. Trường Xuân lấy nhành dương nhúng nước rảy một cái, ngồi mật niệm trong mình vận chuyển rần rần.

Rồi thấy trên mặt nhựt có sanh một đám mây đen che áng, một lát thiên-hôn địa-ám mưa xuống liền liền, luôn hết mấy ngày, cây trái đương khô đặng phát biến sắc phục sanh, nhơn-dân vui mừng.

Cả thảy vạn-vật sanh linh đều cảm!
Ngươn-Thuận-Đế trong tâm mừng rỡ, phong Trường-Xuân làm chức Hoàng-Đạo Chơn-Nhơn, để ở tại kinh sư, đãi làm thượng khách. Bữa nọ Ngươn-Chúa mời Chơn-nhơn vào trong cung, đi dạo ngự huê-viên.

Trong đó có cỏ trường-sanh, bông không tàn, cảnh vật xinh tốt, nói thôi chẳng xiết. Ngươn-Chúa đồng ngồi với Trường-Xuân trên ghế giảng đạo luận chuyện, có ngũ-sắc tường-vân phủ che nửa lừng trời.

Hễ nói đến chỗ huyền-diệu thì Ngươn-Chúa than rằng: Trẫm như không lãnh việc nước, nguyện theo Chơn-nhơn du lịch, để trẫm có hậu rồi sẽ bái Chơn nhơn làm thầy, nhập sơn tu luyện.

Chơn-nhơn tâu rằng:
- Hoàng-Thượng chớ lo, Hoàng-hậu đã hoài long thai, chẳng bao lâu sanh đặng Thái-Tử.
Ngươn-Chúa thầm tưởng:
- Chơn-nhơn quả thiệt Thần Tiên lại biết Hoàng-hậu có thai. Bèn hỏi rằng: Hoàng-hậu quả thiệt có thai, mà chẳng biết sản long hay phụng? Khưu-chơn-nhơn rằng:

- Thần đã toán chắc rồi, thiệt là long chớ không sai chạy. Ngươn-Chúa nói:
- Quả như lời Chơn-nhơn trẫm đặng may lắm! Nói rồi Khưu-chơn-nhơn kỉnh lễ ra về. Ngươn-Chúa hồi cung nói với Hoàng-hậu rằng:

- Trường-Xuân chơn-nhơn toán chắc ngự thê nghén dựng long thai, chẳng biết thiệt không?
Hoàng-hậu tâu rằng:
- Sao bệ-hạ dám chắc vậy? Thôi để mời Quốc-sư lên điện cùng Chơn-nhơn đồng toán. Hai đàng đồng nói tương-phù ý hiệp mới biết chắc. Ngươn-Chúa đại hỷ, bữa sau cho mời Bạch-Vân Thiền-Sư với Khưu Chơn-nhơn lên điện, đồng toán Hoàng-hậu thân dựng sản long hay phụng?
Bạch-Vân Thiền-Sư đánh tay toán rồi tâu rằng:
- Ý thần thử toán nương-nương thân hoài phụng thai, định sanh Công-chúa. Ngươn-Chúa lại hỏi:
- Khưu Chơn-nhơn ý hạ như hà? Chơn-nhơn tâu rằng:

- Thần bữa trước cùng Hoàng-Thượng có nói rõ ràng, Hoàng-hậu thân hoài long thai ắt sanh Thái-tử, nào có sai. Bạch-Vân Thiền-Sư cười rằng:
- Thầy có ở tại ngộ huyền ắt biết tinh vi lý số, phải toán lại coi. Khưu-Trường-Xuân định thần chiếu thấu thai bào đáp rằng:

- Toán chắc không sai! Thế nào cũng sanh Thái-tử. Thiền-Sư nổi giận nói rằng:
- Lý số của tôi toán mấy lần cũng không sai chạy, e thầy nói vọng ngôn làm cho rối loạn lòng vua.
Khưu chơn-nhơn rằng:

- Số lý chẳng bằng thiên-lý, âm đức có sức đổi trở đặng trời, làm lành có công cải số cũng đặng. Nay Thánh-Thượng ra lòng cầu võ, phổ cứu muôn dân, côn-trùng thảo-mộc cũng đặng nhờ đức, đó là ơn đức rộng lớn mà cảm động đến Tam-Thiên, chuyển nữ thành nam, hóa phụng thành long, cũng chưa khá biết!

Bạch-Vân Thiền-Sư nói:
- Ta tưởng nhà ngươi có đạo, hóa ra cũng chỉ tầm thường, hoài thai đã trước, cầu võ lúc sau, nào có thai đã sanh thành rồi mà lại cải biến đặng? Chơn-nhơn đáp:

- Tôi đã định chắc, nào có cương biện. Bạch-Vân Thiền-Sư rằng:
- Thầy dám cá với tôi chăng? Chơn-nhơn đáp:
- Cá thì cá sao chẳng dám! Bạch-Vân Thiền-Sư nói:

- Bằng thiệt long thai tôi đem chùa Bạch-Vân dâng cho thầy. Khưu-chơn-nhơn cũng nói:
- Bằng như phụng thai tôi nguyện dâng thủ cấp cho ông! Thiền-Sư cười nói:
- Đừng có thối hối. Chơn-nhơn rằng:

- Một lời nói chắc nào có thối hối. Thiền-Sư nói:
- Miệng nói không bằng phải lập tờ làm chắc.

Khưu-chơn-nhơn nghe nói liền xin giấy mực, tại long-án làm tờ rằng:

TỜ CAM ĐOAN:

"Tôi người lập tờ cá thủ cấp là Khưu-Trường-Xuân. Nay cùng Bạch-Vân Thiền-Sư hơn thua. Bằng sau trong cung Chúa-mẫu sản sanh Phụng-nữ, Khưu-Trường-Xuân cá thua, nguyện dâng thủ cấp, không đặng trở lời."
Bạch-Vân Thiền-Sư cũng tại trước ngự-án biên rằng:

TỜ CAM ĐOAN:

“Tôi người lập tờ cá Bạch-Vân-Tự là Bạch-Vân-Tăng. Nay cùng Khưu-Trường-Xuân đấu thắng. Như sau trong cung Chúa-mẫu sanh Hoàng-tử thì Bạch-Vân-Tăng phải thua, nguyện đem Bạch-Vân-Tự giao cho Khưu-Trường-Xuân, không đặng đổi lời.”

Biên rồi hai đàng ký tên, giao tờ coi đọc xong rồi, có bá quan vi chứng, dâng lên ngự-án.
Ngươn-Thuận-Đế long mục xem qua rồi thâu để đó chờ Hoàng-hậu sanh sẽ hay, rồi bãi chầu đều về hết.
Lại nói Bạch-Vân Thiền-Sư về Bạch-Vân-Tự tưởng việc Khưu-Trường-Xuân đoán quyết như vậy hay là Hoàng-hậu long thai, mình toán sai chăng? Trong lòng chẳng an, toán lại số lý thật không sai, rồi mừng thầm nói:

- Khưu-Trường-Xuân! Nhà ngươi đừng trách ta, việc nầy tại mình làm ra tai họa mà hại tánh mạng, uổng cho người tu hành một đời, vì một việc mà ô danh ngàn thuở.

Lại nói Khưu-Trường-Xuân về tới Tập-Hiền-Quán, toán chắc định ngày Hoàng-hậu sanh thai, rồi đốt một lá thần phù lên trên cung Cửu-Thiên Huyền-Nữ, mượn một vị Tiên tên là Ngọc-Trịnh Tiên-Nữ biến hóa vô cùng, thần thông chí diệu.

Tiên-Nữ vâng lịnh Cửu-Thiên đến nghe Khưu-chơn-nhơn sai khiến. Khưu-chơn-nhơn nói cùng Tiên-Nữ rằng: Đêm nay đầu canh 5, trong Ninh-Vương-Phủ, bà Vương-phi sanh một đứa con trai.

Tiên-Nữ đem cái hồ-lô biến ra một đứa con gái đi đổi đứa con trai, ẵm đến tại cung Kim-Lang điện, đợi tôi đổi phụng rồi Tiên-Nữ sẽ đem con gái nầy đổi lấy cái hồ-lô lại. Tiên-Nữ vâng lịnh đi liền, y như lời dặn.
Lại nói đêm đó giờ tý, Hoàng-hậu sản sanh Công-chúa, y lời Bạch-Vân Thiền-Sư nói sanh phụng-thai. Rồi mấy người cung phi báo cho Ngươn-Chúa hay.

Thuận-Đế nghe báo sản phụng thai, trong lòng phục Thiền-Sư toán giỏi, rồi lại lo Khưu chơn-nhơn tánh mạng chẳng còn! Vậy phải lo phương chi cứu khỏi mới phải đạo vua tôi. Buổi chầu mai, bá quan đều biết Hoàng-hậu sanh công chúa, liền lên chầu giá. Bạch-Vân Thiền-Sư cũng đến chầu mừng tâu rằng:
- Thần nghe Hoàng-hậu sản sanh Công-chúa, tiếp nối thạnh triều, thần thiệt vui mừng, nguyện Ngô-Hoàng vạn tuế, Công-chúa thiên-thu!

Ngươn-Thuận-Đế than rằng:
- Trẫm mạng không hậu cũng chẳng than phiền, vì Khưu chơn-nhơn toán sai âm dương, ắt phải chịu thua. Trẫm niệm y có công cầu võ, muốn cứu cho khỏi, nguyện đem tiền kho 10 muôn, bồi bổ Bạch-Vân-Tự, đặng chuộc cái thủ cấp của Khưu chơn-nhơn.

Ngươn-Chúa nói rồi, Bạch-Vân thiền-sư còn đang suy nghĩ, Hoàng-môn-quan báo có Khưu chơn-nhơn đến chầu. Ngươn-Chúa liền mạng cho vô. Khưu chơn-nhơn chầu bái rồi cung hạ:

- Hoàng-Chúa, nay Hoàng-hậu sanh Thái-tử nối nghiệp thiên thu.
Ngươn-Chúa rằng:
- Chơn-nhơn lầm rồi, trẫm hay Hoàng-hậu sản sanh Công-chúa. Khưu chơn-nhơn tâu:
- Thần toán vạn vô nhứt thất, như quả thiệt công-chúa thì xin ẵm ra cho coi, có thác thần cũng cam tâm.
Ngươn-Chúa ý muốn cứu hộ mà nghe lời Khưu-Trường-Xuân khẳng khái thì không vui, bèn kêu cung-nữ ẵm ra coi.

Khi đó đến giờ mẹo, Tiên-Nữ đem hồ-lô hóa làm một đứa con gái đổi đứa con trai của bà Vương-phi, rồi bồng lại che khuất các thần quan, đứng lên Kim-Lang điện đợi hầu. Kế thấy cung nữ bồng công-chúa dâng cho Ngươn-Thuận-Đế. Vua biểu cung nữ đưa cho Khưu chơn-nhơn coi. Chơn-nhơn hai tay tiếp bồng, lấy tay áo che qua.

Tiên-Nữ đem long đổi phụng, đem vào Vương-phủ trả lại lấy hồ-lô về. Bá quan nhục-nhãn phàm-thân làm sao mà thấy đặng! Còn Bạch-Vân thiền-sư chẳng qua là có trí-huệ chớ không có thần quang thì cũng không hiểu thấu.

Khưu chơn-nhơn sau việc Du Long Hoán Phụng, hai tay bồng Thái-tử đưa cho bá quan coi phải trai hay gái. Bá quan coi rồi liền hô:
- Thái-Tử thiên-thu! Làm Bạch-Vân thiền-sư thất sắc, chạy lại ẵm coi, thật rõ-ràng Thái-Tử. Bạch-Vân thiền-sư đỏ mặt rồi cũng xưng hạ rằng:

- Quả thiệt Hậu-triều Thự-quân (là có Thái Tử nối nghiệp). Nói rồi liền đem dâng cho Ngươn-Chúa. Ngươn Chúa thấy việc lạ cũng tùy miệng cãi rằng:

- Trẫm nghe cung nữ truyền báo chớ chưa thấy, tưởng công-chúa, đó là trong cung nói lầm. Liền sai quan Lộc-Tự đãi tiệc ba ngày, đại xá thiên hạ, rồi Ngươn-Chúa lui chầu văn võ tán ban.
Khưu chơn-nhơn hỏi Bạch-Vân thiền-sư rằng:

- Nay sự thể đã rõ-ràng, thầy tính làm sao? Bạch-Vân thiền-sư đáp:
- Nhứt ngôn ký xuất, tứ mã nan truy. Nói sau làm vậy. Ngày mai tôi giao chùa cho ông y theo lời giao kết, có chi phân hỏi!
Nói rồi hai đàng đi về. Còn Khưu chơn-nhơn ở trong quán sai Tiên-Nữ đem trả hồ-lô cho Cửu-Thiên Huyền-Nữ, việc đó xong rồi.

Lại nói qua Bạch-Vân thiền-sư về đến Bạch-Vân-Tự, trong lòng chẳng phục, lại toán số nữa, cũng tính không ra, thiệt là cờ cao một nước khó hơn qua, nghề yếu 3 phân cũng thấy thua, rồi mắt trân trân than thở! Người phục thị đứng một bên nói rằng:

- Khưu-Trường-Xuân có một mình làm sao giành hết chùa lớn? Thôi bây giờ biểu một người đổi một người, bằng đổi không hết, bạn ta cũng ở lại đây, sẽ toan liệu.

Thiền-sư nghe nói rất mừng. Bữa sau Khưu chơn-nhơn đến, Bạch-Vân thiền-sư nói: Tăng nhiều chùa rộng, chùa lớn người ít. Nay thầy tới một người đạo, tôi đi một người tăng, một người đổi một người, bằng đổi không hết thời đi cũng không hết, tăng ở cũng đặng, đạo ở cũng đặng.

Khưu chơn-nhơn đáp:
- Như vậy cũng đặng, để tôi đi kêu chúng nó tới. Khưu chơn-nhơn nói rồi đi ra ngoài chùa lấy cái phất trần trong tay áo bứt một nắm chỉ thổi một hơi chơn khí, quăng lên trên không-trung.
Đừng khi ta nay người sức ít,
Phải biết bên mình phép diệu hay.

Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11179
Registration date : 08/08/2009

Truyền Thuyết Truyện Cổ  - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyền Thuyết Truyện Cổ    Truyền Thuyết Truyện Cổ  - Page 4 I_icon13Wed 25 Aug 2010, 12:18


THẤT CHƠN NHƠN QUẢ

Tác giả: Huỳnh-Vinh-Lượng

Hồi 27

Nghĩa là:

Khuyên đạo chúng lần lần dạy dỗ,
Luận việc tu hành bực bực nói ra.

Có bài kệ rằng:

Bông nở bông tàn hết mấy năm,
Người đời nào thấy nguyệt thường rằm,
Mở ra danh lợi hai đường khóa,
Trồng lửa trồng sen mới khá ngâm.

Lại nói Khưu chơn-nhơn đi ra ngoài chùa lấy phất trần, bứt một nắm chỉ thổi một hơi chơn khí, quăng lên trên không trung một hồi lâu, tới không biết bao nhiêu đạo chúng theo chơn-nhơn vô chùa, đem thầy chùa đổi hết, còn Bạch-Vân thiền-sư đi lại ở chỗ Tập-Hiền-Quán, mấy thầy chia ra đi các chùa ở đậu. Tại sao mà Khưu chơn-nhơn muốn lấy chùa Bạch-Vân-Tự?

Vì chỗ đất Bắc-Kinh chủ khí đương thạnh, biết là đất ấy làm đô thời ở lâu, nên muốn mượn chỗ thạnh địa đặng lập đạo trường khai hóa hiền nhơn. Bởi Bạch-Vân thiền-sư cái phần ở chỗ Nam-Kinh, xứ Tam-Giang, hiển phát phổ độ chỗ đó, nên khiến Khưu chơn-nhơn lấy Bạch-Vân-Tự đặng thiền-sư đi qua phía Nam mở đạo.

Ấy là Trời định đâu có phần số đó, hoặc lợi cho người nầy, chẳng lợi cho người khác. Bởi người thượng trí tu chơn hay mượn chỗ tương sanh mà ở, chỗ khắc phải lánh, nên gọi là địa lợi vậy.

Lại nói Khưu chơn-nhơn ở tại Bạch-Vân-Tự, chiêu tập người tu hơn một tháng, đặng mấy mươi người đạo hữu, coi làm các việc trong chùa, sắp đặt có phần đông đảo tấn phát. Khưu chơn-nhơn thấy trong đạo hiền ngu chẳng đồng, ắt phải mở dạy một phen.

Khưu chơn-nhơn bèn mời đạo hữu mà nói rằng: Nhơn việc xuất gia nầy là lánh chỗ trần tục, phải trước có ý coi cho thấu việc trần chơn giả, hư thiệt, có lòng học đạo, thiệt chí, thiệt tâm mới gọi là chơn tâm xuất gia.

Bằng trong lòng ý còn ham vọng thành Tiên, hoặc vì có việc hờn giận, hoặc tham an-nhàn mà mượn đạo làm cớ đặng yên ổn cái thân, như vậy xuất gia học đạo lòng dõng mãnh chưa có, chí lâu dài khó đặng, lấy đạo làm như việc thường, có không chẳng cần, thì sau cũng mất chỗ huyền diệu.

Còn có người khi tuổi nhỏ không lo tánh mạng, đến già cô độc một mình mới tính xuất gia, đó là mượn cửa đạo mà nương mình, nào có phải coi thấu việc trần là giả!

Nói cho hết mà nghe, đã tới đặng cũng tốt, chẳng cần coi thấu hay không, như vậy là tu qua buổi mà thôi. Hễ người đến tại đất Tam-Bảo (vào cửa Phật) thì gọi là người có duyên, vào chùa ta cũng chẳng nghèo, bỏ cửa ta cũng không giàu.

Hễ vào trong cửa ta thì phải y theo lời ta: người thượng-trí thì học tham-thiền công-phu; người trung-trí thì tụng kinh lễ sám; người hạ-trí thì lập công làm việc, cũng đặng tròn phận xuất gia. Như người chẳng đặng, mình phải gắng cho đặng; người chẳng nhẫn, mình phải gắng cho nhẫn.

Trai phải giữ chữ Trung; gái phải gìn chữ Tiết, đức hạnh kiêm toàn. Nhẫn là nhẫn cái sân-si tật-đố, tuyệt dứt cái tình-dục, cùng nhẫn chịu đói lạnh khảo trừng chịu nhục, chịu thiệt, ăn mặc kém thua, lời nói phải thấp hạ khiêm nhường.

Như vậy mới đặng hơn người, mà phải trong lòng không không, đừng dung một mảy niệm quấy, đừng khởi một điểm lòng tư, đừng coi người khinh hèn, phải ép mình tôn người. Như mình đặng không thì ma nào ứng đặng, phải tại chỗ hư-vô mà cầu đạo, thì công-phu chắc đặng, bằng đem việc ngoài mà công-phu thì phải mất chơn.

Phàm việc chi phải lượng sức mà làm, đừng thái quá bất cập, biết đặng lớn thì thành lớn, biết nhỏ thì thành nhỏ. Noi theo đường mực mà đi, giữ phép qui-củ mà tu, tuy chẳng đặng thành Tiên Phật cũng chẳng mất người hảo-nhơn, lại cũng chẳng uổng việc xuất gia học đạo.

Như biết nói để tóc là người đạo, cạo đầu là người tăng, mà ngũ-uẩn chẳng không, tứ tướng chẳng bỏ, ngoài thì sửa soạn trang nghiêm, trong bụng quá hơn người tục, lòng công danh không dứt, tâm phải quấy chẳng trừ, se-sua thường niệm sợ ăn mặc thua người, kiêu-hãnh tưởng hoài, muốn việc làm cho có thường như nguyện, như vậy nói tu hành, thiệt chưa có tu hành; xưng là học đạo, thiệt trọn không có đạo.

Tưởng lại người ở tục lấy khổ làm vui, còn ở cửa Phật làm gì?
Mượn đạo mà dối đạo, giả tu mà nương thân làm ăn, tạo ra không biết bao nhiêu tội lỗi. Kiếp nầy đã không siêu thăng, kiếp sau còn phải đọa vào biển khổ. ở trong cửa Phật mà không làm bản dạng cho Phật, thì gọi là thế mạng khổ hành chỗ nào?

Nên người tu phải xét mình: như có lỗi ai chỉ sửa cho mình, thì phải tỉnh mà tự hối, chẳng khá tự cao, tự đại mà lầm uổng một đời. Vậy xin các người rán nhớ.
Khưu chơn-nhơn đương giảng nói, ngoài cửa đi vô mười mấy người cao lớn.

Mấy người nầy khi trước ở núi Tần-Lãnh ăn cướp mà cứu chơn-nhơn sống lại, rồi nhờ chơn-nhơn giảng việc tội phước nhơn quả, nên thức tỉnh cải tà qui chánh, ra chợ mua bán làm ăn mười mấy năm. Nay nghe đồn ở Bạch-Vân-Tự có Khưu chơn-nhơn thiệt người đạo-đức lớn.

Năm rồi cầu mưa phổ cứu nhơn dân, lại toán Hoàng-hậu sanh Thái-tử cùng Bạch-Vân đấu kình, ăn đặng chùa Bạch-Vân. Nay ông mở việc dạy tu hành học đạo, hay giảng kinh thuyết pháp nên mấy người nghe nói thảy đều vui mừng.

Triệu-Bích nói: Hay là ông ở núi Tần-Lãnh anh em cùng cứu sống đó chăng? Lại thấy bảng đề: “Khưu mỗ phụng hành” thì chắc nay ông tu thành đạo rồi, vậy bạn ta đồng đi đến Bạch-Vân-Tự coi có phải không?

Trương-Kiển nói:
- Bạn ta thường nguyện đi tầm người có đạo đức, nay đặng như nguyện không chừng? Châu-Cửu rằng:
- Mình đến coi như người có đạo-đức, bái ông làm thầy xuất gia tu hành cũng khá đặng. Triệu-Bích tiếp:

- Em nói phải! Rồi đều đi đến Bạch-Vân-Tự, nhằm lúc Khưu chơn-nhơn cùng mấy người đương ngồi tại điện giảng nói việc xuất gia học đạo.

Chơn-nhơn thấy mấy người bước vô, đứng dậy hỏi rằng: Mấy anh em bấy lâu mạnh giỏi? Mấy người đều quên ông, đáp rằng:
- Nhờ ơn Trời Phật bảo hộ đặng bình an, vậy không biết thầy ở đâu? Hình như có gặp thầy một lần mà không nhớ chắc, xin thầy nhắc lại. Khưu chơn-nhơn rằng:

- Chẳng nhớ trên Tần-Lãnh người đói trong miễu đó sao? Triệu-Bích hỏi:
- Phải thầy khi đó có chỉ cho bọn tôi tu hành đó chăng? Khưu chơn-nhơn đáp:
- Phải, tôi chớ ai! Mấy người nghe nói đều quì bái thưa rằng:

- Từ ấy đến nay cách biệt mười mấy năm, bọn tôi đều phải suy già, còn thầy hình dung trở nhỏ, thiệt người có đạo. Ngày trước tôi có nói chừng nào thầy đắc đạo anh em tôi sẽ tới thọ giáo, nay xin thầy cho anh em tôi ở đây học đạo.
Chơn-nhơn rằng:
- Xưa nhờ ơn cứu mạng, nay nào dám quên tình. Còn anh em nói tôi đắc đạo, thiệt tôi không dám có đặng. Chẳng qua mượn chỗ nầy mà lập trường mở dạy, biện minh việc đạo đó thôi. Than ôi! Khổ hải không bờ trở đầu tới bực.

Tôi ngày đó chẳng qua là răn cái ý của tôi, không dè mấy anh em nghe lời ấy mà sửa lòng đổi chí có công cải lỗi theo lành, thiệt gọi là người hảo-nhơn đại-chí. Mười mấy năm giữ lòng bền chặt, đến nay khám phá đặng hồng trần, muốn xuất gia tu thân, thiệt tôi lấy làm mừng lắm!

Người có lòng tu hành là tiền sanh tích nhiều việc phải mới đặng phát cái niệm đó. Đã phát tâm học đạo thì phải giữ luân phép: ngôn-ngữ, từ-bi, hạ-khí, nhẫn-nhịn, hòa-khiêm, cẩn-ngôn cẩn-hạnh, lập bản dạng cho hậu hiền, chẳng đặng lộng tánh buông tình, khởi lòng ganh ghét.

Đừng thấy người chẳng bằng mình mà đem ý khinh-khi, trở lòng háo-thắng, sỉ-nhục, nơi người đừng khởi niệm cống-cao kiêu-thái mà hại trong tánh mạng. Còn mình chẳng bằng người là tu tích chưa đủ, công đức chưa đầy; người chẳng bằng mình là thời-vận chưa thông, tiền căn siễn-bạc.

Bởi đạo không có lớn nhỏ, người tu đừng gọi thấp cao, chẳng luận giàu sang nghèo khó, cũng không phân lớn nhỏ trẻ già, hễ người có đạo là lớn, có đức thì tôn. Có câu: “Ham học như vàng như ngọc, chẳng ham học như cỏ rác”. Chẳng quí vàng bạc của báu, quí trọng đạo-đức nghĩa-nhơn. Thiên-tử xuất gia chưa đủ quí, ăn mày xuất gia chẳng phải hèn.

Ta khi còn nhỏ, cha mẹ mất sớm, nhờ anh chị dẫn dắt nên người, coi biết việc hồng trần các món chẳng thiệt, nào là cha con anh em vợ chồng, tiền bạc đều giả, duy có đạo-đức làm trọng, nên nguyện một lòng phỏng đạo tu chơn.

Sau gặp thầy là Vương-Trùng-Dương tiên-sanh chỉ cho chỗ chí đạo, lại nhờ sư huynh là Mã-Đơn-Dương hết lòng chỉ biểu, từ khi tại chỗ Xuyên-Cốc ly biệt đến sau thêm công gắng sức, bị đói lớn 72 lần gần chết, còn đói nhỏ vô số, kể không xiết.

Vậy mà lòng ta như sắt đá, thà chết chẳng bỏ lòng xưa, chịu ma-nạn chừng nào chí lại thêm bền chắc, sợ lo có tội còn dư. Rồi sau ở tại Bàn-Khê lập công khó mấy năm, trong việc khốn khổ kể chẳng hết lời.

Ta nhớ câu “Khổ tận cam lai”, hết cực tới sướng, hết đắng tới ngọt. Đến ngày rõ biết tỉnh ngộ, nhờ Trời chiếu giúp 2 lần cầu võ đặng giáng cam lâm (mưa lớn) tới thời tiếng động đến Đế-bang, tuy đạo quả chưa thành mà đến bực nầy cũng không phải dễ.

Nay mấy người muốn xuất gia phải làm như vậy, đừng vì giàu sang mà động tâm, đừng thấy nghèo khổ mà dời chí, coi thân mình như chết rồi.

Nay trong chỗ chết mà đặng sống phải tưởng là một việc lớn, đặng cầu cái phép chẳng chết mới gọi là người chí nhơn học đạo. Khưu chơn-nhơn nói rồi, mấy người nghe việc tu hành khổ cực của thầy, thảy đều sa nước mắt, thương niệm công khó của chơn-nhơn mấy năm tu hành cực nhọc.

Chơn-nhơn thấy mấy người biết hồi tâm lại nói: Nếu chẳng đến cái khổ cho tột, chỗ tánh phàm không dứt thì trí-huệ khó thông! Đến lúc liễu đạo còn phải đầu thai luân-hồi tái-thế thì uổng cho một kiếp.

Nay nguyện chỉ cho mấy trò chỗ khổ đó mà cầu ra, chịu đặng một phen khổ, bớt đặng một lần ma chướng, chịu mười mấy phần thì oan khiên đặng tiêu, nhẫn đặng một việc, cũng như mình sang cái gánh nặng thì đặng nhẹ hết mấy phần.
Chơn-nhơn giảng rồi, chọn ngày cùng mấy người đổi áo mão, sắm lễ sám-hối, cho mỗi người đạo danh.

Lại nói qua Hoàng-hậu tưởng sanh Công-chúa bồng ra trước điện trở tay liền biến thành Thái-Tử, làm Bạch-Vân thiền-sư trao hết ngôi chùa cho Khưu-Trường-Xuân, việc cũng tại mình sanh ra sự họa, sợ Bạch-Vân thiền-sư phiền muộn, bèn sai người đi thỉnh vào cung khuyên giải rằng:
Vì con tôi làm cho thầy chịu lụy. Thiền-sư đáp:
- Số lý tôi đoán chắc thiệt Phụng thai, chẳng biết Trường-Xuân dụng cái tà thuật chi mà đổi.

Tôi sợ chẳng phải cái phước trong nước nhà. Hoàng-hậu nói:
- Vì Hoàng-thượng không hậu, nên tôi cũng không dám nói nhiều, nay Hoàng-thượng đặng hậu Thái-tử, kính trọng Trường-Xuân như Thần Tiên, mỗi ngày tại trong ngự quân giảng đạo đàm huyền, ít vào trong cung điện.

Bạch-Vân thiền-sư tánh hay ố nhơn thắng kỷ, có lòng sâu độc mới nói với Hoàng-hậu rằng:
- Tích xưa đời Đường-Minh-Hoàng ở ngôi, nội triều văn võ bá quan đều xưng Trương-Quả-Lão là Thần Tiên. Đường-Minh-Hoàng muốn thử, lấy thuốc độc bỏ trong rượu, biểu Trương-Quả-Lão uống.

Ông biết trước, liền uống ba chén rồi nói rằng: Tửu-hào không tốt. Nói vừa dứt lời, hôn mê nửa khắc, răng trong miệng đen hết. Chừng tỉnh dậy, ông lấy thiết-như-ý nhổ hết răng đen, ông ngậm miệng một hồi mọc răng trắng lại hết.

Chừng đó Đường-Minh-Hoàng mới tin ông thiệt là Thần Tiên giáng thế. Nay nương-nương muốn chắc, học theo Đường-Minh-Hoàng, để rượu độc trước án, mời Khưu-Trường-Xuân cho uống. Như y uống rượu đó không chết mới thật là Chơn-Tiên.

Chước là một kế nhỏ,
Thần Tiên cũng khó từ.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11179
Registration date : 08/08/2009

Truyền Thuyết Truyện Cổ  - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyền Thuyết Truyện Cổ    Truyền Thuyết Truyện Cổ  - Page 4 I_icon13Wed 25 Aug 2010, 12:30


THẤT CHƠN NHƠN QUẢ


Tác giả: Huỳnh-Vinh-Lượng

Hồi 28


Nghĩa là:

Cho uống rượu trấm (*) Hoàng-hậu thử đạo,
Đội mão vàng Chơn-nhơn ngâm thi.

(Rượu trấm là lông chim Trấm ngâm rượu, uống thì chết tức thời, không phương giải đặng)
Có bài kệ rằng:

Đơn thành cửu chuyển mới thuần-dương,
Nhập Thánh siêu phàm thọ mạng trường,
Chẳng có một phen điều uất-trắc,
Sao đặng muôn đời để tiếng vương.

Lại nói Hoàng-hậu nghe lời Bạch-Vân thiền-sư biểu nội thị tới Bạch-Vân-Tự mời Khưu chơn-nhơn, Hoàng-hậu đặt rượu độc mà đợi. Quan nội-thị vâng lịnh nương-nương đến mời chơn-nhơn vào cung.

Chơn-nhơn biết trước, ra đi phân dặn mấy người múc 24 mái nước lạnh để một hàng, đặng ông về có việc dùng, chẳng khá sai. Dặn dò xong rồi liền cùng nội-quan vào cung hầu kiến phụng giá. Hoàng-hậu rằng:

- Trước kia chơn-nhơn toán định tôi sanh Thái-tử, quả thiệt không sai. Nay tôi không có chi đền ơn, xin kỉnh chơn-nhơn tam-bôi ngự-tửu, niệm lấy chút tình. Nói rồi truyền nội-thị dâng rượu cho chơn-nhơn.

Khưu chơn-nhơn chẳng chối từ, liền uống 3 chén rồi tạ ơn ra về. Về tới Bạch-Vân thấy 24 mái nước lạnh để sẵn, chơn-nhơn nhảy vô ngâm một hồi, hễ nước nóng sang qua mái khác.

Ngâm hết 23 mái, còn một mái chưa đầy, chưa đủ sức, độc khí không sạch, hơi độc xông lên trên đầu, rụng hết nửa mé tóc, nên ông Khưu sói hết nửa cái đầu.

Bạch-Vân thiền-sư nghe tin Khưu chơn-nhơn chưa chết, bèn vào cung tâu cho Hoàng-hậu hay. Hoàng-hậu rằng:
- Uống rượu độc mà không chết chắc là Thần Tiên. Bạch-Vân thiền-sư nói:

- Hoặc rượu chưa lấy làm độc nên chưa chết cũng có! Tôi nghe Thần Tiên huy khắc ngũ-kim bát-thạch, như đồ vàng bạc đồng sắt tới trong tay thời biến thành bùn muốn tròn vuông tự ý. Tích rằng đạo có khăn không có mão.

Nương-nương giả đò không biết, sắm một cái mão vàng thưởng cho y, biểu đội trên đầu. Như y đội dính thiệt là Thần Tiên, bằng không thì cười chơi, ắt y mắc cở trở về trên núi không chừng.

Hoàng-hậu nghe nói vui lòng, liền biểu nội-thị mời Trường-Xuân vào cung. Trường-Xuân vào, Hoàng-hậu thấy đầu ông sói, hỏi rằng:
- Chơn-nhơn sao không có tóc? Thế cũng có bịnh chi? Chơn-nhơn đọc 4 câu kệ rằng:

Trước vâng đơn triệu đến diêu-giai,
Vương-mẫu đãi thần rượu thiệt say,
Uống hết tam-bôi trường thọ tửu,
Mới đem trên đảnh cửa trời khai.

Khưu chơn-nhơn ngâm kệ rồi, Hoàng-hậu mắc cở, chẳng muốn thử nữa, ngặt vì đã chịu với thiền-sư rồi nên Hoàng-hậu cười nói rằng:

- Chơn-nhơn quả thiệt Thần Tiên, phép lực chẳng ít, ai cũng kỉnh phục. Nay tôi làm cái mão vàng cho chơn-nhơn đội lấy thảo. Nói rồi biểu nội-thị lấy mâm ngọc-điệp bưng ra 1 cái mão vàng thỉnh chơn-nhơn đội lên.

Khưu-Trường-Xuân biết trước việc đó là của Bạch-Vân âm mưu, nên có đem theo cây kim-cang để trong tay áo, tay tiếp lấy mão, ngồi vận tam-muội chơn-hỏa, thổi trên mão vàng ấy mềm như đất, lấy kim xỏ ngang, đội trên đầu, chẳng nghiêng chẳng động.

Ấy Hoàng-hậu cũng nghe lời Bạch-Vân sâu độc, làm đặng cười chơn-nhơn chơi, ai dè làm để cái qui-củ trong cửa đạo (nên nay người trong đạo mới đội cái mão vàng, là sự tích do đây mà ra).
Lại nói Khưu chơn-nhơn đội mão vàng trên đầu rồi tạ ơn Hoàng-hậu, có ngâm bài kệ:

Liền vâng đơn triệu thưởng ơn thâm,
Thần dám đem khi với hậu ngâm,
Quân-tử có lòng không bịnh cũ,
Nam-nhi trên đảnh đội Huỳnh-kim.

Chơn-nhơn ngâm thi rồi Hoàng-hậu trong lòng không yên đứng dậy nói rằng: Tôi nay biết lỗi rồi, chơn-nhơn xin đừng phiền. Khưu chơn-nhơn rằng:
- Hoàng-hậu đâu có lỗi; lỗi tại nơi tôi, vì tôi ở lâu trong trần, chẳng đặng ăn-năn sớm nên mới bị ma chướng như vậy.

Nói vừa dứt lời, Bạch-Vân thiền-sư ở sau bình phong bước ra nắm tay Khưu chơn-nhơn rằng: Chơn-nhơn chẳng phải tự gây ma chướng, thật tại tôi gây cho ông. Trường-Xuân nói:
- Thiền-Sư là người giai-không nào có tạo ma-chướng cho tôi; coi lại thiệt tại tôi mà ra. Liền ngâm kệ rằng:

Tham mê việc thế luyến trần hiêu,
Vì muốn ăn-năn họa chẳng tiêu,
Phiền-não tại mình làm ra đó,
Ai mà kiếm đặng bụng ta diêu?

Khưu chơn-nhơn ngâm 4 câu kệ chịu lỗi về mình. Nguyên vì Bạch-Vân thiền-sư chẳng có nhiều chuyện, tại Trường-Xuân mượn rồng đổi phụng, ăn ngôi chùa của ông, ông mới sanh việc ma-chướng, tức mình biểu Hoàng-hậu đặt rượu độc, cho mão vàng, đặng rửa hờn.

Như chơn-nhơn không lấy cái chùa của y thì nào có việc trái phải, cho nên chơn-nhơn chịu lỗi về mình, thiệt là thiên-lương chẳng muội.

Bạch-Vân thiền-sư nghe đặng chơn-nhơn chịu lỗi, thiền-sư cũng hối mình dùng ý nói sai, ngâm kệ rằng:

Đọc rồi kinh Phật việc phải không,
Sao lại đem lòng tính lông-bông?
Nói phụng nói rồng đều không ích,
Uổng lao tâm chí lại không công!

Hoàng-hậu thấy thiền-sư với chơn-nhơn cả hai đều chịu lỗi về mình, trong lòng cảm phục, đương muốn khuyên than ít lời kế thấy cung-nhơn báo rằng:

- Có Thánh-giá đến! Hoàng-hậu lật đật nghinh tiếp Thánh-giá vào cung. Khưu chơn-nhơn cùng Bạch-Vân thiền-sư đều chầu. Ngươn-Chúa mừng rằng:
- Trẫm thấy hai khanh không hòa, có lòng chẳng vui. Nay đến Tây cung giải buồn nghe nói hai khanh đặng hòa-hảo, trẫm rất hoan hỉ.

Hoàng-hậu liền đem việc hai người đều chịu lỗi thuật cùng Ngươn-Chúa nghe. Ngươn-Chúa rằng:
- Trẫm rất vui lòng, thiệt là Tam-Giáo không có hai lẽ, tăng đạo cùng chung một nhà. Trẫm nay cũng ngâm ít câu đặng mừng hai khanh.

Kệ rằng:

Một tăng, một đạo tại kinh-hoa,
Tăng đạo nguyên lai cũng một nhà,
Từ đấy chẳng lòng phân bỉ thử,
Đều thành chánh quả Phật Di-Đà.

Khưu chơn-nhơn cùng Bạch-Vân thiền-sư nghe đặng lời vàng đều tạ ơn. Ngươn-Thuận-Đế nói với Bạch-Vân thiền-sư rằng: Trẫm có phát tiền kho cất một cái chùa mới cho Quốc-sư, đợi làm xong rồi thỉnh Phật tượng vào, đặt hiệu khác.

Còn chùa Bạch-Vân-Tự cải làm Bạch-Vân-Quang, lên cốt thần tượng, sắp đặt tăng và đạo cho có tông chi, làm ngàn năm hương hỏa, chiêm ngưỡng muôn đời, đặng không phụ hai khanh có công bảo-hộ trẫm đó...
Thời gian thắm-thoát trôi qua...

Bữa nọ, Ngươn-Chúa truyền dọn bày tiệc chay khoản đãi Khưu chơn-nhơn và Bạch-Vân thiền-sư đặng vua tôi đều vui. Đương trong tiệc hai ông nói đạo huyền Phật pháp.

Phật lấy chỗ không không mà làm căn giáo; còn Đạo lấy chỗ hư-vô làm tông-nguyên, cùng nói việc quả-báo luân-hồi siêu-đọa, vợ chồng chơn giả các việc hồi lâu. Ngươn-Thuận-Đế nghe hai ông luận biện đạo-đức tỏ sắc buồn, than rằng: Trẫm nghĩ cho trẫm thiệt là bạc phước!

Chơn-nhơn nghe nói chưa rõ nguồn cơn trong nước nhà dường nào, liền tâu rằng:
- Chẳng hay bệ-hạ có điều chi? Ngươn-Chúa nói:

- Ta chẳng dấu chi hai khanh, ta buồn là buồn còn gánh giang-san xã-tắc, phải chi ta đặng an rồi thì cũng muốn thoát diệt cõi trần. Chơn-nhơn tâu:
- Muôn tâu bệ-hạ, chẳng hay bệ-hạ có điều tư ý chi khác? Ngươn-Chúa rằng:

- Vì ta thấy hai khanh tuy là đạm bạc qua ngày mà đặng an-nhàn tự-toại, khỏi lo đường ràng buộc, cao thấp tự lòng. Còn như trẫm đây, tuy là đặng hưởng vạn-quán gia tài, bảo hộ lê dân chớ sau không khỏi tái sanh đường đồ khổ!

Chơn-nhơn nghe Ngươn-Chúa có lòng hồi tâm, lại nhớ lúc mình cầu mưa xong rồi Vua có nói để sau có hậu rồi cũng theo học đạo. Đến nay đạo đã gần thành.

Rồi chơn-nhơn ngồi mật niệm cầu nguyện không-trung bảo hộ hồi lâu, kiếm lời phân độ giải minh, thưa rằng: Muôn tâu bệ-hạ miễn tội cho thần tỏ đôi lời.

Ngươn-Chúa rằng:
- Không sao, trẫm hoan tâm miễn lỗi, chơn nhơn chớ ngại. Trường-Xuân rằng:
- Muôn tâu bệ-hạ, nhơn bệ-hạ cũng có tiền căn tu đức đã nhiều, nhưng chưa đặng chánh-quả!

Đến nay bệ-hạ xuống đây hưởng ngôi quyền chưởng chấp muôn dân, ấy là tiền căn giáng thế trị đời. Vậy hạ-thần ai cầu long tâm tỉnh ngộ, tảo giác nẻo lành, dầu buổi mai mà bệ-hạ nghe đặng pháp huyền thì buổi tối cũng toại chí nơi Tiên cảnh. Muôn cầu bệ-hạ an tâm.

Ngươn-Chúa nghe chơn-nhơn phân biện mấy lời đạo-đức, trong lòng dường như giải-thoát lưới trần. Coi như không vợ không con, xã-tắc gia-tài cũng đều không, rồi lộ sắc hân hoan nói rằng:

Xét như lời khanh phân thì chắc là ta với khanh tiền nhựt có kết sẵn duyên lành. Nói rồi Vua vào cung nói với Hoàng hậu rằng: Trẫm nay có việc riêng muốn tỏ cho Hoàng-hậu hay, chẳng ý Hoàng-hậu thế nào?

Hoàng-hậu hỏi:
- Bệ-hạ có điều chi! Xin bệ-hạ bày tỏ!
Ngươn-Chúa rằng:

- Không dấu chi Hậu, có một đêm nọ trẫm trong giấc nam-kha thấy ông nội về nói rằng: Cháu tiền căn có tu hành mà công-quả chưa đủ nên cháu xuống đây sanh nhằm dòng Thiên-Tử, an trị nước nhà đó là nhơn-đạo tu rồi.

Đến nay Ngọc-Đế sai Khưu-Trường-Xuân xuống mà thức tỉnh cho cháu, thế nào cũng phải đầu cơ với Khưu-Trường-Xuân mà trở lại. Rồi trẫm giựt mình, thì ông nội đi mất. Vì vậy trẫm muốn y lời ông, tính lo tìm thầy học đạo, giang-san xã-tắc giao lại cho Hậu, chẳng biết ý Hậu thế nào?

Hoàng-hậu thưa rằng:
- Lời xưa có nói: Chồng chúa vợ tôi. Tưởng là việc chi thì tôi cản đặng, còn như việc nầy là có mạng Bề-Trên, vậy tự lòng Bệ-hạ. Ngươn-Chúa rằng:

- Hậu an lòng cùng trẫm thì trẫm rất cám ơn, mà không biết trong lòng Hậu có mừng, hay là vừa ý bề ngoài mà không vui trong dạ? Hoàng-hậu rằng:

- Xin Bệ-hạ vui lòng, vì tôi từ bấy lâu đến nay tuy không làm việc lành lớn chớ việc nhỏ cũng thường ham. Đến nay Bệ-hạ thức tỉnh hồi tâm, giải thoát tam đồ khổ thì tôi cũng nguyện phu-thê đồng thượng lộ.

Ngươn-Chúa nghe mấy lời Hoàng-hậu chắc là tu được hết, liền ra nói với chơn-nhơn rằng:
- Việc ấy đã xong, chắc là Hoàng-hậu cũng đồng tu với trẫm. Ngặt vì còn Thái-tử tuổi đã lớn rồi, xin thầy toan liệu giùm trẫm. Chơn-nhơn ngồi nghĩ một hồi thưa rằng:

- Như vậy xin Bệ-hạ cho Thái-tử hay coi ý Thái-tử làm sao? Như muốn xuất gia thì càng tốt lắm. Còn như muốn nối ngôi truyền, thì Bệ-hạ cũng an tâm rảnh việc.

Ngươn-Chúa liền trở vào điện cho quân báo Thái-tử hay. Thái-tử lật-đật hồi giá tung hô. Tâu rằng:
- Muôn tâu Hoàng-phụ, chẳng hay đòi con có việc chi? Xin phụ-hoàng dạy biểu. Ngươn-Chúa nói:

- Trẫm bấy lâu lo bề xã-tắc hơn mấy mươi năm, sắp đặt công việc cung điện đều sẵn cho con. Đến nay cha đã tuổi già sức mỏi, không thể trị-vì đặng lâu. Lại đêm nọ cha thấy ông cố của con về cho cha hay... Ngươn-Chúa thuật chuyện cho Thái-tử nghe v.v... Thái-tử thưa rằng:
- Trăm lạy Hoàng-phụ, chẳng hay Hoàng-phụ ngày trước có vị đại-đức nào cao kiến điều lý cho Hoàng-phụ nghe trước chăng? Hay là nghe mấy lời của ông cố con mà Hoàng-phụ tỉnh như vậy.

Ngươn-Chúa nói: - Nhơn việc ấy cha cũng có vưng lời của ông và cũng nghe các vị đạo-đức, cùng thấy trong cuộc phong hóa càng ngày càng tệ, quân bất quân, thần bất thần, phụ bất phụ, tử bất tử.

Các việc đều giả dối cả thảy. Nên cha muốn tìm đường giải thoát. Nay cha kêu con hỏi thử, như con muốn xuất gia tu hành theo cha thì ngày sau phụ tử tương phùng cộng lạc, cửu-huyền thất-tổ gặp nhau.

Bằng không muốn thì cha giao xã-tắc lại cho con chấp chưởng tự quyền đặng cha nguyện trai-giới trọn đời, trả ơn sanh phụ mẫu. Thái-tử tâu rằng: -
- Muôn cầu Phụ-hoàng có muốn tìm đàng tu niệm đặng giải thoát thân nầy, thật việc đó cũng chưa thấy. Chớ hiện thời đây Phụ-hoàng có việc chi nặng thì con sẽ thế cho Phụ hoàng an lòng đãi hậu.

Ngươn-chúa thấy Thái-tử không chịu, thầm lập một kế rất hay.
Đêm nọ Ngươn-Chúa nghỉ, lúc nửa đêm thức dậy lấy mấy cái án đại hình xé hai và đóng dấu vào đó. Kêu Thái-tử hỏi rằng:

- Chuyện nầy trong điện chỉ có Thái-tử đương quyền dám làm, hay là ai vào mà làm như vậy? Thái-tử quì lạy tâu rằng:

- Muôn tâu Hoàng-phụ, việc ấy là việc đại sự, con đâu dám làm như vậy! Tuy đã biết con là con, nhưng mà do quyền nơi Hoàng-phụ. Như việc ấy xảy ra, án tờ đều hủy mà có ấn khuyết trên đây thì ắt bá quan khó nghe cho Hoàng-phụ. Thiệt con không dám như vậy.

Ngươn-Chúa rằng:

- Phải rồi, nếu như điều ấy thì con cũng không nên cầm cha làm chi nữa! Cha biết cuộc đời là giả dối, phụ tử đều không, quân thần chẳng có, cha đã muốn thoát mà tránh ngõ luân-hồi đặng chuộc tội ngày xưa. Con lại nói có gánh nặng thì con thế nổi.

Đến nay có một chút như vậy mà con cũng tự quyết không chịu! Vậy con đừng cản cha nữa.
Thái-tử nghe cha nói như vậy hết lời phân cản, liền trở lại hậu-cung.

Ngươn-chúa cùng Hoàng-hậu đến trước Khưu-Trường-Xuân xin cầu học đạo, trai-giới đặng hơn một năm, rồi định ngày mời bá quan cùng Thái-tử giao hết giấy tờ ấn-khuyết cho Thái-tử chưởng quyền, bá quan còn y như cũ.

Sắp đặt như trước sau an bài rồi luyện đạo. Tu đặng hơn ba năm thuần dương qui túc. Ngươn-Thuận-Đế đặng đơn thơ lai chiếu về trước. Hoàng-hậu cũng đặng minh-tâm kiến-tánh, về sau. Trường-Xuân đưa đón xong rồi, cũng ở tại Bạch-Vân-Quang tu dưỡng.

Lại nói việc mấy thầy trong Bạch-Vân-Tự đi ra ở mấy chùa khác, có một bữa nọ hội nghị bàn luận rằng: Việc cảnh chùa của mình bị Khưu-Trường-Xuân chiếm lấy, như vậy thôi sao?

Có một người háo sự tôn mình là Đổng-Phong-Giám nói rằng: Theo ý tôi, đến trước Bạch-Vân-Tự làm một tòa Tây-phong, đặng cho hư chùa Bạch-Vân.

Mấy ông hỏi: Làm sao hư đặng?
Phong-Giám nói: Chẳng nghe người xưa nói:
- Phong thủy sợ người ếm. Nay đem cái Tây-phong thổi tan chùa Bạch-Vân thì làm sao không hư? Chúng tăng nghe nói đều cười lớn rằng: Phải! Rồi làm một cuốn “Viên bộ quyên tiền”.

Có một ông chữ giỏi, đặt bài tựa đọc cho thiền-sư nghe, cầu ông làm đầu, xin phép quan làm tòa Tây-phong thổi Bạch-Vân-Tự v.v... Thiền-sư coi rồi cười lớn rằng:
- Ai bày việc nầy cho mấy người? Chúng tăng thưa Đổng-Phong hòa thượng bày.

Bạch-Vân thiền-sư nói:
- Ngươi muốn làm gió tây mà thổi Bạch-Vân-Tự là ý sao? Đổng-Phong rằng:
- Bọn tôi muốn báo cừu cho thầy. Thiền-sư nói:

- “Oan gia nghi giải bất nghi kiết”.
Từ khi Phật khai giáo đến nay biểu cùng người kết duyên giải oan, chưa có nghe biểu người kết oan bao giờ. Việc nầy là tại mình thua người ta, tại mình không có phần ở chỗ đó, nên khiến phải đi như vậy. Người xuất gia tu hành thì tứ đại đều không, một trần chẳng nhiễm, có cái cừu gì mà báo?

Xưa Phật bị Ca-Lợi-Vương cắt xẻ thân thể, Phật không oán hận, cho nên chứng đặng đại hùng bất sanh bất diệt, có phải là tại chỗ nhẫn nhục nhơn từ, ép mình nhượng chúng, các việc đều chịu thua, như vậy mới có thần thông đều đủ.

Nay mình có tu cũng noi theo đó mà bắt chước hạnh Ngài thì mới mong chứng quả, sao lại còn muốn gây oán? Trong cửa Phật phải lấy chỗ không mà thuyết pháp, không không hết thảy, vô ngã vô nhơn, bất thinh bất xú.

Đã không có chỗ nhơn ngã thì có oán giận chi mà trả cừu? Có gió chi mà thổi? Khưu chơn-nhơn cùng ta không có chỗ oán hận, tại ta thua nên phải giao cho ông, không phải ông cưỡng đoạt của mình.

Vả lại Thiên-Tử đã xuất bạc kho cất tại hoàng đồ nầy một cảnh chùa, thì an rồi. Ngươi nay còn bày sự sanh đoan. Như trên Thiên-Tử hay, sợ ngươi gánh nặng không nổi. Ta chẳng dự việc ấy. Thiền-sư nói rồi đi tịnh dưỡng.

Chúng tăng nghe nói thảy đều tỉnh ngộ, đem việc Tây-phong cùng sổ bộ đốt hết, rồi tan đi ở đậu các chùa.

Lại có mấy ông biết phá phong thủy, thêm có mấy người tự thị, gặp ai cũng khoe nói quyên tiền đặng làm Tây-phong thổi tan Bạch-Vân-Tự ở không bền phải đi. Không dè trong chùa Bạch-Vân có người biết đối lại, trả lời rằng:

- Hễ mấy ông làm tòa Tây-phong, tôi làm một tấm vách cao giống cái quạt, đợi gió thổi tới lấy cái phản phong quạt một cái tan liền. Có một người nói lớn rằng:
- Mấy người làm phản phong để tôi đi bỏ lửa.

Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11179
Registration date : 08/08/2009

Truyền Thuyết Truyện Cổ  - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyền Thuyết Truyện Cổ    Truyền Thuyết Truyện Cổ  - Page 4 I_icon13Wed 25 Aug 2010, 12:38


THẤT CHƠN NHƠN QUẢ

Tác giả: Huỳnh-Vinh-Lượng

Hồi 29

Nghĩa là:

Tiếp đặng đơn thơ, Thất-Chơn thành quả vị,
Hội yến Diêu-Trì, các Tiên hưởng bàn-đào.

Có bài kệ rằng:

Tu hành đại-đạo lánh trần mê,
Mới phải trượng-phu đặng trở về,
Nhựt nguyệt sáng đồng thường chẳng tối,
Kiền-khôn đều lớn, hội Long-Huê.

Lại nói mấy người háo sự hay nhiều chuyện, đạo-sĩ nghe thầy chùa nói để làm Tây-phong trước cửa thì nói mình sẽ làm một tấm vách tường giống cái quạt mà đợi gió Tây-phong. Lời tục nói: Mây sợ gió, gió sợ tường.

Làm cái vách như cây quạt, chờ gió đến quạt nó trở lại, nên kêu là Phản-phong tường. Người khác nói: Anh làm trở gió thì tôi đi bỏ lửa đặng đốt cháy sạch nó đi.

Dương-Năng thấy mấy người tranh đấu nói rằng:

- Tòa Tây-phong nó chưa làm mà đốt cái gì? Để làm rồi sẽ đốt chẳng muộn. Đạo chúng nghe nói tức cười. Ai dè cũng có những người trong đạo đem việc dối truyền ra lâu năm, rồi lời vọng truyền hoài.

Người sau không biết tưởng là thầy chùa làm đặng Tây-phong thổi Bạch-Vân-Tự, bị người phá lại kêu là hồi-phong phản-hỏa, đem Tây-phong trở đốt thầy chùa. Thiệt việc đó không có.

Ấy là lời nói qua nói lại mà thôi. Nay có sách xưa để lại, thiệt là việc không có, nên người tu hành đừng tranh cường nhược. Bởi từ xưa đến nay trong thiên-hạ người tu cũng vì chỗ phải quấy tranh nhau mà chịu ở trong cuộc luân-hồi chẳng dứt. Vậy xin chư hiền coi trong nhơn-quả thì đặng minh bạch.

Kệ rằng:

Việc trước sai truyền chẳng khá đương,
Nói qua nói lại việc hoang đường,

Người nay nhận tưởng là chơn thiệt,
Bày nói tiền hiền luận đoản trường.

Lại nói Khưu chơn-nhơn hòa cùng thiền-sư, sau lại tu hành tịnh dưỡng, đem việc công-phu cửu-cửu bát-thập-nhứt chuyển.

Thí dụ thập bát nhất là 81 nạn của Tam-Tạng đó! Lấy chơn-tánh, bổn-tình, tâm-viên, ý-mã thể trong thân, lấy thất-tình lục-dục tam-thi lục-tặc mà làm ma ở ngoài cướp đoạt, đặt ra một bộ đại-thơ tên “Tây-Du-Ký”.
Sắp đặt xong rồi sai học trò đem đến Tập-Hiền-Quán dưng cho Bạch-Vân thiền-sư.

Thiền-sư thiệt người có trí-huệ, xem hết bộ Tây-Du thì biết liền rõ đặng lời của chơn-nhơn, vận chuyển động tịnh trong mình, rồi làm lục-lục tam-thập-lục, thể các đường ma ở ngoài đến phá trong thân, lấy trí-huệ, thần-thông, sanh khắc,
biến hóa lập thành một bộ đại-thơ tên:
“Phong-Thần diễn-nghĩa”, sai sa-di đem lại Bạch-Vân-Quang, dưng cho Khưu chơn-nhơn. Từ đó đến sau 2 đàng rất hòa-hảo.

Bạch-Vân thiền-sư, khi đó trong mình thần-thông đều đủ, qua đến đất Giang-Nam khai hóa.
Có một Tiên, một Phật mà làm ra 2 bộ Tây-Du và Phong-Thần, truyền bá muôn đời diệu dụng đến nay.

Kệ rằng:

Hai bộ đại-thơ để diệu huyền,
Quấy tại người làm việc chẳng yên,

Thất-tình lục-dục tùng trong loạn,
Sanh xuất ma-vương vạn thiên thiên.

Lại nói Khưu chơn-nhơn tại Bạch-Vân-Quang khai đàn giảng dạy, nói việc giới-luật, mở rộng cửa độ đời, phát thêm đạo đức, lập qui-củ răn dạy người hậu học, làm chỗ tòng lâm 72 tòa mà tiếp huyền-môn, 3000 công đủ, 800 quả đầy,

đi phó hội trên Tử-Phủ đặng thành Đại-La Thiên-Tiên, chỗ tam thập tam thiên có đơn thơ xuống triệu đến ngày 19 tháng 10 cỡi hạc phi thăng, hào quang chói sáng, ngồi mây đỏ mà lên không.

Kim-đồng tiếp giá hai bên, Ngọc-nữ dẫn đường, gió mát thanh-nhàn trên hư không, tràng-phan che phất, tiếng nhạc thanh-thao.
Một hồi lâu chơn-nhơn lìa chỗ Bắc-Kinh, tới cửa Nam-Thiên có Vương, Mã, Ân, Triệu, bốn nguyên-soái đều làm lễ.

Còn các vị Thiên-Vương nghinh tiếp chầu Chí-Tôn về nơi Kim-Khuyết, mời đến trước điện Lăng-Tiêu xưng: Ngọc-Hoàng vạn thọ vô cương thiệt là đế-đức háo sanh. Thượng-Đế thấy cũng vui mừng, mạng sai khảo-giảo công-trình, Tam-Quan trên điện bảo cử, Thất-Chơn chung-thủy đáng khen.

Khảo sát việc khổ hạnh nội-công ngoại-quả thì Khưu-Trường-Xuân thứ nhứt, thông huyền-diệu trên vô-cực thái-cực. Lưu-Trường-Sanh thứ hai. Đàm-Trường-Chơn đạo tâm bền chắc đứng thứ ba.

Mã-Đơn-Dương thanh-tịnh vô-vi thứ tư. Xích-Thái Cổ một trần chẳng nhiễm đứng thứ năm. Vương-Ngọc-Dương muôn việc đều không là thứ sáu. Tôn-Bất-Nhị trí-tuệ hiểu thông, trước bày việc tu hành cho chồng, công quả rất lớn mà phải nhượng một bước, trước để bà làm đầu, nay đứng sau thứ bảy.

Trọn trước trọn sau, các quả của Thất-Chơn trên Tử-Phủ có ghi tên họ, tâu lên Thượng-Đế.
Thượng-Đế vui mừng, đều phải sắc phong tặng chức:

1) Khưu-Trường-Xuân: Tiên-Thiên trạng-ngươn, Tử-Phủ Soạn-Tiên, Thượng-phẩm Toàn-Chơn Giáo-Chủ, Thân hóa minh ứng, Giáo-Chủ Chơn-Quân.

2) Lưu-Trường-Sanh: Huyền-Tịnh Huẩn-Đức Chơn-Quân.
3) Đàm-Trường-Chơn: Tống-Huyền Minh-Đức Chơn-Quân.

4) Mã-Đơn-Dương: Vô-Vi Phổ-Hóa Chơn-Quân.
5) Xích-Thái-Cổ: Thông-Huyền Diệu-Lực Chơn-Quân.

6) Vương-Ngọc-Dương: Quản-Từ Phổ-Độ Chơn-Quân.
7) Tôn-Bất-Nhị: Huyền-Hư Thuận-Hóa Ngươn-Quân.

Thượng-Đế phong rồi, Lưu, Đàm, Mã, Xích, Vương, Tôn sáu người đều lạy tạ ơn, duy có Khưu-Trường-Xuân chẳng chịu. Tam-Quan Đại-Đế trách rằng: Khưu-Trường-Xuân sao chẳng tạ ơn? Khưu chơn-nhơn phủ phục bi lụy tâu rằng:

Chẳng phải thần dám trái mạng, vì đạo thiệt khó học, Tiên chẳng dễ thành, sợ đời sau người tu học đạo chịu những trăm ngàn muôn khổ nầy mà chẳng thối tâm, thì trong muôn ngàn người chọn chẳng đặng một, thật là khó học.

Nếu người tu chẳng thấy bộ “Học-Hảo-Nan” thì chẳng đặng thành đạo. Nay thần có bộ “Học-Hảo-Nan” tâu lên. Ngộ đạo chẳng dễ, học hảo thiệt khó.

Nhơn việc học hảo nầy, như người chẳng sức lượng lớn chí lớn, thì học chẳng đặng, chẳng hay nhịn đói chịu lạnh, nhẫn-nhục chịu khổ, có khi áo chẳng trọn mình, ăn chẳng đặng no, ngày không bữa cháo, đêm ngủ không đặng một canh, không ngày nào chẳng bị người gièm siễm, cam nhiều điều sỉ-nhục, nói ra thiệt đau lòng, nghe cũng lạnh mình, vì thần khắp trải nhiều việc khổ-sở, nên biết học hảo là chỗ khó.

Một chữ hảo còn khó học nào dám vọng thành Tiên!
Thần e trong thiên hạ, người đời sau tu hành ngộ đạo, ít đặng như thần mà chịu khổ nạn, sợ có cái tên học đạo, không đặng chỗ thiệt học khiến thần không chỗ hóa độ, thiệt là cúi đội Ngọc-Đế hoằng đức vinh phong, nên thần chẳng dám tạ ơn, cúi xin ơn trên xá tội.

Khưu chơn-nhơn đem bổn “Học-Hảo-Nan” tâu lên, Thượng-Đế cùng mấy vị Tiên nghe đều rơi lụy.
Lúc ấy trong Tứ-Đại Nguyên-Soái, đi ra một vị Tinh-Quân, tóc đỏ, mặt đỏ, râu đỏ, lông cũng đỏ, mặc áo kim khôi, giáp vàng, tay cầm roi vàng, chân đạp xe lửa, gió mây theo giữ, ngàn muôn Thần hộ, bắt yêu trừ quỉ, xem xét không tư, người xưng là Thiết-Diện Lôi-Công Hộ-Pháp hữu-cảm Tôn-Tiên-Thiên Linh-Tổ.

Vì Linh-Tổ ở một bên, nghe Khưu chơn-nhơn tâu nói: Người học hảo có nhiều việc ma nạn khảo trở không chỗ nào kể, người người đều có, hoặc ít hoặc nhiều, bằng như không ai hộ trì, sợ khó tu trọn.

Nghe vậy ông khởi lòng trắc ẩn, nguyện hứa làm Hộ-Pháp Thần, liền kêu Khưu chơn-nhơn biểu mau tạ ơn đi! Ngài rằng: Như đời sau có người quyết chí tu hành học đạo, coi thấu cuộc trần, hễ người có 3 phần công tu, ta nguyện hộ thêm 7 phần; có 10 phần tu, ta nguyện vui lòng theo bảo cố.

Xin có người biết biện chay cúng-dường, muốn thoát cõi trần theo ta, thỉ-chung chẳng đổi, một lòng theo thờ đạo, đừng có một ý muốn đạo, một ý muốn đời ta không hộ đặng, chớ như thể hạnh của Chơn-nhơn, thì ta chẳng để nó nhịn đói chịu khảo!

Khưu chơn-nhơn có ý thương người hậu học, nghe Linh-Tổ chịu lãnh người tu hành, mới vui lòng chịu tạ ơn. Rồi làm lễ đáp tạ Linh-Tổ, đem gánh nặng ngàn cân giao cho ông.

Thượng-Đế lui chầu, chư Tiên hồi điện. Chừng ấy Thất-Chơn đến Tử-Phủ, ra mắt mấy vị Tổ là: Đông-Huê Đế-Quân, Chung-Ly Tổ-Sư, Động-Tân Tổ-Sư. Rồi bái tạ sư-phụ là Trùng-Dương chơn-nhơn.

Còn Đông-Huê Đế-Quân sai Tử-Hà chơn-nhơn dẫn Thất-Chơn đến Đại-Nghi-Quán học tập lễ phép trong Diêu-Trì, gần đến hội Bàn-Đào đặng yết bái cao-nhơn.

Đến hội kỳ, Đông-Huê Đế-Quân dẫn lãnh mấy vị mới thành Tiên ở Nam-tông, Bắc-phái và Ngũ-tổ, Thất-Chơn đều đến Diêu-Trì, thấy huỳnh-lầu ngọc-võ, kim-khuyết ngân-cung, san-hô làm lan-can, mã-não làm thềm, kim-bích sáng ngời, tử-châu chói mắt, tường-quan chiếu rạng, mùi thơm lạ lùng...

Chỗ Huỳnh-lãm ngọc-thọ, loan bay phượng múa, dưới Kim-trụ cọp reo, rồng ngâm, tượng giỡn, thiệt trong đời không có, nói chẳng xiết chỗ vui!!!...

Lại nói Đông-Huê Đế-Quân dẫn mấy vị Tiên mới tham bái Vương-Mẫu, rồi Vương-Mẫu đãi lễ khách mới. Một lát có Thánh-chơn trên mây đến, Vương-Mẫu mừng chào, y theo phép hội trước, đều có thứ tự.

Duy có các vị Tiên mới, phải đợi có thầy chỉ. Tây-Vương-Mẫu nói rằng: Mấy vị Tiên mới tấn chưa quen phép luật trên thượng-giới, chẳng biết hết việc. Nay hành theo phép thường, đứng tại đơn-trì đều đồng một lễ.

Tây-Vương-Mẫu phân rồi, các vị Tiên-chơn đều tam quì cửu khấu. Ngài có sắp đặt sẵn, nhạc đánh đều trời, Tiên-đồng ca múa, trên tiệc đồ trân phẩm quí báu không cùng, chẳng phải dưới phàm trần có đặng.

Tiên-đồng đãi rượu, Ngọc-nữ dâng bông, phân cấp an hưởng Bàn-Đào vì đào ấy chẳng dễ ăn đặng. Người có đức tu hành mới được hưởng.

Như người sau học đạo muốn an hưởng đào Tiên, thì phải coi theo hạnh Thất-Chơn, có lòng khổ chí đạo mới đặng thành, công quả đủ đầy, về ra mắt Diêu-Trì mới có Bàn-Đào cho thưởng, ăn một trái sống ngàn năm, bất sanh bất lão.

Hội rồi thiên chơn vạn thánh đều về Tiên-cung Tử-phủ trên Phượng-chư (giống núi Côn-Lôn mà bề cao chẳng bằng).

Trên đó có bốn mùa cỏ trường-sanh, tám tiết bông chẳng tàn, chỗ Thiên-cung cảnh thứ nhứt!
Cho nên người tu muốn lên, phải khổ tâm khổ chí mới đến đặng.
Có bài kệ rằng:
Thất-Chơn Nhơn-Quả vĩnh lưu truyền,
Chỉnh muốn cho người tập diệu-huyền,
Chịu hết trên đời nhiều việc khổ,
Ắt ngày sau đặng chứng Kim-Tiên.
* * * * * * *
Thiên vận năm Đinh-Sửu (1937) tháng 9 ngày mồng 9
Hậu học Lâm-Xương-Quang kỉnh diễn.
CHUNG
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Sponsored content




Truyền Thuyết Truyện Cổ  - Page 4 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyền Thuyết Truyện Cổ    Truyền Thuyết Truyện Cổ  - Page 4 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Truyền Thuyết Truyện Cổ
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Điêu Thuyền: Nghi án và truyền thuyết _ Phạm Xuân Hy
» Truyền thuyết hoa anh thảo
» Truyền Thuyết Về Quả Đào
» Truyền thuyết về loài hoa anh túc
» Truyền thuyết hoa hồng xanh
Trang 4 trong tổng số 4 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: mytutru-