Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
5 chữ by Tinh Hoa Yesterday at 22:27

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 16:16

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 11:01

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

Mái Nhà Chung by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:33

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 09:57

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Thành ngữ dân gian

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Next
Tác giảThông điệp
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Bãi Bể, Nương Dâu   Thành ngữ dân gian - Page 9 I_icon13Tue 18 Oct 2011, 00:28

Bãi Bể, Nương Dâu


Những thay đổi lớn trong cuộc đời, trong xã hội, thường được người Việt ví với "bãi bể nương dâu". Thí dụ:

Phút giây bãi bể nương dâu
Cuộc đời là thế biết hầu nài sao.
(Lê Ngọc Hân - Ai tư vãn)

Các từ trong thành ngữ "bãi bể nương dâu" xem ra đều quen thuộc và dễ hiểu. Nhưng tại sao sự tổ hợp, giao kết giữa các từ bãi, bể, nương, dâu lại nói lên sự thay đổi lớn của trời đất, của cuộc đời ? Số là, thành ngữ "bãi bể nương dâu bắt nguồn từ thành ngữ gốc Hán "thương hải tang điền" liên quan tới câu chuyện tiên Phật được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.

Tương truyền rằng, ở thời Đông Hán có ông Phương Bình, học giỏi tài cao, thi đỗ đạt và được bổ nhiệm làm quan. Sau một thời gian thi thố với đời, Phương Bình đã bỏ quan đi tu. Ông đắc đạo và trở thành Phật. Một lần Phật Phương Bình giáng xuống nhà Thái Kinh (người đời Hậu Hán) cho mời tiên nữ Ma Cô đến. Ma Cô bảo với Phương Bình rằng:
Tiếp thị dĩ lai dĩ kiến
Đông hải tam vi tang điền
nghĩa là "Từ khi hầu chuyện với ông, tôi đã thấy bể Đông ba lần biến thành ruộng dâu".
Câu chuyện này được lưu truyền trong dân gian và được người đời chắt lọc lấy cái tinh chất để phản ánh sự đổi thay của trời đất và cuộc sống. Trong thơ văn Trung Quốc, hình ảnh "bãi bể nương dâu" trở thành tứ cho nhiều câu thơ, bài thơ nổi tiếng, ví như trong thơ Tô Thức đời Tống có câu "Bất kinh bột giải tang điền biến", có nghĩa là: "Không sợ bể Đông biến thành ruộng dâu". Cũng nhờ câu chuyện trên mà dần dà trong tiếng Hán xuất hiện thành ngữ "thương hải tang điền". Thành ngữ này được mượn vào tiếng Việt theo lối mượn ý dịch lời. Về ý nghĩa, "bãi bể nương dâu" thường nói đến sự đổi thay thế sự với bao nỗi nuối tiếc, ngậm ngùi. Thí dụ:
Khóc vì nỗi thiết tha sự thế
Ai bày trò bãi bể nương dâu.
(Nguyễn Gia Thiều - Cung Oán Ngâm Khúc)
Trong cách dùng, các nhà văn, nhà thơ thường rút gọn "bãi bể nương dâu" thành "bể dâu" hay "dâu bể". Dạng thức này sở dĩ tồn tại được vì nó vẫn có khả năng khiến cho người đọc liên hội tới các điển tích đã nói đến ở trên:
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

Cơ trời dâu bể đa đoan
Một nhà để chị riêng oan một mình
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
Gần nghĩa với "bãi bể nương dâu" trong tiếng Việt còn có các thành ngữ "vật đổi sao dời", "sông cạn đá mòn". Các thành ngữ này đều nói về sự thay đổi lớn lao của cuộc đời, của sự thế, nhưng không có sắc thái ngậm ngùi, nuối tiếc như thành ngữ "bãi bể nương dâu". Về phạm vi xử dụng, các thành ngữ "vật đổi sao dời", "sông cạn đá mòn" thường chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, của trời đất trong sự so sánh với cái bất biến của tấm lòng chung thủy. Vì thế, ta thường gặp trong những lời thề ước:
Dẫu rằng vật đổi sao dời
Tử sinh cũng giữ lấy lời tử sinh
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

Dù cho sông cạn đá mòn
Còn non còn nước vẫn còn thề xưa

ST

Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Bới Lông Tìm Vết   Thành ngữ dân gian - Page 9 I_icon13Thu 20 Oct 2011, 02:52

Bới Lông Tìm Vết

Thành ngữ "bới lông tìm vết" xuất phát từ thành ngữ Hán Việt "suy mao cầu tì". Trong tiếng Việt, thành ngữ này được dùng để chỉ hành vi của những người hay bới móc khuyết điểm, thiếu sót của người khác.

Trước hết, hành động "bới lông tìm vết" được thực hiện khi xem xét các loại chim đẹp. Ngày xưa bên Trung Hoa hay mở các hội thi chim. Chim đẹp ở bộ lông và dáng điệu. Chim quý ở tiếng hót. Những điều này lộ ra ở bên ngoài, rất hiển nhiên, có thể nhận biết dễ dàng và chính xác. Một khi đã bới lông để dò tìm những vết xấu thân thể có thể bị che khuất dưới lớp lông đẹp của chim có nghĩa là về vẻ đẹp của bộ lông, của dáng điệu, của tiếng hót, những tiêu chí khách quan, có tính chất truyền thống, đã được thừa nhận nhưng vì chủ quan không muốn thừa nhận, hoặc muốn đánh sụt giá vẻ đẹp của chim. Đó là một sự cố tìm moi móc không thiện ý nhằm làm giảm giá trị của loài vật này. Với nhận thức đó, người dân gắn việc "bới lông tìm vết" với hành vi cố tìm moi móc khuyết điểm của người khác để hạ thấp uy tín của họ.

Trong vận dụng ngôn ngữ, thành ngữ "bới lông tìm vết" có thể được sử dụng linh hoạt để nhấn mạnh ý nghĩa biểu đạt của nó.


Bới lông mựa nỡ tìm nơi vết
Cũng có khi kinh, cũng có quyền


(Hồng Đức quốc âm thi tập)


Gần nghĩa với thành ngữ "bới lông tìm vết" là thành ngữ "vạch lá tìm sâu".
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Sống Để Dạ Chết Mang Theo   Thành ngữ dân gian - Page 9 I_icon13Sat 22 Oct 2011, 03:59

Sống Để Dạ Chết Mang Theo



Lời giáo huấn biểu hiện qua câu tục ngữ có công mài sắt, có ngày nên kim, một mặt, được nhận thức qua ngôn từ của nó mà mấu chốt là sự đối lập giữa hai hình ảnh sắt và kim; mặt khác, thông qua sự liên hệ tới giai thoại về cuộc đời của nhà thơ nổi tiếng đời Đường ở Trung Quốc – nhà thơ Lý Bạch.
Đến như sắt mài mãi cũng thành kim, thì bất cứ việc gì cũng có thể làm được, miễn là chúng ta biết chịu khó khổ luyện, biết kiên trì nhẫn nại, không quản gian lao vất vả. Lời giáo huấn biểu hiện qua câu tục ngữ có công mài sắt, có ngày nên kim, một mặt, được nhận thức qua ngôn từ của nó mà mấu chốt là sự đối lập giữa hai hình ảnh sắt và kim; mặt khác, thông qua sự liên hệ tới giai thoại về cuộc đời của nhà thơ nổi tiếng đời Đường ở Trung Quốc nhà thơ Lý Bạch.

Tương truyền, thuở niên thiếu, Lý Bạch là cậu bé không chịu khó học hành, ham chơi như bao đứa trẻ bình thường khác. Một hôm, cậu bé chán học, lẻn sang chơi ở chân núi phía Đông. Kỳ lạ quá! Trước mắt cậu bé là một bà lão đang cắm cúi mài một thanh sắt bên một tảng đá lớn. “Bà già tóc bạc đến dường kia mà lại chăm chắm mài một thanh sắt để làm gì nhỉ?” Cậu bé hết sức phân vân, bèn rón rén đến bên cạnh cụ già rồi cất tiếng hỏi:
- Cụ ơi, cụ mài sắt để làm gì vậy?
Bà lão ngoảnh mặt lên, hiền từ trả lời:
- Để làm kim khâu cháu ạ.
- Làm kim khâu ư? Thanh sắt thì làm thế nào mà trở thành cái kim khâu được? Cậu bé chất vấn bà lão.
- Mài mãi cũng phải được. Kẻ có công mài sắt thì có ngày nên kim chứ - Bà lão trả lời một cách tin tưởng như vậy.
Lý Bạch nửa tin nửa ngờ hỏi lại:
- Liệu hôm nay có xong được không hở cụ?
Bà lão thong thả trả lời hoà nhịp với động tác mài kim:
- Hôm nay không xong thì mai lại làm tiếp vậy, năm nay không xong thì sang năm tiếp tục làm, ngày lại ngày, già nhất định mài xong.

Nghe đến đây, Lý Bạch chợt hiểu ra và im lặng. Về nhà Lý Bạch thường ngẫm nghĩ về những lời của bà lão mà càng chuyên tâm học tập. Chẳng bao lâu, Lý Bạch trở thành nhà thơ lỗi lạc với những áng thơ Đường tuyệt mĩ, có một không hai trong nền văn học Trung Quốc. Từ đó, trong dân gian lưu truyền câu tục ngữ “chỉ yếu công phu thâm; thiết chữ ma thành châm” với nghĩa là có công mài sắt, có ngày nên kim. Thoạt đầu, nó như một nhận xét về cuộc đời, văn nghiệp của Lý Bạch: từ chỗ lười học, nhờ sự tỉnh ngộ qua cuộc gặp gỡ với cụ già mà siêng năng, kiên trì học tập và cuối cùng trở thành tài. Nhưng dần dần câu tục ngữ có công mài sắt, có ngày nên kim được lưu truyền rộng rãi, vượt qua phạm vi của một cuộc đời, một sự nghiệp, trở thành một lời dạy, lời giáo huấn mọi người về ý chí bền bỉ trong công việc nói riêng, trong cuộc đời nói chung.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống ... ?   Thành ngữ dân gian - Page 9 I_icon13Sun 23 Oct 2011, 01:13

Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống ... ?


Đối với các cụ thì câu hỏi này thừa, vì "Nòi nào giống ấy","Cây nào quả ấy","Giỏ nhà ai quai nhà ấy","Con nhà công chẳng giống lông cũng giống cánh", "Tìm nơi có đức gửi thân", ai chẳng muốn có trai hiền gái đảm, rể thảo dâu hiền. Thời nay, một số bạn trẻ coi thường cho là phong kiến lạc hậu. Có những đôi trai gái mới chỉ gặp nhau trên một đoạn đường, đã vội đính ước, tính chuyện vuông tròn, thậm chí họ đã biết rõ cả "Ngọn nguồn lạch sông"!!!Đành rằng cũng có trường hợp "Một ngày nên nghĩa, chuyến đò nên duyên", song thành công là cá biệt, thất bại là phổ biến.
"Tìm tông, tìm họ" không có nghĩa là tìm chốn sang giàu, khinh người nghèo khó, mà chủ yếu là tìm nơi có gia giáo, có đức độ.
"Cha mẹ hiền lành để đức cho con","Đời cha ăn mặn, đời con khát nước". Con người sinh ra lớn lên do nhiều yếu tố xã hội chi phối, nhưng nam nữ thanh niên mới lớn lên, trường đời chưa từng trải, giáo dục gia đình là yếu tố quan trọng và chủ đạo. Hôn nhân là việc hệ trọng, tác động cả đời, mà con người rất dễ mù quáng trong tình yêu. Qua tuần trăng mật không phải mọi việc trong quan hệ vợ chồng đều suôn sẻ. khi có những việc khó khăn, trục trặc trong cuộc sống, ai cũng muốn tìm điều hay lẽ phải để giải quyết cho thoả đáng. Lúc đó cần dựa vào "Tông", vào họ hàng, tìm những tình cảm chân thành và tri thức đúng đắn.
"Môn đăng hộ đối", tức là tìm nơi hai gia đình, hai bên thân thuộc, có những mặt cân đối phù hợp với nhau, chứ đâu phải bắc bậc leo thang, kẻ khinh người trọng.
Ngoài ra còn một yếu tố nữa: Tính đến gien di truyền.
Ngày xưa trong một vài hoàn cảnh đặc biệt có ông chồng thoả thuận ngầm với vợ đi "Xin nòi". Tuy nhiên xin lưu ý: những người đàn bà đó không thuộc loại lẳng lơ đâu chúng ta ta cũng chỉ cần biết nói nhỏ với nhau thôi và nhấn mạnh "Hoàn cảnh đặc biệt"!

Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Cái Giá Cắn Đôi   Thành ngữ dân gian - Page 9 I_icon13Wed 02 Nov 2011, 02:58

Cái Giá Cắn Đôi


- Ông cha ta thường lưu tâm đến việc dạy con cái cách ăn, cách uống hằng ngày. Ăn cũng phải học như học nói vậy. Học ăn, học nói, học gói, học mở, ăn cho nên dọi, nói cho nên lời, ăn trông nồi, ngồi trông hướng, tất cả trở thành những lời giáo huấn quý giá đối với mỗi một chúng ta, giúp chúng ta biết sống lịch thiệp, sống thanh nhã. Ăn uống cũng vậy. Cách ăn uống cũng phản ánh tính lịch thiệp nết na, ý tứ của con người. Ăn nhỏ nhẹ theo kiểu "cái giá cắn đôi" là cách ăn uống có ý tứ.

- Cái giá hay cây giá (người miền Nam gọi là cọng giá) là một loại rau do ủ từ đậu xanh mà ra. Nhỏ nhắn như vậy mà khi ăn còn phải cắn làm đôi ? Rõ là lịch sự, tế nhị biết dường nào ! Người ta truyền rằng, cách ăn uống kiểu "cái giá cắn đôi" ấy thường thấy ở các cô thiếu nữ Hà Nội ngày trước. Đặc biệt là các cô gái Hàng Bạc thì kiểu cách này đạt đến sự tinh tế tuyệt đỉnh của nó. Người Việt Nam đều ngưỡng mộ nét hào hoa, lịch lãm đối với cách thức ăn uống như vậy.

- Cuộc sống đổi thay rồi. Nếp sống đổi thay rồi. Nhịp sống đổi thay rồi. Và, quan niệm về cái đẹp nói chung và cái đẹp trong ăn uống nói riêng cũng đổi thay nhiều rồi. Và, cái lịch lãm, tinh tế của "cái gái cắn đôi" cũng đã chuyển theo một hướng khác rồi. Hiện nay, dân gian lại khai thác một nét nghĩa khác ở thành ngữ "cái giá cắn đôi". Trong sử dụng, thành ngữ này dường như đã mất đi nét nghĩa tích cực - đánh giá sự lịch lãm tế nhị của cách ăn uống, trong khi đó nét nghĩa tiêu cực đánh giá sự cầu kỳ, yểu điệu, kiểu cách trong việc ăn uống lại được lưu giữ và đề lên thành nghĩa chính của câu thành ngữ này. Quả vậy, ăn uống theo kiểu "cái giá cắn đôi" chỉ là cách ăn uống của các cô tiểu thư yểu điệu, làm dáng làm duyên...
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào   Thành ngữ dân gian - Page 9 I_icon13Sat 26 Nov 2011, 02:37

Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào


Nghĩa đen của thành ngữ này là chưa biết con mèo nào sẽ cắn con mèo nào, và nghĩa bóng đều được hiểu là chưa biết ai sẽ hơn ai, ai sẽ thắng ai đây.

Điếu đáng chú ý ở thành ngữ này là từ mỉu. Mỉu là biến thể ngữ âm của từ miu. Trong đời sống hàng ngày cũng như trong sách vở, chúng ta chỉ gặp từ miu (hoặc miêu). Vậy trong thành ngữ trên, tại sao không phải là miu như chúng ta vẫn thường biết mà lại là mỉu.

Một trong những đặc điểm của thành ngữ là tính chất đối của các ý, các vế... Chẳng hạn như thành ngữ lươn ngắn chê chạch dài; ý nghĩa “lươn ngắn” đối với ý nghĩa “chạch dài”; và đặc biệt là sự đối ứng chi tiết giữa các thanh: lươn (thanh bằng) đối với chạch (thanh trắc), ngắn (thanh trắc) đối với dài (thanh bằng).

Trở lại thành ngữ trên, hai vế mèo nào và mỉu nào đối với nhau (qua từ cắn). Thực chất ở cả hai vế đều là mèo cả. Vì vậy không có sự đối ứng về loài (như giữa lươn và chạch). Nhưng ở hai vế này có sự đối ứng của thanh: mèo (thanh bằng) đối với mỉu (thanh trắc). Chính vỏ ngữ âm của từ mỉu đã gợi cho vế thứ hai mang nét nghĩa nào đó khác với vế thứ nhất, mà nếu là từ miu thì không thể có được. Và như vậy, mèo và mỉu tuy là một song người ta vẫn cảm thấy ở chúng có cái gì đó khác nhau. Mặt khác, sự biến âm “miu” thành “mỉu” tạo cho thành ngữ bao hàm sắc thái hài hước nhẹ nhàng.

(Quê Hương)

Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Ngựa quen đường cũ   Thành ngữ dân gian - Page 9 I_icon13Sat 26 Nov 2011, 02:42

Ngựa quen đường cũ


Chuyện với nghĩa đen thì con ngựa tài tình, giúp chủ tìm lại đường về, đó là do khứu giác. Vận dụng vào cuộc sống, dân gian đã nói chệch đi, lại chỉ ra rằng: Quen cái mùi cũ, cái việc cũ mà không dứt ra được, tật nào vẫn chứng ấy, khó hòng mà cải sửa, cứ lao đầu vào. Vận như thế quả thật tài tình.

Ngựa có khứu giác tốt, nhớ đường đã đi qua.

Nghĩa bóng: Chứng nào vẫn tật ấy, không chịu sửa chữa khuyết điểm.

Còn có câu: Tật nào vẫn theo chứng ấy; Hổ chết chẳng hết vằn.

Chuyện kể:

Tương truyền Quản Trọng người nước Tề có nghề nuôi ngựa nuôi voi. Ông hiểu tính nết chúng như thể là nói chuyện được với voi với ngựa. Quản Trọng có một chú ngựa đực, ức nở, lông mượt, dáng phi nước kiệu như gió. Ngày ngày, Quản Trọng thường cưỡi nó đi thuyết giáo thiên hạ. Lần ấy, Quản Trọng tìm đến nhà Thấp Bằng bàn chuyện đánh nước Cô Trúc. Đến nhà Thấp Bằng, Quản Trọng thả ngựa ra vườn cho nó gặm cỏ. Trong khi hai chủ nhân bàn chuyện thì con ngực đực nghe tiếng hí cách đấy không xa của con ngựa cái của Thấp Bằng. Ngựa cái vừa cựa mình vào dóng tàu ngựa, vừa hí. Con ngựa của Quản Trọng cũng hí ra điều chào lại. Con ngựa cái kia gại gại đôi chân sau xuống cỏ để tỏ tình. Thế là chúng làm quen với nhau và trở nên thân thiết.

Mấy hôm sau, khi trở lại nhà rồi con ngựa của Quản Trọng nhớ bạn, nhân lúc được thả thong dong ngoài vườn, nó mới vượt đường xa, tranh thủ đến thăm bạn ngựa cái của nó. Đường cát trắng phau, không có dấu chân đi, mặc dù con ngựa mới chỉ một lần theo chủ, nhưng nó như đã quen thuộc lắm, cứ phăng phăng một lèo tìm đến nơi.

Con ngựa cái của Thấp Bằng thấy bạn ngựa đến thì vui mừng, hí lên mấy tiếng, như có ý hỏi: “Làm sao mà anh biết đường”. Ngựa đực lấy chân cào cào xuống cỏ cũng như muốn trả lời rằng: “Ấy là giống ngựa nhà ta một lần là quen đường cũ”. Gặp bạn, quyến luyến nhưng cũng phải trở về với chủ. Khi nó về đến nơi, biết vậy, Quản Trọng không trách nó mà còn khen nó.

- Quả là mày có tình có nghĩa.

Quản Trọng cùng Thấp Bằng dựng cờ theo Tề Hoàn Công đi đánh nước Cô Trúc. Trận mạc xông pha, hết Nam lại Bắc. Khi đi là mùa Xuân, khi trở về đã chuyển mùa Đông, tuyết rơi xoá hết đường cũ, khiến Quản Trọng và Thấp Bằng không còn nhớ đường về, lang thang nơi rừng sâu tuyết thẳm.

Bỗng Quản Trọng nhớ lại lần ấy, con ngựa của mình tìm đường đến con ngựa cái của Thấp Bằng mới cho rằng chỉ có con ngựa mới tìm được đường, bèn nói với nó:

- Trí nhớ của mày tốt, mày hãy đưa chúng tao về chốn cũ.

Con ngựa như hiểu ý, nó hí lên vài tiếng. Quản Trọng cho thả ngựa ra, con ngựa ung dung thong thả lên đường. Đoàn quân theo sau con ngựa đi vòng qua các khe sâu, rừng thẳm, tuyết dầy tìm được đường về nước. Đoàn người thoát khỏi cảnh lưu lạc, mới nói với Quản Trọng:

- Quả thật, nếu không có ngựa của ngài quen đường cũ, thì chúng ta đâu được như hôm nay.

---------------------

Chuyện với nghĩa đen thì con ngựa tài tình, giúp chủ tìm lại đường về, đó là do khứu giác. Vận dụng vào cuộc sống, dân gian đã nói chệch đi, lại chỉ ra rằng: Quen cái mùi cũ, cái việc cũ mà không dứt ra được, tật nào vẫn chứng ấy, khó hòng mà cải sửa, cứ lao đầu vào. Vận như thế quả thật tài tình.


(Theo “Cổ học tinh hoa” Nguyễn Văn Ngọc – NXB Văn học, 2003)
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Tấc đất tấc vàng   Thành ngữ dân gian - Page 9 I_icon13Sat 26 Nov 2011, 02:45

Tấc đất tấc vàng


Đất làm ra lúa gạo ngô khoai quý như vàng vậy. Hãy biết tận dụng và trân trọng từng tấc đất...
Tấc: Đơn vị đo lường – Một tấc tương đương với một centimét.

Thành ngữ so sánh đất quý như vàng, ý nói đất đai là vốn quý.

Còn có câu: Một tấc đất, một tấc vàng; Hòn đất hòn vàng.

Chuyện kể:

Ngày xưa, ở một làng nọ có một lão nông cả đời gắn bó với ruộng đồng, ông yêu quý mảnh đất của mình, trồng cây, cày cấy bấy lâu mãn nguyện. Nhờ mảnh đất ấy đời sống ngày một no đủ, nuôi con cái trưởng thành. Tuy vậy, những đứa con ông được hưởng lúa gạo hoa màu từ ruộng vườn do tay ông lao động mà có lại không mấy mặn mà với đất, đôi khi chểnh mảng không thiết làm ruộng. Một ngày kia, ông bị ốm nặng, nhưng nghĩ đến ruộng đất yêu quý, rồi đây không ai cày xới thì lấy làm đau lòng. Hôm ấy, bệnh tình nặng quá, biết mình không qua khỏi, ông đành gọi hai đứa con lại mà rằng:

- Các con nhớ rằng trong đám đất nhà mình có chôn một hũ vàng, sau khi cha mất, các con gia công chịu khó cuốc xới lên tìm kiếm, chắc sẽ giàu to.

- Người cha mất rồi, anh em nhà nọ bảo nhau ra cuốc xới hết đám ruộng này sang đám ruộng khác. Mỗi lần cày xới chả thấy vàng đâu, họ đành bảo nhau trồng cây trên mảnh đất đó. Năm qua tháng lại, cuốc xới đất tơi xốp, lại chăm bón tưới nước đầy đủ nên lúa tốt bời bời, ngô sai bắp, khoai sai củ. Mùa thu hoạch đến, thóc chất đầy nhà, ngô khoai nhiều vô kể, lúc ấy họ mới nghĩ ra rằng người cha quá cố của mình đã nói đúng, họ đã tìm thấy vàng trên mảnh ruộng của mình chính là cuộc sống no đủ mà tấc đất đem lại.

Theo truyện “Người nông dân và những đứa con”
“Truyện cổ nước Nam” – Ôn như Nguyễn Văn Ngọc.
-----------------------------

Câu hàm ý sâu xa của người cha răn dạy là: Đất làm ra lúa gạo ngô khoai quý như vàng vậy. Hãy biết tận dụng và trân trọng từng tấc đất.

Tấc đất tấc vàng – lời người xưa vẫn nguyên giá trị.

Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

(Ca dao)

(Theo “Đi tìm điển tích thành ngữ”.)

Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10556
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thành ngữ dân gian   Thành ngữ dân gian - Page 9 I_icon13Sat 26 Nov 2011, 07:40

Shiroi đã viết:
Tấc đất tấc vàng


Đất làm ra lúa gạo ngô khoai quý như vàng vậy. Hãy biết tận dụng và trân trọng từng tấc đất...
Tấc: Đơn vị đo lường – Một tấc tương đương với một centimét.

Thành ngữ so sánh đất quý như vàng, ý nói đất đai là vốn quý.

Còn có câu: Một tấc đất, một tấc vàng; Hòn đất hòn vàng.

Chuyện kể:

Ngày xưa, ở một làng nọ có một lão nông cả đời gắn bó với ruộng đồng, ông yêu quý mảnh đất của mình, trồng cây, cày cấy bấy lâu mãn nguyện. Nhờ mảnh đất ấy đời sống ngày một no đủ, nuôi con cái trưởng thành. Tuy vậy, những đứa con ông được hưởng lúa gạo hoa màu từ ruộng vườn do tay ông lao động mà có lại không mấy mặn mà với đất, đôi khi chểnh mảng không thiết làm ruộng. Một ngày kia, ông bị ốm nặng, nhưng nghĩ đến ruộng đất yêu quý, rồi đây không ai cày xới thì lấy làm đau lòng. Hôm ấy, bệnh tình nặng quá, biết mình không qua khỏi, ông đành gọi hai đứa con lại mà rằng:

- Các con nhớ rằng trong đám đất nhà mình có chôn một hũ vàng, sau khi cha mất, các con gia công chịu khó cuốc xới lên tìm kiếm, chắc sẽ giàu to.

- Người cha mất rồi, anh em nhà nọ bảo nhau ra cuốc xới hết đám ruộng này sang đám ruộng khác. Mỗi lần cày xới chả thấy vàng đâu, họ đành bảo nhau trồng cây trên mảnh đất đó. Năm qua tháng lại, cuốc xới đất tơi xốp, lại chăm bón tưới nước đầy đủ nên lúa tốt bời bời, ngô sai bắp, khoai sai củ. Mùa thu hoạch đến, thóc chất đầy nhà, ngô khoai nhiều vô kể, lúc ấy họ mới nghĩ ra rằng người cha quá cố của mình đã nói đúng, họ đã tìm thấy vàng trên mảnh ruộng của mình chính là cuộc sống no đủ mà tấc đất đem lại.

Theo truyện “Người nông dân và những đứa con”
“Truyện cổ nước Nam” – Ôn như Nguyễn Văn Ngọc.
-----------------------------

Câu hàm ý sâu xa của người cha răn dạy là: Đất làm ra lúa gạo ngô khoai quý như vàng vậy. Hãy biết tận dụng và trân trọng từng tấc đất.

Tấc đất tấc vàng – lời người xưa vẫn nguyên giá trị.

Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

(Ca dao)

(Theo “Đi tìm điển tích thành ngữ”.)


Hi, tác giả bài này sống ở xứ của The Smurfs nên đo một tấc có ... một centimet!!!
:potay:

_________________________
Thành ngữ dân gian - Page 9 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thành ngữ dân gian   Thành ngữ dân gian - Page 9 I_icon13Sun 27 Nov 2011, 15:53

Ái Hoa đã viết:
Shiroi đã viết:
Tấc đất tấc vàng


Đất làm ra lúa gạo ngô khoai quý như vàng vậy. Hãy biết tận dụng và trân trọng từng tấc đất...
Tấc: Đơn vị đo lường – Một tấc tương đương với một centimét.
...

(Ca dao)

(Theo “Đi tìm điển tích thành ngữ”.)


Hi, tác giả bài này sống ở xứ của The Smurfs nên đo một tấc có ... một centimet!!!
:potay:
hihihihi, dạ, ở cái xứ mà ... tất cả thu nhỏ bằng 1/10 đoá anh ơi :cuoi2:
Em không để ý copy rồi paste ra y chang luôn toatmohoi
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Thành ngữ dân gian - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thành ngữ dân gian   Thành ngữ dân gian - Page 9 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Thành ngữ dân gian
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» VÌ SAO NHO ? ......HÁT
» PhỐ ĐạI GiA !
» Nhịp sóng thời gian
» QUÁN TRỌ TRẦN GIAN (MT-166)
» Màu thời gian
Trang 9 trong tổng số 10 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Tài Liệu-