Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Today at 12:06

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 08:53

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 12:48

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Wed 27 Mar 2024, 23:23

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Wed 27 Mar 2024, 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Thành ngữ dân gian

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Next
Tác giảThông điệp
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian Empty
Bài gửiTiêu đề: Thành ngữ dân gian   Thành ngữ dân gian I_icon13Sun 13 Jun 2010, 02:17

Thành ngữ dân gian


Mục lục


Ai đội mũ lệch xấu mặt người ấy
Ác giả ác báo
Áo gấm đi đêm
Ăn cháo đái bát
Ăn chay niệm Phật nói lời từ bi
Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau

Ba hồn bảy vía - Ba hồn chín vía
Ba que xỏ lá
Bách phát bách trúng
Bạch Diện Thư Sinh
Bãi Bể, Nương Dâu
Bát trân
Bóc ngắn cắn dài
Bới lông tìm vết
Buôn Tảo Bán Tần

Cá chuối đắm đuối vì con
Cái Giá Cắn Đôi
Cáo mượn oai hùm
Chén tạc chén thù
Chết đứng như Từ Hải
Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào
Có công mài sắt, có ngày nên kim
Con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng
Cõng rắn cắn gà nhà
Công tử Bạc Liêu
Công tử bột
Cửa Khổng sân Trình

Dây tơ hồng
Dốt Có Đuôi
Dở dở ương ương

Đa nghi như Tào Tháo
Đàn gảy tai trâu
Đánh trống bỏ dùi
Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi
Đèo heo hút gió
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Đồng không mông quạnh
Đục nước béo cò
Được voi đòi tiên

Giá áo túi cơm
Giấc mộng Nam Kha
Giàu làm kép hẹp làm đơn
Giàu vì bạn, sang vì vợ
Gửi trứng cho ác

Há miệng chờ sung
Há miệng mắc quai
Hàng Tôm Hàng Cá
Hồn xiêu phách lạc
Hương Lửa Ba Sinh
Kẻ tám lạng người nửa cân
Kín cổng cao tường

Lấy Thúng Úp Voi
Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống
Len lét như rắn mùng năm
Lệnh ông không bằng cồng bà
Lo bò trắng răng
Lời ong tiếng ve
Luận bàn về con số 4

Mài dao dạy vợ
Mạt cưa mướp đắng
Máu ghen Hoạn Thư

Nát như tương
Ngựa quen đường cũ
Nhạt phấn phai hương
Nói có sách, mách có chứng
Nói nhăng nói cuội
Nói toạc móng heo
Nuôi con trong dạ đổ vạ cho ông vải
Nước Đổ Đầu Vịt
Nước Mắt Cá Sấu

Oan Thị Kính
Ông chẳng bà chuộc

Quýt làm cam chịu

Rách như tổ đỉa

Sống Để Dạ Chết Mang Theo
Sợ Truông Nhà Hồ, ngại phá Tam Giang
Sức dài vai rộng

Tấc đất tấc vàng
Tấc đất cắm dùi
Tham Bát Bỏ Mâm
Thần Tài
Thoả chí tang bồng
Thua keo này bày keo khác
Tiền trảm hậu tấu
Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa
Trộm cắp như rươi
Trướng rủ màn che
Tứ Hỉ
Tức nước vỡ bờ

Ướt như chuột lột

Vàng thau lẫn lộn
Vắng như chùa Bà Đanh
Vừa ăn cướp vừa la làng

Xác như vờ, xơ như nhộng


***


Được sửa bởi Shiroi ngày Sat 15 Oct 2011, 23:30; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian Empty
Bài gửiTiêu đề: Vắng như chùa Bà Đanh   Thành ngữ dân gian I_icon13Sun 13 Jun 2010, 02:18

Vắng như chùa Bà Đanh


Chùa Bà Đanh là tên gọi Nôm của chùa Châu Lâm. Chùa này được cất lên cùng với viện Châu Lâm vào thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) ở làng Thụy Chương, Hà Nộị. Vì để tránh húy miếu vua Thiệu Trị nên sau này Thụy Chương phải đổi thành Thụy Khuệ vào thời đó, viện Châu Lâm được dùng làm chỗ ở cho những người Chiêm Thành được đưa về sau các cuộc chiến tranh, còn chùa Châu Lâm là nơi dành cho họ cúng lễ (vì hầu hết những người này đều theo đạo Phật).

Sau khi người Pháp chiếm đóng Hà Nội, họ đã chiếm khu vực đất này để lập trường Trung học bảo hộ (1907) - nay là trụ sở của trường trung học Chu Văn An, vì thế chùa Châu Lâm phải dời về phía Tây Nam, ở cuối làng và đổi sang tên mới là chùa Phúc Lâm.

Dấu tích của chùa Phúc Lâm hiện vẫn còn giữ lại được tấm bia ghi rõ: Bà Đanh tự (chùa Bà Đanh). Theo tục truyền, Bà Đanh là một người đàn bà đã có công dựng lên chùa này, vì thế mà ngôi chùa mang tên bà. Từ khi viện Châu Lâm bị bãi bỏ, số người đến lễ bái chùa này ngày một ít đị Chính vì thế mà không khí ngôi chùa này ngày càng trở nên vắng vẻ. Trong bài "Tụng Tây Hồ phú" của Nguyễn Huy Lượng có ghi lại cảnh vắng của chùa này:

Dấu bố cái rêu in nền phủ
Cảnh Bà Đanh hóa khép cửa chùạ


Cảnh vắng vẻ, thiếu người đến lễ bái của chùa Bà Đanh dần dần đã trở thành một hình ảnh để so sánh với bất cứ một cảnh vắng vẻ nàọ "Vắng như chùa Bà Đanh" là một sự vắng vẻ yên tĩnh gợi nên vẻ lạnh lẽo, cô quạnh, thiếu hơi ấm của con ngườị Ca dao Hà Nội có câu:

Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên vắng ngắt như chùa Bà Đanh.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian Empty
Bài gửiTiêu đề: Tứ Hỉ   Thành ngữ dân gian I_icon13Sun 13 Jun 2010, 02:20

Tứ Hỉ

Tứ Hỉ phát xuất từ quan niệm của người Trung Hoa, cho rằng trong đời người, có 4 điều tốt lành mà ai cũng đáng vui mừng:

Cữu hạn phùng cam vũ
Tha hương ngộ cố tri
Động phòng hoa chúc dạ
Kim bảng quải danh thì.


Có nghĩa là:

Hạn hán lâu ngày nay có mưa
Nơi xứ lạ quê người gặp được bạn cũ
Đêm động phòng hoa chúc của vợ chồng mới cưới
Lúc thi đỗ bảng vàng.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian Empty
Bài gửiTiêu đề: Thần Tài   Thành ngữ dân gian I_icon13Sun 13 Jun 2010, 02:21

Thần Tài

Theo truyền thuyết, thần tài chính là Triệu Công Minh, người đời nhà Tần. Ông lánh đời đi tu tại núi Chung Nam. Về sau đắc đạo, ông được phong làm Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái, coi việc đuổi trừ ôn dịch, cứu bịnh trừ taị Hơn nữa, ai bị oan ức đến cầu cứu ông thì được giúp đỡ. Người buôn bán thì cúng cầu ông để được phát đạt may mắn.

Người ta thường vẽ ông thành hình một người mặt đen, râu rậm, tay cầm coi, cưỡi cọp đen. Dân gian còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian Empty
Bài gửiTiêu đề: Giấc mộng Nam Kha   Thành ngữ dân gian I_icon13Sun 13 Jun 2010, 02:22

Giấc mộng Nam Kha


Thuần Vu Phần ngày xưa rất nghèo, nằm ngủ bên gốc cây hòe, chiêm bao thấy hai sứ giả mời ông làm phò mã, rồi được vua phong làm Thái thú ở đất Nam Kha rất vinh hiển. Khi tỉnh giấc chỉ thấy một đàn kiến bên mình.

"Giấc mộng Nam Kha", ý nói giấc mộng đẹp đẽ và ngắn ngủi (tương tự như "Giấc mộng hoàn").
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian Empty
Bài gửiTiêu đề: Giá áo túi cơm   Thành ngữ dân gian I_icon13Sun 13 Jun 2010, 02:23

Giá áo túi cơm


Thời Ngũ Đại, có một người tên là Mã Ân, tiến ngôi vua Mã Ân nguyên trước chỉ là một vị quan võ nhỏ, bộ hạ của quan Vũ An Tiết Độ Sứ đời Đường là Lưu Kiến Phong. Rồi sau, Lưu Kiến Phong bị bộ hạ giết, Mã Ân được tôn lên làm Thống soái.

Rồi đến khi Chu Ôn soái được thiên hạ của nhà Đường, đổi quốc hiệu là Lương (sử gọi là nhà Hậu Lương), thì Mã Ân được phong làm Sở Vương, làm chủ cả một giải
đất Đông Bắc tỉnh Hồ Nam và Quảng Tây, quyền uy lừng lẫy một thời.

Nhưng Mã Ân thật sự lại chỉ là một kẻ tầm thường, bất tài, chuyên lo hưởng thụ, người đương thời rất khinh thường Mã Ân, và gọi Mã Ân là "Tửu nang phạn đại",
ý nói rằng Mã Ân chỉ là cái túi để chứa rượu, đựng cơm mà thôi.

Về sau, người đời biến "Tửu nang phạn đại" thành thành ngữ để chỉ hạng người bất tài vô đức, không giúp gì được cho quốc gia xã hội, trái lại chỉ chạy theo lợi
danh, mưu cầu cơm áo cho mình mà thôi.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian Empty
Bài gửiTiêu đề: Hương Lửa Ba Sinh   Thành ngữ dân gian I_icon13Sun 13 Jun 2010, 02:25

Hương Lửa Ba Sinh


Trong sách "Quần ngọc chú" có ghi lại chuyện Tỉnh Lang đi chơi chùa Nam Huệ Tự. Ở chùa, Tỉnh Lang nằm chơi một lúc đã ngủ thiếp đi không hay biết gì. Trong giấc ngủ, Tỉnh Lang mơ thấy mình đi chơi Non Bồng. Ở chốn ấy, Tỉnh Lang gặp một ông thầy ngồi niệm kinh, trước mặt có một cây hương đang cháy.

Do tò mò, Tỉnh Lang bèn hỏi về nguyên do cây hương nàỵ Thầy tăng đáp lại rằng, trước đó đã có một người lên chùa và thắp cây hương này để khấn nguyện, cầu phúc. Nay cây hương vẫn còn cháy mà người ấy đã sinh được ba kiếp rồị Kiếp đầu tiên là vua Huyền Tôn, kiếp thứ hai là vua Hiến Tôn ở đời Đường, và kiếp thứ ba là Tỉnh Lang. Nghe đến tên mình, Tỉnh Lang giật mình tỉnh giấc, lòng nửa tin nửa ngờ. Về sau, điển tích này được lưu truyền rộng rãi trong dân gian và dần dà đã hình thành nên thành ngữ "tam sinh hương lửa" hay "hương lửa ba sinh" để chỉ lời nguyện có hiệu lực đến ba đời người.

Về nguyên do của thành ngữ này, có sách cũng ghi lại nhưng đôi chỗ có khác đi chút ít. Theo "Từ điển truyện Kiều" của cụ Đào Duy Anh thì sách "Truyền đăng lục" chép là: có người mộng thấy một vị lão tăng, trước mặt có tia khói rất nhỏ. Vị tăng nói rằng: "Đó là khói hương của một người đàn việt kết nguyện, người đàn việt đã trải qua ba kiếp mà hương vẫn còn".

Như vậy, tuy các dị bản có khác nhau ở một số chi tiết, nhưng về cơ bản nguồn gốc và con đường hình thành thành ngữ "hương lửa ba sinh" đều thống nhất. Trong tiếng Việt, thành ngữ "hương lửa ba sinh" được dùng để chỉ lời nguyền, lời thề có ứng nghiệm đến ba kiếp, ba.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian Empty
Bài gửiTiêu đề: Mài dao dạy vợ   Thành ngữ dân gian I_icon13Sun 13 Jun 2010, 02:26

Mài dao dạy vợ


Ngày xưa có một người nhà quê lấy phải vợ độc ác. Người vợ này đối xử với mẹ chồng rất là hỗn láo vô lễ. Người chồng khuyên hoài không được, bèn nghĩ ra một kế.

Anh ta sắm một con dao bầu thật sắt. Mỗi ngày lấy ra mài. Người vợ lấy làm lạ hỏi, nhưng anh ta không đáp. Người vợ tò mò hỏi hoài, cuối cùng anh ta trả lời: "Tôi mài dao để có dịp giết mẹ đi thôi. Mẹ đã già, sống mà ngày nào cũng cãi cọ với mình vậy thì thà chết đi cho rồi".

Người vợ thấy thế hoảng hốt, rồi ăn năn: "Xin mình đừng giết mẹ, từ nay tôi hứa sẽ không có điều chi to tiếng trong nhà nữa".

Từ đó trong nhà thuận hòa vui vẻ.

"Mài dao dạy vợ" ý nói sự khôn ngoan của người chồng để khuyên bảo vợ mình làm điều phải.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian Empty
Bài gửiTiêu đề: Bạch Diện Thư Sinh   Thành ngữ dân gian I_icon13Sun 13 Jun 2010, 02:27

Bạch Diện Thư Sinh


Đời nhà Tống, ở vùng Vũ Khang thuộc Ngô Quận, có một người tên là Trầm Khánh Chi, từ nhỏ đã ôm chí lớn, lại có sức mạnh và giỏi về bài binh bố trận.

Niên hiệu Nguyên gia thứ 27, Tống Văn đế muốn mở mang bờ cõi về phương Bắc, sai nhóm Vương Huyền Mô đem quân Bắc phạt. Trầm Khánh Chi hết lời can ngăn, lại đưa ra trường hợp của nhiều vị vua trước, đã nhiều lần Bắc phạt nhưng đều thất bại. Tống Văn đế liền cử hai vị quan văn ra tranh luận với Trầm Khánh Chị Trầm Khánh Chi nói:

- Giữ việc nước, cũng như lo việc nhà vậỵ Muốn bàn luận về việc cày ruộng thì phải bàn luận với một nông phu nhiều kinh nghiệm. Muốn bàn luận về việc canh cửi thì phải bàn luận với người đàn bà dệt vải. Nay Bệ hạ muốn mở chiến tranh với nước khác, mà lại để những người bạch diện thư sinh không 1 chút kinh nghiệm về quân sự đứng ra bàn luận, thì làm sao mà thành công được.

Tống Văn đế không nghe lời Trầm Khánh Chi, cứ cho đem quân đánh phương Bắc, và quả nhiên bại trận nặng nề.

Từ câu nói của Trầm Khánh Chi mà người đời sau rút ra thành ngữ "Bạch diện thư sinh" để chỉ người trẻ tuổi, chỉ có cái học sách vở, không có kinh nghiệm gì và không biết đối phó với thực tế ngoài đời.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Thành ngữ dân gian Empty
Bài gửiTiêu đề: Bát trân   Thành ngữ dân gian I_icon13Sun 13 Jun 2010, 02:27

Bát trân


Bát trân ý nói là những món ăn ngon. Ngày xưa, có 8 món ăn được liệt vào hạng ngon nhất, nấu công phu và rất bổ dưỡng, chỉ có vua chúa mới có dịp ăn, ấy là:

1. Nem công: Thịt công ăn bổ, giải trừ thứ độc trong người. Khi làm, người ta phải cẩn thận cắt mật vất đi, vì mật công rất độc.

2. Chả phượng: Giống chim này sống ở núi cao, rất khó bắt. Con trống gọi là Phụng, con mái là Hoàng. Người xưa tin rằng khi nào chim phụng xuất hiện là điềm thánh nhân ra đời.

3. Da tây ngu: Tây ngu còn gọi là tê ngưu (tê giác), một giống heo rừng lớn, chân có ba móng, đầu có ba sừng. Nó có hình dạng xấu xí, chỉ ăn cây rừng. Da tây ngu dày dao đâm không thủng, chỉ trừ da ở nách là mỏng, người ta lấy da này ngâm vào nước rồi nấu ăn.

4. Tay gấu: Gấu có sức mạnh tập trung vào hai chân trước (tay).

5. Gân nai: Gân nai nửa dẻo nửa giòn, ăn tráng dương bổ thận.

6. Môi đười ươi: Đười ươi là giống khỉ lớn thích đùa giỡn, khi vui phát ra tiếng như cười nức nẻ.

7. Thịt chân voi: Voi tuy lớn, nhưng chính giữa bàn chân voi lại có một lớp thịt gân rất mềm.

8. Yến sào: Yến ăn rau câu bọt bẻ, pha trộn với nước miếng, chế thành một chất nhựa trong, nhiễu ra thành sợi để dệt tổ áp dính vào tường. Tổ yến làm rất công phu, ngon và bổ.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Thành ngữ dân gian Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thành ngữ dân gian   Thành ngữ dân gian I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Thành ngữ dân gian
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» VÌ SAO NHO ? ......HÁT
» Có Sự Thật Nào Đẹp Bằng Gian Dối
» Cảm tác
» DỨT NỢ TRẦN GIAN
» Tập thơ "Một thoáng Phù vân"
Trang 1 trong tổng số 10 trangChuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Tài Liệu-