Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Mái Nhà Chung by mytutru Today at 00:38

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Yesterday at 21:49

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Yesterday at 10:25

Chết rồi! by Ai Hoa Yesterday at 08:11

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Tue 30 Apr 2024, 20:25

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Mon 29 Apr 2024, 08:52

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Sun 28 Apr 2024, 11:01

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 "Vãi" Tiếng Việt!

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4777
Registration date : 23/03/2013

"Vãi" Tiếng Việt! Empty
Bài gửiTiêu đề: "Vãi" Tiếng Việt!   "Vãi" Tiếng Việt! I_icon13Sun 23 Apr 2023, 20:20

"Vãi" Tiếng Việt!

Sau khi đăng bài “Xe chỉ hay se chỉ…”, bác Nguyen Phuoc Hai có một bình luận kèm theo bức ảnh chụp màn hình chương trình “Vua tiếng Việt”. Theo đây, với câu hỏi chính tả “Trậm trễ” hay “chậm chễ”, câu trả lời của người chơi là “chậm chễ”. Đây cũng chính là đáp án của Vua tiếng Việt (VTV).

Tôi nghi là bức ảnh chế, nên xin bác link gốc của VTV. Và, trời đất quỉ thần tiên phật thánh chúa ơi! VTV hướng dẫn người ta viết là “chậm chễ” thật!

Có thể nói là những người làm VTV đã sai ngay từ câu hỏi. Trong tiếng Việt không có từ nào viết là “trậm trễ” hay “chậm chễ”, mà chỉ có từ CHẬM TRỄ.
“Chậm trễ” là từ ghép đẳng lập, trong đó:

- CHẬM nghĩa là muộn, trễ (so với yêu cầu hoặc thời hạn quy định), như “đến chậm nên tàu chạy mất rồi”, “đi chậm 30 phút”;
- TRỄ cũng có nghĩa là chậm, muộn. Ví dụ: “trễ hẹn đến cả tiếng đồng hồ”, “tàu lại về trễ rồi”,…
Như vậy, nghĩa đẳng lập của “chậm” và “trễ” rất rõ ràng. Thế nhưng VTV lại biến “trễ” thành “chễ” một cách rất vô nghĩa.  

Cũng nên nói kĩ về từ TRỄ một chút.

TRỄ trong “chậm trễ” gốc Hán do chữ “trệ” 滯, nghĩa là bất động, dừng lại, không tiến hành nữa (tĩnh chỉ; đình chỉ - 靜止; 停止). Chữ “trệ” 滯 này chính là “trệ” trong “trì trệ”, “trệ khí”, “đình trệ”,…

Như vậy, những người làm đề cương, kịch bản, cố vấn của chương trình… đã không hiểu gì về chính cái từ mà mình đưa ra để thử thách người chơi. Điều này cho thấy ê kíp của chương trình (VTV. Mùa 2 - Tập 28)  không chỉ chủ quan, kém, dốt, mà còn rất cẩu thả, huy động kiến thức theo trí nhớ. Theo đây, nếu nghiêm túc, người ta hoàn toàn có thể dùng từ điển để tra cứu, đặng bù lấp vào sự thiếu hụt về tiếng mẹ đẻ.

Tiếc thay, “Vua tiếng Việt” cũng có một cuốn từ điển tiếng Việt dày cộp, nhưng lại trao cho Nghệ sĩ hài Xuân Bắc. Vị này ôm khư khư trong lòng, không phải để tra cứu, mà là làm…đạo cụ!
Link:
Vua Tiếng Việt ( Mùa 2 - Tập 28 ) Ngày 14/4/2023 (Phút 14:33, phần chơi của Đỗ Văn Tăng).
https://www.youtube.com/watch?v=VonbvoYaYiM

Nguồn: Facebook Hoàng Tuấn Công
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10558
Registration date : 23/11/2007

"Vãi" Tiếng Việt! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: "Vãi" Tiếng Việt!   "Vãi" Tiếng Việt! I_icon13Mon 24 Apr 2023, 10:43

Phương Nguyên đã viết:
"Vãi" Tiếng Việt!

Sau khi đăng bài “Xe chỉ hay se chỉ…”, bác Nguyen Phuoc Hai có một bình luận kèm theo bức ảnh chụp màn hình chương trình “Vua tiếng Việt”. Theo đây, với câu hỏi chính tả “Trậm trễ” hay “chậm chễ”, câu trả lời của người chơi là “chậm chễ”. Đây cũng chính là đáp án của Vua tiếng Việt (VTV).

Tôi nghi là bức ảnh chế, nên xin bác link gốc của VTV. Và, trời đất quỉ thần tiên phật thánh chúa ơi! VTV hướng dẫn người ta viết là “chậm chễ” thật!

Có thể nói là những người làm VTV đã sai ngay từ câu hỏi. Trong tiếng Việt không có từ nào viết là “trậm trễ” hay “chậm chễ”, mà chỉ có từ CHẬM TRỄ.
“Chậm trễ” là từ ghép đẳng lập, trong đó:

- CHẬM nghĩa là muộn, trễ (so với yêu cầu hoặc thời hạn quy định), như “đến chậm nên tàu chạy mất rồi”, “đi chậm 30 phút”;
- TRỄ cũng có nghĩa là chậm, muộn. Ví dụ: “trễ hẹn đến cả tiếng đồng hồ”, “tàu lại về trễ rồi”,…
Như vậy, nghĩa đẳng lập của “chậm” và “trễ” rất rõ ràng. Thế nhưng VTV lại biến “trễ” thành “chễ” một cách rất vô nghĩa.  

Cũng nên nói kĩ về từ TRỄ một chút.

TRỄ trong “chậm trễ” gốc Hán do chữ “trệ” 滯, nghĩa là bất động, dừng lại, không tiến hành nữa (tĩnh chỉ; đình chỉ - 靜止; 停止). Chữ “trệ” 滯 này chính là “trệ” trong “trì trệ”, “trệ khí”, “đình trệ”,…

Như vậy, những người làm đề cương, kịch bản, cố vấn của chương trình… đã không hiểu gì về chính cái từ mà mình đưa ra để thử thách người chơi. Điều này cho thấy ê kíp của chương trình (VTV. Mùa 2 - Tập 28)  không chỉ chủ quan, kém, dốt, mà còn rất cẩu thả, huy động kiến thức theo trí nhớ. Theo đây, nếu nghiêm túc, người ta hoàn toàn có thể dùng từ điển để tra cứu, đặng bù lấp vào sự thiếu hụt về tiếng mẹ đẻ.

Tiếc thay, “Vua tiếng Việt” cũng có một cuốn từ điển tiếng Việt dày cộp, nhưng lại trao cho Nghệ sĩ hài Xuân Bắc. Vị này ôm khư khư trong lòng, không phải để tra cứu, mà là làm…đạo cụ!
Link:
Vua Tiếng Việt ( Mùa 2 - Tập 28 ) Ngày 14/4/2023 (Phút 14:33, phần chơi của Đỗ Văn Tăng).
https://www.youtube.com/watch?v=VonbvoYaYiM

Nguồn: Facebook Hoàng Tuấn Công

AH vừa xem qua vài video của chương trình này. Không biết người nào tự cho mình có quyền phong vua vậy?  Rolling Eyes

Cái này đáng lẽ gọi là thi "đoán trúng đáp án" thay vì thi "giỏi tiếng Việt" :potay:

_________________________
"Vãi" Tiếng Việt! Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4777
Registration date : 23/03/2013

"Vãi" Tiếng Việt! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: "Vãi" Tiếng Việt!   "Vãi" Tiếng Việt! I_icon13Wed 26 Apr 2023, 11:49

“ĐÁ ĐƯA” LÀ…ĐƯA CỤC ĐÁ…?

Một vị cố vấn của “Vua tiếng Việt” đã giải thích cho người chơi và khán giả hiểu câu “Đá đưa đầu lưỡi” như sau:

“Viên đá nó nặng mà! Nên đặt đầu lưỡi nó hay rơi..ơi. Ý là những người họ không thật thà, họ nói nhưng mà có khi là cái lời nói của họ không được bảo đảm về cái tính chính xác, hay là tính cam kết của nó. Coi như là hôm nay chúc mừng anh đã biết thêm được một câu tục ngữ”.

Người chơi được chúc mừng, nhưng tôi lại ái ngại…

Có gì đó không ổn chăng?
Đúng vậy!

Thứ nhất, câu này là thành ngữ, không phải tục ngữ.

Thứ hai, Cố vấn “Vua tiếng Việt” đã có một nhầm lẫn tai hại. “Đá” trong câu “Đá đưa đầu lưỡi” là một động từ, đã bị hiểu lầm thành “đá” là “viên đá” (danh từ), rồi hiểu nghĩa hiển ngôn cả câu là “đá đặt ở đầu lưỡi”(!)

Dân gian thường dựa vào sự quan sát, nhận thức sự vật, hiện tượng (thường là lặp đi lặp lại) trong thực tế đời sống để đúc kết, khái quát nên thành ngữ, tục ngữ. Bởi thế, không ai đặt “viên đá” “nặng” lên “đầu lưỡi” để làm gì, khiến nó phải “rơi” xuống, rồi từ đây hình thành nên nghĩa đen “đá đưa đầu lưỡi”. Nếu vậy, phải nói là “đá đặt đầu lưỡi”, hay “đá để đầu lưỡi” chứ, sao lại là “đá đưa đầu lưỡi”?

Thực ra, riêng hai chữ “đá đưa” (nghĩa đen = đánh sang bên nọ, đưa sang bên kia) đã có thể độc lập trong hành chức, mà không phụ thuộc vào từ “đầu lưỡi”:

-Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên – Vietlex) giảng nghĩa 1 của “đá đưa” là “[mồm miệng] nói năng khéo léo nhưng không thành thật, chỉ cốt làm vừa lòng người nghe. VD: cô ta nói đá đưa để lấy lòng khách”.

Với từ “đầu lưỡi”, Từ điển này giảng nghĩa thứ hai: “chỉ là ở lời nói, không thật bụng. “Những người (…) chỉ tỏ ra trung thành ở đầu lưỡi thì cũng không thể bênh vực con (…)” (Lê Lựu)”.

Như vậy, câu “Đá đưa đầu lưỡi” có thể hiểu theo nghĩa diễn đạt liền mạch là “đá đưa [ở] đầu lưỡi” hoặc “đá đưa [cái] đầu lưỡi”.
Tuy nhiên, đây là câu thành ngữ kết cấu theo lối tiểu đối “đá đưa, đầu lưỡi” - một cách nói nhấn mạnh của “đá đưa” hoặc “đầu lưỡi”. Ví dụ, thay vì nói “Thằng ấy chỉ ‘đá đưa’ vậy thôi”, thì người ta chọn cách nói nhấn mạnh hơn: “Thằng ấy chỉ ‘đá đưa đầu lưỡi’ vậy thôi”. Tương tự, thay vì nói “Đó chỉ là chuyện đầu lưỡi…”, thì người ta nói “Đó chỉ là chuyện đá đưa đầu lưỡi…”.

Kết cấu tiểu đối của “Đá đưa, đầu lưỡi” giống với câu “Đầu môi, chót lưỡi”, hoặc “Khua môi, múa mép”, “Khua môi, múa mỏ”…

Bởi vị cố vấn nọ hiểu sai về nghĩa của các thành tố cấu tạo nên câu thành ngữ, nên cách giảng: “những người họ không thật thà, họ nói nhưng mà có khi là cái lời nói của họ không được bảo đảm về cái tính chính xác, hay là tính cam kết của nó”, đã không nêu bật được nghĩa cốt lõi mà dân gian muốn nói đến trong câu “Đá đưa đầu lưỡi”, đó là “giọng điệu ĐONG ĐƯA khôn khéo của kẻ xảo trá, GIẢ DỐI”.

Như vậy, nếu vị cố vấn của chương trình “Vua tiếng Việt”, không chủ quan, suy diễn, mà chịu khó tra cứu một chút, sẽ hoàn toàn tránh được sai sót đáng tiếc và không đáng có: hiểu lầm “đá đưa” thành “đưa viên đá”!

Link chương trình (phút thứ 20)
https://www.youtube.com/watch?v=gb25qZr_q1E

Nguồn: Facebook Hoàng Tuấn Công
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4777
Registration date : 23/03/2013

"Vãi" Tiếng Việt! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: "Vãi" Tiếng Việt!   "Vãi" Tiếng Việt! I_icon13Thu 27 Apr 2023, 11:25

Cố vấn “Vua tiếng Việt” (VTV), Nhà thơ HV đã thừa nhận ông “hiểu sai từ đá đưa”.
Bình luận trên trang của HTC, ông viết: “Đúng là tôi đã hiểu sai từ “đá đưa”. Cảm ơn anh Hoàng Tuấn Công đã chỉ ra. Chân thành xin lỗi người xem và bạn đọc!”.

Tôi trân trọng sự thẳng thắn và cầu thị của ông (Lưu ý, cho đến bây giờ, trong số những người mắc sai sót của chương trình VTV, mới chỉ duy nhất ông làm được điều này).

Tuy nhiên, khi một tác phẩm đã được duyệt và đưa lên báo chí, thì dù hay dở thế nào, sản phẩm này không còn thuộc trách nhiệm riêng của cá nhân tác giả nữa, mà trở thành tiếng nói của cơ quan báo chí đã đăng tải.

Với tư cách là người đã mắc sai sót về chuyên môn, lại là cố vấn của chương trình, Nhà thơ HV cần yêu cầu VTV - Đài truyền hình Việt Nam có lời xin lỗi khán giả, đính chính, cắt bỏ đoạn sai sót, tránh tác hại đối với người xem.

Cái sai một khi đã được thừa nhận và khắc phục, sửa chữa, thì sẽ không còn là sai nữa. Bởi vậy, nếu lỗi trước được đính chính, tôi sẽ hạ bài. Tuy nhiên, Cố vấn HV không chỉ mắc duy nhất lỗi sai ở đoạn giải thích câu “Đá đưa đầu lưỡi”. Theo đây, nếu nhận được đề nghị, tôi sẵn sàng trực tiếp gửi lỗi sai (lỗi nặng không kém) đến cá nhân tác giả, để ông có cơ sở đề nghị VTV khắc phục kịp thời.

Với những lỗi khác của “Vua tiếng Việt”, sẽ vẫn tiếp tục được chỉ ra bình thường.

Hoàng Tuấn Công
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4777
Registration date : 23/03/2013

"Vãi" Tiếng Việt! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: "Vãi" Tiếng Việt!   "Vãi" Tiếng Việt! I_icon13Tue 02 May 2023, 10:56

“BÀN HOÀN” VÀ “BÀNG HOÀNG”

         “Vua tiếng Việt” (VTV) yêu cầu: “Viết lại cho chính xác từ sau: “Bàn hoàn”.

Người chơi viết lại là “bàng hoàng”, và được VTV chấp nhận là “đáp án chính xác”!

Tuy nhiên, đây là đáp án hoàn toàn sai.
“Bàn hoàn” (A) và “bàng hoàng” (B) là hai từ Việt gốc Hán, có tự hình và nghĩa từ vựng khác nhau. Hoàn toàn không phải A là sự cố chính tả của B. Cụ thể:

1) BÀN HOÀN 盤桓 từ ghép chính phụ gốc Hán, mà nghĩa của từng yếu tố được hiểu như sau:

-Bàn 盤 nghĩa là vòng quanh; bồi hồi; quanh quẩn (bàn nhiễu-盤繞; bàn toàn-盤旋; bàn khúc-盤曲);

-Hoàn 桓 là lo nghĩ (ưu dã - 憂也; ưu lự - 憂慮).

-BÀN HOÀN là “bồi hồi; quanh quẩn.” [bồi hồi - 徘徊; đậu lưu 逗留].

Trong tiếng Việt, cả “bàn” và “hoàn” đều là những yếu tố phụ thuộc, không có khả năng độc lập trong hành chức, nên thường được các nhà biên soạn từ điển xếp vào diện “từ láy”.

Bài thơ “Đi thuyền trên sông Đáy” (Hồ Chí Minh) có câu:

Lòng riêng riêng những bàn hoàn
Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng.

Khi giảng bài này, giáo viên thường lưu ý học sinh phân biệt giữa “bàn hoàn” và “bàng hoàng”. Theo đây, nếu lầm “bàn hoàn” thành “bàng hoàng”, sẽ bị trừ điểm (TCTP đã nhiều lần chỉ ra sự sai sót, nhầm lẫn của các nhà biên soạn từ điển khi giảng về từ này).

2)BÀNG HOÀNG 彷徨: Đây là một từ mà ngay cả trong tiếng Hán, cả “bàng” và “hoàng” đều là hai yếu tố phụ thuộc, và được xem là từ song thanh (láy âm trong tiếng Việt). Ví dụ, mục “bàng” 彷, từ điển Hán ngữ hướng dẫn xem “bàng hoàng” 彷徨; mà mục “hoàng”, lại tiếp tục hướng dẫn xem “bàng hoàng” 彷徨. Trong tiếng Việt, “bàng hoàng” được sử dụng với nghĩa như trong tiếng Hán.

Đáng chú ý là cả hai mục từ “bàn hoàn” và “bàng hoàng” đều được “Từ điển tiếng Việt” (Viện Ngôn ngữ học - Hoàng Phê chủ biên – NXB Hồng Đức-2016) thu thập và giải nghĩa:

-“bàn hoàn đg. (cũ). Nghĩ quanh quẩn không dứt > Tấc dạ bàn hoàn”.

-“bàng hoàng t. Ở trong trạng thái tinh thần như choáng váng, sững sờ, tâm thần tạm thời bất định > Bàng hoàng trước tin sét đánh…”.

Điều đáng nói, đây chính là cuốn từ điển mà Nghệ sĩ hài Xuân Bắc thường ôm khư khư trong tay làm đạo cụ mỗi khi dẫn chương trình; còn Tiến sĩ Đỗ Thanh Nga – Ban cố vấn của Vua tiếng Việt thì khẳng định với báo chí: “vẫn dựa vào từ điển của GS. Hoàng Phê làm chuẩn mực nên đôi khi các cố vấn phải tranh luận nhiều về đáp án không có trong cuốn từ điển đó. Cho nên, Ban cố vấn phải căn cứ vào đặc thù ngữ nghĩa, ngữ pháp của từ để cân nhắc đúng sai”!
Link kiểm chứng
https://dantri.com.vn/van-hoa/chuong-trinh-vua-tieng-viet-sai-chinh-ta-ban-to-chuc-noi-gi-20230424141630642.htm
Ghi chú: Nội dung phân tích hai từ “bàn hoàn” và “bàng hoàng”, được trích dẫn từ bản thảo “Viết lúc nông nhàn” (Hoàng Tuấn Công – sắp xuất bản).

Nguồn: Facebook  Hoàng Tuấn Công
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1841
Registration date : 23/04/2014

"Vãi" Tiếng Việt! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: "Vãi" Tiếng Việt!   "Vãi" Tiếng Việt! I_icon13Tue 02 May 2023, 19:38

Phương Nguyên đã viết:
“BÀN HOÀN” VÀ “BÀNG HOÀNG”

         “Vua tiếng Việt” (VTV) yêu cầu: “Viết lại cho chính xác từ sau: “Bàn hoàn”.

Người chơi viết lại là “bàng hoàng”, và được VTV chấp nhận là “đáp án chính xác”!

Tuy nhiên, đây là đáp án hoàn toàn sai.
“Bàn hoàn” (A) và “bàng hoàng” (B) là hai từ Việt gốc Hán, có tự hình và nghĩa từ vựng khác nhau. Hoàn toàn không phải A là sự cố chính tả của B. Cụ thể:

1) BÀN HOÀN 盤桓 từ ghép chính phụ gốc Hán, mà nghĩa của từng yếu tố được hiểu như sau:

-Bàn 盤 nghĩa là vòng quanh; bồi hồi; quanh quẩn (bàn nhiễu-盤繞; bàn toàn-盤旋; bàn khúc-盤曲);

-Hoàn 桓 là lo nghĩ (ưu dã - 憂也; ưu lự - 憂慮).

-BÀN HOÀN là “bồi hồi; quanh quẩn.” [bồi hồi - 徘徊; đậu lưu 逗留].

Trong tiếng Việt, cả “bàn” và “hoàn” đều là những yếu tố phụ thuộc, không có khả năng độc lập trong hành chức, nên thường được các nhà biên soạn từ điển xếp vào diện “từ láy”.

Bài thơ “Đi thuyền trên sông Đáy” (Hồ Chí Minh) có câu:

Lòng riêng riêng những bàn hoàn
Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng.

Khi giảng bài này, giáo viên thường lưu ý học sinh phân biệt giữa “bàn hoàn” và “bàng hoàng”. Theo đây, nếu lầm “bàn hoàn” thành “bàng hoàng”, sẽ bị trừ điểm (TCTP đã nhiều lần chỉ ra sự sai sót, nhầm lẫn của các nhà biên soạn từ điển khi giảng về từ này).

2)BÀNG HOÀNG 彷徨: Đây là một từ mà ngay cả trong tiếng Hán, cả “bàng” và “hoàng” đều là hai yếu tố phụ thuộc, và được xem là từ song thanh (láy âm trong tiếng Việt). Ví dụ, mục “bàng” 彷, từ điển Hán ngữ hướng dẫn xem “bàng hoàng” 彷徨; mà mục “hoàng”, lại tiếp tục hướng dẫn xem “bàng hoàng” 彷徨. Trong tiếng Việt, “bàng hoàng” được sử dụng với nghĩa như trong tiếng Hán.

Đáng chú ý là cả hai mục từ “bàn hoàn” và “bàng hoàng” đều được “Từ điển tiếng Việt” (Viện Ngôn ngữ học - Hoàng Phê chủ biên – NXB Hồng Đức-2016) thu thập và giải nghĩa:

-“bàn hoàn đg. (cũ). Nghĩ quanh quẩn không dứt > Tấc dạ bàn hoàn”.

-“bàng hoàng t. Ở trong trạng thái tinh thần như choáng váng, sững sờ, tâm thần tạm thời bất định > Bàng hoàng trước tin sét đánh…”.

Điều đáng nói, đây chính là cuốn từ điển mà Nghệ sĩ hài Xuân Bắc thường ôm khư khư trong tay làm đạo cụ mỗi khi dẫn chương trình; còn Tiến sĩ Đỗ Thanh Nga – Ban cố vấn của Vua tiếng Việt thì khẳng định với báo chí: “vẫn dựa vào từ điển của GS. Hoàng Phê làm chuẩn mực nên đôi khi các cố vấn phải tranh luận nhiều về đáp án không có trong cuốn từ điển đó. Cho nên, Ban cố vấn phải căn cứ vào đặc thù ngữ nghĩa, ngữ pháp của từ để cân nhắc đúng sai”!
Link kiểm chứng
https://dantri.com.vn/van-hoa/chuong-trinh-vua-tieng-viet-sai-chinh-ta-ban-to-chuc-noi-gi-20230424141630642.htm
Ghi chú: Nội dung phân tích hai từ “bàn hoàn” và “bàng hoàng”, được trích dẫn từ bản thảo “Viết lúc nông nhàn” (Hoàng Tuấn Công – sắp xuất bản).

Nguồn: Facebook  Hoàng Tuấn Công

Lần đầu tiên T đọc được từ "bàn hoàn" á tỷ
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7113
Registration date : 01/04/2011

"Vãi" Tiếng Việt! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: "Vãi" Tiếng Việt!   "Vãi" Tiếng Việt! I_icon13Wed 03 May 2023, 07:07

Trăng đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
“BÀN HOÀN” VÀ “BÀNG HOÀNG”

         “Vua tiếng Việt” (VTV) yêu cầu: “Viết lại cho chính xác từ sau: “Bàn hoàn”.

Người chơi viết lại là “bàng hoàng”, và được VTV chấp nhận là “đáp án chính xác”!

Tuy nhiên, đây là đáp án hoàn toàn sai.
“Bàn hoàn” (A) và “bàng hoàng” (B) là hai từ Việt gốc Hán, có tự hình và nghĩa từ vựng khác nhau. Hoàn toàn không phải A là sự cố chính tả của B. Cụ thể:

1) BÀN HOÀN 盤桓 từ ghép chính phụ gốc Hán, mà nghĩa của từng yếu tố được hiểu như sau:

-Bàn 盤 nghĩa là vòng quanh; bồi hồi; quanh quẩn (bàn nhiễu-盤繞; bàn toàn-盤旋; bàn khúc-盤曲);

-Hoàn 桓 là lo nghĩ (ưu dã - 憂也; ưu lự - 憂慮).

-BÀN HOÀN là “bồi hồi; quanh quẩn.” [bồi hồi - 徘徊; đậu lưu 逗留].

Trong tiếng Việt, cả “bàn” và “hoàn” đều là những yếu tố phụ thuộc, không có khả năng độc lập trong hành chức, nên thường được các nhà biên soạn từ điển xếp vào diện “từ láy”.

Bài thơ “Đi thuyền trên sông Đáy” (Hồ Chí Minh) có câu:

Lòng riêng riêng những bàn hoàn
Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng.

Khi giảng bài này, giáo viên thường lưu ý học sinh phân biệt giữa “bàn hoàn” và “bàng hoàng”. Theo đây, nếu lầm “bàn hoàn” thành “bàng hoàng”, sẽ bị trừ điểm (TCTP đã nhiều lần chỉ ra sự sai sót, nhầm lẫn của các nhà biên soạn từ điển khi giảng về từ này).

2)BÀNG HOÀNG 彷徨: Đây là một từ mà ngay cả trong tiếng Hán, cả “bàng” và “hoàng” đều là hai yếu tố phụ thuộc, và được xem là từ song thanh (láy âm trong tiếng Việt). Ví dụ, mục “bàng” 彷, từ điển Hán ngữ hướng dẫn xem “bàng hoàng” 彷徨; mà mục “hoàng”, lại tiếp tục hướng dẫn xem “bàng hoàng” 彷徨. Trong tiếng Việt, “bàng hoàng” được sử dụng với nghĩa như trong tiếng Hán.

Đáng chú ý là cả hai mục từ “bàn hoàn” và “bàng hoàng” đều được “Từ điển tiếng Việt” (Viện Ngôn ngữ học - Hoàng Phê chủ biên – NXB Hồng Đức-2016) thu thập và giải nghĩa:

-“bàn hoàn đg. (cũ). Nghĩ quanh quẩn không dứt > Tấc dạ bàn hoàn”.

-“bàng hoàng t. Ở trong trạng thái tinh thần như choáng váng, sững sờ, tâm thần tạm thời bất định > Bàng hoàng trước tin sét đánh…”.

Điều đáng nói, đây chính là cuốn từ điển mà Nghệ sĩ hài Xuân Bắc thường ôm khư khư trong tay làm đạo cụ mỗi khi dẫn chương trình; còn Tiến sĩ Đỗ Thanh Nga – Ban cố vấn của Vua tiếng Việt thì khẳng định với báo chí: “vẫn dựa vào từ điển của GS. Hoàng Phê làm chuẩn mực nên đôi khi các cố vấn phải tranh luận nhiều về đáp án không có trong cuốn từ điển đó. Cho nên, Ban cố vấn phải căn cứ vào đặc thù ngữ nghĩa, ngữ pháp của từ để cân nhắc đúng sai”!
Link kiểm chứng
https://dantri.com.vn/van-hoa/chuong-trinh-vua-tieng-viet-sai-chinh-ta-ban-to-chuc-noi-gi-20230424141630642.htm
Ghi chú: Nội dung phân tích hai từ “bàn hoàn” và “bàng hoàng”, được trích dẫn từ bản thảo “Viết lúc nông nhàn” (Hoàng Tuấn Công – sắp xuất bản).

Nguồn: Facebook  Hoàng Tuấn Công

Lần đầu tiên T đọc được từ "bàn hoàn" á tỷ


từ này có trong từ điển Hoàng Phê nè T.

"Vãi" Tiếng Việt! Ban_ho10


tự điển Khai Trí:

"Vãi" Tiếng Việt! Ban_ho11


từ điển Hán Nôm cũng có:

"Vãi" Tiếng Việt! Ban-ho10


nói chung HTC viết bài, trúng trật hổng biết nhưng có tham khảo nhiều sách vở tự điển!  :tongue:
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4777
Registration date : 23/03/2013

"Vãi" Tiếng Việt! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: "Vãi" Tiếng Việt!   "Vãi" Tiếng Việt! I_icon13Wed 03 May 2023, 09:39

Trà Mi đã viết:
Trăng đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
“BÀN HOÀN” VÀ “BÀNG HOÀNG”

         “Vua tiếng Việt” (VTV) yêu cầu: “Viết lại cho chính xác từ sau: “Bàn hoàn”.

Người chơi viết lại là “bàng hoàng”, và được VTV chấp nhận là “đáp án chính xác”!

Tuy nhiên, đây là đáp án hoàn toàn sai.
“Bàn hoàn” (A) và “bàng hoàng” (B) là hai từ Việt gốc Hán, có tự hình và nghĩa từ vựng khác nhau. Hoàn toàn không phải A là sự cố chính tả của B. Cụ thể:

1) BÀN HOÀN 盤桓 từ ghép chính phụ gốc Hán, mà nghĩa của từng yếu tố được hiểu như sau:

-Bàn 盤 nghĩa là vòng quanh; bồi hồi; quanh quẩn (bàn nhiễu-盤繞; bàn toàn-盤旋; bàn khúc-盤曲);

-Hoàn 桓 là lo nghĩ (ưu dã - 憂也; ưu lự - 憂慮).

-BÀN HOÀN là “bồi hồi; quanh quẩn.” [bồi hồi - 徘徊; đậu lưu 逗留].

Trong tiếng Việt, cả “bàn” và “hoàn” đều là những yếu tố phụ thuộc, không có khả năng độc lập trong hành chức, nên thường được các nhà biên soạn từ điển xếp vào diện “từ láy”.

Bài thơ “Đi thuyền trên sông Đáy” (Hồ Chí Minh) có câu:

Lòng riêng riêng những bàn hoàn
Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng.

Khi giảng bài này, giáo viên thường lưu ý học sinh phân biệt giữa “bàn hoàn” và “bàng hoàng”. Theo đây, nếu lầm “bàn hoàn” thành “bàng hoàng”, sẽ bị trừ điểm (TCTP đã nhiều lần chỉ ra sự sai sót, nhầm lẫn của các nhà biên soạn từ điển khi giảng về từ này).

2)BÀNG HOÀNG 彷徨: Đây là một từ mà ngay cả trong tiếng Hán, cả “bàng” và “hoàng” đều là hai yếu tố phụ thuộc, và được xem là từ song thanh (láy âm trong tiếng Việt). Ví dụ, mục “bàng” 彷, từ điển Hán ngữ hướng dẫn xem “bàng hoàng” 彷徨; mà mục “hoàng”, lại tiếp tục hướng dẫn xem “bàng hoàng” 彷徨. Trong tiếng Việt, “bàng hoàng” được sử dụng với nghĩa như trong tiếng Hán.

Đáng chú ý là cả hai mục từ “bàn hoàn” và “bàng hoàng” đều được “Từ điển tiếng Việt” (Viện Ngôn ngữ học - Hoàng Phê chủ biên – NXB Hồng Đức-2016) thu thập và giải nghĩa:

-“bàn hoàn đg. (cũ). Nghĩ quanh quẩn không dứt > Tấc dạ bàn hoàn”.

-“bàng hoàng t. Ở trong trạng thái tinh thần như choáng váng, sững sờ, tâm thần tạm thời bất định > Bàng hoàng trước tin sét đánh…”.

Điều đáng nói, đây chính là cuốn từ điển mà Nghệ sĩ hài Xuân Bắc thường ôm khư khư trong tay làm đạo cụ mỗi khi dẫn chương trình; còn Tiến sĩ Đỗ Thanh Nga – Ban cố vấn của Vua tiếng Việt thì khẳng định với báo chí: “vẫn dựa vào từ điển của GS. Hoàng Phê làm chuẩn mực nên đôi khi các cố vấn phải tranh luận nhiều về đáp án không có trong cuốn từ điển đó. Cho nên, Ban cố vấn phải căn cứ vào đặc thù ngữ nghĩa, ngữ pháp của từ để cân nhắc đúng sai”!
Link kiểm chứng
https://dantri.com.vn/van-hoa/chuong-trinh-vua-tieng-viet-sai-chinh-ta-ban-to-chuc-noi-gi-20230424141630642.htm
Ghi chú: Nội dung phân tích hai từ “bàn hoàn” và “bàng hoàng”, được trích dẫn từ bản thảo “Viết lúc nông nhàn” (Hoàng Tuấn Công – sắp xuất bản).

Nguồn: Facebook  Hoàng Tuấn Công

Lần đầu tiên T đọc được từ "bàn hoàn" á tỷ


từ này có trong từ điển Hoàng Phê nè T.

"Vãi" Tiếng Việt! Ban_ho10


tự điển Khai Trí:

"Vãi" Tiếng Việt! Ban_ho11


từ điển Hán Nôm cũng có:

"Vãi" Tiếng Việt! Ban-ho10


nói chung HTC viết bài, trúng trật hổng biết nhưng có tham khảo nhiều sách vở tự điển!  :tongue:

Tiếng Việt rất phong phú, rất giàu, rất đẹp. Từ ngày may mắn lạc Đào Viên, vốn tiếng Việt của PN mới nhiều hơn trước chút chút. Trước đó ham viết Đường Luật mà chữ nghĩa không có, thơ pùn cừi lém :potay: Giờ đỡ đỡ rùi. Phải cám ơn thầy, Shiroi và Trà Mi cùng các huynh đệ tỷ muội rất nhiều. Gửi ngàn hon:hoa: :tongue:
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4777
Registration date : 23/03/2013

"Vãi" Tiếng Việt! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: "Vãi" Tiếng Việt!   "Vãi" Tiếng Việt! I_icon13Sun 07 May 2023, 09:51

HOA NHÀI LÀ “CHIM” HAY LÀ “BƯỚM”?

Cuốn “Sổ tay thành ngữ tiếng Việt dành cho học sinh” (PGS.TS. Hà Quang Năng – Hà Thị Quế Hương biên soạn – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2016), đã phải xếp hàng nằm đợi trên giá sách của TCTP quá lâu. Cuốn sách này nằm trong số hơn 1m từ điển, mà có lần tôi nói tất cả xứng đáng được thu hồi hoặc tiêu huỷ.

Cụ thể, loại sách “sổ tay” được xem là “bảo bối” nho nhỏ, chứa đựng, tập hợp những hiểu biết cần thiết, cơ bản nhất về lĩnh vực, chuyên ngành nào đó. Thế nhưng, với “Sổ tay thành ngữ tiếng Việt”, nhóm tác giả PSG.TS Hà Quang Năng và Hà Thị Quế Hương, lại nhìn gà hoá cuốc, đem đến cho các em học sinh những nhận thức sai lầm, mắc lỗi rất cơ bản về kiến thức.

Để thay đổi không khí, hôm nay xin tạm dừng chuyện “Vua tiếng Việt” để “thư giãn” với cuốn “sổ tay” này.

1- Nhận lầm tục ngữ ra thành ngữ

“Sổ tay thành ngữ tiếng Việt”, dành ra hẳn một phần quan trọng để giúp học sinh nhận diện, phân biệt sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ. Thế nhưng, ngay ở những ví dụ đưa ra trong phần lí thuyết này, soạn giả đã nhận lầm tục ngữ ra thành ngữ.
Ví dụ các câu: Danh chính ngôn thuận; Mèo già hoá cáo; Lòng vả cũng như lòng sung; Rượu vào lời ra; Đầu xuôi đuôi lọt; Tre già măng mọc; Mèo nhỏ bắt chuột con; Có bột mới gột nên hồ…Tất cả đều là tục ngữ đúc kết kinh nghiệm của dân gian.
Vì soạn giả không nhận diện được thành ngữ, tục ngữ, nên trong phần nội dung chính của cuốn sách, hàng loạt tục ngữ tiếp tục bị “hoá phép” ra thành ngữ.

Ví dụ: Chó treo mèo đậy; Đất lành chim đậu; Góp gió thành bão; Học ăn, học nói, học gói học mở; Khổ tận cam lai; Kiến tha lâu cũng đầy tổ; Liệu cơm gắp mắm; Trâu buộc ghét trâu ăn; Tuỳ cơ ứng biến; Máu chảy ruột mềm; Môi hở răng lạnh; Cha chung không ai khóc; Giậu đổ bìm leo; Đục nước béo cò; Quá mù ra mưa; Già néo đứt dây; Rút dây động rừng; Tích tiểu thành đại; Ôm rơm nặng/nhặm/rặm bụng; Rau nào sâu ấy; Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa; Có đi có lại mới toại lòng nhau; Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng; An cư lạc nghiệp; Ở hiền gặp lành; Cháy nhà ra mặt chuột; Của rẻ là của ôi; Ăn vóc học hay …

Tất cả những câu tục ngữ trên đây đều là tri thức, sự đúc kết kinh nghiệm của dân gian trong rất nhiều lĩnh vực. Thành ngữ không có chức năng này.

2 - Nhiều câu thành ngữ bị soạn giả giải thích không chính xác

- “Ăn xó mó niêu”, nghĩa bóng thường chỉ hạng người hèn mọn, ăn ở chui rúc, bệ rạc. Thế nhưng soạn giả lại chỉ giải thích nghĩa đen của câu này là: “Ăn uống không bày ra mâm bát đàng hoàng”.

- “Lá ngọc cành vàng”, vốn chỉ con cháu vua chúa, trâm anh thế phiệt trong xã hội phong kiến; sau dùng với nghĩa rộng, chỉ [con gái] nhà dòng dõi, quyền quý nói chung. Thế nhưng soạn giả lại giải thích câu này có nghĩa là “cảnh sống nhàn hạ, sung sướng”(!)
….
3-Đưa ra những dị bản lạ

Lẽ ra soạn giả “Sổ tay thành ngữ tiếng Việt” phải sưu tầm và giới thiệu những câu thành ngữ đã mang tính ổn định, để giúp học sinh nắm được các bản chính, bản chuẩn. Thế nhưng, “Sổ tay” lại thu thập cả những câu không chuẩn, thậm chí là sai, có thể do cá nhân nhà văn nhớ nhầm, hoặc diễn đạt nôm na. Ví dụ “Một người làm quan một nhà có phước”, được sách chú thích là lấy từ NVNC (Ngữ văn nâng cao) của lớp 11.

Rồi những dị bản lạ: “Trèo đèo lặn suối”; “Bông hoa nhài ĐẬU cứt trâu”…

Với lỗi nặng “Bông hoa nhài ĐẬU cứt trâu”.
Ở đây dường như không có chuyện lầm lẫn. Bởi vì ở trang 254, tác giả đưa ra yêu cầu học sinh “Giải thích câu ‘bông hoa nhài ĐẬU cứt trâu”; đến trang 295, đáp án đưa ra là: “Bông hoa nhài ĐẬU cứt trâu được dùng để nói về sự không tương xứng về hình thức giữa người vợ và người chồng; ví người con gái đẹp lấy chồng xấu”.

Có mấy điều cần trao đổi:

-Thứ nhất, viết như vậy khiến người ta hình dung “bông hoa nhài” là “chim” hoặc “bướm” nên mới tự mình “đậu” được xuống … “cứt trâu”, mà không cần ai “cài”, ai “cắm”!

-Thứ hai, chẳng hiều vì sao lại có lối nói trống không “đậu”… “cứt trâu” như vậy? Nó phải là cái gì… “cứt trâu” mới được chứ? Ví dụ bãi, cục, đống, hòn… cành, nhánh...cứt trâu chẳng hạn. “Cứt trâu” mà hãy còn nằm trong đại tràng…nhà nó thì “đậu” kiểu gì?

-Thứ ba, nếu “Bông hoa nhài ĐẬU cứt trâu” chỉ “được dùng để nói về sự không tương xứng về hình thức giữa người vợ và người chồng; ví người con gái đẹp lấy chồng xấu”, thì cái câu “Con vợ khôn lấy thằng chồng dại/ Như bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu”, phải được hiểu như thế nào?

Nguồn: Facebook Hoàng Tuấn Công
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7113
Registration date : 01/04/2011

"Vãi" Tiếng Việt! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: "Vãi" Tiếng Việt!   "Vãi" Tiếng Việt! I_icon13Mon 08 Apr 2024, 08:09

Vua Tiếng Việt là ai?

Thái Hạo

Vua Tiếng Việt là một trò chơi truyền hình có mục đích và tham vọng khá lớn như chính những người làm chương trình đã tuyên bố. Sau những sai sót suốt hai năm qua ở chương trình này, dù ông Hoàng Tuấn Công đã kiên nhẫn chỉ ra, đến nỗi, nay, nhiều người phải phát biểu rằng, VTV nên dừng chương trình này lại; nhưng cùng với sự “kiên định” của mình, Vua Tiếng Việt không những không sửa lỗi mà còn lặp lại và phát sinh thêm. Điều ấy khiến tôi tò mò: không biết ai là “tác giả” của Vua Tiếng Việt?

Theo báo Lao Động (2021), nhà báo Tạ Bích Loan – Trưởng Ban sản xuất các chương trình Giải trí – Đài Truyền hình Việt Nam là Chỉ đạo sản xuất chương trình Vua tiếng Việt; còn Khuất Ly Na là đạo diễn của chương trình này.

Một thông tin thú vị mà chúng tôi đọc thấy trên nhiều báo, trong đó có VietNamNet (2021), rằng đạo diễn Khuất Ly Na là con gái của bà Tạ Bích Loan. Bài báo cho biết “Là con gái của người phụ nữ quyền lực nhất kênh VTV3 – nhà báo, MC Tạ Bích Loan nhưng Khuất Ly Na lại cực kỳ kín tiếng. Cô gái sinh năm 1992 được biết là một người trẻ tài năng, đam mê với nghệ thuật kịch”.

Tuy thế, theo tôi, ngoài những sai sót chuyên môn liên tục mắc phải mà ông Hoàng Tuấn Công cùng nhiều người khác đã lên tiếng, Vua Tiếng Việt còn tồn tại nhiều vấn đề rất đáng bàn.

Cái tên “Vua Tiếng Việt” có lẽ ngầm ý rằng, đây là cuộc chơi/ cuộc thi nhằm tìm ra người giỏi tiếng Việt nhất. Nhưng với những phần thi và câu hỏi của nó, tôi thấy rằng khó mà tìm ra “vua” bằng cách ấy. Trước hết, giỏi tiếng Việt cần được hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất là người nào dùng tiếng Việt một cách chính xác, hay và hiệu quả; thứ hai là người có tri thức sâu rộng, uyên bác về tiếng Việt.

Căn cứ vào nội dung của chương trình, chúng tôi thấy Vua Tiếng Việt chủ yếu được tổ chức theo hướng thứ nhất. Tuy nhiên, như đã nói, với cách hỏi – đáp như đang diễn ra, khó lòng mà tìm được Vua Tiếng Việt, dù có thể tìm ra được “nhà vô địch” với số tiền thưởng lên tới 320 triệu đồng. Vì sao?

Vua Tiếng Việt có 4 phần chơi, gồm Phản xạ, Giải nghĩa, Xâu chuỗi, Soán ngôi. Nhưng các phần chơi này đều có vấn đề nếu đặt mục tiêu tìm ra “vua”.

Đầu tiên là Phản xạ. Những câu trả lời đúng trong phần này khó mà khẳng định được là người ấy có giỏi tiếng Việt hay không. Ví dụ, cho các chữ cái được sắp xếp lộn xộn và yêu cầu xếp lại để thành một từ đúng với đáp án của chương trình. Cách ra đề kiểu này cùng lắm là tìm được những người nhanh tay nhanh mắt, chứ khó mà nói lên điều gì.

Hay, như phần Giải nghĩa: Người chơi phải diễn giải làm sao để bạn chơi gọi đúng được từ mà chương trình đưa ra. Đây là một ví dụ. Để giúp bạn chơi gọi ra được từ “đậu tương”, người chơi đã “giải nghĩa” như sau: “Từ ghép, hai từ. Từ thứ nhất là trong các loại đỗ thì có đỗ gì đó, và từ thứ hai thì là nó phù hợp với cái gì đấy. […] Đỗ gì? Đỗ đen này, đỗ xanh này… Đỗ gì mà để làm đậu ấy”. Một bạn nhấn chuông trả lời “tương đồng”. “Sắp đúng rồi đấy. Từ thứ hai… Nó nghiệm với một cái gì đấy”. “Mẩn ngứa ngoài da đấy”. Bấm chuông: “Tương ứng”. “Tương ứng, chính xác!” (Vua Tiếng Việt mùa 3, tập một).

Đó, cái cách người ta “giải nghĩa” một từ theo lối ấy thì hoàn toàn không phải là giải nghĩa mà cũng chẳng giúp ai nâng cao hiểu biết tiếng Việt hơn, nếu không nói là góp phần làm hỏng vì không những không cung cấp được khái niệm chính xác mà còn “giải nghĩa” rất buồn cười, khiến người chơi và người xem hiểu biết lệch lạc về nghĩa của từ.

Phần Xâu chuỗi cũng có vấn đề tương tự. Ở đây, chương trình đưa ra những từ được sắp xếp lộn xộn và “người chơi giành điểm bằng cách sắp xếp các từ thành câu có nghĩa”. Lạ là, khi người chơi đã “sắp xếp thành câu có nghĩa” nhưng lại không được chương trình chấp nhận. Ví dụ: với chuỗi “bát/ ba/ cơm/ Ăn/ những” nhưng khi người chơi đưa ra đáp án là “Ăn những ba bát cơm” thì lại không được chương trình chấp nhận, mà “đáp án đúng” phải là “Ăn cơm những ba bát!” (mùa 3 – tập 2).

Một ví dụ khác (VTV mùa 3, tập 1) với chuỗi “mơ/ đắng?/ Bao/ nhiêu/ mà” người chơi đã xếp lại “Bao nhiêu mơ, mà đắng?” và đây chính là đáp đúng của chương trình. Nhưng căn cứ vào đâu để cho rằng đây là trật tự đúng, giả sử người chơi xếp là “Bao nhiêu mà mơ, đắng?” thì sao, liệu có được chấp nhận không? Không, bởi đây là một câu thơ của Vũ Hoàng Chương, và người chơi phải xếp đúng trật tự của câu thơ ấy, không cần biết anh có biết gì đến bài thơ ấy hay không.

Đây là một đòi hỏi vô lý, vì ngôn ngữ thơ ca rất đặc biệt, lắm khi nó tạo ra một thứ ngôn ngữ không bình thường chút nào; vậy sự sắp xếp của người chơi là rất hên xui; thứ nữa, nó [đáp án] phủ nhận luôn cả những trật tự đúng trong tiếng Việt (chỉ vì không đúng với câu thơ). Lấy ngôn ngữ thi ca làm chuẩn duy nhất cho tiếng Việt, đó không phải là một nhận thức đúng.

Tôi gặp lại cách “ra đề” này của Vua Tiếng Việt thường xuyên, ví dụ ở mùa 3 – tập 2 với “chuỗi” “son/ mềm!/ Trên/ ta/ lưỡi/ liếc/ môi/ gươm” và sau một hồi đưa ra hết phương án này đến phương án khác, như “Trên lưỡi gươm ta liếc môi son mềm”, “Trên lưỡi gươm môi son mềm ta liếc”, nhưng không được chấp nhận, dù rằng chúng đều có nghĩa. Cuối cùng một người nói: “Trên môi son, ta liếc lưỡi gươm mềm”. Xuân Bắc đã phải kêu lên “Làm sao có thể nhờ! Cứ loanh quanh luẩn quẩn thì trăm bó đuốc cũng bắt được con ếch, nhỉ”.

Nhưng đây là câu thơ trong bài Mộng cầm ca của Bích Khê, người chơi không hề biết điều ấy và cứ đoán mò, nhưng phải đúng trật tự của câu thơ. Đó là một cách ra đề rất phản tiếng Việt. Vì nếu đề chỉ yêu cầu sắp xếp lại cho “chuỗi” có nghĩa thì người chơi hoàn toàn có thể xếp: “Trên lưỡi gươm mềm ta liếc môi son”/ Trên gươm mềm môi son, ta liếc”… Cách ra đề này không thể tìm ra vua được, cùng lắm nó chỉ có thể tìm ra người may mắn bằng một sự đánh đố của người ra đề.

Điểm qua mấy phần chơi của Vua Tiếng Việt với cách “ra đề” và cách “làm bài” như thế, để thấy nó gặp vấn đề rất lớn về “phương pháp thi cử”, nếu không nói rằng nó đang góp phần làm hỏng tiếng Việt, chỉ vì những thứ vui vui được tạo ra một cách rất tùy tiện của những pha mất điểm hoặc ăn điểm.

Tóm lại, cùng với những sai sót liên tục về mặt chuyên môn cụ thể thì phương pháp thi của Vua Tiếng Việt không hề hứa hẹn sẽ tìm thấy “vua” dù có tìm ra người chiến thắng đi chăng nữa. Bởi, năng lực tiếng Việt không phải được thể hiện ở những sự đoán mò, những lối giải nghĩa bậy, những kiểu sắp xếp tình cờ và vi phạm các nguyên tắc sơ đẳng của đặc trưng của một ngôn ngữ.

Một chương trình mà sai sót nhiều về cả kiến thức chuyên môn và hỏng cả về “phương pháp thi cử” như vậy, liệu có thể nói rằng đạo diễn của nó là một “tài năng”, ít nhất là đối với sự am hiểu tiếng Việt? Vai trò và trách nhiệm của đạo diễn lẫn chỉ đạo sản xuất ở đâu trước các sai sót và sai lầm này? Phải chăng những người tổ chức và sản xuất Vua Tiếng Việt đang ‘lực bất tòng tâm’?

Giỏi tiếng Việt trước tiên được thể hiện ở chỗ nói đúng, viết đúng (chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp…) và cùng với nó là nói hay, viết hay, diễn tả được những nội dung từ đơn giản đến phức tạp và có những sáng tạo độc đáo, góp phần làm giàu cho ngôn ngữ dân tộc. Ở Vua Tiếng Việt, tôi chưa thấy hầu như tất cả những đòi hỏi này, ngoại trừ yêu cầu viết đúng chính tả. Oái oăm thay, ở chính nội dung này, Vua Tiếng Việt lại rất hay sai chính tả với những lỗi nặng tới mức không ai có thể ngờ tới.

Bình Luận từ Facebook

Nguồn: Tiếng Dân
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




"Vãi" Tiếng Việt! Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: "Vãi" Tiếng Việt!   "Vãi" Tiếng Việt! I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
"Vãi" Tiếng Việt!
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Tiếng Việt-