Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
50 năm Hải chiến Hoàng Sa by Trà Mi Today at 10:58

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Today at 10:46

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Trà Mi Today at 10:37

Mái Nhà Chung by mytutru Today at 01:23

EM CHIM HÁT HAY QUÁ by mytutru Yesterday at 22:29

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:55

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Sat 18 May 2024, 11:27

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Sat 18 May 2024, 11:17

SƯ Minh Tuệ by mytutru Sat 18 May 2024, 01:55

MÂY NGŨ SẮC 13.05.2024 by mytutru Sat 18 May 2024, 01:48

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 17 May 2024, 15:49

Chết rồi! by Phương Nguyên Thu 16 May 2024, 17:43

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 16 May 2024, 13:33

Nguyễn Thái Học 1902- 1930 (Nhượng Tống) by Ai Hoa Wed 15 May 2024, 10:25

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Wed 15 May 2024, 10:08

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Wed 15 May 2024, 07:34

4 chữ by Tinh Hoa Mon 13 May 2024, 20:23

CÁC LOÀI CHIM ĐẸP by mytutru Sun 12 May 2024, 10:51

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Sun 12 May 2024, 00:04

Lục bát by Tinh Hoa Sat 11 May 2024, 14:33

QUY NHƠN TÔI YÊU by phambachieu Fri 10 May 2024, 16:51

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 05 May 2024, 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Chúa tàu Kim Quy

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4  Next
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7118
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy - Page 2 I_icon13Thu 27 May 2021, 11:37

Chúa tàu Kim Quy



Chương VI

Tuy Thủ Nghĩa thương nhớ mẹ lòng hằng chua xót chẳng chút nào nguôi, nhưng mà nay tìm được bạc vàng rất nhiều, nghĩ rồi đây mình sẽ có thế mà đền ơn trả oán được, nên khi ngồi thuyền trở về thì lòng thơ thới dường như cá gặp nước, chim vào rừng. Thuyền trở lên Phú Quốc, Thủ Nghĩa tính nếu về Hà Tiên người ta thấy mình có bạc nhiều sao người ta cũng nghi, nên day mũi trở buồm rồi nhắm hòn Tre mà chạy thẳng cửa Rạch Giá. Bị gió ngang thuyền chạy cấn, chớ không phải chạy xuôi như hồi bận ra được, bởi vậy cho nên chạy đến một ngày hai đêm mới tới hòn Tre. Vả lúc ở với ông Tám Phi, Thủ Nghĩa có vào cửa Rạch Giá, Cà Mau mà bán cá thường thường nên quen đường thuộc nẻo hết, nay đến hòn Tre, tuy trời đã tối rồi, song Thủ Nghĩa không chịu đậu mà nghỉ, thừa trời có trăng cứ nhắm hướng cửa mà vô.

Vô tới Rạch Giá thì đã đầu canh tư, thiên hạ đều ngủ hết, trên bờ dưới sông im lìm, duy cách xa xa nghe có tiếng người tát nước ghe mà thôi. Thủ Nghĩa cột thuyền rồi thừa canh khuya đêm vắng, giở thúng bạc ra mà đếm thì được 125 nén. Anh ta sắp bạc dài dưới khoang ghe, múc ít gáo nước đổ vô rồi mới lấy bùn quậy cho đục đặng cho người ta không biết. Giấu bạc xong rồi mới nằm mà ngủ, bởi vì mấy đêm rồi ngủ không được, nên trong mình mệt mỏi vô cùng.

Rạng ngày Thủ Nghĩa thức dậy nấu cơm ăn rồi chèo thuyền lại mà cột dựa một bên chiếc tàu Hải Nam. Anh ta thấy người dưới tàu là khách Quảng đông bèn dùng tiếng Quảng Đông mà làm quen. Nói chuyện với bạn tàu một hồi rồi gởi thuyền bước lên bờ, kiếm thầy hù, cạo đầu gióc bính và mua hai bộ quần áo khách rồi trở xuống thay quần đổi áo, bạn tàu xem thấy chưng hửng không biết anh ta là khách Quảng Đông hay là người An Nam. Thủ Nghĩa kiếm chuyện nói lơ là một hồi rồi mở thuyền làm buồm mà đi. Ra khỏi cửa, Thủ Nghĩa chỉ mũi hướng Nam mà chạy, trời vừa tối thì đã tới sông Đốc, bèn bẻ lái trở buồm mà vô cửa rồi chạy thẳng vô Cà Mau.

Tại sao Thủ Nghĩa hồi ở ngoài hòn Kim Qui thì tính chở một mớ bạc đặng đi kiếm mà mua một chiếc thuyền cho lớn rồi trở lại mà chở nữa mà khi tới Rạch Giá rồi đã không kiếm thuyền mà mua, lại cạo đầu gióc bính rồi chạy xuống Cà Mau? Số là Thủ Nghĩa khi vô Rạch Giá thiệt cũng có ý kiếm thuyền mà mua, song nghĩ lại phận mình rách rưới nếu đi hỏi thuyền mà mua chi khỏi người ta nghi. Đã vậy mà mua thuyền lớn rồi mình chở bạc vàng biết đem đi đâu mà để. Nếu đem lên bờ kiếm chỗ giấu thì sợ mất: nếu để ngoài hòn rồi hễ cần dùng bao nhiêu ra đó mà lấy bấy nhiêu thì sợ đi nhiều lần người ta thấy người ta nghi; còn nếu mua thuyền lớn rồi để dưới thuyền hoài thì càng dễ lậu hơn nữa. Thủ Nghĩa suy nghĩ đáo để rồi mới tính cạo đầu gióc bính giả khách Quảng Đông rồi sẽ mua một chiếc tàu Hải Nam ra đó chở hết vàng bạc mà để dưới tàu. Hễ có tàu rồi thì mình xưng là chúa tàu Kim Qui, thiên hạ ắt tưởng mình là khách Quảng Đông chẳng ai còn vạch chuyện mình vượt ngục mà dầu thấy mình có vàng bạc nhiều cũng không bươi móc chi được. Bởi tính như vậy nên mới cạo đầu làm khách song mà mua tàu thì cũng sợ bể tiếng nữa nên mới kéo buồm mà xuống Cà Mau.

Thủ Nghĩa vào Cà Mau thì kiếm khách Quảng Đông mà làm quen, ăn mặc đều theo cách Quảng Đông mà nói chuyện cũng dùng ròng tiếng Quảng Đông, bởi vậy cho nên chẳng những người An Nam thôi mà thậm chí khách Quảng Đông cũng tưởng anh ta là đồng bang nữa. Thủ Nghĩa tới rồi liền hỏi mua một chiếc tàu Hải Nam. May lúc ấy có tên Kha Mộc, là khách Hải Nam, có đóng một chiếc bên Tàu mới đem qua, mà vì thiếu vốn nên đi buôn chưa được. Thủ Nghĩa nghe việc như vậy mới đến hỏi mà nài. Ban đầu Kha Mộc dục dặc không chịu bán, chừng thấy Thủ Nghĩa nói quá mới chịu bán, mà dứt giá 60 nén.

Thủ Nghĩa hỏi thăm khách Quảng Đông thì họ nói chiếc tàu ấy đóng có 30 nén mà thôi, mà Thủ Nghĩa quyết mua cho được không kể chi mắc rẻ, nên ráng trả lên tới 50 nén mà Kha Mộc cũng chưa chịu bán. Thủ Nghĩa trong trí đã chịu mua đủ 60 nén rồi, song chưa nói cho Kha Mộc hay là vì mình còn đương suy nghĩ không biết mình mua tàu rồi mướn ai đi bạn. Nghĩ tới sự này trong lòng càng rối lắm, bởi vì ở đây xứ lạ, mình không quen biết ai, nếu mình gặp ai mướn nấy rồi lúc ra hòn Kim Qui bạn nó dòm thấy vàng bạc nhiều xúm nhau giết mình quăng xuống biển đặng đoạt hết của cải ấy chia với nhau thì té ra mình tìm vàng bạc đã không ích gì mà lại còn hại đến tánh mạng mình nữa.

Thủ Nghĩa nấn ná ở Cà Mau đã ba bốn ngày mà tính việc chi cũng chưa xong. Bữa nọ ăn cơm chiều rồi, trời mát nằm sau ghe mà hút thuốc. Lúc chạng vạng tối đương nằm lo tính toán thình lình nghe có tiếng một người khách than khóc om sòm. Thủ Nghĩa lồm cồm ngồi dậy thì thấy thiên hạ tựu trước một căn phố ngay mũi ghe đông dày dày. Anh ta chẳng rõ việc chi nên lật đật bước lên bờ mà coi, đứng dòm vào căn phố ấy thì có một người Quảng Đông tay cầm dao và nói và khóc, lại có năm sáu người Quảng Đông khác đương ôm người cầm dao ấy mà nói om sòm, người biểu thôi, kẻ khuyên đừng nóng. Thủ Nghĩa ban đầu tưởng là đám đánh lộn nên có ý muốn trở xuống thuyền, chừng nghe người cầm dao đó nói rằng: “Buông tôi ra đặng cho tôi cắt họng tôi chết cho rồi” thì Thủ Nghĩa mới bước vào phố tính hỏi coi có chuyện chi náo nức lắm vậy.

Khi Thủ Nghĩa vừa bước vô thì thấy mấy người kia đã gỡ tay lấy con dao rồi, còn người than khóc đó thì ngồi trên ghế mà khóc kể nghe thảm thiết. Thủ Nghĩa bước lại gần dùng tiếng Quảng Đông mà hỏi thăm; mấy người can gián nãy giờ đó tưởng anh ta là bạn đồng bang nên chẳng giấu giếm chi hết, mới tỏ rằng: “Người khóc đó tên là Trần Mừng, có một chiếc tàu Hải Nam, thường chở hàng đi Hạ Châu, hoặc đi Xiêm mà bán. Nay tàu ở Hạ Châu chở hàng về nửa đường bị chìm, tàu đã mất, mà vốn liếng sạch trơn, bởi vậy cho nên rầu rĩ muốn tự vận mà chết”.

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7118
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy - Page 2 I_icon13Fri 28 May 2021, 09:58

Chúa tàu Kim Quy


Thủ Nghĩa đứng nhắm Trần Mừng thì người tuổi ước chừng 45, hình vóc cao lớn, bộ tướng mạnh mẽ, mặt ngang môi dày, trong bụng nghĩ thầm rằng người nầy tánh tính cứng cỏi mà trung hậu, nếu mình dùng thì sẽ có ích cho mình được. Nghĩ như vậy rồi mới bước lại kiếm lời an ủi một hồi, chừng khách Trần Mừng bớt buồn rầu và thôi than khóc, Thủ Nghĩa mới nhắc ghế đem lại ngồi một bên, hỏi thăm coi người gốc ở huyện nào, gia sự nguy biến làm sao mà đến nỗi ngã lòng muốn tự vận như vậy. Trần Mừng thấy Thủ Nghĩa không quen biết trước mà có lòng ái truất đến phận mình thì cảm động nên đem hết việc nhà mà tỏ thiệt cho Thủ Nghĩa nghe. Anh ta nói rằng mình là người gốc gác ở tỉnh thành Quảng Đông, cha mẹ sanh có hai anh em, mình là lớn, còn em là Trần Như, nhỏ hơn mình ba tuổi. Hồi nhỏ, tuy cha mẹ không phải là giàu lớn, song nhờ cha đi buôn ngoại quốc mấy năm nên trong nhà có đôi ba trăm nén bạc. Cách mười năm trước, khi mẹ đã qua đời rồi, cha nghĩ trong mình già yếu không thế sanh sản nữa được, nên tính chia tài sản cho hai con đặng có sanh phương đi làm ăn. Cha mua hai chiếc tàu Hải Nam mà cho mỗi đứa một chiếc, lại cho mỗi đứa năm chục nén bạc đặng làm vốn mà đi buôn. Trần Mừng thì thường hay đi Xiêm, Rạch Giá, Cà Mau, Hạ Châu, còn em mình là Trần Như lại hay đi Cao Miên mua khô mà chở về Quảng Đông. Anh em đi buôn chẳng bao lâu thì cha đã tỵ thế. Cách sáu năm nay Trần Mừng ở Xiêm vừa qua tới Rạch Giá thì nghe tin em mình nhuốm bịnh chết ở Biển Hồ, trong lòng bứt rứt chịu không được mới neo tàu ở Rạch Giá rồi mướn thuyền nhỏ mà đi Biển Hồ. Khi ở Rạch Giá ra đi có được 160 nén bạc, sợ để lại dưới tàu không ai giữ gìn nên gói hết mà xách theo. Đã biết đường đi thì đêm hôm vắng vẻ, song Trần Mừng võ nghệ cao cường, sức dám đối địch với một đôi mươi, nên không lo chi họ cướp giựt được. Đi tới Tân Châu sực nhớ mấy năm về nhà ăn Tết gặp em mình thì nó thường hay nói có quen một người ở Tân Châu tên là Trần Tấn Thân, bấy lâu nay thường tử tế với nó lắm, mỗi lần nó đi Cao Miên đều có ghé đó ở chơi một đôi ngày. Trần Mừng tính ghé đó mà hỏi thăm tin tức coi Trần Tấn Thân có biết em mình chết hồi nào và chết tại đâu hay không. Bước vô nhà Trần Mừng xưng là anh ruột Trần Như thì thiệt Trần Tấn Thân niềm nở lắm, trải chiếu mời ngồi, hối trẻ nấu nước, lăng xăng lít xít.

Chừng nghe nói Trần Như chết thì Trần Tấn Thân chưng hửng, nói rằng năm ngoái Trần Như có ghé thăm rồi nói đi Biển Hồ, lại hẹn chừng trở về rồi ghé mà trông hoài không thấy, tưởng Trần Như đi thẳng chớ không dè đã tỵ trần. Chừng nghe Trần Mừng nói rằng bây giờ mình tính lên Biển Hồ trước tìm hài cốt em, sau nữa coi em chết mà bạc tiền ai giữ thì Trần Tấn Thân lắc đầu trề môi rồi nói rằng: “Tháng trước trên Cao Miên có giặc Xiêm[1] , nay vừa mới yên, song dọc theo sông quân lính canh tuần còn nhặt lắm, sợ đi chẳng tiện”. Trần Mừng quyết chí dầu khó dễ thế nào cũng đi mà thôi. Trần Tấn Thân thấy vậy mới khuyên Trần Mừng trả tiền biểu chiếc thuyền ở Rạch Giá trở về, rồi mướn ghe lườn nhỏ và hai người chèo đặng đi nước ngược cho dễ. Trần Mừng nghe lời làm y như vậy, lại thấy Trần Tấn Thân thiệt có bụng tử tế nên lấy bạc ra đếm mà gởi cho Trần Tấn Thân 140 nén, còn đem theo vài chục nén mà thôi. Đi dọc đường thiệt lính tuần hay kêu ghe ghé lại mà tra hỏi, song hỏi rồi cũng thả đi chớ không cản trở chi hết. Trần Mừng lên Biển Hồ ở trót tháng, hỏi thăm hết sức mà không ra mối, cùng thế phải trở về. Khi về tới Tân Châu đã nửa đêm rồi Trần Mừng ghé qua nhà Trần Tấn Thân đặng lấy bạc mà qua Rạch Giá; vừa mới kêu cửa thì Trần Tấn Thân lật đật chạy ra, đã không mời vào nhà mà lại dắt lại vườn chuối lựa chỗ tối mà đứng, rồi nói rõ với Trần Mừng rằng: “Chú báo hại quá! Hôm trước chú ghé nhà tôi, kế sáng bữa sau quan Huyện lại vây nhà mà bắt tôi tra hỏi tôi vậy chớ có một tên khách nào ở bên Xiêm đem thơ qua cho vua Cao Miên mà ghé nhà tôi làm việc gì, nói chuyện chi? Tình thiệt tôi khai thiệt mà quan không nghe, cứ khảo tôi hoài. Tôi nói chú có gởi cho tôi cất giùm 140 nén bạc qua Biển Hồ mà tìm em chớ không nói chi hết. Quan nghe nói như vậy mới xét nhà rồi lấy hết bạc, lại bắt giam tôi năm sáu ngày mới chịu thả. Hổm nay quan cho lính rình nhà tôi luôn luôn, đợi hễ chú về ghé qua đây thì họ bắt mà giải chú qua tỉnh. Việc khốn khổ như vậy chú phải liệu thế nào, chớ nếu chú dần dà ở đây chắc là bị hại”. Trần Mừng nghe nói hồn phi phách tán chẳng kể chi đến sự tiền bạc mất, chỉ năn nỉ với Trần Tấn Thân tính giùm coi có mưu nào mà làm cho mình thoát thân được hay không. Trần Tấn Thân bèn mướn một chiếc xuồng nhỏ rồi cho hai người bơi mà đưa riết qua Rạch Giá.

Trần Mừng thuật chuyện cho Thủ Nghĩa nghe, nói tới đây thì ngồi khoanh tay khóc thút thít một hồi rồi mới nói tiếp rằng: Khi anh ta về tới Rạch Giá bước xuống tàu thì trong mình còn có 12 nén bạc mà thôi, không còn vốn mà đi buôn nữa. Anh ta ở Cà Mau có anh em quen nên mới kéo neo xuống đó mà cậy anh em giúp vốn. Thiệt là nhờ có anh em giúp sức nên mấy năm nay mới có vốn đi buôn mà đi buôn năm nào trừ sở hụi rồi còn dư chút đỉnh mà thôi, bởi vậy cho nên đến năm nay cũng chưa trả hết vốn lại cho anh em được. Năm nay tháng giêng anh ta có bịnh, đi biển không được, nên mới sai từng khạo ngồi tàu đi Hạ Châu mua hàng mà chở về. Tàu ngang qua Bãi Bùn rủi gặp giông lớn nên sa vào bãi cạn úp tàu, hàng hóa trôi hết. Anh ta nói đến đây lại càng khóc thêm nữa, than rằng cha mẹ để lại tài sản bây giờ đã tiêu rụi hết rồi, mà sự nghiệp hết chẳng nói làm chi, ngặt mắc nợ anh em không thế trả được, thôi thì chết cho rồi chớ sống mà thất ước với anh em thì xấu hổ lắm, sống làm sao cho đặng.

Thủ Nghĩa ngồi nghe Trần Mừng thuật chuyện gởi bạc cho Trần Tấn Thân mà mất hết thì trong lòng cảm động, rồi lại có ý nghi cho Trần Tấn Thân bày mưu mà đoạt của ấy. Chừng nghe nói sự nghiệp mất hết mà mắc nợ trả chưa dứt nên tính tự vận mà chết thì biết rõ người có đủ trung tín nên quyết kiếm thế mà dụ Trần Mừng theo mình, trước là sẵn có người tin cậy mà dắt đi chở bạc vàng, sau nữa sẵn có kẻ là kiếng là vi đặng ngày sau lo đền ơn báo oán.

Thủ Nghĩa tính thầm như vậy rồi mới kiếm lời ngon ngọt mà an ủi Trần Mừng, lại nói rằng mình thấy anh ta là người có chí làm ăn, mà rủi gặp lúc thời quai vận kiển nên vốn liếng cụt hết thì thương xót nên tính ra tiền cho Trần Mừng trả dứt nợ của anh em hết cho rồi. Thủ Nghĩa hỏi thăm Trần Mừng còn thiếu nợ bao nhiêu thì anh ta nói thiếu mấy chủ bây giờ cộng hết là 50 nén. Thủ Nghĩa trở xuống thuyền lấy 50 nén bạc đem lên rồi đưa cho Trần Mừng biểu lấy mà trả nợ cho người ta. Trần Mừng thấy Thủ Nghĩa thuở nay không quen biết với mình khi không mà dám đưa 50 nén bạc thì lấy làm kỳ, không hiểu Thủ Nghĩa có ý nghĩ gì riêng nên dụ dự không chịu lấy. Thủ Nghĩa nói rằng mình là người giàu có lớn mà không có vợ con anh em chi hết, nay thấy Trần Mừng là người trung hậu mà bị tai nạn thì thương, nên cho 50 nén bạc đặng trả nợ cho người ta cho khỏi thất ước chớ chẳng có ý chi mà ngại.

Trần Mừng thấy lòng quảng đại của Thủ Nghĩa như vậy thì cảm động vô cùng, hỏi Thủ Nghĩa là ai thì Thủ Nghĩa nói mình là Minh Hương, cha Quảng Đông, mẹ An Nam, cũng bị tàu chìm nên mới đến đây kiếm tàu khác mua mà đi buôn nữa. Trần Mừng đứng dậy nắm tay Thủ Nghĩa mà tạ ơn rồi giữa mặt mấy anh em đồng bang ở trong nhà, vùng nói lớn lên rằng: “Nếu ông muốn làm nghĩa nên cho tôi 50 nén bạc mà trả nợ cho khỏi xấu hổ thì tôi cũng phải lo trả nghĩa lại cho ông; vậy thì đứng giữa chỗ này tôi nguyện theo ông mà làm tôi tớ trọn đời đặng đền ơn tri ngộ”. Thủ Nghĩa cười rồi biểu Trần Mừng lấy bạc cất đi đặng mình nói chuyện khác nữa.

Trần Mừng hối bạn quét ván cho sạch rồi dọn mâm hút đặng cho Thủ Nghĩa hút chơi. Thủ Nghĩa sợ bỏ thuyền không ai coi, Trần Mừng mới sai bạn xuống ngủ giữ thuyền, Thủ Nghĩa nói nói dưới thuyền còn bạc nhiều, hai người mới dắt nhau xuống thuyền tát nước lấy bạc bưng hết lên để trên nhà. Đêm ấy hai người trò chuyện cùng nhau coi tâm đầu ý hiệp lắm. Trần Mừng thì kính phục Thủ Nghĩa còn Thủ Nghĩa thì yêu mến Trần Mừng, hai người đều vui, nói chuyện không dứt.

Đến khuya, Thủ Nghĩa mới nói với Trần Mừng rằng mình đã mua chiếc tàu của Kha Mộc rồi, song bây giờ không biết mướn bạn ở đâu mà đi, Trần Mừng khuyên Thủ Nghĩa đừng lo, bởi vì tàu của mình tuy chìm, song bạn bè đều về đủ hết, nếu dùng bạn ấy thì cũng tiện. Thủ Nghĩa lại hỏi bạn đó An Nam hay là Quảng Đông, có đáng tin cậy hay không, thì Trần Mừng nói mười hai người đều là Quảng Đông hết, ở bạn với anh ta đã chín mười năm nay, mà có anh ta đi làm từng khạo thì chẳng có chi lo.

Sáng ngày Trần Mừng lấy 50 nén bạc đi trả nợ dứt hết còn Thủ Nghĩa lấy 60 nén đi mua tàu. Chừng về ăn cơm Thủ Nghĩa biểu Trần Mừng bán hết đồ đạc trong nhà, bán luôn chiếc thuyền của anh ta nữa, rồi qui tựu bạn lại đặng sắm sửa dọn tàu mà đi. Thủ Nghĩa bảo thế nào Trần Mừng làm cũng đều làm y như ý muốn, tuy thấy Thủ Nghĩa còn có 15 nén bạc không hiểu Thủ Nghĩa làm sao mà đi buôn song không dám hỏi, cứ coi bạn dọn tàu và kiếm người bán thuyền với đồ đạc trong nhà mà thôi.

Đồ đạc bán hết, tàu dọn xong rồi, qua ngày mồng một tháng hai, Thủ Nghĩa dạy Trần Mừng đặt một con heo quay mà cúng rồi mới kéo neo làm buồm mà chạy.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

Chúa tàu Kim Quy - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy - Page 2 I_icon13Fri 28 May 2021, 10:44

Tôi rất thích những sưu tầm của Trà Mi. Có nhiều bài không hợp với cách nghĩ của tôi, nhưng tôi vẫn thích đọc, vì nhờ nó mà mở mang thêm sự hiểu biết. Khổ nỗi, mắt tôi kém quá, thường phải copy về máy, phóng to ra để đọc, rất phiền. Tôi cũng biết cách phóng to, thu nhỏ màn hình để đọc, nhưng nó hay sẩy ra sự cố không chỉnh được, lại phải qua TeamViewer nhờ chú em chỉnh, cũng rất phức tạp. Đành thực hiện cách copy về máy. Cảm ơn Trà Mi đã sưu tầm.
À, còn cảm ơn Trà Mi đã mách cho uống viên Magiê. Tôi có đứa cháu con chú em ruột, là Phó Tiến sỹ Y khoa, tốt nghiệp ở Mỹ. Vậy mà nó cũng không giúp được tôi. Uống viên Magiê, tuy chưa khỏi nhưng nhẹ bẫn, sướng lắm. Cái duyên của tôi với Đào Viên thật sâu nặng, (bmv 2013, Phương Nguyên 2018, Trà Mi 2021), chưa nói đến cái tình của thầy AH và Shỉoi. Tôi còn trụ với ĐVTC đến khi về cát bụi. 
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7118
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy - Page 2 I_icon13Fri 28 May 2021, 11:56

buixuanphuong09 đã viết:
Tôi rất thích những sưu tầm của Trà Mi. Có nhiều bài không hợp với cách nghĩ của tôi, nhưng tôi vẫn thích đọc, vì nhờ nó mà mở mang thêm sự hiểu biết. Khổ nỗi, mắt tôi kém quá, thường phải copy về máy, phóng to ra để đọc, rất phiền. Tôi cũng biết cách phóng to, thu nhỏ màn hình để đọc, nhưng nó hay sẩy ra sự cố không chỉnh được, lại phải qua TeamViewer nhờ chú em chỉnh, cũng rất phức tạp. Đành thực hiện cách copy về máy. Cảm ơn Trà Mi đã sưu tầm.
À, còn cảm ơn Trà Mi đã mách cho uống viên Magiê. Tôi có đứa cháu con chú em ruột, là Phó Tiến sỹ Y khoa, tốt nghiệp ở Mỹ. Vậy mà nó cũng không giúp được tôi. Uống viên Magiê, tuy chưa khỏi nhưng nhẹ bẫn, sướng lắm. Cái duyên của tôi với Đào Viên thật sâu nặng, (bmv 2013, Phương Nguyên 2018, Trà Mi 2021), chưa nói đến cái tình của thầy AH và Shỉoi. Tôi còn trụ với ĐVTC đến khi về cát bụi. 

Ở Mỹ không có bằng Phó tiến sĩ Y khoa bác ui! Chỉ có bằng MD (Doctor of Medicine, Bác sĩ) và DO (Doctor of Osteopathic Medicine, Bác sĩ nắn xương)

Để phóng to chữ, bác có thể nhấn cùng lúc phím Ctrl và phím + [dấu +] sẽ không xảy ra chuyện gì rắc rối. Ngược lại, muốn thu nhỏ thì nhấn phím Ctrl và phím -[dấu -]

Bác uống viên Magnesium đều đặn mỗi ngày để ngừa vọp bẻ. Muốn đỡ đau gối thì dùng thêm Glucosamine và dầu cá.
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4782
Registration date : 23/03/2013

Chúa tàu Kim Quy - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy - Page 2 I_icon13Fri 28 May 2021, 12:25

Trà Mi đã viết:
buixuanphuong09 đã viết:
Tôi rất thích những sưu tầm của Trà Mi. Có nhiều bài không hợp với cách nghĩ của tôi, nhưng tôi vẫn thích đọc, vì nhờ nó mà mở mang thêm sự hiểu biết. Khổ nỗi, mắt tôi kém quá, thường phải copy về máy, phóng to ra để đọc, rất phiền. Tôi cũng biết cách phóng to, thu nhỏ màn hình để đọc, nhưng nó hay sẩy ra sự cố không chỉnh được, lại phải qua TeamViewer nhờ chú em chỉnh, cũng rất phức tạp. Đành thực hiện cách copy về máy. Cảm ơn Trà Mi đã sưu tầm.
À, còn cảm ơn Trà Mi đã mách cho uống viên Magiê. Tôi có đứa cháu con chú em ruột, là Phó Tiến sỹ Y khoa, tốt nghiệp ở Mỹ. Vậy mà nó cũng không giúp được tôi. Uống viên Magiê, tuy chưa khỏi nhưng nhẹ bẫn, sướng lắm. Cái duyên của tôi với Đào Viên thật sâu nặng, (bmv 2013, Phương Nguyên 2018, Trà Mi 2021), chưa nói đến cái tình của thầy AH và Shỉoi. Tôi còn trụ với ĐVTC đến khi về cát bụi. 

Ở Mỹ không có bằng Phó tiến sĩ Y khoa bác ui! Chỉ có bằng MD (Doctor of Medicine, Bác sĩ) và DO (Doctor of Osteopathic Medicine, Bác sĩ nắn xương)

Để phóng to chữ, bác có thể nhấn cùng lúc phím Ctrl và phím + [dấu +] sẽ không xảy ra chuyện gì rắc rối. Ngược lại, muốn thu nhỏ thì nhấn phím Ctrl và phím -[dấu -]

Bác uống viên Magnesium đều đặn mỗi ngày để ngừa vọp bẻ. Muốn đỡ đau gối thì dùng thêm Glucosamine và dầu cá.

Bác có biết vọp bẻ là gì hông bác. Nó là chuột rút đó ạ :tongue:
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

Chúa tàu Kim Quy - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy - Page 2 I_icon13Fri 28 May 2021, 13:00

Phương Nguyên đã viết:
Trà Mi đã viết:
buixuanphuong09 đã viết:
Tôi rất thích những sưu tầm của Trà Mi. Có nhiều bài không hợp với cách nghĩ của tôi, nhưng tôi vẫn thích đọc, vì nhờ nó mà mở mang thêm sự hiểu biết. Khổ nỗi, mắt tôi kém quá, thường phải copy về máy, phóng to ra để đọc, rất phiền. Tôi cũng biết cách phóng to, thu nhỏ màn hình để đọc, nhưng nó hay sẩy ra sự cố không chỉnh được, lại phải qua TeamViewer nhờ chú em chỉnh, cũng rất phức tạp. Đành thực hiện cách copy về máy. Cảm ơn Trà Mi đã sưu tầm.
À, còn cảm ơn Trà Mi đã mách cho uống viên Magiê. Tôi có đứa cháu con chú em ruột, là Phó Tiến sỹ Y khoa, tốt nghiệp ở Mỹ. Vậy mà nó cũng không giúp được tôi. Uống viên Magiê, tuy chưa khỏi nhưng nhẹ bẫn, sướng lắm. Cái duyên của tôi với Đào Viên thật sâu nặng, (bmv 2013, Phương Nguyên 2018, Trà Mi 2021), chưa nói đến cái tình của thầy AH và Shỉoi. Tôi còn trụ với ĐVTC đến khi về cát bụi. 

Ở Mỹ không có bằng Phó tiến sĩ Y khoa bác ui! Chỉ có bằng MD (Doctor of Medicine, Bác sĩ) và DO (Doctor of Osteopathic Medicine, Bác sĩ nắn xương)

Để phóng to chữ, bác có thể nhấn cùng lúc phím Ctrl và phím + [dấu +] sẽ không xảy ra chuyện gì rắc rối. Ngược lại, muốn thu nhỏ thì nhấn phím Ctrl và phím -[dấu -]

Bác uống viên Magnesium đều đặn mỗi ngày để ngừa vọp bẻ. Muốn đỡ đau gối thì dùng thêm Glucosamine và dầu cá.

Bác có biết vọp bẻ là gì hông bác. Nó là chuột rút đó ạ :tongue:
Bác không biết, nhưng Trà Mi mách bác chữa chuột rút nên từ ấy bác hiểu là Chuột rút. Hì! Cách Trà Mi bảo tôi đã làm từ lâu, cũng là ở ĐV mách, nhưng phải bỏ không dùng được. Cái tật tuổi già khó nói lắm, Trà Mi và PN không thể hình dung được đâu. Cái tay, cái mắt này gây lên tất cả. Nhờ đứa cháu học ở Mỹ và chú em qua TeamViewer, nhiều lần chỉnh sửa, nếu không tôi phải bỏ vi tính rồi. 
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7118
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy - Page 2 I_icon13Wed 02 Jun 2021, 11:16

Chúa tàu Kim Quy


Chương VII

Tàu ra khỏi cửa sông Đốc, lúc ấy mặt trời chen lặn, Trần Mừng vào phòng mà hỏi Chúa tàu coi phải chạy hướng nào. Thủ Nghĩa nghe kêu mình là Chúa tàu thì trong bụng tức cười thầm, nghĩ cho số mạng cũng dị kỳ, lúc nhỏ ở với mẹ cha rồi trọn mười một năm ở trong vòng lao lý, có lúc nào tính rằng một ngày kia mình phải thay hình đổi dạng làm một vị chúa tàu, tôi tớ đong đầy, bạc vàng cả đống như vầy đâu? Mà thôi bây giờ người ta kêu mình là Chúa tàu mà mình thiệt cũng là Chúa tàu, vậy thì rắn có chơn rắn biết, trời đã biểu mình làm Chúa tàu mới lân la nơi chốn cố hương được, mới đền ơn trả thảo được, mới hỏi thăm kẻ hại mình được, thôi thì mình cứ làm Chúa tàu có hại chi đâu. Chúa tàu nghe Trần Mừng hỏi liền bước ra đứng dựa cột buồm, ngó trước mặt thì minh mông trời biển, bèn giơ tay chỉ hướng bắc mà biểu Trần Mừng dạy tài công chạy lên Phú Quốc.

Chúa tàu đứng xem trời, hóng gió cho đến tối mới trở vào phòng nằm một hồi rồi kêu Trần Mừng vào mà tỏ rằng: “Chẳng giấu chi anh, tôi là người giàu có lớn, song báy lâu nay mắc lo buôn bán, khi ở chỗ nầy, khi đến chỗ nọ, chẳng nhứt định ở xứ nào cho chắc, bởi vậy cho nên tiền bạc tôi có bao nhiêu thì tôi đem mà giấu ở ngoài hòn Kim Qui. Nay tôi mua được chiếc tàu nầy đã mới mà lại chắc, vậy tôi tính chạy ra đó chở hết vàng bạc mà để ở dưới tàu, đặng người đâu của đó cho dễ. Song từ hồi ra biển đến bây giờ sao trong lòng tôi nó ngài ngại hoài, chẳng phải tôi nghi anh, bởi vì không lẽ nào anh là người có khiếu trung hậu mà anh lại nỡ phản tôi, tôi nghi là vì bạn dưới tàu mười mấy người tôi không biết gốc gác người nào hết, thoảng như khi ra đến đó họ thấy vàng bạc nhiều họ trở mặt rồi làm hại tôi với anh đặng họ đoạt của cải ấy, chúng ta có hai người còn họ hơn một chục, mà lại giữa biển không có quan làng chi hết thì chúng ta làm sao?”

Trần Mừng nghe Chúa tàu nói, ban đầu chăm chỉ mà nghe, chừng rõ ý Chúa tàu rồi liền đáp rằng: “Xin Chúa tàu cứ việc ăn no ngủ kỹ, đừng lo sợ chi hết, nếu ai muốn lấy một quan tiền hoặc muốn nhổ một sợi lông chưn của Chúa tàu thì phải giết tôi chết rồi có lẽ mới làm được. Mà giết được tôi chẳng phải dễ gì”. Trần Mừng nói tới đó vùng giơ cánh tay mặt ra, xắn tay áo và trợn cặp mắt coi dữ tợn lắm, rồi nói tiếp rằng: “Mười mấy người bạn dưới tàu nầy tôi đánh một tay cũng chết hết, không ai dám có ý gì đâu mà Chúa tàu sợ”.

Chúa tàu thấy Trần Mừng ý tứ thiệt tình nên hết nghi ngại nữa, sáng bữa sau thức dậy thì đã thấy hòn Tre. Chúa tàu uống nước rồi ngồi chơi ngoài trước mũi tàu, còn Trần Mừng thì lo dọn dẹp dưới tàu cho tử tế. Vả dưới tàu phía sau lái có hai cái phòng, một cái ở ngoài thì rộng rãi bề vô được mười hai thước mộc, còn một cái ở trong thì hẹp hơn, bề ngang bị lái tàu tóp lại nên vắn hơn mà bề vô cũng chừng sáu thước mộc mà thôi. Ở ngoài muốn vô phòng phải đi ngang qua cái phòng ngoài rồi vô phòng trong mới được. Hai cái phòng đều có làm cửa chắc chắn, hễ vô phòng khóa cửa thì kín mít, duy hai bên hông tàu có đục lỗ làm song đặng cho yếng sáng mặt trời vô mà thôi.

Trần Mừng biểu bạn quét lau cái phòng trong rất sạch rồi trải chiếu, tính dọn phòng đó cho Chúa tàu ngủ, còn mình thì ngủ ngoài mà gìn giữ. Khi Chúa tàu trở vào thấy Trần Mừng lo lắng như vậy lại càng tin bụng hơn nữa.

Bị gió ngược nên tàu chạy ba ngày ba đêm nên mới tới Phú Quốc. Tới đó trời đã hừng sáng: Chúa tàu ra ngồi một bên đà công mà chỉ đường. Trần Mừng cũng ngồi một bên. Đến bữa cơm, hai người xuống ăn cơm rồi liền trở lên mà ngồi đó. Từ Phú Quốc trở xuống Kim Qui nhờ gió xuôi nên chạy mau, lối xế thì tàu đã tới. Chúa tàu biểu chạy sát mé cho mình kiếm ụ, chừng tới chỗ đậu thuyền mà vào hang hôm nọ thì biểu đà công xả buồm rồi vào ụ mà neo. Chúa tàu coi trời còn sớm, biểu hạ hai chiếc tam bản xuống nước, lấy năm cái bao lớn, ba đường dây, năm cây đòn mà bỏ xuống tam bản, dạy Trần Mừng cầm theo một cái rựa đặng ngăn ngừa ác thú, rồi đi với Trần Mừng và mười tên bạn mà vô hòn. Chúa tàu dắt lại miệng hang thì dây bìm bìm cóc kèn đậy hôm nọ cũng còn y nguyên. Chúa tàu biểu bạn kéo cho trống miệng hang rồi mình cầm rựa đi trước, kế đó thì mười tên bạn kẻ vác bao người cầm đòn đi cả dọc.

Chúa tàu quen đường nên mạnh dạn chẳng nhút nhát chi hết, lại trong bụng nghĩ rằng khi trước một mình còn chưa sợ thay nay đi đến mười hai người mà sợ nỗi gì. Trần Mừng biết Chúa tàu đi lấy vàng bạc, song không dè của cải mà giấu chỗ u hiểm như vậy, nên tuy đi thì không sợ nhưng mà trong lòng cũng bồi hồi. Còn mười tên bạn đi theo không hiểu dắt đi đâu, tuy chủ biểu phải đi, song thấy hang mờ mờ thì lo sợ lắm.

Chúa tàu dắt đến chỗ rồi biểu bạn hốt đống ngà voi bỏ vào bao mà khiêng đem xuống mé biển để tại đó rồi lấy bao đem trở vô khiêng vàng bạc. Mười tên bạn thấy của cải nhiều quá thì chưng hửng, không hiểu của ở đâu đem để đây, lúc khiêng thì người bàn thế này, kẻ bàn thế khác, song không một ai dám tỏ ý gì quấy hết, khiêng đi năm bận mới hết ngà voi và vàng bạc. Chúa tàu và Trần Mừng ngồi đợi khiêng xong hết và biểu khiêng luôn mấy cái ché nữa rồi mới theo mà trở ra: ra tới ụ Trần Mừng coi lại thấy ngà voi và vàng bạc nhiều quá, bèn dạy bạn lấy hai chiếc tam bản mà chở lần ra tàu. Chúa tàu ngồi trên mé mà coi chừng bạn chở, còn Trần Mừng chở trước mấy cái ché đem xuống tàu rồi coi chỉ chỗ cho bạn đổ vàng bạc và chất ngà, chở đến tối mò mới xong hết. Chúa tàu xuống tới tàu thấy vàng bạc để trong phòng phía trong, còn ngà thì chất phòng ngoài thì vừa ý lắm, mới hối bạn dọn cơm ăn rồi nằm nghỉ mà nói chuyện với Trần Mừng.

Đêm ấy tàu đậu tại đó cho bạn nghỉ. Qua ngày sau cơm nước xong rồi mới dạy làm buồm kéo neo chạy qua Quảng Đông. Tàu mới vừa lui thì Trần Mừng xin phép Chúa tàu mà đếm vàng bạc và ngà voi coi mỗi thứ được bao nhiêu. Hai người đổ mấy ché ra mà đếm hết thì vàng được 1.200 thoi, bạc được 1.300 nén. Còn ngà voi biểu bạn đếm thì được bảy chục cặp.

Trần Mừng tính để vàng bạc trong phòng trong, còn ngà thì để phòng ngoài. Chúa tàu nói để như vậy thì chật phòng hết nên dạy ba ché vàng với hai ché bạc thì để dưới hầm phòng rồi Trần Mừng nằm ở trên mà ngủ, còn ngà thì cũng lót ván mà chất dưới hầm phía đằng trước mũi tàu.

Tàu chạy khỏi mấy cái hòn nhỏ nằm phía nam Phú Quốc rồi thì tư bề trời nước trên dưới một màu. Đến chiều thấy trời mát, Chúa tàu ra ngồi trước cửa phòng mà ngó mông thì chẳng biết đâu là cố lý, đâu là quê nhà, chẳng thấy ai là người quen ai là thân thích. Nhắm cảnh nhớ nhà chừng nào lòng xót chua chừng nấy. Buồn thay! Nay mình được bạc vàng cả đống mà mẹ cha không có đặng chung hưởng với mình, thế thì bạc vàng nầy mình dầu có mà có ích chi, chẳng thà mẹ cha còn dầu mình áo rách tay trơn, ăn bữa sớm lo bữa chiều hẩm hút với mẹ cha cũng là khoái lạc. Nghĩ trời đất khéo trớ trêu cắc cớ, mình thương mẹ cha sao lại không khiến mẹ cha trường thọ đặng phụ tử sum vầy, còn mình chẳng ao ước bạc vàng mà sao lại khiến của tiền chất đống, đến nỗi không biết làm việc chi cho hết? Hay là tạo hóa muốn gây cuộc tử biệt đặng cho cái lòng hiếu tử của mình nó thảm thiết trót đêm ngày, rồi lại muốn cho mình giàu có đặng hằng nhớ lúc bình sanh mẹ cha nghèo khổ? Mắt trông trời cao ngậm ngùi nhớ ơn cha nghĩa mẹ, tai nghe sóng bủa đau đớn thay mối thảm đoạn sầu, ngồi dưới tàu mà lòng dạ ở Tân Châu, trong tàu chứa bạc hai ngàn nén, vàng hơn một ngàn thoi mà lòng áo não chẳng khác chi người bạch thủ.

Đến tối, Chúa tàu trở vô phòng nằm cũng dàu dàu, Trần Mừng thấy vậy nằm ngồi không yên, nên kiếm chuyện mà nói, trước là giải khuây cho Chúa tàu, sau nữa dọ ý coi vì cớ nào mà buồn rầu cho biết. Té ra Trần Mừng nói thì Chúa tàu ừ hữ cầm chừng mà thôi, chớ không chịu nói chuyện; chừng Trần Mừng hỏi vàng bạc đã chở xuống tàu hết rồi bây giờ tính đi mua bán vật chi, châu lưu xứ nào, hay là về đâu mà cất nhà mà ở, chừng ấy Chúa tàu lặng thinh một hồi rồi mới đáp rằng: “Để thủng thẳng tôi sẽ tính”

Những mảng suy nghĩ việc quá vãng mà quên lửng việc tương lai, may nhờ có Trần Mừng hỏi mấy điều Chúa tàu mới để ý mà tính coi bây giờ mình đã có vàng bạc đầy thuyền như vậy phải làm thế nào cho sung sướng tấm thân mà cũng tròn ơn tròn nghĩa. Đêm ấy Chúa tàu mới nghĩ rằng mình được tiền của đây là nhờ ơn Mạc Tiển, vậy trước hết mình phải lo đền ơn cho người. Khi tàu ở hòn Kim Qui kéo neo mà chạy mình đã dạy chạy thẳng qua Quảng Đông đặng tìm mẹ Mạc Tiển, mà báo tin thì là phải rồi; mà khi mình kiếm được vàng bạc thì mình sẽ chở qua mà chia cho mẹ Mạc Tiển phân nửa, vậy để qua đến đó mình sẽ chia. Hễ báo tin và chia của cho mẹ Mạc Tiển rồi thì mình trở về Nam Việt đặng lập thế mà về Tân Châu, trước là báo hiếu cho cha mẹ, tìm mà trả ơn cho Kỉnh Chi, sau nữa mình hỏi thăm cho chắc coi hồi trước ai bày mưu thiết kế mà hại mình làm cho đến nỗi tan cửa nát nhà, mẹ cha cùng em đều chết hết.

Tàu chạy trọn hai mươi ngày mới tới tỉnh thành Quảng Đông. Trần Mừng khóa cửa phòng chắc chắn, giao cho đà công giữ tàu rồi mới dắt Chúa tàu lên thành đi kiếm mà hỏi thăm họ Mạc. Hỏi thăm hai ngày mới gặp người quen biết mẹ Mạc Tiển, song người ấy nói rằng mẹ và cậu Mạc Tiển đều đã chết hơn mười năm nay rồi; cậu Mạc Tiển có để lại một người con trai mà người ấy thi đậu Cử nhơn rồi bán nhà đi làm quan mấy năm nay biệt tích không biết làm quan tại tỉnh nào.

Chúa tàu cùng thế, nghĩ mình đã hết lòng với Mạc Tiển mà rủi mình không gặp được mà báo tin và chia của ấy cũng là bởi tại trời khiến vậy, thôi mình trở về chớ biết sao bây giờ. Trần Mừng gốc sanh đẻ tại tỉnh thành, hồi nhỏ cũng ở với mẹ cha tại đó, nên thấy Chúa tàu về liền xin phép viếng mồ cha mẹ. Chúa tàu thấy Trần Mừng đi viếng mộ thì cái lòng thương cha nhớ mẹ càng tha thiết, bởi vậy cho nên khi Trần Mừng trở xuống tàu thì Chúa tàu liền hối kéo neo mà về Rạch Giá.

Lúc tàu lui, Trần Mừng thì đứng sau lái mà ngó vô bờ còn Chúa tàu thì ngồi trước mũi mà trông ra biển, người thì mắt trông chừng từ biệt cố hương, kẻ thì lòng khấp khởi mong về xử sở. Tàu chạy ra khỏi cửa, Chúa tàu day lại thấy Trần Mừng còn đứng đó, thầm nghĩ lòng ly hương đau đớn ai cũng như ai, bởi vậy cho nên Chúa tàu nhè nhẹ đi vô phòng nằm, không kêu gọi chi hết. Cách một hồi lâu Trần Mừng mới vô. Chúa tàu nói rằng hồi nãy kéo neo mà chạy quên tính mua hàng hóa đặng chở qua Lục Tỉnh mà bán. Trần Mừng nghe nói cũng tiếc, song khuyên Chúa tàu cũng chẳng nên buồn, bởi vì nếu muốn mua hàng thì chừng tàu chạy ngang Hướng Cỏn ghé đó mà mua cũng đặng.

Trần Mừng có dặn trước đà công nên đà công nhắm Hướng Cỏn mà chạy, tàu tới nơi xán neo rồi Chúa tàu với Trần Mừng bước ra thì thấy cửa Hướng Cỏn cảnh đẹp đẽ lắm, lại thấy có ba bốn chiếc tàu lớn của người buôn bán ngoại quốc đậu đó nữa. Bởi Chúa tàu trong lòng bứt rứt, trông về riết cho tới Lục Tỉnh mà thôi, nên Trần Mừng mời lên bờ xem thành thị chơi, Chúa tàu không chịu đi, rồi biểu Trần Mừng lấy ba trăm nén bạc mà đi mua hàng hóa, chớ mình cũng không thèm đi nữa. Trần Mừng ngồi tam bản đi mua hàng, song trước khi đi có hỏi Chúa tàu tính mua thứ gì, thì Chúa tàu biểu kiếm hàng ngoại quốc coi thứ nào thiệt tốt và lạ thì mua chẳng cần mắc rẻ, bởi vì mình tính chở hàng tốt mà đi châu lưu chơi chớ không phải quyết mua bán mà tính lời tính lỗ.

Trần Mừng đi một buổi sáng mới chở hàng về tàu. Chúa tàu ra xem thì thấy: mền bông, vải láng, sô sa gấm nhiễu, dù, quạt, khăn đèn, thứ nào cũng nhiều, mà thứ nào thuở nay mình cũng chưa từng thấy. Trần Mừng lại cũng có mua một tấm nệm bông để trải cho Chúa tàu nằm, một cây súng nhỏ để hờ trong phòng, một cái đồng hồ để treo dưới tàu coi cho đẹp; lại cũng có sắm đồ vặt như: đồ uống trà, chén ăn cơm, khăn lau mặt, giày vớ đủ hết, để cho Chúa tàu dùng coi nhằm tư cách người cự phú. Chúa tàu thấy Trần Mừng lo lắng đến đồ ăn chỗ ngủ cho mình thì mừng lắm, mà thấy hàng hóa món nào cũng đẹp thì lại càng vui lòng hơn nữa.

Tàu đậu tại Hướng Cỏn một ngày một đêm, Chúa tàu thấy ý tứ Trần Mừng thì biết là người trung thành, nên chẳng những để lòng tin cậy mà thôi lại còn thương yêu Trần Mừng nữa, Chúa tàu biểu Trần Mừng giữ gìn bạc vàng mà xuất phát, muốn mua vật chi tự ý, chẳng cần hỏi thất công, Trần Mừng thấy vậy mới nói trước với Chúa tàu rồi coi dưới tàu hễ thiếu món nào thì đi mua món nấy, chừng tàu chạy thì dưới tàu đồ đạc có đủ hết chẳng khác nào như ở trên nhà.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7118
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy - Page 2 I_icon13Fri 04 Jun 2021, 06:49

Chúa tàu Kim Quy


Chương VIII

Bận về nhờ gió bấc thổi lao rao, nên tàu chạy mau hơn bận đi. Tàu ở Hướng Cỏn kéo neo mà chạy, tính chẵn mười một ngày thì ngó thấy hòn Côn Nôn. Đà công kêu Trần Mừng rồi mượn thưa với Chúa tàu coi Chúa tàu muốn về Lục Tỉnh mà tính vô cửa nào. Chúa tàu nghe hỏi bèn bước ra đứng ngó mông một hồi rồi biểu chạy vô cửa Rạch Giá. Lúc ấy trời đã nửa chiều, biển êm gió lặng, mà tàu chạy lại sát bên hòn Côn Nôn. Chúa tàu muốn ngắm xem phong cảnh chơi, nên biểu bạn tàu nhắc một cái ghế dài để chính giữa tàu mà nằm. Trần Mừng cũng nhắc một cái ghế đẩu ngồi một bên trò chuyện. Chúa tàu và nói chuyện và ngó vô hòn, ngó một hồi vùng ngồi dậy chỉ ngay đầu cồn và biểu Trần Mừng coi có cái chi phất phơ trong cồn đó vậy. Trần Mừng đứng dậy dòm coi kỹ lưỡng rồi nói với Chúa tàu rằng có lẽ ai đi thuyền bi xiêu lạc đến hòn này, nên cột áo trên cây cho tàu đi ngang ngó thấy ghé mà cứu chăng. Chúa tàu nghe nói liền biểu đà công xả buồm neo tàu, rồi sai bạn tàu bơi tam bản vô hòn kiếm thử coi có ai hay không.

Tuy nói tàu chạy sát một bên hòn, song từ chỗ tàu đậu vô cho tới hòn, tam bản đi cũng là lâu lắc. Khi tam bản vô tới trong hòn thì mặt trời lặn rồi, bởi vậy cho nên ở dưới tàu ngó vô thấy dạng mờ mờ chớ không thấy rõ. Trần Mừng hối bạn đốt đèn lồng mà rút lên trên cột buồm đặng cho chiếc tam bản biết chỗ mà bơi ra. Trời đã tối mò, chiếc tam bản mới về tới. Khi tam bản vừa cặp lại thì hai tên bạn dưới tam bản kêu lên mà nói rằng: “Có vớt được một người con gái song bị đau và đói quá nên nằm ngay đơ chớ không nói ra tiếng”. Chúa tàu hối bỏ đỏi tam bản lên thì thấy thiệt quả có một người con gái má phấn môi son, choàng một cái yếm vải đen ngang qua ngực chớ áo không có, còn quần thì tả tơi rách nát. Người con gái ấy nói không ra tiếng, mà đứng dậy cũng không nổi, bạn đỡ ngồi trong tam bản thì cứ lấy tay chỉ vô miệng và rờ dưới bụng có ý muốn tỏ dấu rằng mình đói cơm khát nước lắm.

Chúa tàu thấy vậy bèn hối Trần Mừng ẵm vô trong phòng lấy quần áo cho bận đỡ rồi day lại biểu đà công kéo neo chạy. Tàu chạy rồi, Chúa tàu vô phòng thấy Trần Mừng đã lấy một cái quần và một cái áo của anh ta mà cho mặc đỡ, lại thấy đương rót nước trà mà cho uống. Chúa tàu rờ trên trán người con gái ấy thì thấy ấm ấm mà thôi chớ không nóng cho lắm, định chắc là đói khát chớ không phải đau bịnh chi, nên biểu Trần Mừng kêu tổng khậu mà dạy nấu một nồi cháo cho lỏng rồi cho ăn cầm chừng, một lát cho húp chừng ba bốn muỗng mà thôi.

Đêm ấy Trần Mừng với Chúa tàu thay phiên thức mà cho cô nọ ăn uống, đến sáng bữa sau thì cô tỉnh táo, ngồi dậy được song nói cũng còn khao khao nghe không rõ. Ngày ấy thì cho ăn cháo đặc với cá mặn, lần lần hai ngày đêm rồi mới dám cho ăn cơm.

Chừng tàu tới Rạch Giá thì cô nọ đã nói ra tiếng và khi tàu vô cửa hết lắc lư nữa thì cô nọ đã vịn đi được. Chúa tàu thấy cô mạnh rồi, bèn hỏi coi cô con cái của ai, nhà cửa ở đâu, vì cớ nào mà ở một mình trong hòn Côn Nôn. Cô nọ nghe hỏi thì thút thít thưa rằng: “Thưa với Chúa tàu, thân em hoạn nạn không biết sao mà kể cho xiết; từ hồi hôm đến bây giờ em muốn lạy Chúa tàu mà thưa hết cho Chúa tàu nghe, song em thấy Chúa tàu không hỏi đến nên em chưa dám nói. Em vốn là người ở Bình Định, con của Huỳnh Văn Trang. Em tên là Huỳnh Thu Thủy, năm nay được mười chín tuổi. Cha em làm nghề nuôi tằm dệt lụa, nhờ ông bà phò hộ nên trong nhà đủ ăn, hôm nọ, em không nhớ chắc là ngày nào, có một chiếc tàu Hải Nam ghé vô cửa Bình Định. Thuở nay tàu của khách cũng thường ghé mà mua heo bò, bởi vậy cho nên trong xóm thấy chiếc tàu nầy ghé mua đồ, cũng không ai nghi ngại chi hết. Chẳng dè tối lại bạn tàu gần hai mươi, ngồi tam bản mà bơi vô bờ, rồi người cầm búa, kẻ cầm cây, áp vô xóm mà cướp giựt; đồ đạc thì chúng nó dọn hết, đàn ông ai chống cự thì chúng nó đánh, còn đàn bà con gái thì chúng nó bắt hết mà đem xuống tàu. Chúng nó giựt hết không chừa một nhà nào, nhà em ở gần đầu xóm, bởi vậy cho nên khi chúng vừa áp vô nhà, ông thân em không hiểu chúng nó làm sự gì, mới chạy ra mà cản cửa. Chúng nó áp lại, kẻ thì đập, người thì chém, ông thân em té nhào tại cửa cái mà chết. Em với mẹ em kinh hãi lật đật chạy ra la làng. Có hai đứa rất dữ tợn, cầm búa chạy theo nắm đầu em và mẹ em kéo lại rồi lấy dây trói để nằm ngoài sân đặng cho chúng nó dọn đồ cho yên. Chúng nó cướp giựt hết cả xóm rồi mới khiêng đồ và dắt mẹ em với em cùng năm sáu người đàn bà con gái nữa mà đem xuống tàu. Em với mẹ kinh hãi không biết chi hết, chúng nó biểu ngồi đâu cứ ngồi đó không dám thốt một lời nào.

Huỳnh Thu Thủy nói tới đây trong lòng cảm động nên ngồi khóc thút thít. Chúa tàu với Trần Mừng thấy vậy cũng động lòng. Chúa tàu thì đứng dậy rót nước trà mà uống, còn Trần Mừng thì nhét thuốc vào bình điếu mà hút, có ý để cho Thu Thủy khóc một hồi đặng giải cái lòng buồn thảm nó ấm ức đã mấy ngày rồi.

Chừng Chúa tàu uống nước xong rồi, ngồi lại mà hút thuốc, Thu Thủy mới lấy vạt áo lau nước mắt rồi nói tiếp rằng: “Tàu ăn cướp chạy được bốn ngày, chẳng biết là tới đâu, thình lình bị giông lớn sóng to, chiếc tàu nhồi lên hụp xuống chẳng khác nào một cái trứng vịt trôi ngoài biển cả, làm như vậy trót nửa ngày, buồm đứt cột gãy, bạn tàu lao nhao lố nhố. Lúc ấy mẹ em cùng mấy người đàn bà con gái bị bắt không ai sợ chi hết mà lại vái cho tàu chìm đặng chết phứt cho rồi, nghĩ vì sống mà xa cửa lìa nhà, mà rồi đây còn sợ ô danh thất tiết nữa, sống dường ấy thì thà chết còn có ý nghĩa hơn. Hai mẹ con em đương ngồi to nhỏ than phiền với nhau như vậy, thình lình nghe một tiếng đụng vang tai, chiếc tàu rung rinh rồi lần lần nghiêng triềng muốn úp. Mẹ con em không hiểu có việc chi, liền đứng dậy thì thấy quả chiếc tàu đã chìm, nước đã tràn vô ào ào. Những người dưới tàu la khóc vang vầy, kẻ chạy tới, người chạy lui, coi ai cũng đều sợ hãi. Mẹ con em nắm tay nhau đứng trân trân, dường như không sợ chết, mà em nghĩ dầu lúc ấy em có chạy rộn như họ vậy đi nữa, lại khỏi chết được hay sao. Cách chẳng bao lâu nước biển tràn vô tàu đã ngập tới lưng quần; em ngó lại thì thấy Chúa tàu, bạn tàu và mấy người bị bắt thảy đều nhảy mà lội ngoài biển lểnh nghểnh, sóng dồi gió dập, trồi lên hụp xuống xem lấy làm thương hại vô cùng. Em nghĩ người đã kiếm kế mà thoát, không lẽ mình đeo chiếc tàu mà chịu chết, nên em thấy có một tấm ván đương trôi một bên em, em liền níu lại rồi em biểu mẹ em đeo tấm ván ấy với em đặng thả trôi đến đâu hay đến đó. Mẹ con em đeo tấm ván, vừa mới ra khỏi chiếc tàu, em ngó lại coi còn ai dưới tàu hay không thì chiếc tàu đã chìm mất. Mẹ con em nổi trôi trên mặt biển cho đến tối gió mới lặng, sóng mới êm. Em sợ mẹ em già yếu đeo lâu mỏi tay nên em biểu trườn lên tấm ván mà nằm, rủi thay tấm ván nhỏ mà lại nặng, không có sức nổi bao nhiêu, nên mẹ em nằm nghỉ không đặng phải đeo một đầu, còn em đeo một đầu mà chịu.

Mẹ em đeo trọn một đêm đó, đến sáng đã mỏi đuối hai cánh tay, mà lại đói bụng khát nước, nhắm thế chịu không nổi nên mới trối với em rằng: “Trời đã khiến mạng số đến chừng ấy mà thôi, vậy thôi để mẹ buông tay đặng hụp xuống đáy bể cho rồi, dầu con có thương mẹ con cũng chẳng nên cứu làm chi bởi vì nếu con cứu mẹ thì con phải chết theo mẹ, chớ không thế nào mà cứu được. Mẹ nói, con phải nhớ lời, đừng có cãi mẹ. Mẹ em trối có mấy lời rồi thì buông tay hụp mất.

Thu Thủy nói tới đây lại ngừng lại mà khóc một hồi nữa rồi mới tiếp rằng: “Mấy lời mẹ em nói đó, em còn nhớ luôn luôn mà bây giờ em thuật lại đây trong trí em cũng còn nghe văng vẳng lời của mẹ em nói bên tai, em cũng còn thấy rõ ràng cách mẹ em buông tay mà chìm xuống biển. Khi ấy em thò tay mà níu mẹ em, té ra níu không kịp, cùng thế em đeo tấm ván lấy chơn mà dò coi may ra có đụng hay chăng, chẳng dè mẹ em đã chìm mất không thế nào cứu được. Em than trời trách đất, khóc lóc nghêu ngao, cha đã bị người ta giết chết trước mắt mình mà không biết làm sao giải cứu, còn có một mẹ mà mẹ cũng chết một cách rất thảm trước mắt mình nữa mà mình cũng không cứu được, dường ấy thì sự sống của mình nghĩ còn có ích gì. Em than như vậy rồi em định buông tấm ván mà chết theo mẹ em cho rồi; song em vừa muốn buông ra thì em nghe bên tai dường như có tiếng mẹ em biểu: “Đừng, đừng có cãi mẹ, con phải sống chớ” làm cho em nhớ mấy lời của mẹ em trối khi nãy, nên em không nỡ tự vận, ráng đeo tấm ván mà thả trôi. Em đeo cho đến tối không biết trôi đến đâu, chơn em lạnh như đồng, tay em đã bủn rủn, em đương nghĩ thầm nếu không ai vớt thì một đêm nữa chắc là phải chết, thình lình dưới chơn em đụng đất, em mới dò coi thì quả nước cạn. Em đạp đất mà đứng thì nước tới lưng quần mà thôi, em liệu chắc là em đã xiêu vào một cái hòn nào đây rồi, trong bụng mừng thầm, tay cũng còn níu tấm ván chớ chưa dám buông, chơn thì bước riết vô mé, đi chừng nào nước cạn chừng nấy, đi một đỗi rất xa mới lên khỏi nước. Đêm khuya trời tối, em không biết đi đâu, nên kéo riết tấm ván lên cho xa mé nước rồi nằm mà nghỉ, trong bụng tính đợi sáng ngày sẽ đi kiếm xin cơm mà ăn. Em đeo tấm ván gần trót một ngày hai đêm, tuy mệt mỏi mà lại đói cơm khát nước, song em nằm nhớ đến cha mẹ thì đau đớn trong lòng không xiết kể; bởi vậy cho nên em nằm là nằm nghỉ cho khỏe đó mà thôi, chớ chẳng hề nhắm mắt mà ngủ được. Rạng ngày em đứng dậy tính đi kiếm nhà xin ăn, chẳng dè trên mé biển đứng ngó vô thì rừng cao cây lớn, núi non chập chồng, chẳng thấy đâu là đường đi, mà chẳng biết chỗ nào có nhà cửa. Em nghi cái hòn ấy không có người ta ở, mà em thấy non cao rừng rậm em lại sợ, nên không dám bước tới; em mới tính cổi áo leo lên buộc trên nhánh cây hoặc may có thuyền ai chạy ngang họ ghé mà vớt. Em buộc áo xong rồi bèn nằm dưới gốc cây mà chờ, trong bụng thầm nghĩ nếu mình khỏi chết chìm mà rồi bị chết đói như vầy, thế thì trời xui khiến đẩy đưa mình vào bờ có ích chi đâu. Đến trưa em muốn đi vòng theo bãi biển coi hoặc may có thuyền chài lưới chi hay không, chẳng dè đói bụng quá em đứng dậy không nổi, nên phải nằm đó mà chờ chết. Đến chiều tối em cựa quậy đã hết được nữa, may có Chúa tàu thấy nên cho bạn bơi tam bản vào cứu em, chớ không thì đêm đó em chắc phải chết”.

Thu Thủy thuật hết đầu đuôi tự sự rồi liền ngồi bẹp xuống lạy Chúa tàu mà nói rằng: “Em mà còn sống đây là nhờ có Chúa tàu cứu vớt. Ơn của Chúa tàu rất trọng khác nào như cha mẹ đẻ em một lần nữa. Phận em xiêu lạc chẳng biết lấy chi mà đền ơn, vậy em kính lạy Chúa tàu gọi là đáp nghĩa”.

Chúa tàu thấy Thu Thủy lạy thì lật đật đứng dậy mà nói rằng: “Con người ở đời hễ thấy ai bị nạn thì phải cứu, vớt. Cô em nói rằng gốc Bình Định, vậy thôi ở đỡ dưới tàu tôi đây ít ngày rồi tôi kiếm coi có thuyền nào đi Bình định tôi sẽ gởi cô em theo mà về xứ sở”.

Thu Thủy nghe nói tới sự về xứ sở, thì nhớ chuyện cha bị ăn cướp giết, liền khóc rống lên nghe rất thảm thiết, rồi thưa rằng: “Phận em cha mẹ đã chết hết, mà bà con anh em cũng không có ai. Bây giờ em về Bình Định cũng không biết đâu mà nương dựa. Vậy em xin Chúa tàu thương giùm thân em cho em ở dưới tàu nấu cơm nấu nước, giặt áo, giặt quần cho Chúa tàu, trước là nhờ hột cơm manh áo đặng no bụng ấm thân, sau nữa em trả nghĩa đền ơn hườn sanh cứu tử.”

Chúa tàu nghe Thu Thủy nói mấy lời liền day mặt chỗ khác, ngồi lặng thinh một hồi rồi mới đáp rằng: “Cô em muốn ở đây với tôi cũng được”. Nói có mấy lời rồi dứng dậy bước ra ngoài. Trần Mừng cũng đứng dậy đi theo. Lúc ấy tàu vô cửa Rạch Giá đã bỏ neo buộc đỏi xong rồi hết, Chúa tàu đứng ngó lên bờ bộ không được vui. Trần Mừng muốn hỏi coi Chúa tàu buồn việc chi song dợm hoài mà không dám hỏi. Chúa tàu ngó một hồi rồi day lại biểu Trần Mừng lên chợ kiếm mua quần áo đem xuống cho Thu Thủy mặc. Trần Mừng đi một hồi trở xuống nói rằng tiệm có bán đồ xẩm chớ không có đồ An Nam may sẵn, Chúa tàu nghe nói ngồi suy nghĩ rồi day lại hỏi thử Thu Thủy coi có chịu mặc đồ xẩm hay không. Thu Thủy thưa rằng đồ nào mặc cũng được, không dám đèo bồng kén chọn chi hết. Trần Mừng vừa đứng dậy đi mua thì Chúa tàu dặn phải mua đồ cho tốt và phải mua ba bốn cái áo với ba bốn cái quần mới đủ cho Thu Thủy thay đổi.

Thu Thủy tắm gội sạch sẽ vừa rồi thì kế Trần Mừng đem đồ xuống. Thu Thủy vào phòng trong thay áo đổi quần, chải gỡ xong xuôi rồi bước ra, tuy là ăn mặc theo người Tàu, nhưng mà da trắng môi son, má bầu mày liễu, coi thiệt là đẹp đẽ. Chúa tàu ngồi ngắm Thu Thủy rồi biểu Trần Mừng mở mấy gói hàng mua bên Hướng Cỏn ra mà lựa hai vóc hàng thiệt tốt đưa cho Thu Thủy biểu cắt may theo áo An Nam mà mặc. Qua ngày sau, Chúa tàu lên chợ chơi, thấy tiệm có bán đồ nữ trang, bèn lại mua một cây kiềng đồng thòa với một đôi vòng đồng thòa đem xuống mà cho Thu Thủy.

Chúa tàu biểu Trần Mừng chia cái phòng ở ngoài ra làm hai đặng Trần Mừng nằm một bên, còn một bên chừa cho Thu Thủy.

Ăn cơm thì Thu Thủy ăn chung với Chúa tàu và Trần Mừng, ăn rồi thì lo may vá chớ Chúa tàu không cho làm việc chi khác. Từ Trần Mừng cho đến mười mấy tên bạn dưới tàu ai thấy Chúa tàu trọng đãi Thu Thủy như vậy thì trong bụng cũng đều tưởng chắc rằng Chúa tàu sẽ cưới làm thê thiếp chi đây, song tưởng thì tưởng vậy, chớ thấy Chúa tàu nghiêm trang nên không ai dám nói chi hết.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7118
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy - Page 2 I_icon13Sat 05 Jun 2021, 08:49

Chúa tàu Kim Quy


Chương IX

Tàu đậu tại cửa Rạch Giá mấy ngày, bữa nào chiều mát Chúa tàu cũng dắt Trần Mừng lên đi dạo phường phố chơi; mà đi thì đi chớ không nghe Chúa tàu tính mua bán chi hết. Trong lúc ban đêm vắng vẻ, Chúa tàu thường hay nhắc ghế dài ra để dựa cột buồm mà nằm, có bữa nằm đến hết canh ba mới chịu vô phòng mà nghỉ. Trần Mừng dòm coi ý tứ như vậy thì trong bụng nghi Chúa tàu có việc ưu sầu chi đây, thường khi muốn hỏi cho biết đặng lập thế mà khuyên giải, song vì Chúa tàu chẳng khi nào mở hơi, nên Trần Mừng không dám hỏi đến.

Bữa nọ ở dưới tàu nóng nực, Chúa tàu mới biểu Trần Mừng đi với mình lên chợ mà hóng mát. Hai người vừa đi tới một tiệm cháo thì có một người đàn bà đứng trước cửa tiệm thấy liền mời hai người vào mà dùng cháo trưa. Chúa tàu nghe mời day lại ngó Trần Mừng rồi bước vào tiệm. Trần Mừng thấy vậy cũng nối gót bước vào. Tiệm thì chật mà lại đồ đạc để nghinh ngang bởi vậy cho nên hai người vào không biết chỗ đâu mà ngồi. Người chủ tiệm trạc chừng ba mươi lăm tuổi, mặc một cái quần xà lỏn chớ không có áo đương lum khum thổi lửa, ngó thấy hai người khách lật đật chạy lại dọn quét một cái bàn cho khách ngồi. Chúa tàu dòm tứ phía thì thấy phía trong có hai người ước chừng ba mươi lăm tới bốn mươi tuổi, một người nước da đen, không có râu, chưn mày rậm, còn một người nước da trắng, môi dày, râu lún phún, đương ngồi ăn cháo uống rượu. Chúa tàu ngó hai người ấy hoài, đến chừng bàn đã dọn xong, ngồi lại mà cũng còn ngó nữa. Trần Mừng từ khi mới bước vô liếc thấy hai người đó thì cũng chăm chỉ ngó hoài, đến chừng chủ tiệm lại hỏi muốn ăn vật chi, anh ta biểu lấy rượu ngon, nấu vài tô cháo, rồi mới nói tiếng Quảng Đông với Chúa tàu rằng hai người uống rượu đó tên là Cam với tên Quít, cách mấy năm trước ở Tân Châu lén bơi xuồng mà đưa mình xuống Rạch Giá đặng thoát thân. Chúa tàu nghe nói thì ngó ngay Trần Mừng, rồi cũng nói tiếng Quảng Đông biểu Trần Mừng lại làm quen và mời ngồi chung một bàn mà ăn uống, song dặn đừng thổ lộ việc chi hết, để anh ta liệu mà hỏi thăm cho. Trần Mừng nghe lời đi lại vừa tới thì hai người ấy đã biết rồi nên đứng dậy mà hỏi: “Chú là có phải là chú Mừng hay không?”. Trần Mừng cười và đáp rằng: “Làm sao mà không phải. Hai anh em xuống đây làm cái gì?”. Người có râu liền nói: “Thằng Trần Tấn Thân nó xấu quá, cũng vì nó mà hai anh em tôi trôi nổi xuống đây đa”.

Trần Mừng nghe nói trái tai, ý muốn hỏi coi vì cớ nào mà nói Trần Tấn Thân bụng xấu, song nhớ sực lời Chúa tàu dặn nên không hỏi lại mời hết hai người lại ngồi chung một bàn uống rượu nói chuyện chơi cho vui. Vả hai người này thiệt là người ở Tân Châu người trắng có râu đó là Hai Cam, còn người đen mà không râu đó là Sáu Quít vốn là tôi tớ ở với Trần Tấn Thân từ nhỏ tới lớn, bởi vậy cho nên khi mới bước vô Chúa tàu ngó thấy thì biết không phải lạ, song vì bởi lâu quá nên không nhớ tên họ được, mà cũng thiệt hai người đó là người cách mấy năm trước Trần Tấn Thân sai bơi xuồng đưa Trần Mừng xuống Rạch Giá bởi vậy cho nên Trần Mừng mới quen. Hai người ăn cháo chưa hết một phần tô mà uống rượu đã xoàng xoàng rồi, nghe Trần Mừng mời thì bưng đồ đương ăn uống đó đem hết lại để chung một bàn mà ngồi với Trần Mừng và Chúa tàu.

Trần Mừng nói tiếng Quảng Đông với Chúa tàu rằng hai người này thiệt quả là tên Cam, tên Quít, năm trước ở Tân Châu bơi xuồng đưa mình xuống đây. Chúa tàu bèn sửa giọng nói theo khách Quảng Đông nói tiếng An Nam mà chào hỏi, rồi quay lại biểu chủ tiệm lấy rượu thêm và chưng cá làm vịt mà dọn cho nhiều đặng ăn uống chơi một bữa.

Chúa tàu rót rượu mời Cam, Quít uống cầm chừng mà chờ đồ ăn. Uống rượu được vài hiệp, Trần Mừng mới giở ra hỏi coi vì cớ nào hồi nãy Hai Cam lại nói Trần Tấn Thân bụng xấu, Hai Cam có tánh hễ uống rượu thì hay nói lý quốc, bởi vậy cho nên nghe Trần Mừng hỏi liền đáp rằng: “Thằng Trần Tấn Thân xấu thiệt mà! Để tôi kể hết chuyện xấu của nó cho hai chú nghe, ông già tôi hồi trước mắc nợ ông già nó đâu chừng vài chục quan tiền, mà ông già tôi nghèo quá trả không nổi; khi ông già tôi chết, cha con nó buộc tôi phải ở cố công đặng nát lời. Tôi ở với nó gần hai mươi năm mà nợ cũng còn hoài; tôi có một mẹ già khi đau ốm không ai nuôi dưỡng, nhiều lúc tôi xin nó cho tôi về đặng hẩm hút với mẹ tôi, nó đã không cho mà còn rầy tôi nữa, biểu tôi như muốn về thì đem trả đủ tiền cho nó rồi mới được về. Tôi muốn đi thưa làng, mà thấy nó giàu có, quan làng ai cũng vị nó, nên tôi không dám thưa. Sáu Quít đây cũng vậy, mướn mấy công ruộng của nó, rủi thất mùa không có lúa mà đong, nó bắt ở đợ trừ, mà ở tới mười hai, mười ba năm trừ cũng chưa dứt. Hai chú nghĩ coi nó độc ác biết dường nào? Mà chuyện anh em tôi chẳng nói nhiều làm gì. Để tôi nói chuyện nó ở xấu với chú Mừng đây cho chú biết …”

Hai Cam vừa nói tới đó thì chủ tiệm bưng cháo và cá chưng đem lại. Chúa tàu với Trần Mừng mời ăn uống một hồi rồi Hai Cam mới hỏi rằng: “Chú Mừng, hồi chú ghé thăm Trần Tấn Thân rồi chú đi Biển Hồ đó, chú có gởi tiền bạc cho nó hay không?”

- Ờ, ngộ gởi một trăm bốn mươi nén bạc.

- Hèn chi!

Hai Cam day qua ngó Sáu Quít rồi tiếp rằng: “Tại chú gởi bạc đó nên hai anh em tôi mới bỏ xứ mà đi xuống đây đa. Để tôi nói chú nghe: Lúc chú ghé đó thì tôi mắc nấu nước nên tôi không biết nói chuyện gì với nhau. Tôi hỏi thăm người trong nhà thì họ nói chú là anh ruột Trần Như. Chừng chú ra đi thì tôi thấy chủ nhà tôi xách một gói bạc đem vô giở rương xe mà cất. Sáng bữa sau, cơm nước xong rồi chủ nhà tôi đi lên Huyện, không biết nói chuyện chi, mà chừng trở về kêu hết bạn bè tôi tớ trong nhà mà dặn nếu có chú trở về chú có hỏi vậy chớ quan làng có xét nhà lấy hết vàng bạc và bắt chủ nhà tôi giam năm sáu bữa hay không thì phải nói có, nếu đứa nào cãi lời thì sẽ bị đòn mà lại bị giải đến cho quan Huyện bỏ tù nữa. Lúc chú trở về thì nhằm ban đêm, hai anh em tôi mắc ngủ ở nhà sau không hay, chừng chủ nhà tôi kêu thức dậy rồi biểu lấy xuồng đưa chú xuống Rạch Giá thì anh em cứ việc làm theo chớ không biết chuyện chi hết”.

Hai Cam nói tới đó, Chúa tàu liền chận mà hỏi: “Mà trong lúc chú Mừng gởi bạc rồi đi Biển Hồ đó, vậy chớ có quan hay là làng tới xét nhà rồi bắt Trần Tấn Thân hay không?”

Sáu Quít nãy giờ ngồi nghe chớ không nói vô, chừng nghe hỏi mới nói: “Đâu có, nó đặt chuyện đặng giựt tiền người ta chớ”. Hai Cam liền hớt mà nói tiếp rằng: “Để tôi nói đủ đầu đuôi cho mà nghe. Hai anh em tôi đưa chú Mừng xuống Rạch Giá, chú cho mấy quan tiền, hai anh em tôi mua gạo mắm bỏ xuống xuồng mà bơi về. Về ngang đồn Cái Vừng lối nửa chiều, lính đồn kêu hỏi vậy chớ hai đứa tôi phải là tên Cam với Quít ở đợ với Trần Tấn Thân trên Tân Châu hay không? Hai anh em tôi tình thiệt nên nói thiệt, lính bèn dạy hai anh em tôi ghé lại lên đồn có chuyện. Hai đứa tôi bước lên thì ông đội dạy lính đem đóng trăng chớ không nói một lời chi hết. Hai đứa tôi tưởng quan bắt là vì đưa chú Mừng nên kêu oan nói rằng chúng tôi là tớ có chủ, hễ chủ biểu làm việc chi thì làm việc nấy, chớ chúng tôi không dám cãi, ông đội nghe nói như vậy nhảy lại đạp đá hai đứa tôi rồi nói rằng: “Bây nói chủ bây biểu đâu làm đó, vậy chớ chủ bây có biểu cạy rương xe lấy bạc của chủ bây hay không?”. Hai đứa tôi nghe nói chưng hửng, không hiểu có việc gì, cứ khóc mà than với ông đội rằng chủ chúng tôi sai bơi xuồng mà đưa chú Mừng xuống Rạch Giá, chúng tôi đưa tới nơi tới chốn bây giờ trở về, chớ không cạy rương của ai hết. Có lẽ ông đội nghe hai đứa tôi nói, biết hai đứa tôi không có lòng gian, bởi vậy cho nên ông mới hết giận rồi nói với hai anh em tôi rằng: “Bây nói chủ bây sai bây đi Rạch Giá, mà sao hôm qua lại qui đơn trên Huyện thưa nói bây cạy rương xe lấy hết mấy chục nén bạc với mấy cặp áo mà trốn. Đây nè có trát quan Huyện chạy xuống đồn hồi sớm mơi đây, dạy tao phải tuần dưới sông đặng đón hai đứa bây mà bắt!”.

Khi mới bị bắt, chúng tôi tưởng là về tội đưa chú Mừng chừng nghe nói Trần Tấn Thân cáo chúng tôi về tội ăn trộm thì chúng tôi không hiểu chi hết. Sáu Quít khóc ròng và muốn kể hết đầu đuôi cho ông đội nghe, song ông đội không chịu nghe, dạy chúng tôi phải nằm yên, rồi đợi sáng ông sẽ giải lên Huyện. Đến tối lính trong đồn ngủ hết rồi ông đội mới thức dậy hỏi chúng tôi coi vì cớ nào vô tội mà chủ lại đi cáo như vậy. Tôi kể hết đầu đuôi cho ông đội rõ, tôi lại nói chủ tôi sai đi đã năm bữa rày sao đến hôm qua mới đi thưa, nếu thiệt chúng tôi có ăn trộm đồ mà trốn, sao lại biết chúng tôi đi ngang qua đây mà đón. Tôi lại tỏ việc chú Mừng gởi bạc cho ông đội nghe, rồi tôi nói rằng chắc chủ tôi giựt số bạc ấy, song sợ chúng tôi đi dưới xuồng nói bậy ra cho chú Mừng hay nên lập thế cáo gian làm cho quan bắt mà bỏ tù chúng tôi đặng ăn bạc ấy một mình cho nhẹm. Ông đội nghe hết đầu đuôi, ngồi suy nghĩ hồi lâu rồi mới nói nhỏ với hai đứa tôi rằng: “Tao thấy bây thiệt thà tao thương, mà tao cũng có nghe thằng Trần Tấn Thân nó ỷ thân ỷ thế, hay bày mưu hại người ta thì tao ghét lắm. Chuyện nầy tao chắc nó sang đoạt của người ta mà nó sợ có bây ăn không êm, nên nó lập thế hại bây. Mà nếu tao giải bây lên Huyện thì chắc bây không khỏi, bởi vì nó thân với quan Huyện lắm, tao thấy lá trát của quan Huyện thì tao hiểu rồi. Tao cũng muốn mở trăng cho hai đứa bây đi, song nếu tao làm như vậy thì tao có tội. Thôi, để tao cắt dây cho bây rồi tao đi ngủ, chừng canh tư bây lén trốn mà đi”. Ông đội nói dứt lời liền đi lấy dao cắt dây sẵn cho hai đứa tôi rồi mới đi ngủ.”

Chúa tàu nghe nói tới đó vùng cười lớn, còn Trần Mừng ngồi lặng thinh mà bộ giận lung lắm. Chúa tàu hỏi ông đội đó tên gì. Hai Cam nói không biết. Sáu Quít mới ứng tiếng mà nói ông đội Sum, người gốc ở dưới vàm ông Chưởng. Trần Mừng hỏi vậy chớ ông đội cắt dây cho hai người trốn khỏi hay không, thì Hai Cam nói: “Hai đứa tôi nghe lời ông đội nên qua canh tư dọ coi lính đồn ngủ hết mới lén đi xuống mé sông rồi bơi xuồng mà trở vô Rạch Giá. Mấy năm nay hai đứa tôi không dám ló mặt về xứ, cứ ở đây chài lưới mà kiếm ăn. Tôi có một mẹ già, không biết mấy năm nay ở nhà còn hay là mất”.

Chủ tiệm bưng lên một mâm thịt vịt nữa, Chúa tàu biểu lấy thêm rượu rồi bốn người ngồi ăn uống coi bộ thân thiết với nhau lắm, ăn một hồi Chúa tàu thấy Hai Cam lanh lợi muốn gây chuyện hỏi nữa nên ngó Trần Mừng nháy nháy con mắt rồi hỏi Hai Cam rằng: “Hai anh em tôi vẫn biết tên Thân là người độc ác. Chú Mừng chú cũng biết nó giựt bạc chú chớ chẳng không; song con người ở đời làm lành thì gặp lành, làm dữ thì gặp dữ, bởi vậy cho nên chú Mừng chú không thèm nói làm chi, mà chú mất có 140 nén bạc, bây giờ chú làm ăn có thêm còn nhiều hơn số đó nữa. Không hề gì mà, tên Thân nó ở xấu thế nào rồi sau ông trời cũng hại nó. Nầy, tôi có nghe hồi trước nó còn làm một điều ác lung nữa, nó bày mưu sao đó mà hại tên Thủ Nghĩa bị đày chung thân, hai anh ở với nó lâu năm, vậy chớ hai anh có biết chuyện đó hay không?”.

Sáu Quít vừa muốn nói thì Hai Cam hớt mà đáp rằng: “Không biết hồi đó có anh Quít ở hay chưa, chớ tôi ở đã lâu, chuyện đó tôi biết rõ lắm”.

Chúa tàu lật đật rót rượu mời uống thêm rồi biểu Cam nói rõ hết cho nghe chơi. Hai Cam xình xoàng nghe Chúa tàu hỏi phăng lần thì khoái chí nên uống cạn chung rượu rồi mới thuật rằng: “Chuyện hại Thủ Nghĩa tôi biết hết. Số là Thủ Nghĩa có một đứa em gái tên Thị Xuân, lịch sự lắm. Trần Tấn Thân ngó thấy nó muốn song muốn là muốn chơi cho qua buổi, chớ không phải muốn kết vợ chồng. Mà dầu nó muốn kết làm vợ chồng cũng không được, bởi vì cha mẹ nàng đã gả cho Kỉnh Chi ở dưới Cái Vừng rồi. Bữa nọ, nàng ấy đi đâu đó không biết, Trần Tấn Thân với Lý Thiên Hùng đi chơi gặp ngoài đồng, Trần Tấn Thân làm ngang, bắt ám sát. Thời may Thủ Nghĩa gặp đánh anh ta gần chết. Lý Thiên Hùng cõng về nói dối rằng leo cây bị té gãy tay. Đó, tại vậy nên mới sanh lòng oán hận Thủ Nghĩa. Chừng mạnh rồi, Thân với Hùng bày mưu đem năm chục quan tiền lên lo cho quan Huyện đặng hại Thủ Nghĩa. Hồi đó tôi vác tiền đem cho quan Huyện đa. Tôi không rõ mưu bày làm sao mà cách không đầy năm bữa quan Huyện cho lính bắt Thủ Nghĩa mà giam rồi làm tờ giải qua bên tỉnh, quan trên kêu án Thủ Nghĩa chung thân”.

Chúa tàu nghe nói tới đó thì đau lòng hết sức, song ráng gượng gạo mà hỏi rằng:

- Nếu vậy quan Huyện có ăn của nó năm chục quan tiền hay sao?

- Chớ sao!

- Không biết bây giờ Thủ Nghĩa đã về hay chưa?

- Cách mấy năm trước tôi nghe nói cháy khám tù chết nhiều lắm. Tôi chắc Thủ Nghĩa đã chết rồi, mà dầu chưa chết bị án chung thân thì về giống gì được.

- Cha chả! Nếu Thủ Nghĩa về không được chắc là cha mẹ ở nhà rầu lắm há?

- Còn đâu mà rầu. Thủ Nghĩa mới bị lao tù có mấy tháng, mẹ y rầu quá sanh bịnh ho thổ huyết mà chết. Cha y cũng vì rầu nên cách vài tháng rồi cũng chết theo nữa. Nghĩ thiệt tội nghiệp cho Kỉnh Chi, nói vợ thì chưa cưới, mà làm cũng như đã cưới rồi, lo chôn cất cha vợ, mẹ vợ tử tế quá. Cha mẹ chết rồi thì Thị Xuân bụng đã thè lè, xóm riềng ai cũng đều nói, mà Kỉnh Chi ở tử tế như vậy dầu mình làm đàn bà mình cũng khó gìn giữ được. Theo tôi thì tôi không cưới, bởi vì tuy tiền dâm hậu thú là sự xấu, song Kỉnh Chi dầu chưa có đủ tục lễ mà ở với cha mẹ vợ như vậy thì cũng như có đủ rồi.

- Té ra Thị Xuân với Kỉnh Chi ở với nhau luôn, chớ không làm lễ cưới hay sao?

- Cha mẹ chết hết rồi cách chẳng bao lâu kế Thị Xuân đẻ, Thị Xuân đẻ được một đứa con trai vừa được ba bốn tháng kế Thị Xuân đau chết nữa. Kỉnh Chi chôn cất vợ rồi lo nuôi con, có lẽ thằng nhỏ năm nay khi đã được 13, 14 tuổi rồi đa.

- Anh có biết bây giờ Kỉnh Chi ở đâu hay không?

- Tôi hay Kỉnh Chi bán nhà cửa mà đi, song tôi không hiểu đi đâu.

Sáu Quít liền tiếp mà nói rằng: “Cách mấy năm trước tôi đi An Giang, tôi có gặp Kỉnh Chi một lần, khi ấy anh ta chèo đò đưa ngang sông, ngay chợ An Giang đó, không biết năm nay còn ở đó hay không?”

Chúa tàu nghe nói rõ hết đầu đuôi chuyện của mình tuy lòng giận, hết giận rồi lại buồn, song ngoài mặt cũng làm vui như thường, bởi vậy cho nên Trần Mừng với Cam, Quít không thế nào rõ ý riêng được, mãn tiệc rồi thì trời đã nửa chiều, Chúa tàu đứng dậy trả tiền cho chủ tiệm rồi nói tiếng Quảng Đông biểu Trần Mừng cho Cam, Quít mỗi người một nén bạc. Cam, Quít thấy Chúa tàu cho ăn uống no say, mà chú Mừng còn cho bạc nữa, thì cảm tạ vô cùng. Khi từ biệt nhau mà về, Chúa tàu lại hỏi thăm hai người giờ ở đâu. Cam, Quít nói mình ở đậu nhà thợ U dưới xóm lò rèn. Chúa tàu chỉ chỗ tàu đậu rồi mời hai người khi nào rảnh thì xuống tàu uống rượu chơi.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7118
Registration date : 01/04/2011

Chúa tàu Kim Quy - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy - Page 2 I_icon13Tue 08 Jun 2021, 09:26

Chúa tàu Kim Quy



Phần 2

Chương I

Xưa nay nhà ngôn luận thường hay cãi với nhau, người thì nói tiền bạc là vật quí báu trong đời, bởi vì nó có thể giúp người phải làm việc phải, kẻ lại nói tiền bạc là vật rất lợi hại của xã hội, bởi vì nó hay giục người quấy làm việc quấy. Tuy hai phe tỏ hai lý tưởng khác nhau, song xét cho đáo để thì lý tưởng nào cũng là phải hết thảy. Chúa tàu vốn là một người tánh tình chơn chất, khi còn nhỏ mắc lam lụ làm ăn. Lúc ở tù mắc nhớ thương cha mẹ nên trí không rảnh rang mà suy nghĩ đến sự lợi hại của đồng tiền, mà từ khi ra Kim Qui tìm được bạc vàng trở nên một tay cự phú rồi trong trí vẫn còn lộn xộn, trong lòng vẫn còn ngậm ngùi, nên cũng chưa có dịp mà khảo cứu tới những lời cách ngôn, hay là nghĩ suy đến mấy điều thâm viễn được.

Nay tình cờ gặp tên Cam tên Quít, được nghe rõ hết các việc ở nhà, biết ai là người hại mình, ai là người giúp mình rồi, thì trong lòng đã hết nghi ngại, đã bớt buồn rầu mà lại còn nghĩ tới đồng tiền là một vật rất hại, cũng vì nó áng con mắt công bình, nó dời cái lòng chánh trực, nó giục cái lòng tham lam của con người, nên mình vô tội mà phải sa vào lao lý trót 11 năm trường, cha mẹ đau không hay, cha mẹ chết mà không thấy; mà đồng tiền cũng là một vật quí, cũng vì có nó nên ngày nay mình có thế mà biết được việc nhà, mà rồi đây có lẽ mình còn phải dùng nó nữa mà trả thảo, mới đền ơn, mới rửa oán được.

Chúa tàu và Trần Mừng đi trở về tàu và suy nghĩ như vậy. Xuống tới tàu thì bạn đã ăn cơm chiều rồi hết, duy có một mình Thu Thủy ngồi chờ nên chưa ăn mà thôi. Chúa tàu nói mình đã ăn cơm rồi, biểu Thu Thủy ăn đi và hối bạn chế trà ngon đem vào phòng đặng uống vài chén. Chúa tàu ngồi uống nước trà mà lòng suy tính lung lắm. Thu Thủy ngồi ăn cơm mà ngó Chúa tàu hoài, không hiểu Chúa tàu có việc chi đến nỗi phải lo, có điều chi mà không chịu ăn cơm, chớ không dè Chúa tàu tâm sự đa đoan và thiệt ăn uống cũng đã no say rồi nữa.

Chúa tàu uống nước rồi bèn kêu Trần Mừng mà dặn sáng phải đi kiếm mua chiếc tàu nữa, dầu mắc rẻ gì cũng phải mua cho được. Trần Mừng không biết Chúa tàu muốn mua tàu thêm nữa mà làm chi, song không dám hỏi, sáng ngày cứ vưng lời đi mua tàu. May lúc ấy có một người khách Hải Nam tên Hinh Như đi buôn đã làm giàu, bây giờ già rồi không muốn đi nữa, nên tính muốn bán chiếc tàu đặng lên chợ cất nhà dọn tiệm. Chiếc tàu này tuy đã cũ, song lớn hơn chiếc tàu trước. Chủ tàu dứt giá bốn chục lượng Trần Mừng xin bớt hết sức mà không được, nên túng thế phải mua.

Trần Mừng về nói lại cho Chúa tàu hay thì người mừng rỡ vô cùng, hối Trần Mừng mau mau đem bạc mà chồng, lại dặn mướn hết đà công với bạn cũ dưới chiếc tàu ấy và đi xuống xóm lò rèn mà mướn tên Cam với tên Quít nữa. Cam, Quít thấy Chúa tàu với Trần Mừng rộng rãi thì trong lòng khen ngợi hoài, nay nghe Trần Mừng nói Chúa tàu biểu xuống mướn ở bạn tàu thì khoái chí lắm nên lật đật gói quần áo mà đi theo liền.

Tàu dọn xong rồi, Chúa tàu biểu Cam với Quít qua chiếc tàu mới, rồi kéo neo, chiếc trước, chiếc sau, nối đuôi nhau chạy xuống cửa Tiểu đặng lên An Giang. Lúc đi dọc đường chẳng có chi lạ, duy Chúa tàu có sắc vui vẻ hơn trước, hay nói chuyện với Trần Mừng, hay hỏi thăm Thu Thủy, lại dặn Trần Mừng với Thu Thủy hễ biểu đâu thì cứ làm đó, dầu thấy việc dị thường cũng chẳng nên hỏi, mà dầu thấy điều trái ý cũng đừng thèm cãi. Hai người nghe dặn tuy không dám nói ra, chớ bụng tức cười thầm, bởi vì từ bấy nay, Chúa tàu làm việc nào cũng chẳng giống việc của người đi buôn, nhưng mà làm sao thì làm chớ có ai dám hỏi han hay là cãi lẫy mà phải dặn.

Khi hai chiếc tàu lên tới cù lao Giêng thì Chúa tàu biểu Trần Mừng lấy ít chục nén bạc rồi ngồi tam bản qua bên chiếc tàu kia đặng dạy đà công vô Vàm Nao mà lên An Giang. Chúa tàu lại dặn rằng hễ tới An Giang rồi thì biểu Hai Cam với Sáu Quít phải giả dạng mà đi kiếm coi Phạm Kỉnh Chi bây giờ ở tại đâu, làm việc chi, rồi neo tàu ở đó mà chờ; tàu mình tuy đi ngả khác, song trong một ít bữa rồi cũng sẽ qua đó mà hiệp.

Lên tới chợ Thủ Kiến Sai, lúc ấy trời đã chạng vạng tối, hai chiếc tàu mới tẽ hai ngả, chiếc của Trần Mừng thì qua Vàm Nao, còn chiếc của Chúa tàu thì đi dọc theo cù lao Tây mà thẳng lên Tân Châu. Nước miền trên tuy chưa đổ cho lắm, nhưng mà vì trời tối bớt gió nên tàu đi không đặng mau.

Người ở đời dầu nghèo hay giàu, dầu sang hay hèn, ai cũng có cái lòng tư hương; dầu đi xứ khác vui vẻ thế nào, cũng chẳng hề quên cái làng cũ của mình, mà nhứt là khi trở về gần tới quê xưa thì cái lòng tư hương lại càng tha thiết, làm cho mình đứng ngồi không yên, dường như muốn kết cánh mà bay đặng cho mau vậy. Chúa tàu khi phân cách Trần Mừng rồi thì đêm ấy ngủ không được, hễ nằm thì thấy nhà cửa điêu tàn trước mắt không nguôi, nhớ chuyện mẹ cha vĩnh biệt ngàn thu khó gặp; còn nếu đứng dậy đi ra ngoài thấy nhà họ ở hai bên mé sông đèn đốt leo lét, nghe chó họ sủa văng vẳng tiếng xa xa, thì cái lòng nhớ nhà càng dồi dào, giận chiếc tàu đi không mau, nên đứng ngoài chịu cũng không được.

Thu Thủy thấy Chúa tàu thổn thức, nằm không ngủ, ngồi không yên, thế khi trong lòng cũng xốn xang hay sao, nên lúc nửa đêm dưới tàu phần nhiều đều ngủ hết duy có một mình đà công đứng cầm tay bánh với vài ba tên bạn thức đặng giúp trở buồm, Thu Thủy mới thức dậy rửa mặt rồi lại chỗ để bộ trà rót nước mà uống. Chúa tàu ở ngoài vô phòng gặp Thu Thủy đương uống nước liền hỏi:

- Áo quần An Nam cô may xong chưa?

- Thưa, em may xong rồi hết.

- Sao không mặc thử coi vừa hay không?

- Thưa, Chúa tàu chưa biểu nên em không dám mặc.

- Đâu cô lấy mặc thử coi.

Thu Thủy lật đật giở áo quần may rồi lấy ra một cái áo và một cái quần, còn Chúa tàu thì chun vào phòng vấn thuốc mà hút. Thu Thủy thay đổi áo quần một hồi rồi Chúa tàu mới bước ra. Thu Thủy miệng thì mỉm cười, hai tay vuốt vạt áo, đầu thì nghẻo qua bên kia, cặp mắt một lát liếc Chúa tàu một cái. Chúa tàu ngồi uống nước nhắm xem Thu Thủy thì thiệt là một mỹ nữ, nhan sắc phi phàm, hình dung yểu điệu, mắt ngó hữu duyên mà tánh nết lại hiền hòa, ý tứ nghiêm nghị nữa. Chúa tàu ngó Thu Thủy, đợi nhắm nhía áo quần cho xong rồi mới hỏi: “Vừa hay không?”. Thu Thủy mắt ngó Chúa tàu, miệng cười chúm chím mà đáp rằng: “Thưa vừa lắm”.

Chúa tàu day mặt qua chỗ khác ngó sững một hồi, coi bộ như suy nghĩ chuyện chi vậy, rồi mới day lại mà nói rằng: “Tôi cũng muốn cho cô mặc đồ An Nam song bây giờ còn chưa tiện. Vậy cô chịu phiền hễ gần tới Tân Châu cô phải thay đồ xẩm mà mặc đỡ rồi sau sẽ hay.” Thu Thủy nghe nói vừa muốn mở nút áo mà thay liền, Chúa tàu thấy vậy bèn cản và dặn chừng nào gần tới Tân Châu sẽ thay. Chúa tàu nói dứt lời liền trở vào phòng mà nằm, chẳng biết ngủ thức mà không nghe động tịnh chi hết.

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Chúa tàu Kim Quy - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chúa tàu Kim Quy   Chúa tàu Kim Quy - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Chúa tàu Kim Quy
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 2 trong tổng số 4 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện Sưu tầm :: Tiểu thuyết :: Hồ Biểu Chánh-