Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Mái Nhà Chung by mytutru Yesterday at 23:18

EM CHIM HÁT HAY QUÁ by mytutru Yesterday at 21:55

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Yesterday at 12:56

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Yesterday at 12:37

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Wed 08 May 2024, 11:15

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Wed 08 May 2024, 10:00

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Tue 07 May 2024, 23:54

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Tue 07 May 2024, 08:05

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:42

Chết rồi! by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:31

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 05 May 2024, 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11179
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 6 I_icon13Fri 10 Dec 2021, 14:40


Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 6 Fb_im286





TƯỢNG PHÁP
---
Con vô phúc sinh nhầm thời vắng Phật
dấu vết Ngài còn lại mấy pho kinh
Nam với Bắc tha hồ mà bất nhất
kinh so kinh...ngồi gẫm lại giật mình
-
Thầy dạy con dựng chùa to, tượng bự
tổ dạy con xăn áo độ quần sanh
trộn hai món, đời tu con ứ hự
mấy mươi năm còn chưa tỏ ngọn ngành
-
Ráng gồng mình vùi đầu làm mọt sách
mong đời cho là bác lãm quần thư
chữ với nghĩa mòn vai đeo ì ạch
tuổi già buồn với hơn nửa đời hư
-
Rồi non thẳm với rừng sâu tham án
mình với mình diện bích chục năm dư
cõi tam muội chưa thông tường sâu cạn
ngày xuống đời cũng khoác áo thiền sư
-
Đời cần gì, con ráng chìu món đó
đệ tử nhiều như lá úa mùa thu
một khuya cuối đời, chong đèn tự hổ
gì cũng dư, chỉ thiếu mỗi công phu
-
Con dạy người biết bỏ tà theo chánh
Để riêng con chi cũng cứ mịt mù
Sống như phàm, mong được xem là thánh
Gì cũng ôm, chỉ thiếu mỗi lòng tu
-
Chiều ra suối nhặt cuội về sám hối
mỗi một viên là một lỗi bình sinh
Đống cuội giờ đã cao hơn đầu gối
Mà tội con còn nguyên đống...chình ình !
----
Toại Khanh
---------




ĐÔI LỜI CÙNG SƯ
---
Xem bài thơ này không nín cười được
Học nhiều để độ người mà quên độ mình
- Sư dùng những ý này để nhắc khéo các
Chư vị giảng sư chăng.?
Hay chính sư là người trong bài thơ này.?
Nếu là người trong bài thơ này
- thì nghĩ cũng buồn cho người lắm đó
Học nhiều quá rồi bị (Pháp tri.!)
-
___Buồn___
---
* Sư còn mắc kẹt trong khuôn..
Đường ra chửa thấy nổi buồn bám theo
Ngây thơ tựa khóm hoa bèo
Lênh đênh sóng gợn eo sèo ngữ ngôn
----
TKN Đào Liên
10.12.2021.Tân Sửu
---------

Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11179
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 6 I_icon13Wed 15 Dec 2021, 02:15


Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 6 Fb_im292



Chìa khóa của mọi sự bình an là 5 giới
Xem đọc thật kỹ, ghi nhớ để thực hành
Thân gửi đến tất cả người thân yêu
---------
GIỮ NĂM GIỚI ĐỂ SỐNG AN NHIÊN
---
Một gia đình mà người cư sĩ thành tựu được năm giới thì bản thân người ấy có được một cuộc sống an toàn không sợ hãi:
- An toàn trong hiện tại và an toàn trong kiếp sau.
- An toàn trong đời sống và an toàn trước cái chết.
Nếu mình không đào sâu tán rộng thì bài kinh này sẽ có người hiểu lầm nói là "tôi biết rồi"
- Nhưng thưa quí vị, ở đây có một vấn đề rất là quan trọng mà tôi nhắc đi nhắc lại nhiều lần, đó là, người Phật tử nào tối thiểu cũng có tam quy và ngũ giới, nhưng nhớ giùm là không phạm giới chưa hẳn là giữ giới.
- Có nhiều người sanh ra trong một bối cảnh gia đình bối cảnh xã hội, văn hóa giáo dục không có tiện để làm, chuyện sát sanh trộm cắp v.v...
- Khi biết đạo rồi họ thấy mấy cái giới đó dễ quá, họ tưởng là họ không phạm, như vậy không có đúng.
* Năm giới gồm:
1. Không sát sanh
Không thể hiểu theo cái nghĩa là không giết là giữ giới sát sanh.
- Những người lớn lên trong thế giới Âu Mỹ
- hoặc trong gia đình có của ăn của để thì cơ hội nào để họ sát sanh đây?
- Nhỏ thì trong vòng tay của cha mẹ ông bà đâu có phải mò cua bắt ốc, đâu có cơ hội mà giết các loại trùn dế muỗi mòng.
- Lớn lên thì ăn học đàng hoàng, ra làm kỹ sư bác sĩ có gia đình sung sướng hưởng thụ thì cơ hội nào để sát sanh.
- Cá tôm, heo bò, gà vịt toàn là do người ta làm về nhà là có kẻ dọn ra cho ăn.
- Như vậy không gọi là giữ giới.
Không sát sanh nghĩa là có một ý thức sâu sắc rõ ràng vì đâu mình không giết, điều này mới quan trọng.
- Bởi mình biết rất rõ muôn loài lớn bé đều tham sống sợ chết.
- Không nỗi kinh hoàng nào trên đời này lớn bằng nỗi sợ chết.
- Đó là mối âu lo lớn nhất trong đời sống chúng sanh.
- Mình biết như vậy nên mình không có gieo rắc sự sợ hãi cho người khác, bằng các tấn công, bạo lực, bạo hành.
- Không giết đã đành, mà làm cho người ta đau về thể xác, khổ về tinh thần cũng không nên.
- Cho nên, không làm khổ người khác về tinh thần lẫn vật chất, đó chính là hạnh tu của người biết Phật pháp.
- Giữ giới sát sanh là không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, và tánh mạng của chúng sanh khác.
2. Không trộm cắp
Cứ nghĩ rằng tôi không lấy của ai thì là tôi giữ giới. Điều đó không hẳn.
- Tôi đã nói, mình lớn lên trong một bối cảnh gia đình xã hội, đặc thù nào đó mình cũng đâu có làm chuyện này.
- Chẳng hạn như bên Thụy Sĩ đất nước tôi đang ở, có rất nhiều nông trại người ta đem nông sản ra bày ra trong một cái chòi lá.
- Họ có để bảng giá, cà tím bao nhiêu, cà chua bao nhiêu, khoai tây, bắp đậu giá bao nhiêu.
- Có cái thùng. Mình nhìn giá biểu đó, thích thì mua, tự mình cân rồi bỏ tiền vào trong thùng đó.
- Phải chuẩn bị bạc lẻ để trả chứ không ai thối cho mình đâu.
- Một đất nước như vậy thì người dân đâu có cơ hội ăn cắp.
- Nhưng nói như vậy không hẳn là người dân
- Thụy Sĩ được gọi là người giữ giới trộm cắp.
- Giữ giới trộm cắp ở đây là mình có một ý thức rõ ràng, vì đâu mình không lấy của phi nghĩa, vì đâu mà mình không lấy món vật chất chưa được cho.
Bởi vì không cần tới pháp luật, thứ nhất, chỉ nói tới đạo đức làm người,
- ai cũng có cái quyền tư hữu,
- ai cũng muốn tài sản vật chất của mình không bị sứt mẻ, không bị mất mát.
- Ai cũng sợ mất mát..
- Ai cũng muốn mình được toàn vẹn mọi thứ.
- Người khác lấy của mình, mình đâu có chịu,
- Vậy tại sao mình lại lấy của người khác.?
* Lý do thứ hai, trong tinh thần rốt ráo nhất của người biết đạo, thì cái của mình là mình đã không nên tham đắm, nói gì cái của người khác.
- Một người luôn luôn sống trong ý thức mọi thứ phù du, luôn luôn sống trong ý thức bằng giá trị tinh thần bằng niềm vui tâm linh lớn hơn việc sở hữu vật chất
- Thì thấy chuyện sang đoạt chiếm hữu, của phi nghĩa là điều đương nhiên phải tránh.
- Mình đâu có thể ăn đời ở kiếp với số vật chất
- mà mình lừa đảo lật lọng của người ta.
- Vài trăm ngàn, hay vài triệu đô la, lấy xong rồi cả đời trốn chui trốn nhủi, không dám nhìn mặt ai hết.
- Trời đất bao la mà cứ sống như chuột chù,
- như giun dế thì có đáng hay không.?
- Hiểu được như vậy thì mình luôn luôn sống trong ý thức rõ ràng, mình không có sang đoạt của ai hết.
- Hôm nay mình gieo nhân nào thì mai kia mình bị cái quả y chang như vậy.
- Hôm nay mình sang đoạt chiếm hữu của người khác, thì mai kia sanh ra một là nghèo khó, hai là những thứ mình có được cũng dễ dàng mất mát
(do thiên tai, nhân họa, chiến tranh hay trộm cướp).
- Có những người giàu có nhưng không giữ được của.
- Nói theo trong kinh là do tiền nghiệp đã không giữ giới trộm cướp, nên đời sau sanh ra thì một là không có tài sản, hai là nhờ phước bố thí mà có được tài sản nhưng giữ không được.
- Có nhiều ngõ để rò rỉ thất thoát lắm.
- Cuối năm 2017, có hai người quen của tôi
- cũng tương đối có của ăn của để.
- Trước Tết vài hôm thì cả hai đều bị mất một số tiền rất lớn, vài trăm ngàn đô.
- Một người thì bạn bè lừa gạt, người kia thì do chơi stock, bitcoin gì đó.
- Tiền bạc mà muốn đội nón ra đi thì nhiều cớ lắm.
- Vợ chồng con cái người thân bệnh hoạn,
- hoặc họ hoang phí bài bạc hút chích gì đó, thì mọi thứ đội nón đi hết.
- Hiểu như vậy mình mới sợ.
* Tinh thần cao nhất của Phật pháp đó là, của mình hợp pháp mà mình còn, không nên chìm đắm thì nói gì là dòm ngó của người khác
3. Giới tà dâm.
Vì nhu cầu tình cảm, tình dục mà chúng ta đi tìm đến những đối tượng ngoài luồng.
- Nên nhớ rằng: con người khác con thú ở chỗ sự chừng mực và biết chuyện.
- Biết cái gì nên hay không nên, chỗ nào là ranh giới phải dừng lại.
- Xã hội nào cũng tán thán tôn vinh chế độ một vợ một chồng.
- Và những tình cảm ngoài luồng tuyệt đại đa số là có kết cục không đẹp.
* Trong Kinh định nghĩa tà dâm là quan hệ tình dục, với những đối tượng xã hội lên án, ví dụ: người đã có gia đình; hoặc người đang được gia đình, pháp luật bảo vệ như trẻ vị thành niên hoặc có bạn bè thân thuộc muốn gìn giữ nó, mà mình tìm cách chiếm hữu.
- Định nghĩa tà dâm hơi rộng như vậy, chứ không phải chỉ đơn giản là: dây dưa với vợ hay chồng người khác.
- Tất cả là 21 hạng không thể đụng chạm tới gom gọn lại hai là: người đã có gia đình, và người đang được giám hộ bởi đoàn thể hay cá nhân nào đó.
* Mình cứ nghĩ người ta thương mình, mình thương lại, hai đứa dắt nhau vô bụi, miễn sao chồng họ không biết, vợ họ không hay, thì trái đất vẫn hòa bình đâu có gì đâu.
- Nhưng không được.. vì nếu thế giới này, hành tinh này mà, mọi người tha hồ thích với ai thì đến với người đó, thì chúng ta không còn niềm tin trong gia đình nữa.
- Cứ hở ra là sợ mất vợ mất chồng..!
- Ai có máu ghen thì mới hiểu, mới thấy những người nghiêm túc trong tình cảm là đáng quý.
* Giới tà dâm là một lằn ranh, vạch kẽ để phân biệt người và thú.
- Con thú không phân biệt được gì nên và không nên.
- Chỉ có con người mới biết rằng: tài sản vật chất có quyền tư hữu và, tình cảm con người cũng có tư hữu, không được xâm phạm của ai.
4. Giới nói dối.
Không nói dối chưa chắc là giữ giới.
- Bởi nhiều khi không có điều kiện nói dối.
Mình không muốn ai lừa dối mình thì mình cũng đừng lừa dối ai.
- Đại phúc và hữu hạnh thay cho kẻ nào, được sống giữa những người mà mình có thể tin cậy được.
- Bất cứ nơi nào mà người với người không tin được nhau, thì xã hội đó đoàn thể đó xem như vất đi.
* Năm giới là giềng mối duy trì nền tảng đạo đức xã hội, và trên nền tảng đạo đức ấy, con người có thể tương thân tương ái tương kính lẫn nhau.
- Không tin được nhau thì còn gì để nói với nhau nữa.
* Trong Kinh nói cái gì cũng có chu kỳ, cây cỏ hoa lá cũng có mùa xuân hạ thu đông.
- Mùa xuân thì cây cỏ xum xuê tốt tươi,
- mùa thu thì bắt đầu vàng úa,
- mùa hạ rụng rơi, mùa đông lạnh lẽo.
- Tùy mùa mà loài nào sống được loài nào chết đi.
- Đời sống của con người cũng có mùa.
- Có những thời điểm chúng sanh đặc biệt nổi trội về tâm linh.
- Chẳng hạn như thời Đức Phật,
- những người tu hành đạo đức, chứng đắc,
- thánh nhân nhiều như nấm sau mưa.
- Trong khi đó có những thời kỳ mà
- chúng sanh nổi trội về văn minh vật chất,
- chẳng hạn như thời này, cách nhau một đại dương
- mà có thể vừa nói chuyện vừa nhìn mặt nhau,
- người kia rót trà người bên này có thể thấy làn khói lượn lờ bay trên chén, có thể quan sát nhau từng đường tơ sợi tóc, chúng ta có thể di chuyển trong không gian, với tốc độ ngàn cây số một giờ.
- Tùy chu kỳ mà chúng sanh trội về cái gì trong cái thiện, và cũng tùy chu kỳ mà chúng sanh trội về cái gì trong cái ác.
- Có những thời kỳ họ trội về tham,
- có những thời kỳ họ trội về sân.
- Xuân hạ thu đông trong thiên nhiên như thế nào, thì tâm tình tâm thức của chúng sanh cũng có chu kỳ như vậy.
- Có những thời kỳ chúng sanh sung mãn về đạo đức, thì cả hành tinh không có ai biết nói dối.
- Nói dối khi đó là một khái niệm trừu tượng.
- Có lúc cả hành tinh này sống trong bối cảnh ‘cộng sản’ tuyệt hảo.
- Thời đó người ta chỉ kiếm ăn khi cần và không có khái niệm tích chứa, sở hữu, dành dụm và từ đó không có nhu cầu sang đoạt lừa đảo; không có kẻ nằm nhà mát ăn bát vàng, kẻ làm quần quật, không có gian thương đầu cơ, lừa lọc.
- Thời đó người có thể tin người, người có thể quý người, người có thể thương người.
- Còn thời này, muốn quý nhau cũng khó, muốn thương nhau cũng khó và muốn tin nhau càng khó.
- Tùy vào chu kỳ biến đổi trong thiên nhiên và chu kỳ biến đổi tâm thức của chúng sanh mà thế giới này mỗi giai đoạn có điểm đặc thù như vậy đó.
* Điều rốt ráo nhất trong giới nói dối là muốn giải thoát sinh tử, muốn chứng Thánh thì anh phải thấy được 4 sự thật.
- Thấy được sự thật là vấn đề quan trọng cốt yếu từ phàm sang thánh.
- Muốn thấy được sự thật thì ngay thuở còn phàm anh phải biết yêu sự thật.
* Có yêu sự thật.. thì trong ngôn ngữ hay hành động mới không có dối trá, lừa đảo, lươn lẹo, lật lọng.
* Một người có hàm dưỡng thì chuyện lừa đảo lật lọng là cả vấn đề, còn với người thiếu hàm dưỡng, thì chuyện nói dối rất dễ dàng đơn giản mà thậm chí là lối thoát cho họ trong nhiều tình huống.
- Còn với người có hàm dưỡng thì, chuyện nói dối là cả một cực hình, kẹt lắm, khó khăn lắm
5. Giới uống rượu.
Kể từ khi tia nắng mặt trời đầu tiên rọi vào thân thể khi chúng ta ra đời, vừa lọt lòng mẹ cho đến khi ta vào áo quan đậy nắp lại, thì trong chuỗi thời gian ấy chúng ta liên tục, và thường trực đối diện với bao nhiêu là bất trắc
- Để đối phó, để sinh tồn trong một thế giới đầy những bất trắc, thì chúng ta phải thường xuyên tỉnh táo.
- Đằng này chúng ta lại chối bỏ khả năng tỉnh táo ấy, để chìm sâu trong nghiện ngập nào đó làm mê man thần trí.
- Đó là chúng ta quay lưng lại với quyền lợi làm người của mình.
* Con người khác con thú ở chỗ là khả năng tỉnh thức.
Đời sống của chúng ta là một chuỗi năm tháng đối diện với bất trắc, bất trắc do con người, do thiên nhiên, và do bản thân.
- Để sống trong thế giới đầy bất trắc ấy, chúng ta phải thường trực tỉnh thức để sống cảnh giác, phòng vệ.
- Ấy vậy mà chúng ta nhìn thấy những người say, những người ngáo đá.
- Cái cột điện cao thế mà dám leo lên trên,
- nóc nhà trơn tuột mà dám đứng nhảy múa.
- Một người say rượu thì như một con thú vậy,
- không biết nguy hiểm, không biết mắc cỡ hay sĩ diện, không biết cái gì là đẹp là xấu, là thiện là ác, là nên hay không nên hết.
Cho nên, điều thứ năm này, Đức Phật dạy ngay cả khi chư Phật chưa ra đời, những người hiền trí ở đời..
- Cũng phải tôn trọng năm nguyên tắc chuẩn mực đạo đức này
- không giết, không trộm, không dâm dục,
- không dối trá, không say sưa nghiện ngập.
* Đây là năm tiêu chuẩn đạo đức tối thiểu
- cho một cá nhân, một xã hội, một đất nước.
Năm giới phải được thiết lập trên nền tảng ý thức,
- được khởi đi từ ý thức thì mới gọi là năm giới.
- Nếu một người cư sĩ thành tựu năm giới trên một nền tảng ý thức, như chúng tôi vừa nói nãy giờ, thì giới đó mới được gọi là giới hoàn bị.
* Còn không làm, không vi phạm nhưng thiếu ý thức
- trong năm tiêu chuẩn đạo đức ấy
- thì giới của mình vẫn chưa được xem là hoàn hảo.
* Đức Phật dạy rằng:
- trong một gia đình cư sĩ mà người cư sĩ thành tựu được năm giới
- thì ngay trong hiện tại trong thế giới loài người,
- trong xã hội mà chúng ta đang có mặt,
- chúng ta không có âu lo,
- mà còn được sự tín nhiệm thương quý;
- đồng thời nếu mình có đột ngột ra đi, thì chỉ cần nhớ một điều thôi, mình đã sống đẹp quá,
- mình sống có chuẩn mực, mình sống có nguyên tắc,
- kiểu sống của mình không phải là kiểu sống của một chúng sanh thấp kém, vì vậy chỗ về của mình dứt khoát phải là chỗ cao cấp rồi.
- Người cư sĩ nhớ chừng ấy thôi là xuôi tay nhắm mắt có thể cười được.
* Mình nhớ mình đã sống ra sao là được rồi, tự nhiên đi mình thấy thanh thản,
- dầu cho mình không có thần thông,
- mình không biết rõ lắm về thiên đường địa ngục,
- kiếp trước kiếp sau, nhưng tối thiểu mình nghĩ nếu có một cõi lành..
- thì cõi lành ấy phải dành cho những người có đạo đức về đó.
* Đó là niềm tin của người có giới.
Chính vì vậy Phật dạy người cư sĩ có năm giới thì sống không có sợ hãi, luôn sống với sự bằng an trong tâm hồn..NhậtKýChépBằngKinh_Tập18
SƯGiácNguyên (giảng)
---------




NẮM GIỚI CẤM
-
1) Không sát sanh
2) Không trộm cắp
3) Không tà dâm
4) Không nói dối
5) Không uống rượu
---
Năm điều giới cấm Phật đà khuyên
Tự Chủ gieo nhân sống thật hiền
Sáng tối thao lành quen sẽ vững
Trưa chiều giữ thiện thấm rồi yên
Lìa tham chánh hạnh mà thông não
* Diệt ái tà dâm chẳng lộng phiền..!
Loạn thể luôn rình tâm Bất Biến
Đời dù ấm lạnh mãi hồn nhiên..!
----
TKN Đào Liên
15.12.2021.Tân Sửu
---------


Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11179
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 6 I_icon13Wed 22 Dec 2021, 21:18



Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 6 Fb_im306



HỎI
Con có một thắc mắc : Bây giờ có nhiều người giỏi,
- nhiều người giàu rồi thì chư Phật cứu người nghèo,
- người thiếu, người dốt chứ cứu chi người giàu, người giỏi ạ ?
-
ĐÁP
-
Đó là lý luận một chiều.
- Cô phải có đất thì tôi mới giúp cô cất nhà được.
- Nếu cô không có đất thì cất ở đâu?
- Vật chất thì có thể nói như vậy được nhưng về tinh thần thì không.
- Về tinh thần mình phải có chủng tử thì mới giúp được.
-
Ví dụ 1 :
-
Cô vừa rủ 3 người đi shopping cần gì mua nấy
-.mà cách đây 15 phút chính mắt tôi thấy cô mua cho 2 cô kia mỗi cô một đôi giày
- mà tại sao tôi cô không mua? Tại vì tôi cụt chân.
-
Sư : Vậy tôi hỏi cô tại sao cô mua cho 2 người không tật nguyền
- mà cô không mua cho người tật nguyền này ?
-
PT : Vì không có chân thì lấy gì mà mua.
-
Sư : Vừa rồi cô nói giúp cho người nghèo, người thiếu.
- Cho nên tùy mình phải biết họ thiếu cái gì và thiếu cỡ nào?
- Nếu cụt chân thì làm sao mình mua giày cho họ.
-
Ví dụ 2 :
-
Từ xưa tới giờ không ai mua keo xịt tóc cho tôi ,
- tại sao vậy ? Vì tôi không có tóc .
Cho nên ai muốn giúp mình họ cũng phải coi mình có cái background gì thì họ mới giúp được.
Đạo giải thoát y chang như vậy.
- Muốn giúp cho họ giải thoát thì mình phải coi họ có căn hay không.
- Nếu họ không có căn thì giảng tới tết cái đầu của họ cũng cứ “đơ“ ra.
- Và nên nhớ thế này : Chư Phật không có vụ hà hơi tiếp sức độ cho người không muốn tu.
- Bằng chứng là:
- nếu chư Phật có thể độ người không muốn tu thì hôm nay mình lên toà sen ngồi rồi.
* Có nhiều người nói Phật là vô biên, cầu thì Ngài sẽ giúp,
- họ tưởng nói như vậy là họ khen Phật.
- Nhưng thật ra đó là họ chửi Phật đó.
- Nếu nói Phật có thể độ mọi người thì tại sao thời Phật còn sống
- chó, heo, mèo, vịt nó đầy ra đó tại sao Phật không dùng phép biến nó thành tiên ? !
- Nên nhớ lúc Phật còn, địa ngục vẫn tồn tại và có rất nhiều người ở dưới đó.
Đệ nhất thần thông bên tăng là ngài Mục Kiền Liên,
- dời non lấp biển giống như cái búng tay mà trớ trêu thay ngài cũng bị nạn bầm nát như tương hột.
- Đệ nhất bên ni là Liên Hoa Sắc cũng bị cưỡng hiếp.
- Cho nên tôi thù nhất cái vụ cầu an cầu siêu.
- Cái đó là do mình chế ra.
* Trong kinh tôi đố các vị tìm được bài kinh nào ..
Phật và các vị thánh tăng đứng kế bên cái xác lạnh ngắt
- cầu nguyện cho cái xác đó đi lên cõi này cõi kia.
- Chuyện đó không bao giờ có.
“Đã đi mất biền biệt sơn khê, cố nhân ơi bao giờ mới về“
- Cho nên không có chuyện “ chú nguyện, thím nguyện“.
- Chuyện đó không bao giờ có.
Cầu an là người bị trọng bệnh, mình tới nói pháp cho họ nghe, an ủi cho họ đừng sợ, đừng buồn,
- để họ ổn định tâm lý.
Còn tụng cho hết đau, hết bệnh mà nếu có chuyện đó thì Phật pháp khác nhiều lắm.
- Sanh, già, đau, chết, ... cứ đè ra mà tụng là xong hay sao?
Sư Toại Khanh.
---------



Được sửa bởi mytutru ngày Thu 23 Dec 2021, 18:44; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11179
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 6 I_icon13Thu 23 Dec 2021, 08:46



Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 6 Fb_im307




Các vị có biết Tàm và Úy là gì ?
Sư Giác Nguyên
---------

_ TÀM:

- Trong Chú giải, giải thích là liêm sĩ, biết thẹn khi nghĩ về mình,
nghĩ về dòng dõi, gia đình, nghĩ về đoàn thể mà mình đang có mặt rồi mình thẹn.
- Mình nghĩ rằng xuất thân của mình như vậy mà tại sao làm chuyện này,
mình đang có mặt trong đoàn thể thánh chúng mà mình lại như vậy.
- Mình là một thiện nam, một tín nữ mà tại sao mình làm chuyện này.
- Rồi mình là một người có kiến thức Phật pháp có niềm tin,
có chánh kiến mà tại sao mình làm như vậy.
- Có người họ không làm bậy là bởi vì họ sanh trưởng trong một gia đình có giáo dục,
có truyền thống đạo đức, có sĩ diện, có mặt mũi.
- Họ coi trọng nhân phẩm, tư cách cá nhân.
- Cho nên với chừng đó hành trang họ không dám làm bậy.
* Đó là một trường hợp về Tàm .
-
_ UÝ:
* Úy là sợ gồm có 4 trường hợp :
1- Sợ cắn rứt lương tâm.
Mình sợ mình làm rồi tối về ngủ không yên,
mai mốt tháng sau, năm sau, cuối đời mỗi lần nhớ lại lòng không yên .
2- Sợ tiếng đời chê trách .
3- Sợ hình phạt pháp luật .
4- Sợ quả báo kiếp sau
Tùy trường hợp, tuỳ người sợ kiên tránh tội lỗi có thể không giống nhau.
_________
* Đối với người làm ác có 2 quả báo :
1- Ngay Đời Hiện Tại Bị Pháp Luật, Bị Hình Phạt:
Trong đây có kể ra có nhiều cái tội chẳng hạn như :
- Ngày xưa có tội voi giày, như là bà Bùi Thị Xuân là tướng của Tây Sơn
bị nhà Nguyễn bắt trói rồi cho voi nó giẫm lên.
- Rồi có những hình phạt tứ mã phanh thây,
họ lấy dây họ cột 2 tay 2 chân rồi cho 4 con ngựa nó chạy 4 phía.
- Rồi có hình phạt gọi là lăng trì.
- Có nghĩa là họ lóc thịt từng miếng ra.
* Hễ mình còn thích cái này, còn ghét cái kia thì mình còn tạo nghiệp,
mà hễ còn tạo nghiệp thì chắc chắn là còn tái sanh,
mà hễ còn tái sanh thì chắc chắn sẽ phải có lúc
mình chịu đựng những sự trừng phạt tàn khốc như thế này.
- Có những hình phạt nghe qua thì nó không có sợ
nhưng mà thật ra nó kinh hoàng lắm.
* Ví dụ người ta nhốt mình trong hầm tối ở ngoài hoang đảo,
quí vị biết cảm giác nó dễ sợ lắm, bốn bề tối mịch,
hoặc có khi mình chỉ nghe sóng vỗ xa xa đâu đó
mà ngồi mấy chục năm trời,
mỗi ngày chỉ có cái lỗ người ta đẩy đồ ăn vào tối thui như vậy,
mà mình phải ở với chuột và gián.
* Mùa đông thì lạnh, mùa hè thì hầm hơi, nghẹt thở thì ráng mà chịu,
khi nào mình chết thì họ lôi mình ra liệng xuống biển,
nó có những hình phạt tàn khốc như vậy .
- Tại sao tôi phải nói nhiều chỗ này, để cho quí vị thấy
hễ còn sanh tử luân hồi thì cơ hội chúng ta chịu khổ này
nó lớn lắm, và chưa hết! Đó là cái khổ nhân gian .
2- Chết Rồi Bị Sa Đoạ:
- Cái khổ sa đọa không tưởng nỗi.
- Đó là sanh làm loài dòi bọ trong chỗ dơ bẩn, hôi thúi, tanh tưởi, sanh ra trong bóng tối
( Xem kinh Hiền Ngu Trung Bộ để hiểu rõ thêm chỗ này).
Cho nên chuyện đầu tiên bài giảng bắt đầu từ nỗi lo sợ nên có.
* Ngài Xá Lợi Phất gọi là nỗi ưu thọ, nỗi ưu tư nên có.
Có những buồn lo nên có. Có nghĩa là mình biết sợ.
- Đức Phật Ngài dạy rằng trong cái đất Ấn Độ này
cái chỗ đẹp thì ít, chỗ xấu thì nhiều; chỗ an toàn thì ít
mà chỗ nguy hiểm chông gai hầm hố thì nhiều;
người trí thì ít, thiếu trí thì nhiều.
- Và trong đó người biết kinh cảm, động tâm ..
trước cảnh đời hay trước lời giáo huấn thì ít mà cái kẻ trơ lì, bịt tai, nhắm mắt thì nhiều .
- Trong tiếng Pali gọi là Samvega.
Tức là sự kinh cảm hay là sự động tâm.
- Nghĩa là mình bị sốc khi mà nghe tôi giảng,
hoặc là khi chứng kiến cái cảnh bị bệnh mà không có thuốc uống,
cái cảnh nhìn người lâm nạn mà mình bất lực,
cái cảnh mà bản thân mình đối diện với cái chết mà không biết phải làm sao,
cảnh mình bị oan ức mà bó tay,
cảnh máu me tai nạn thân thể đứt khúc.
Đại khái như vậy .
- Đức Phật Ngài dạy trên đời này có những người biết kinh cảm, biết động tâm, biết chấn động,
biết sốc để quay về tu hành thì số đó rất ít.
- Còn cái số thấy sợ rồi sau đó huề luôn thì nhiều lắm .
Sư Giác Nguyên.
( Chép lại bài giảng của Sư _Phẩm Hình Phạt). Nguồn Simsapa.
---------

Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11179
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 6 I_icon13Mon 27 Dec 2021, 23:17



Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 6 Fb_im320


Đoạn Nào Buồn Ta Bỏ Bớt Cho Vui
Sư Giác Nguyên
---------
CUỘC ĐỜI LÀ CHUYẾN ĐI DÀI , MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH THĂM THẲM , COI CÁI GÌ THƯƠNG CÁI GÌ HẬN KHÔNG ĐÁNG THÌ BỎ BỚT .
XIN CỨ XEM CUỘC ĐỜI NHƯ KHÚC HÁT , ĐOẠN NÀO BUỒN TA BỎ BỚT CHO VUI .
---
Có 3 hạng người ở đời : Lòng thương hận của họ như chữ viết trên đá , như chữ viết trên đất , như chữ viết trên nước .
- Hạng thứ nhất là lòng thương hận như chữ viết trên đá .
Chuyện gì mà đã xảy ra rồi thì sống để bụng chết mang theo , không có một sự thương thảo , thỏa hiệp hòa giải ở loại người này .
Và các vị nên nhớ đời sống nói riêng và cuộc sinh tử nói chung hành trình thăm thẳm vạn lý , hành lý càng nhiều thì nó càng nặng vai , chúng ta chỉ mang theo hành lý nào thật sự cần thiết mà thôi .
Những cái gì chúng ta thích thì mình phải dò xem có đáng để mang theo đường dài , còn những thứ mình bực mình thì mình cũng nên bỏ bớt được cái nào thì mình bỏ .
- Thí dụ như thích sạch , ghét dơ , nhưng cái ghét đó phải ở mức độ nào , chứ còn nếu mình sạch một cách quá đáng thì nó trở thành phiền cho người tu.
Các vị đem quan điểm vệ sinh quá khích cực đoan mà đem vào thiền viện ở Miến Điện các vị sẽ chịu không nỗi .
Tôi gọi là quan điểm vệ sinh quá khích cực đoan .
Tôi cũng chủ trương sạch bởi vì trong các nhân tạo trí tuệ trong đó có cái nhân vật dụng thân thể và trú xứ luôn sạch sẽ , nhưng nó không có nghĩa là quá khích cực đoan , ghét dơ nhưng nó cũng chừng mực , nhưng quá mức thành ra là gánh nặng .
- Người cũng vậy , mình không thích người giả dối , ghét người bủn xỉn , ghét nhỏ mọn hay ganh tị .
- Đúng ! Nhưng ghét ở đây có nghĩa là mình không có hoan hỷ với họ , không sẵn sàng sống chung với họ , chứ điều đó không có nghĩa là mình căm thù .
- Bởi vì thánh nhân có câu thế này : Hate the sin , love the sinner “Hãy ghét điều ác , nhưng mà hãy yêu kẻ phạm tội .” Và theo tinh thần Phật pháp thì không có ai mà dễ ghét .
- Chỉ có hai hạng người đáng thương và dễ thương , người xấu là người đáng thương và người lành là người dễ thương .
- Nếu mình không hiểu điều này mình dễ rơi vô trường hợp người thứ nhất , lòng hiềm hận tức tối bất mãn mang theo cả đời , đừng để bất mãn nào nó là vết hằn trên đá .
- Dầu yêu , dầu ghét , các vị trong room không có nghĩ cách bạc lòng này của chúng tôi , nhưng tôi theo quan điểm của một góc nhìn của một thầy tu , yêu hoặc hận mà đến mức đá nát vàng phai thì chỉ thêm cực lòng , khổ tâm .
- Bởi vì nhiều lý do : mình mang theo nó được bao xa , mình không kịp phụ người thì người cũng phụ ta , mà nếu có tiếp tục sống đến 90 hay 98 tuổi ...
Thì thử xem người nào bị lẫn trước , cuộc tình nào cũng phai , mà chưa kể một hơi thở không có vào rồi mình đi luôn qua đời sau kiếp khác thì liệu còn có dịp gặp nhau nữa không ?
- Liệu có còn một lần trùng sinh tái ngộ nữa không ?
- Cơ hội làm người hiếm hoi như rùa mù ngoài biển thì nói gì cơ hội gặp lại nhau .
- Có bốn điều phải tương đồng mới gặp lại nhau : Trí tuệ tương đồng ; Giới hạnh tương đồng ; Bố thí tương đồng ; Chánh tín tương đồng .
-,Phải có bốn cái này tương đồng thì mới có thể hy vọng bao nhiêu phần trăm gặp lại nhau.
- Chứ còn đa phần nếu phước nghiệp chênh lệch nhau thì mỗi kẻ đi một đường , mà nếu có may mắn gặp lại nhau thì gặp kiểu Trương Chi , Mỵ Nương gặp chỉ thêm đau lòng .
- “ Người đâu gặp gỡ làm chi , trăm năm biết có duyên gì hay không .”
Cho nên thương hay hận thì cũng ở mức độ nào đó , chứ còn bắt chước chữ nghĩa văn chương thơ ca , “đá nát vàng phai “, “thiên thu bất tuyệt “ , “vĩnh cửu ngàn đời “.
Cho nên thương còn không hằn lên đá huống chi là hận .
- Hạng thứ hai lòng thương hận như chữ viết trên đất .
Các vị biết khắc trên đá nó lâu , còn khắc trên đất chỉ sau một trận mưa , sau một loạt vết chân người , chân thú thì còn lại gì trên mặt đất ấy .
Cho nên loại hai nhẹ hơn loại một .
- Hạng thứ ba lòng thương hận như chữ viết trên nước .
Có hạng người lòng của họ dễ tha thứ , lòng của họ dễ trơn tuột , không có gì có thể đọng bám lại lâu ngày .
* Các vị còn nhớ tôi nói dục ái ở đâu thì sân ở đó , sân ở đâu dục ái ở đó , người còn tham thích trong 5 dục càng mãnh liệt thì lòng bất mãn càng lớn .
Khi anh còn có nhiều cái thích thì còn nhiều cái bất mãn , sợ hãi , bực dọc khó chịu .
* Cuộc đời là chuyến đi dài , một cuộc hành trình thăm thẳm , coi cái gì thương , cái gì hận không đáng thì bỏ bớt . Xin cứ xem cuộc đời như khúc hát , đoạn nào buồn ta bỏ bớt cho vui.
Copy từ FB: Sim Sapa
(Chép lại bài giảng của Sư Giác Nguyên ngày 3-6-2018)
---------

Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11179
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 6 I_icon13Fri 31 Dec 2021, 15:27


Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 6 Fb_im323



CÙNG LÚC NĂM TẶNG PHẨM
(Công Đức Của Người Cúng Dường)
__Sư Giác Nguyên__
---
Cho ăn là cùng lúc bố thí năm thứ:
(1) Cho sự sống.
(2) Cho ngoại hình.
(3) Cho sự an lạc.
(4) Cho sức khỏe.
(5) Cho trí tuệ...
-
Nghĩa là nhờ thức ăn của ta bố thí mà người kia sống thêm một ngày.
- Bữa ăn của ta giúp người đã đẹp được đẹp thêm.
- Kẻ vốn xấu thì cũng nhờ bữa ăn này có thêm sinh tố, đẹp bao nhiêu hay bấy nhiêu.
* Khi cúng dường hay bố thí thức ăn nên niệm tưởng câu kinh này:
[ Người khỏe mạnh ăn vào thêm khỏe.
- Người đẹp ăn vào thêm đẹp.
- Người đang vui ăn vào thêm vui.
- Người trí tuệ ăn vào thêm trí tuệ.]
-
* Khi quì xuống cúng dường dâng mâm cơm cứ nghĩ trong bụng:
- “Ai đã đẹp ăn vào thêm đẹp.
- Ai đã khỏe ăn vào thêm khỏe.
- Ai đang vui ăn vào thêm vui.
- Ai có trí ăn vào thêm trí.”
- Ví dụ: như mình cúng dường cho ngài Thanh văn, chắc chắn là ngài phải nhờ ăn ngài mới sống chứ.
- Ngài là người như thế nào mình biết rồi, mình chỉ cúng ngài có một bữa ăn thôi, mình nghĩ bụng:
Người có trí ăn vào món ăn này càng thêm trí
(vì họ thêm một ngày sống nữa).
* Người có giới ăn vào thêm giới
(vì nhờ bữa ăn này họ thêm được một ngày giữ giới nữa).
- Ai có Định ăn vào thêm Định.
- Ai đã đẹp ăn vào thêm đẹp.
- Ai đã khỏe ăn vào thêm khỏe.
- Cứ đọc như vậy.
- Lúc bấy giờ công đức bố thí cúng dường bữa ăn không còn đơn giản là bữa ăn nữa.
- Ý nghĩa của việc bố thí lúc ấy cùng lúc là 5 thứ tặng phẩm.
---------
Ghi Chú: Thanh Văn là người xuất gia đang tu học..
(KinhBhojanasutta)
Nhậtkýchépbằngkinh_Tập17
Sư Giác Nguyên giảng..
---------



Được sửa bởi mytutru ngày Sat 01 Jan 2022, 06:22; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11179
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 6 I_icon13Sat 01 Jan 2022, 01:01



Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 6 Fb_im325



___HỎI VÀ ĐÁP___

HỎI
Cho hỏi là cái đoạn kinh “số người bị đoạ nhiều như lông bò,
- số người về cõi lành ít như sừng bò” này nằm ở đâu trong kinh Tăng Chi vậy?
Xin cảm ơn nhiều.
-
ĐÁP
Năm nay đã là 2022, vẫn có người không biết dùng keyword để vào google.
Xin ngồi đàng hoàng cho tôi lạy 1 cái !
Sư Giác Nguyên
---------

Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11179
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 6 I_icon13Sat 01 Jan 2022, 09:08



Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 6 Fb_im326


BÀI KINH BỘC LƯU .
----
Nội dung bài kinh này là vị Trời hỏi Đức Phật
- bằng cách nào Ngài vượt được bộc lưu sanh tử, bộc lưu phiền não.
* Đức Phật biết đây là một người hiền trí nên Ngài đã trả lời theo cách vị này muốn:
- "Ta đã vượt khỏi bộc lưu phiền não..
- ta đã vượt khỏi bộc lưu sanh tử bằng con đường rất là riêng..
- đó là ta đi trên đường mà ta không thèm bước tới ta cũng không thèm đứng yên"
- vì bước tới là trôi dạt và đứng yên là chìm xuống.
* Ở đây các vị A-la-hán giải thích cho chúng ta,
- thế nào là trôi dạt và thế nào là chìm xuống.
- Trong hành trình tu chứng của Đức Phật,
- Ngài không bị chìm trong lợi dưỡng và khổ hạnh.
* Tôi nhớ cách đây không lâu, trong một bài viết ngắn tôi có nhắc đến điểm này:
- Hiểu được vạn hữu Trong bài kinh Vượt Bộc Lưu này
- Ngài cũng xác định Ngài là người đã lìa bỏ cả thường kiến và đoạn kiến:
- Hiểu được vạn hữu do duyên mà có thì bỏ được đoạn kiến.
- Hiểu được vạn hữu do duyên mà diệt thì bỏ được thường kiến.
- Ai bỏ được cả hai thì người đó có được chánh kiến.
- Chánh kiến là bước đầu tiên của Bát chánh đạo.
- Đầu tiên ở đây, nghĩa là cái được kể đầu tiên trong Bát Chánh Đạo.
- Chánh kiến là gì?
* Trí hiểu tam tướng và trí hiểu luật nhân quả gọi chung là chánh kiến.
* Ác pháp (ākusalā) là trôi dạt..
- thiện hiệp thế (lokiyakusula) là chìm xuống
- nghĩa là sao?
- Do vô minh trong tam tướng nên cứ tưởng ở đây khổ chạy lại kia hết khổ.
- Sợ cái khổ này quá, lại đi đầu tư cái khổ khác.
- Ví dụ như tôi cô đơn quá tôi đi tìm một mối tình.
- Người ta bỏ tôi đi, tôi thất tình, thế là tôi tìm đến người khác…
- gọi là tránh ô mồ gặp ô mã, tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa.
- Hoặc, tôi ham tiền quá, tôi làm ăn bị chúng gạt..!
- buồn quá, tôi đi uống rượu, bị đụng xe, nằm một chỗ.
- Mình tưởng người như vậy là ngu, ..
- nhưng thật ra không có ai là phàm phu mà không ngu hết,
- cứ đi trốn cái khổ này bằng cái khổ khác.
- Anh thứ nhất hèn nhất, trốn khổ bằng sát sanh trộm cướp,.!
- đầu tư tham sân si đến sa đọa.
- Anh thứ hai sang hơn một chút, trốn khổ bằng cách làm lành
- để sanh vào cõi Dục Thiên hay Phạm thiên Hữu Sắc.
- Anh thứ ba trốn khổ bằng cách chứng đắc các tầng thiền Vô Sắc.
- Nhưng Phạm thiên Vô Sắc sống lâu cho lắm
- rồi 84 ngàn đại kiếp ở cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng cũng sanh trở lại kiếp trầm luân mà thôi.
- Tất cả chúng ta ngồi đây ..
- cũng như tất cả những chúng sinh chúng ta nhìn thấy như con ong cái kiến…
- không một loài nào, cá nhân cá thể nào
- mà chưa từng đặt chân lên cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng.
- Trong dòng sinh tử luân hồi thì chỗ nào mình cũng từng ghé qua.
- Chỉ có một chỗ mình chưa tới thôi,
- đó là cõi Ngũ Tịnh Cư dành cho các vị A-na-hàm,
- mình vô đó rồi thì không ra nữa mà đi luôn.
- Cõi địa ngục dành cho những người đoạn kiến bất trị,
- thì từng người từng người trong tất cả chúng ta ở đây,
- cũng đã từng vào ra trong đó như hoàng tử vào cung.
- Vì mình luân hồi lâu quá, dài quá nên mình không tin.
* Tại sao khi bước ra đường mình thấy cảnh khổ nhiều hơn cảnh vui,
- người giàu ít hơn người nghèo,
- người đẹp ít hơn người xấu,
- người khỏe ít hơn người bệnh,
- người có vấn đề về gia đạo luôn luôn nhiều hơn
- người bách niên hạnh phúc trăm năm hảo hợp?
- Vì sao nhìn đâu cũng cảnh khổ?
- Chỉ vì một ngày mỗi chúng sinh tâm thiện ít hơn tâm bất thiện.
- Ngay trong đời này đã vậy nói chi trong vô số kiếp quá khứ.
- Tâm bất thiện nhiều thì làm sao niềm vui nhiều hơn nỗi buồn được.
- Ác nhiều thì khổ phải nhiều.
- Đó là lý do vì sao chúng ta gọi đời này là bể khổ.
* Có những cảnh giới người ta không có cơ hội để nhìn thấy những nỗi khổ.
- Ở cảnh Dục thì cơ hội nhìn thấy những nỗi khổ rất nhiều,
- bởi vì đây là một cảnh giới..
- có những môi trường để tất cả ác nghiệp nảy sinh.
- Cõi trời như khói như sương thì làm gì có bịnh, làm gì có tai nạn.
- Như mình ở đây, chỉ riêng bịnh ngoài da thôi,
- cứ vào bệnh viện da liễu mà nhìn là hết muốn tái sinh.
- Vô viện Ung Bướu thì càng lạnh xương sống nữa.
- Ai muốn tu hành tinh tấn, cứ vô bệnh viện đảo một vòng,
- hoặc vô nhà xác, nghĩa trang, đảo một vòng là về đổi tánh liền.
- Còn vô chùa nghe pháp, gặp gỡ tăng chúng..
- trong tình trạng vui vẻ thì không thấm được đời là khổ đâu.
* Bài kinh này rất sâu, phủ nhận toàn bộ:
- lợi dưỡng là không chấp nhận được,
- khổ hạnh cũng không chấp nhận được,
- thường kiến đoạn kiến không chấp nhận được.
- Và cuối cùng, một phủ nhận mang tính toàn triệt, quyết định tuyệt đối,
- đó là: tất cả ác pháp phải bỏ đã đành
- mà tất cả thiện pháp hiệp thế cũng phải bỏ luôn.
- Thiện hiệp thế ở đây bao gồm:
- thiện Dục Giới,
- thiện Sắc Giới và thiện Vô Sắc Giới.
* ‘Bỏ’ ở đây không có nghĩa là không làm,
- mà làm trong một ý thức rất rõ rằng đây chỉ là phương tiện.
- Có câu này: Đồng tiền là một ông chủ tồi nhưng là một nô lệ tốt.
- Nghĩa là nếu mình coi đồng tiền là tất cả thì tệ lắm.
- Người thờ tiền thì chơi không vô.
- Người nào coi tiền là phương tiện sống,
- là món đồ để sinh hoạt, thì đó là người rất dễ thương.
- Thiện pháp cũng vậy, ..
- nếu coi thiện pháp là phương tiện để dẫn đến phước báu Ba-la-mật thì ok;
- nhưng nếu làm lành làm phước với tâm nguyện cầu được ..
- sinh về nơi này chốn nọ thì đó là ta đang đầu tư vào cái khổ – tức ba hành.
* Quí vị có biết tại sao mình ăn ngon?
- Có những người quán tưởng rằng món ăn này vốn không dơ
- nhưng cơ thể mình bất tịnh nên chỉ chạm vào cơ thể bất tịnh của mình,
- dính tí nước bọt thì đã dơ rồi.
- Nói gì là nó đã đi qua đường ruột đường bài tiết.
- Người hạ căn nghĩ như vậy thì mới ly tham trong chuyện ăn uống.
- Bậc thượng căn thì nghĩ:
- mình ăn ngon là do nghiệp dục giới mình đã sanh vào thân người,
- không ăn thì sẽ chết.
-,Con cú thích ăn thịt chuột, con cá thích ăn rong,
- con nai thích ăn cỏ, con người thích ăn lung tung.
- Như vậy cái ngon ở đây chỉ là một thứ nhu cầu rất là sinh học,
- rất là khoa học và thuần túy mang tính kỹ thuật mà thôi.
- Chúng ta thấy ngon vì nghiệp đẩy mình làm thân người,
- hễ mang thân người thì có nhu cầu ăn uống.
- Nếu ăn không thấy ngon làm sao nuốt được.
- Do nghiệp khiến cho mình đói, thèm ăn.
- Đến giờ thì cơ thể cần thêm dưỡng tố để sống.
- Ăn chỉ là chuyện trả bài mà thôi,
- ăn để sống để tiếp tục trả nợ đời trăm năm, trả nợ kiếp người.
- Hiểu như vậy mới thấy ăn là một thứ cực hình
- chớ không phải là một thứ khoái lạc để mình hưởng thụ.
* Có người thấy rằng, được sống trong nhung lụa,
- sống trong điều kiện mình muốn là hạnh phúc;
- phải bị sống trong điều kiện bất toại thì đó là đau khổ.
- Nhưng có hạng người đặc biệt, họ thấy rằng,
- hễ có mặt trên đời này là một gánh nặng.
- Vì vậy, trong bài kệ này Đức Phật dạy một câu
( “bước tới là trôi dạt, đứng lại là chìm xuống”).
- Lời giải thích của vị A-la-hán:
- Ác pháp là trôi dạt, thiện hiệp thế là chìm xuống,
- nghĩa là: hễ còn mang thân người
- trong điều kiện sống như thế nào đi nữa thì cũng là khổ.
- Tám chục tuổi rồi thì dù ông cụ ăn mày
- hay giáo hoàng cũng phải đi đứng khó khăn;
- cơ thể không còn nghe lời mình nữa
- dù đó là cư sĩ hay hòa thượng,
- dù có mười lăm bằng tiến sĩ hay không biết đọc biết viết.
- Voltaire có nói: "Nếu muốn khóc thì hãy khóc
- như một đứa bé chào đời chứ đừng khóc
như một ông già nằm xuống".
- Đó là một câu nói rất là thông minh.
- Điều đáng trách là biết đời là khổ sao còn chui ra làm gì.?
Trích Bài Giảng Kinh Tương Ưng
Sư Toại Khanh giảng _\(())/_
---------

Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11179
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 6 I_icon13Sun 02 Jan 2022, 21:48


Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 6 Fb_im327



TƯ LƯƠNG CHÁNH PHÁP
---
🌿🌹 Chánh Pháp Luôn Hộ Trì 🌿🌹
🌿🌹🌿🌹 Dhammacārī 🌹🌿🌹🌿
----
Đời nó kỳ lắm qúi vị.
- Có nhiều khi chuyện người thì sáng mà chuyện mình mình quáng,
- quáng đây là quáng gà.
- Mình mấy chục năm vùi đầu trong chén cơm manh áo mình không thấy nó là đau khổ,
- không thấy nó là dại khờ.
- Nhưng mình nhìn người khác ..
- mình thấy họ đã đủ ăn đủ mặc mà vẫn cắm đầu đi kiếm tiền..
- con thì không có thời giờ dạy,
- bố mẹ thì mình không có thời giờ chăm sóc,
- bản thân thì mình cũng không có thời giờ an lạc.
- Khi mình thấy một người như vậy là mình thấy họ như thế nào?
- Bản thân mình, khi mình ở trong cuộc như vậy thì mình thấy bình thường,
- thậm chí là mình không thấy luôn, không thấy đó là vấn đề.
- Nếu nói một cách thường thức..
- khi anh thích cái gì có nghĩa là anh chỉ đầu tư cái Khổ thôi.
- Còn nói hơi chuyên môn một tí..(thì khi có cái thích)
- nghĩa là mình đang đầu tư một cái tâm đầu thai để đi về cõi khác.
- Cứ mỗi lần anh có cái thích là anh đang ..
- đầu tư một cái tâm đầu thai, cứ như vậy.
- Nhưng tâm đầu thai chỉ là cái visa nhập cảnh thôi.
* Thí dụ như tôi thích này thích kia,
- ngay cái lúc tôi thích là tôi đã có cái visa nhập cảnh rồi
(để đầu thai chỗ này chỗ kia).
- Với cái visa đó, tôi bước vào cảnh giới nào đó.
- Ở đó tôi sống ra sao thì nó không nằm trong cái visa nữa,
- mà nó nằm ở cái phước hay cái tội mà tôi đã tạo trong quá khứ.
- Cứ mỗi tâm đầu thai
- là nó được tạo ra từ một cái tâm phiền não đặc biệt là tham ái.
- Dầu tôi thích cái tăm xỉa răng hoặc là cái nhà,  miễn là tôi thích thôi,
- là tự tôi đã tạo ra cái tâm đầu thai để đi về một cõi nào đó.
- Nếu mà cái thích đó là cái thiện coi như tôi đã đầu tư cái tâm đầu thai về cõi lành.
- Còn nếu cái thích tầm bậy, thích hưởng thụ, thích trác táng, thích sa đọa,
cái thích tội lỗi, thì tôi đang đầu tư cái tâm đầu thai về cõi Khổ, thấp kém.
- Thấp kém là cái gì? Các vị cứ nhìn ra ngoài sân,
"ruồi, muỗi, kiến, chuột bọ, rắn rít, chó, trâu, heo, gà,"
- chưa kể những loài mà mình không thấy.
- Các vị biết cái này mới thấy khiếp.
- Cái nhà cấp 4 mình chê nó nhỏ, chê nó xấu,
- chứ mình có biết được rằng là:
- có vô số chủng loại chúng sinh phải sống chen chúc..
- và chui rúc trong một khoảng tối ẩm ướt và hôi hám.
- Biết được cái đó mới sợ.
* Cái nhà cấp 4 mấy chục mét vuông là mình đã thấy nó chật rồi,
- mà trong khi đó có vô số chủng loại chúng sinh mà nó phải chen chúc
- và chui rúc trong một góc tối quanh năm, ẩm ướt và hôi hám.
- Những chúng sinh đó có những loại mình thấy bằng mắt được,
- nhưng cũng có những loại mình không thấy bằng mắt thường được
- mà phải thấy bằng kính hiển vi,
- hoặc phải thấy bằng thần thông, khiếp như vậy.
* Trong khi đó lúc làm người mình không chịu học giáo lý mình đâu có ngờ được.
- Sẵn đây tôi nói luôn..
- chúng ta sung sướng quá cho nên chúng ta không có thời giờ nghĩ về tâm linh,
- về đời sống tinh thần.
- Sung sướng quá, thành đạt, quyền lực,
- tiếng tăm quá cũng không có thời giờ để mình nghĩ tới đời sống tâm linh
- mặc dù nó vô cùng cần thiết.
- Ngược lại, khổ quá cũng không có thời giờ để mà đặt vấn đề đời sống tinh thần.
- Bản thân nghèo khổ, bệnh hoạn cũng làm cho mình không có thời giờ
- để nghĩ về đời sống tâm linh.
- Rồi thứ ba, do một cái tình cảm mù quáng nào đó
- mà chúng ta lià bỏ đời sống tâm linh.
- Tình cảm ở đây là nghĩa rộng.
- Người Việt Nam ăn mắm kho mà Tiếng Việt không rành,
- có người hiểu tình cảm trai gái gọi là tình cảm.
- Mà tình cảm đây là emotion, là cảm giác, cảm xúc của mình,
- nói chung là tình cảm chứ không hẳn là tình cảm trai gái, nam nữ.
- Chữ tình cảm đây bao gồm luôn cả cái ghét, cái thương. Cho nên :
- Thứ 1. Khổ quá không có thời giờ để quan tâm đời sống tinh thần.
- Thứ 2. sướng quá cũng không có thời giờ để quan tâm đời sống tinh thần.
- Thứ 3. do tình cảm tôi thích ai đó quá,
- tôi cứ tập trung cho cái người đó, cái vật đó, cái việc đó thôi,
- không có thời giờ dành cho cái khác.
- Tôi thích chơi tem, tôi thích chơi kiểng hoặc là tôi mến một cái bà ma sơ nào đó,
- tôi mến một cái bà sư cô nào đó, tôi mến một ông thầy nào đó,
- thì tôi không cần quan tâm cái quan điểm, tư tưởng của ổng,
- của bả mà tôi chỉ vì mến nên tôi cứ lui tới hoài, còn phần ngoài ra dẹp.
- Hoặc là do ghét, do tôi bất mãn với Phật giáo
- nói chung tôi không có cảm tình với Phật giáo,
- hoặc do tôi bất mãn một ngôi chùa nào đó,
- do tôi bất mãn cá nhân một tăng ni Phật tử nào đó
- cho nên bây giờ nghe nói tới chùa là tôi đã không chịu nỗi, tôi ghét lắm.
* Như vậy các vị thấy không, chỉ riêng tình cảm là có 2..
1) một do mình thích cái gì quá mình tập trung cái đó mình làm lơ cái khác,
2) còn không nữa vì mình ghét cái gì đó mà mình không có quan tâm đến no
(mặc dù cái đó là cần thiết.)
* Đấy là lý do tôi quẹo để tôi giảng thêm.
“Tại sao mà mình không có chịu quan tâm tới cái này?
- Tại sao mà ngày nào ổng cứ giảng ra rả
- đế mà cái đó có gì đâu mà quan trọng?”
* Không quan trọng sao được?
- Nó quan trọng hơn sự nghiệp vật chất của các vị nữa. Vì sao?
- Vì cái thế giới này, cái địa cầu này, cái xã hội, cái đất nước này,
- cái nền văn minh này nó chính là những gì mà anh nhận xét, đánh giá, nhìn thấy.
- Thí dụ một ông tiến sĩ nhìn cái thế giới này khác với người không biết chữ.
- Một người đàn bà thích phấn son uỷ mị
- thì họ nhìn thế giới này khác với người đàn ông.
- Người đàn ông mà nặng về tình cảm không giống người đàn ông nặng về lý tính.
- Người đàn ông giỏi về lý tính thì họ lại không giống người đàn ông nặng về tín ngưỡng tôn giáo.
- Cho nên thế giới này nó ra sao tùy thuộc vào cảm nhận của mình.
- Trong khi đó nếu mình không có học Phật Pháp
- thì khả năng cảm nhận ấy có vấn đề.
* Tôi biết nhiều người nghĩ rằng tôi đang chiêu dụ,
- chiêu hồi, chiêu mộ, tôi đang dụ khị, tôi đang nhồi sọ,
- tẩy não để đem các vị về với chùa, với Phật. Sai.
- Tôi chỉ mở ra cho các vị một vấn đề thôi:
- Đó là thế giới này nó là cái gì hoàn toàn do khả năng nhận thức của chúng ta.
* Có người nghèo quá..
- toàn bộ thế giới này đối với họ chỉ là một mâm cơm mà tương đối là ngon miệng thôi.
- Sáng trưa chiều tối..
- họ chỉ ước mơ có mâm cơm ngon miệng bên cạnh người thân của mình.
- Tại sao tôi nói chữ ngon miệng? Thương lắm.
- Có những gia đình mà chỉ có mấy món rau luộc, nước chấm,
- ăn lây lất quanh năm vì họ không có tiền để cải thiện bữa ăn.
- Cho nên có những người cái thế giới này đối với họ chỉ là cái mâm cơm thôi.
- Có lúc cái thế giới này đối với chúng ta ..
- chỉ là một người thân đang bệnh quặt quẹo ở trên giường,
- bởi vì lúc đó mình không còn lo chuyện gì hết
-  mà chỉ tập trung cho người bệnh đang nằm lắt lẻo trên giường thôi.
- Có một số người thế giới này đối với họ chỉ là quẩn quanh mấy món nữ trang,
- mỹ phẩm, dầu thơm, khăn choàng, đồng hồ, mắt kính.
- Có những người thế giới này đối với họ chỉ là bù lon, con tán thôi.
- Có người thế giới này đối với họ chỉ là một miếng rẫy, miếng ruộng thôi.
- Có người thế giới này đối với họ là một quyển kinh, một chuỗi tràng hạt,
- một cái mõ, một cái am tranh mái lá trên rừng sâu.
- Đối với họ chỉ bây nhiêu đó ngoài ra họ không biết gì hết.
* Tôi nhắc lại một lần nữa..
- thế giới này nó là cái gì tùy thuộc vào khả năng nhận thức
- và khả năng đón nhận của chúng ta.
- Chúng ta đón nhận được bao nhiêu và đón nhận kiểu nào?
- Cho nên đừng có tưởng là diện tích của trái đất bao nhiêu đó
- thì đối với ai cũng vậy. Sai.
- Có người họ không màng tới cái đường biên giới
- biển đảo đất liền của đất nước họ không màng,
- mà họ chỉ bận tâm tới cái hàng rào của họ giáp với ông hàng xóm thôi.
* Dễ sợ như vậy.
Cho nên mình phải học giáo lý.
- Mình có học giáo lý..
- mình có nghiền ngẫm giáo lý ..
- để mình có một hành trang để mình cảm nhận,
- nhận thức thế giới này cho nó khác đi.
- Khi mà anh nhìn thế giới khác đi thì anh sẽ có một hướng sống,
- anh có những giải pháp khả dĩ gọi là xài được
- để cho anh mỗi ngày một khá hơn.
- Khá đây là gì? Khá đây là anh an lạc hơn,
- anh có khả năng thanh thản thoải mái tự tại hơn, là khá vậy đó.
- Chứ đạo Phật không có hứa làm cho mình giàu hơn,
- khỏe hơn, đẹp hơn, tiếng tăm, quyền lực hơn.
- Đạo Phật không có hứa ba cái vụ tào lao đó.
* Đạo Phật chỉ có hứa với mình chuyện này:
- Sống y như là chánh pháp, sống y như Phật dạy
- thì mình sẽ khá hơn về những cái này:
- về cái tầm nhìn, về cái nhận thức và về cái cảm xúc an lạc.
- Cái đó đạo Phật bảo đảm mình điều đó.
- Bởi vì chánh pháp luôn luôn hộ trì,
- bảo vệ người sống theo pháp, hành theo pháp.
* Trong kinh có nói:
Dhammo have rakkhati dhammacārī
(Đạo Pháp hộ trì người hành Đạo)
* Tôi tin điều đó như là tôi tin tôi có 10 ngón tay vậy.
- Chính chánh pháp dạy cho mình thấy mọi thứ là mù sương để mình buông.
- Có ai nắm được sương bao giờ?
- Chính chánh pháp dạy rằng con chỉ được bảo vệ tốt nhất
- khi con sống với tình thương bảo vệ người khác.
- Chính chánh pháp dạy mình điều đó.
- Thứ nhất.. Con sẽ có tất cả khi con không nắm cái gì trong tay hết.
- Thứ hai, con sẽ được an toàn khi con lo bảo vệ người khác,
- con biết nghĩ về người khác.
- Chính chánh pháp dạy mình những điều đó,
- chính chánh pháp dạy mình trí tuệ, dạy mình từ bi.
- Và tôi nghĩ rằng một người sống với trí tuệ và từ bi
- thì người này không có một lý do gì mà đau khổ hết.
- Có thể là người này đang bệnh, có thể là người này đang già yếu,
- đang nghèo khổ, đúng, nhưng mà mấy cái đó là mấy cái vẻ ngoài thôi.
- Chứ còn đời sống nội tâm của một người mà có từ bi, có trí tuệ
- thì tôi e là họ cười rách miệng luôn, sung sướng tới óc luôn.
Trích bài giảng KTC.7.4 Tư Lương
Sư Giác Nguyên
Xin tri ân bạn elteetee ghi chép
---------


Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11179
Registration date : 08/08/2009

Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 6 I_icon13Wed 05 Jan 2022, 16:06




Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 6 Fb_im331



Hiểu Giới. Sống đúng theo giới luật
Sư Giác Nguyên
---
Người có giới luật trong sạch đi đâu lòng cũng dạn dĩ, ngay cả chuyện ma, bóng tối, chỗ vắng vẻ mà mình có giới mình cũng dạn hơn người bình thường, còn nếu mình không có giới, mình lo sợ bị trụy tim lên máu cũng chết.
* Giới có lợi như vậy...
Nếu mình giữ giới mà không hiểu ý nghĩa thì rất đáng tiếc.
- Các vị có biết từng học giới của Đức Phật dạy cho mình nó vừa bổ bề ngang và vừa bổ bề dọc.
- Chính 5 giới đó cho mình sức khỏe, uy tín xã hội, nhan sắc, tuổi thọ.
- Thiền định, học giáo lý cho mình trí tuệ, cộng thêm pháp bố thí cho mình tài sản.
-
Nội dung chính
1- KHÔNG SÁT SANH
2- KHÔNG TRỘM CƯỚP
3- KHÔNG TÀ DÂM
4- KHÔNG NÓI DỐI
5- KHÔNG DÙNG CÁC CHẤT SAY
-
1- KHÔNG SÁT SANH
-
Giữ giới sát sanh chuyện đầu tiên là không gieo nghiệp sát, không gieo nghiệp yểu thọ, bệnh hoạn khổ thân trong kiếp sau, không có quyền xâm phạm quyền sống của chúng sanh khác.
- Ai cũng tham sống sợ chết thì tại sao mình tước đoạt mạng sống của người khác, và còn có thêm ý nghĩa là không làm đau người khác.
- Không sát sanh chưa hẳn là giữ giới sát, mà giữ giới sát chính là đứng trước một hoàn cảnh lẽ ra mình sát sanh nhưng mình không nỡ sát.
- Ví dụ : muỗi cắn lẽ ra đập nhưng không đập thì đó là giữ giới.
- Mê câu cá nhưng từ ngày biết đạo bạn bè rủ, không câu nữa v..v.
* Trong trường hợp đó được gọi là giữ giới.
Trong kinh nói khi mà mình sát sanh là mình gieo nhân chia ly.
- Ví dụ khi mình giết con chim, nếu giết nhằm con chim mái hoặc con chim đó là con chim mẹ, đêm nay nó phải về tổ để lo cho con nó nhưng khi mình giết mình không biết, mình giết như vậy là mình đã làm xáo trộn và gây ảnh hưởng rất xấu lên mái ấm của nó.
- Con cá, rùa, chim, rắn hết thảy đều có tình thân.
- Giữ giới sát đời sau sanh ra không bệnh, không tai nạn, không chết yểu, được trường thọ vì ta không đoạt mạng sống của ai.
- Đời sau sanh ra không bị sanh ly tử biệt, ta sẽ được cộng trú với những gia đình sống thọ.
* Không sát chưa hẳn là có phước, mà cái tâm trạng nào khiến cho mình không sát cái đó mới là phước.
- Chính cái tinh thần đó mới cho mình sanh ra được khỏe mạnh.
Trong kinh nói rằng người mà giải quyết vấn đề bằng cách tự tử.
* Tự tử không phải là tội ác nhưng khi mà giải quyết bằng cách tự tử nó sẽ giải quyết một dấu ấn tâm lý rất lớn, vì cái chết không phải dễ thực hiện.
- Mà bây giờ mình nghĩ đến nó, nó sẽ để lại ấn tượng tâm lý suốt nhiều kiếp luân hồi, đời sau kiếp khác sanh ra gặp chuyện khó khăn là cứ nghĩ đến chuyện chết trước.
- Mình không quí cái xác này, mai này mình sẽ chọn các giải pháp giống như vậy.
-
2- KHÔNG TRỘM CƯỚP
Giới trộm cướp nó giúp cho mình hạn chế tánh tham và hạn chế nghèo đói mất mát tài sản trong đời sau kiếp khác.
-
3- KHÔNG TÀ DÂM
Là liên hệ về đời sống tình dục, người có chừng mực trong đời sống tinh thần tình cảm là tình dục thì họ có cơ hội sống lâu.
- Đó là nói về ngũ giới.
- Còn nói về Bát giới hay là xuất gia giới thì giới thứ ba nó rất quan trọng vì chính nó giữ cho mình phải giữ thân như ngọc.
* Các vị nhớ bên Lão giáo hay thuật dưỡng sinh Trung Quốc nó có ba khái niệm: "tinh, khí, thần," nó là nguồn năng lượng của mình mặc dù mình không xài nhưng một lúc nào đó nó dư thì nó cũng tự kiếm đường nó thoát, nhưng đó là chuyện của nó, nhưng nó chưa thoát thì nó cũng là vốn quí của mình, còn mình tiêu hao quá thì mình dễ bị rụng răng và lớn tuổi dễ bị mất trí nhớ, xương cốt dễ bị hư hao tổn thất.
* Giới thứ 3 nó giúp cho mình như vậy.
- Và chưa hết người nghĩ nhiều về đời sống tình dục thì ngoài chuyện hao tổn tinh thần, thể xác cũng dễ dàng bị suy kiệt, thất thoát thận suy, khí nhược.
-
4- KHÔNG NÓI DỐI
Một người ăn nói chừng mực có được niềm tin nơi người khác thì không có gì phải lo.
- Các vị biết một trong những cái khổ nó tràn ngập trong xã hội người Việt và Châu Á nói chung là cái tật đôi chối, nói thêm bớt chuyện có nói không, chuyện không nói có.
- Một người nói năng chừng mực thì không phải dây dưa vào chuyện thị phi.
- Mà thị phi nó chính là một phần rắc rối của đời sống.
- Không nói dối là vì mình tôn trọng sự thật chứ không phải giữ giới là do sợ tội.
- Bởi vì thành Phật là gì?
- Là thấy được sự thật Bản chất của thế giới ra sao thì thấy nó như vậy.
- Anh muốn trở thành một người giác ngộ thì anh phải tôn trọng sự thật.
- Tôn trọng sự thật có nhiều cách: Không thích giả dối trong ngôn ngữ, trong biểu hiện.
- Trong kinh nói là người nói dối khi sanh ra có rất nhiều quả xấu lời nói không tính nhiệm trước đám đông, khi ra đời sẽ có một hình thể khó nhìn, dư hoặc thiếu.
- Tại vì chuyện không có mình cho là có.
- Nhân nói dối cũng tạo ra một ngoại hình khó nhìn.
-
5-KHÔNG DÙNG CÁC CHẤT SAY
Tránh xa những chất say, xì ke, ma túy, rượu có thể gây hao tổn tinh thần nó còn ảnh hưởng bao nhiêu gan, thận, tim mạch.
- Nếu mình không học đạo mình nghĩ đơn giản là tu học đầu óc phải tỉnh táo.
-1 Nghĩ như vậy cũng đúng nhưng nó nghèo lắm.
- Đời sống của chúng ta luôn luôn phải đối diện với vô số điều bất trắc sẽ xảy đến với mình và người thân.
- Tỉnh táo có lợi là giữ lại khả năng đối phó với những tình huống bất trắc.
- Hơn nữa mình khác con thú vật ở chỗ khả năng phân biệt thiện ác, nặng, nhẹ, nên, không nên.
- Khi mình uống rượu vô rồi khả năng sẽ bị đánh mất, kéo mình xuống ngang hàng với con vật.
- Trong kinh nói có người sanh ra bị tâm thần bẩm sinh, có nhiều nhân mà trong đó có một kiếp nào đó không coi trọng đầu óc tỉnh táo, xử dụng các chất kích thích.
* Cho nên khi sanh ra với chứng tâm thần như vậy.
- Không uống rượu có nhiều lý do:
1- Lý do trước mắt là mình phải giữ lại cái khả năng take care of yourself (lo cho chính mình).
2- Người không uống rượu là người có khả năng giúp đỡ được nhiều người khác.
3- Mình không biết có những bất trắc nào sẽ đổ xuống , nếu mình không tỉnh táo.
4- Người coi rẻ sự tỉnh táo đầu óc thì kiếp sau sanh ra rất dễ bị tâm thần vì anh có mà anh không biết quý.
* Cho nên mỗi lần mình làm gì phải biết đây là 6 căn biết 6 trần bằng tâm ác thì kiếp sau 6 căn biết 6 trần bất toại.
- Còn nếu 6 căn biết 6 trần bằng tâm thiện thì kiếp sau 6 căn tiếp xúc 6 trần dễ chịu.
* Giới luật của Đức Phật giúp cho mình ba lợi ích:
1/ Lánh xa ác nghiệp
2/ Huân tập các thiện nghiệp
3/ Hỗ trợ cho đời sống thể lý,.
- đời sống sinh lý của mình được tốt hơn.
* Giữ giới nó thuộc về tâm linh, nhưng nó còn hơn như vậy nữa.
- Một vị thành tựu giới luật vị đó sống tốt hơn người bình thường rất nhiều.
* Họ được Thanh Tâm Quả Dục.
- Thanh Tâm là giữ lòng thanh tịnh, còn Quả Dục là bớt muốn.
Mà dưỡng sinh Lão giáo của Tàu hoặc yoga của Ấn họ cũng nhìn nhận Thanh Tâm Quả Dục là giữ lòng sạch sẽ bớt ham muốn cũng là điều kiện làm cho mình được khỏe mạnh.
- Bớt ăn uống, bớt hưởng thụ, bớt ham muốn thì chắc chắn nó làm cho tinh thần mình khỏe và sức khỏe thể chất của mình cũng tốt hơn nhiều lắm.
- Người có giới luật trong sạch đi đâu lòng cũng dạn dĩ, ngay cả chuyện ma, bóng tối, chỗ vắng vẻ mà mình có giới mình cũng dạn hơn người bình thường, còn nếu mình không có giới, mình lo sợ bị trụy tim lên máu cũng chết. Giới có lợi như vậy.
- Người có thành tựu về giới luật thì người đó được an lạc cả tinh thần và thể xác.
----
SƯ GIÁC NGUYÊN
Credit: chép lại bài giảng của Sư ngày 16-10-2018 bởi Cittasamādhi JS.
---------

Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Sponsored content




Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 6 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên    Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên  - Page 6 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Bài Giảng Của Sư Toại Khanh Thích Giác Nguyên
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Diệp mã nhi phú - Nguyễn Phi Khanh
» Tình thơ Phi Khanh
» NHẠC LÊ KHANH
» Lý Thuyết Và Hành - Động Tuệ Khanh
» Tản Đà toàn tập
Trang 6 trong tổng số 9 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: mytutru-