Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
EM CHIM HÁT HAY QUÁ by mytutru Yesterday at 23:55

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:22

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 11:15

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Yesterday at 10:00

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Tue 07 May 2024, 23:54

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Tue 07 May 2024, 08:05

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:42

Chết rồi! by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:31

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 05 May 2024, 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Mái Nhà Chung by mytutru Thu 02 May 2024, 00:38

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 GIỮ MỘT THĂNG BẰNG

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11174
Registration date : 08/08/2009

GIỮ MỘT THĂNG BẰNG  Empty
Bài gửiTiêu đề: GIỮ MỘT THĂNG BẰNG    GIỮ MỘT THĂNG BẰNG  I_icon13Fri 23 Aug 2019, 00:02

GIỮ MỘT THĂNG BẰNG  Vo2RxWlZPd2Fd9pY432VwBQzPBegnQsQor7tim_l62wAfNOY4Bv2QzC0mHMUiUPa3tIl_Ts09p7goL7QGUoiZGJC1AwsGwOQqQUHOfPHWnsUIL99BssEDUtL3pm1HO7W5bnyzN7m

Giữ Một Thăng Bằng 
Andrew Olendzki - Nguyễn Duy Nhiên chuyển dịch
---------
Có thầy trò một nhà kia làm nghề hát xiệc. 
Người thầy là một người đàn ông góa vợ và người học trò là một cô gái nhỏ tên là Kathalika. 
Hai thầy trò đi đây đó trình diễn để kiếm ăn. 
Màn trình diễn của họ là ông thầy đặt một thanh tre cao trên đỉnh đầu mình, trong khi bé gái leo dần lên đầu cây rồi dừng lại trên đó, để người thầy tiếp tục di chuyển trên mặt đất.
Cả hai thầy trò đều phải vận dụng sự tập trung tâm ý đến một mức độ khá cao, để giữ thăng bằng và để ngăn chặn tai nạn có thể xảy ra.
Một hôm vị thầy nói với người học trò : "Này Kathalika, con hãy giữ gìn cho ta và ta sẽ giữ gìn cho con, chúng ta hãy giữ gìn cho nhau, để tránh được tai nạn và để thầy trò mình kiếm được ít tiền ăn.
" Đứa bé gái trả lời rằng: "Thưa thầy, có lẽ ta nên làm thế này đúng hơn: Trong hai thầy trò ta mỗi người nên tự gìn giữ lấy mình, giữ gìn lấy mình tức là gìn giữ cho nhau tránh được tai nạn và để thầy trò mình kiếm được ít tiền ăn cơm”.
Đức Phật kể câu chuyện này trong bài kinh Sedaka thuộc Tương ưng Bộ (SN 47.19), để ví dụ về sự thực tập chánh niệm của chúng ta. 
Hình ảnh về một trò trình diễn đầy nguy hiểm này, nói lên được những đặc điểm trong sự thực tập chánh niệm. 
Ý thức về giữ thăng bằng cơ thể là một kinh nghiệm trực tiếp, và rất gần gũi, lúc nào cũng có mặt với ta trong mỗi phút giây của sự sống. 
Mỗi khi ngồi xuống toạ cụ thì sự thăng bằng cơ thể là yếu tố đầu tiên mà ta tiếp xúc. 
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta quen phóng tâm ý của mình ra thế giới chung quanh, bây giờ chuyển sự chú ý vào bên trong, cảm giác được sức nặng của bộ đầu trên đôi vai, cùng với những cử động tinh tế của các bắp thịt trong cơ thể, lúc nào cũng có mặt để giữ cho thân ta được thăng bằng, là một thay đổi lớn. 
Người hát xiệc ấy, cũng giống như một thiền giả, đem ý thức trở về với một tiến trình lúc nào cũng đang xảy ra trong ta, nhưng thông thường lại bị lãng quên. 
Quay trở về để ý thức được mình là một bước rất quan trọng, nếu ta thật sự muốn tìm hiểu và học hỏi về chính mình.
Và câu chuyện đức Phật kể cũng cho ta thấy tại sao chúng ta nên quan tâm về hạnh phúc của mình, trước khi phê bình hay trách móc về những việc làm của người khác. 
Hình ảnh đức Phật đưa ra trình bày rõ sự thật ấy: chúng ta không bao giờ có thể nào kiểm soát sự quân bình của người khác được. 
Và hơn thế nữa, cô gái chỉ có thể giữ được sự quân bình của mình, nếu người thầy, mà cô đứng trên vai, cũng vững vàng và tin cậy được. 
Nói một các khác, phương cách hay nhất để vị thầy giữ cho người học trò mình khỏi bị tai nạn là quay nhìn lại bên trong, và chú ý đến sự thăng bằng của chính ông. 
Và điều ấy cũng rất đúng với nhiều vấn đề khác trong cuộc đời của ta nữa.
Ví dụ mà đức Phật kể cũng có thể áp dụng đến những vấn đề khác như là ảnh hưởng của cha mẹ đối với con cái. 
Như chúng ta biết, những bậc cha mẹ có thể giảng thuyết huyên thuyên cho con mình nghe về thế nào là đúng hay sai, cái gì là nên làm và không nên làm, nên nói và không nên nói, nhưng không có gì ảnh hưởng đến sự phát triển tâm tánh của những đứa trẻ cho bằng sự sống và tấm gương của chính những bậc cha mẹ. 
Chỉ khi nào người cha hay mẹ biết giữ cho cảm xúc của mình được quân bình, có một đời sống đạo đức thăng bằng, thì người con mới có thể tập đứng vững vàng trên đôi vai của họ, và hiểu được những sự nhắc nhở ấy. 
Và việc ấy cũng có thể được áp dụng cho những mối quan hệ như là bác sĩ và bệnh nhân, thầy và trò, chánh trị gia và người dân, tác giả và người đọc... mà thật ra nó đúng cho hết tất cả bất cứ một mối tương quan nào trên cuộc đời này. 
Phẩm chất của một sự tương quan được sâu sắc và vững vàng hơn, khi mỗi bên biết tự săn sóc cho chính mình, và điều này lại rất quan trọng khi bên này cần nương tựa và tin cậy vào sự vững chãi của bên kia.
Sự sống tự chính nó là một hành động giữ thăng bằng. 
Mỗi chúng ta đang đi trên một thanh tre cao, cố gắng giữ thăng bằng giữa những cơn gió lay động, đong đưa của cuộc đời. 
Giữ cho mình được an toàn đã là một chuyện khó, đừng nói chi đến việc còn phải lo cho những ai đang đứng trên vai của mình. 
Chánh niệm là một phương tiện giúp ta thực hiện được việc ấy: quay lại nhìn vào bên trong, giữ thăng bằng, và an trú nơi một điểm trọng tâm tĩnh lặng làm gốc rễ quân bình cho tất cả.
Phẩm chất của năng lượng chánh niệm trong giờ phút hiện tại - thanh tre mà chúng ta đang đứng - có thể là yên tĩnh, vững vàng, và bất động, lúc ấy, sự an toàn của ta và của những người nương tựa vào ta sẽ được vô cùng bảo đảm. 
Và ngược lại, thì cho dù ta có trách móc, phê bình hay chỉ trích kẻ khác bao nhiêu, nó cũng sẽ không khôi phục lại cho ta một sự quân bình nào hết. 
Cũng có thể có người hiểu lầm và cho rằng sự thực tập này là ích kỷ.
Nhưng nói như vậy là ta quên rằng đức Phật cũng có nhấn mạnh về sự liên hệ mật thiết giữa ta và người khác. 
Người thầy cố gắng giữ sự thăng bằng của mình là vì muốn bảo vệ cho người học trò của chính mình. 
Lúc đầu, ông ta đề nghị rằng mình sẽ lo cho sự thăng bằng của người học trò, đó là một biểu hiện của tình thương, nhưng tình thương ấy phải được soi sáng bằng tuệ giác. 
Cũng như một người đang bị lún sâu trong sa lầy thì làm sao có thể giúp được ai khác nữa. 
Anh ta phải tự mình thoát ra và đứng trên mặt đất vững chắc trước cái đã (đây cũng là một ví dụ khác trong tạng kinh Pali.) Khả năng giúp đở người khác của ta hoàn toàn tùy thuộc vào sự vững vàng và quân bình của chính mình. 
Cũng như khi ta đi phi cơ, người tiếp viên hàng không lúc nào cũng nhắc nhở ta rằng, trong trường hợp khẩn cấp, ta phải mang mặt nạ dưỡng khí vào cho mình trước rồi mới bắt đầu giúp cho kẻ khác.
Khi ta hộ trì cho chính ta là ta đang hộ trì cho người khác.
Khi ta đang hộ trì cho người khác là ta đang hộ trì cho chính ta.
Này các thầy, thế nào là trong khi hộ trì cho mình ta hộ trì người khác?
Bằng cách thực tập chánh niệm và làm cho nó được tăng trưởng.
Và thế nào là trong khi hộ trì cho người khác là ta hộ trì cho mình?
Bằng cách nhẫn nhịn, bất hại, thương yêu và thông cảm.
(Kinh Sedaka, SN 47.19),
Bạn có nhận thấy cái ranh giới giữa mình và người khác biến mất không? Khi ta nhẫn nhịn và có tình thương đối với kẻ khác là ta đang ban rãi tâm từ đến chính mình. 
Thật vậy, giúp đở kẻ khác là một phương pháp nhiệm mầu nhất để săn sóc cho hạnh phúc của chính ta, cũng như khi ta gây hại cho kẻ khác là một cách gián tiếp gây hại cho chính mình. 
Theo giáo lý của đức Phật, thì mọi hành động của ta, mọi nghiệp hành (kamma), đều dựa trên tác ý của mình, nó không chỉ ảnh hưởng đến thế giới "bên ngoài" mà còn tác động đến chính con người và tâm tánh của ta. 
Những gì ta nghĩ, ta nói, ta làm sẽ định hướng và làm thành con người của mình, và rồi ta lại tạo dựng và ảnh hưởng đến thế giới chung quanh, qua những phẩm chất ý thức và sự hiểu biết sâu sắc của chính ta. 
Thật ra, theo tôi hiểu bài kinh này, thì ta không cần thiết và cũng không thể nào nói được rằng, cái ranh giới giữa trong và ngoài nó bắt đầu ở nơi nào và chấm dứt ở nơi đâu.
 Như vậy thì đâu là một phương cách hay nhất để ta bảo vệ con em mình, chăm sóc cho vợ hay chồng mình, đóng góp cho cộng đồng chung quanh, và ban rãi tâm từ đến cuộc đời này? 
Quay lại nhìn vào bên trong, một cách cẩn trọng và thường xuyên, và giữ một thăng bằng. 
Tất cả đều tùy thuộc vào sự thực tập chánh niệm ấy của ta.
---------
😊😊😊🙏😊😊😊
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Trăng



Tổng số bài gửi : 1841
Registration date : 23/04/2014

GIỮ MỘT THĂNG BẰNG  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: GIỮ MỘT THĂNG BẰNG    GIỮ MỘT THĂNG BẰNG  I_icon13Fri 23 Aug 2019, 02:58

mytutru đã viết:
GIỮ MỘT THĂNG BẰNG  Vo2RxWlZPd2Fd9pY432VwBQzPBegnQsQor7tim_l62wAfNOY4Bv2QzC0mHMUiUPa3tIl_Ts09p7goL7QGUoiZGJC1AwsGwOQqQUHOfPHWnsUIL99BssEDUtL3pm1HO7W5bnyzN7m

Giữ Một Thăng Bằng 
Andrew Olendzki - Nguyễn Duy Nhiên chuyển dịch
---------
Có thầy trò một nhà kia làm nghề hát xiệc. 
Người thầy là một người đàn ông góa vợ và người học trò là một cô gái nhỏ tên là Kathalika. 
Hai thầy trò đi đây đó trình diễn để kiếm ăn. 
Màn trình diễn của họ là ông thầy đặt một thanh tre cao trên đỉnh đầu mình, trong khi bé gái leo dần lên đầu cây rồi dừng lại trên đó, để người thầy tiếp tục di chuyển trên mặt đất.
Cả hai thầy trò đều phải vận dụng sự tập trung tâm ý đến một mức độ khá cao, để giữ thăng bằng và để ngăn chặn tai nạn có thể xảy ra.
Một hôm vị thầy nói với người học trò : "Này Kathalika, con hãy giữ gìn cho ta và ta sẽ giữ gìn cho con, chúng ta hãy giữ gìn cho nhau, để tránh được tai nạn và để thầy trò mình kiếm được ít tiền ăn.
" Đứa bé gái trả lời rằng: "Thưa thầy, có lẽ ta nên làm thế này đúng hơn: Trong hai thầy trò ta mỗi người nên tự gìn giữ lấy mình, giữ gìn lấy mình tức là gìn giữ cho nhau tránh được tai nạn và để thầy trò mình kiếm được ít tiền ăn cơm”.
Đức Phật kể câu chuyện này trong bài kinh Sedaka thuộc Tương ưng Bộ (SN 47.19), để ví dụ về sự thực tập chánh niệm của chúng ta. 
Hình ảnh về một trò trình diễn đầy nguy hiểm này, nói lên được những đặc điểm trong sự thực tập chánh niệm. 
Ý thức về giữ thăng bằng cơ thể là một kinh nghiệm trực tiếp, và rất gần gũi, lúc nào cũng có mặt với ta trong mỗi phút giây của sự sống. 
Mỗi khi ngồi xuống toạ cụ thì sự thăng bằng cơ thể là yếu tố đầu tiên mà ta tiếp xúc. 
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta quen phóng tâm ý của mình ra thế giới chung quanh, bây giờ chuyển sự chú ý vào bên trong, cảm giác được sức nặng của bộ đầu trên đôi vai, cùng với những cử động tinh tế của các bắp thịt trong cơ thể, lúc nào cũng có mặt để giữ cho thân ta được thăng bằng, là một thay đổi lớn. 
Người hát xiệc ấy, cũng giống như một thiền giả, đem ý thức trở về với một tiến trình lúc nào cũng đang xảy ra trong ta, nhưng thông thường lại bị lãng quên. 
Quay trở về để ý thức được mình là một bước rất quan trọng, nếu ta thật sự muốn tìm hiểu và học hỏi về chính mình.
Và câu chuyện đức Phật kể cũng cho ta thấy tại sao chúng ta nên quan tâm về hạnh phúc của mình, trước khi phê bình hay trách móc về những việc làm của người khác. 
Hình ảnh đức Phật đưa ra trình bày rõ sự thật ấy: chúng ta không bao giờ có thể nào kiểm soát sự quân bình của người khác được. 
Và hơn thế nữa, cô gái chỉ có thể giữ được sự quân bình của mình, nếu người thầy, mà cô đứng trên vai, cũng vững vàng và tin cậy được. 
Nói một các khác, phương cách hay nhất để vị thầy giữ cho người học trò mình khỏi bị tai nạn là quay nhìn lại bên trong, và chú ý đến sự thăng bằng của chính ông. 
Và điều ấy cũng rất đúng với nhiều vấn đề khác trong cuộc đời của ta nữa.
Ví dụ mà đức Phật kể cũng có thể áp dụng đến những vấn đề khác như là ảnh hưởng của cha mẹ đối với con cái. 
Như chúng ta biết, những bậc cha mẹ có thể giảng thuyết huyên thuyên cho con mình nghe về thế nào là đúng hay sai, cái gì là nên làm và không nên làm, nên nói và không nên nói, nhưng không có gì ảnh hưởng đến sự phát triển tâm tánh của những đứa trẻ cho bằng sự sống và tấm gương của chính những bậc cha mẹ. 
Chỉ khi nào người cha hay mẹ biết giữ cho cảm xúc của mình được quân bình, có một đời sống đạo đức thăng bằng, thì người con mới có thể tập đứng vững vàng trên đôi vai của họ, và hiểu được những sự nhắc nhở ấy. 
Và việc ấy cũng có thể được áp dụng cho những mối quan hệ như là bác sĩ và bệnh nhân, thầy và trò, chánh trị gia và người dân, tác giả và người đọc... mà thật ra nó đúng cho hết tất cả bất cứ một mối tương quan nào trên cuộc đời này. 
Phẩm chất của một sự tương quan được sâu sắc và vững vàng hơn, khi mỗi bên biết tự săn sóc cho chính mình, và điều này lại rất quan trọng khi bên này cần nương tựa và tin cậy vào sự vững chãi của bên kia.
Sự sống tự chính nó là một hành động giữ thăng bằng. 
Mỗi chúng ta đang đi trên một thanh tre cao, cố gắng giữ thăng bằng giữa những cơn gió lay động, đong đưa của cuộc đời. 
Giữ cho mình được an toàn đã là một chuyện khó, đừng nói chi đến việc còn phải lo cho những ai đang đứng trên vai của mình. 
Chánh niệm là một phương tiện giúp ta thực hiện được việc ấy: quay lại nhìn vào bên trong, giữ thăng bằng, và an trú nơi một điểm trọng tâm tĩnh lặng làm gốc rễ quân bình cho tất cả.
Phẩm chất của năng lượng chánh niệm trong giờ phút hiện tại - thanh tre mà chúng ta đang đứng - có thể là yên tĩnh, vững vàng, và bất động, lúc ấy, sự an toàn của ta và của những người nương tựa vào ta sẽ được vô cùng bảo đảm. 
Và ngược lại, thì cho dù ta có trách móc, phê bình hay chỉ trích kẻ khác bao nhiêu, nó cũng sẽ không khôi phục lại cho ta một sự quân bình nào hết. 
Cũng có thể có người hiểu lầm và cho rằng sự thực tập này là ích kỷ.
Nhưng nói như vậy là ta quên rằng đức Phật cũng có nhấn mạnh về sự liên hệ mật thiết giữa ta và người khác. 
Người thầy cố gắng giữ sự thăng bằng của mình là vì muốn bảo vệ cho người học trò của chính mình. 
Lúc đầu, ông ta đề nghị rằng mình sẽ lo cho sự thăng bằng của người học trò, đó là một biểu hiện của tình thương, nhưng tình thương ấy phải được soi sáng bằng tuệ giác. 
Cũng như một người đang bị lún sâu trong sa lầy thì làm sao có thể giúp được ai khác nữa. 
Anh ta phải tự mình thoát ra và đứng trên mặt đất vững chắc trước cái đã (đây cũng là một ví dụ khác trong tạng kinh Pali.) Khả năng giúp đở người khác của ta hoàn toàn tùy thuộc vào sự vững vàng và quân bình của chính mình. 
Cũng như khi ta đi phi cơ, người tiếp viên hàng không lúc nào cũng nhắc nhở ta rằng, trong trường hợp khẩn cấp, ta phải mang mặt nạ dưỡng khí vào cho mình trước rồi mới bắt đầu giúp cho kẻ khác.
Khi ta hộ trì cho chính ta là ta đang hộ trì cho người khác.
Khi ta đang hộ trì cho người khác là ta đang hộ trì cho chính ta.
Này các thầy, thế nào là trong khi hộ trì cho mình ta hộ trì người khác?
Bằng cách thực tập chánh niệm và làm cho nó được tăng trưởng.
Và thế nào là trong khi hộ trì cho người khác là ta hộ trì cho mình?
Bằng cách nhẫn nhịn, bất hại, thương yêu và thông cảm.
(Kinh Sedaka, SN 47.19),
Bạn có nhận thấy cái ranh giới giữa mình và người khác biến mất không? Khi ta nhẫn nhịn và có tình thương đối với kẻ khác là ta đang ban rãi tâm từ đến chính mình. 
Thật vậy, giúp đở kẻ khác là một phương pháp nhiệm mầu nhất để săn sóc cho hạnh phúc của chính ta, cũng như khi ta gây hại cho kẻ khác là một cách gián tiếp gây hại cho chính mình. 
Theo giáo lý của đức Phật, thì mọi hành động của ta, mọi nghiệp hành (kamma), đều dựa trên tác ý của mình, nó không chỉ ảnh hưởng đến thế giới "bên ngoài" mà còn tác động đến chính con người và tâm tánh của ta. 
Những gì ta nghĩ, ta nói, ta làm sẽ định hướng và làm thành con người của mình, và rồi ta lại tạo dựng và ảnh hưởng đến thế giới chung quanh, qua những phẩm chất ý thức và sự hiểu biết sâu sắc của chính ta. 
Thật ra, theo tôi hiểu bài kinh này, thì ta không cần thiết và cũng không thể nào nói được rằng, cái ranh giới giữa trong và ngoài nó bắt đầu ở nơi nào và chấm dứt ở nơi đâu.
 Như vậy thì đâu là một phương cách hay nhất để ta bảo vệ con em mình, chăm sóc cho vợ hay chồng mình, đóng góp cho cộng đồng chung quanh, và ban rãi tâm từ đến cuộc đời này? 
Quay lại nhìn vào bên trong, một cách cẩn trọng và thường xuyên, và giữ một thăng bằng. 
Tất cả đều tùy thuộc vào sự thực tập chánh niệm ấy của ta.
---------
😊😊😊🙏😊😊😊

Câu chuyện này hay àtỷ , bên khoa học có nói 1 phần não điều khiển sự thăng bằng, phầ n này gọi là tiểu não hay não sau , khi uống rượu sẽ ức chế tiểu não gây mất thăng bằng nên người say cứ lảo đảo
Tỷ thức khuya qúa..
Về Đầu Trang Go down
 
GIỮ MỘT THĂNG BẰNG
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện Sưu tầm-