Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Today at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Today at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Yesterday at 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Yesterday at 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Lạm bàn thế sự: Trung Hoa , bạn hay thù? - Phan Duy Kha

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Lạm bàn thế sự: Trung Hoa , bạn hay thù? - Phan Duy Kha Empty
Bài gửiTiêu đề: Lạm bàn thế sự: Trung Hoa , bạn hay thù? - Phan Duy Kha   Lạm bàn thế sự: Trung Hoa , bạn hay thù? - Phan Duy Kha I_icon13Sun 03 Jul 2016, 19:59

LẠM BÀN THẾ SỰ: TRUNG HOA, BẠN HAY THÙ ?

Trung Hoa là một quốc gia láng giềng “núi liền núi, sông liền sông” của chúng ta. Anh bạn này có một thói xấu từ rất lâu đời là cá lớn nuốt cá bé, luôn luôn rình rập chờ cơ hội thuận lợi là thôn tính các nước láng giềng để biến thành quận huyện của họ. Lịch sử lâu dài của Trung Hoa là lịch sử chinh phục các nước láng giềng, mà họ gọi là “bình thiên hạ” (Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ). Vì vậy, có rất nhiều tỉnh, nhiều vùng của Trung Quốc ngày nay vốn là các quốc gia cổ xưa: Tỉnh Tứ Xuyên vốn là đất nước Ba, nước Thục; Tỉnh Quý Châu vốn là nước Dạ Lang, tỉnh Vân Nam vốn là nước Đại Lý, Mãn Châu là đất Mãn Châu quốc, Tây Tạng, Tân Cương cũng là các quốc gia xưa, khu tự trị Nội Mông rộng lớn vốn là đất Mông Cổ.

Việt Nam ta trước đây bị một ngàn năm Bắc Thuộc tức cũng là một quận huyện của họ. Họ cử các Thứ sử, Thái thú sang cai trị. Phải đến năm 938, với chiến thắng của Ngô Quyền, ta mới giành được độc lập thật sự. Nhưng cũng từ đó đến nay, họ chưa bao giờ từ bỏ dã tâm, từ bỏ tham vọng thôn tính nước ta. Ông cha ta ngày xưa, rất kiên cường, nhưng cũng rất khôn khéo, thậm chí cả nhẫn nhục (đánh thắng họ nhưng vẫn phải triều cống, giết Liễu Thăng phải đền “người vàng”), nhưng quyết không để mất chủ quyền thiêng liêng, mất một tấc đất nào cho họ.

Sống cạnh một anh láng giềng xấu bụng như vậy, lịch sử Việt Nam là lịch sử giữ nước, lịch sử bảo vệ đất đai. Dù có mất của (triều cống), nhưng quyết không để mất đất.

*
Năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Cả hai quốc gia này đều xây dựng chính quyền dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác Lê nin, lấy công nông là cơ bản, gọi là chính quyền của giai cấp vô sản. Ngày ấy, lòng tin còn quá ngây thơ. Cứ tưởng là giai cấp vô sản (đều là những người nghèo khổ) thì đều “chung một ý, chung một lòng, đường ta đi hồng màu cờ thắng lợi”. Bốn phương vô sản đều là anh em. Tình hữu nghị giữa ta với Trung Hoa “vừa là đồng chí, vừa là anh em” . Thắm thiết quá, khăng khít quá, như môi với răng, còn nghi ngờ gì nữa!

Thế nhưng, trong lúc chúng ta đang toàn tâm, toàn ý vì “phong trào cộng sản thế giới” thì họ ngấm ngầm lấn chiếm từng tấc đất biên giới, biển đảo của chúng ta. Chính thời đại này chúng ta đã để mất đất, mất biển nhiều nhất. Mất một nửa quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956, mất một nửa còn lại của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974. Mất một số đảo, bãi đá ngầm của quần đảo Trường Sa vào năm 1988. Rồi mất thác Bản Giốc, Mục Nam Quan (xin đừng gọi Hữu Nghị Quan, nghe chua chát lắm)  sau chiến tranh biên giới 1979.

Chúng ta thường chê An Dương Vương mất cảnh giác, chê Mị Châu là “trái tim nhầm chỗ để trên đầu”. Nhưng ngày nay chúng ta cũng mất cảnh giác không kém. Ngày xưa vì mất cảnh giác để mất lẫy nỏ thần. Ngày nay, mất cảnh giác vì cái ý thức hệ giai cấp, vì cái Chủ nghĩa cộng sản viển vông mà ta theo đuổi. Cứ nghĩ rằng , cùng giai cấp vô sản với nhau thì của anh cũng như của tôi, đến một lúc nào đó, Thế Giới Đại Đồng thì làm gì còn biên giới quốc gia nữa mà giữ!

Mất đất âm thầm vì cái lý tưởng (hay ảo tưởng) chết người này đây!
 
*
Mối tình hữu nghị Việt Hoa gắn bó nhất, thắm thiết nhất là vào khoảng 1955- 1960. Dưới thời ông Hồ, ông Mao, trong quan niệm của người Việt Nam ta thì Trung Hoa là ông anh Hai (sau anh cả là Liên Xô).  Bộ máy tuyên truyền của ta ca ngợi ông anh Hai hết lời. Chính Hồ Chí Minh trong một diễn văn chào đón Đoàn đại biểu Trung Hoa sang thăm hữu nghị nước ta cũng đã từng nói:

Mối tình hữu nghị Việt Hoa
Vừa là đồng chí, vừa là anh em.

Theo cách tuyên truyền của ta thì Việt Nam Trung Hoa là một, cả phe Xã hội chủ nghĩa chúng ta là một. Cán bộ và nhân dân đều tin như thế. Đến nỗi, nhà thơ Tố Hữu, một cán bộ cao cấp của Đảng, khi ngồi tàu đi trên đất Trung Hoa, sau khi say đắm phong cảnh tươi đẹp của đất nước Trung Hoa vĩ đại, ông hạ một câu như thế này:

Ồ, tất cả của ta đây , sướng thật!

Xem của người như của mình,  thì chỉ có quan niệm ấu trĩ, non nớt của những ngày đó mà thôi. Ngày đó, ai mà lo cho quyền lợi dân tộc một tí ti thôi, thì đã bị khép vào “Tư tưởng dân tộc hẹp hòi”, không có “Tinh thần quốc tế vô sản cao cả”.

Cũng cần nhớ một điều này: Tuy chúng ta coi Trung Hoa như là ông anh Hai thân thiết như thế, nhưng tình cảm đó chỉ là tình cảm một chiều, từ phía Việt Nam mà thôi. Trong 37 năm cầm quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949-1986, đến khi mất), lão Mao chưa hề sang thăm Việt Nam lấy một lần. Thật là tội nghiệp  cho mối tình đơn phương của dân tộc Việt Nam ta!

Cũng vì tinh thần quốc tế vô sản cao cả như vậy mà năm 1956, sau khi Trung Quốc chiếm nửa phía đông của quần đảo Hoàng Sa, thì ta không hề lên tiếng gì cả. Năm 1958, khi Chính phủ cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra tuyên bố về chủ quyền biển đảo của họ, trong đó họ coi Hoàng Sa, Trường Sa mà họ gọi là Tây Sa, Nam Sa là của họ, thì Công hàm Phạm Văn Đồng lại hoàn toàn ủng hộ tuyên bố của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, mà không một chút đắn đo suy nghĩ gì (Sau này, mỗi khi tranh cãi về chủ quyên biển đảo, người Tàu thường trưng dẫn công hàm này, để cho rằng, ngay từ ngày ấy, Việt Nam đã công nhận chủ quyền biển đảo của Trung Hoa trên Biển Đông). Bởi vì, ủng hộ Trung Hoa là ủng hộ phe Xã hội chủ nghĩa anh em. Tuyên bố  gì của phe Xã hội chủ nghĩa anh em thì ta hoàn toàn ủng hộ. Tuyên bố  gì của bọn tư bản đế  quốc thù địch thì ta hoàn toàn phản đối. Cũng vì vậy mà vào năm 1974, khi quân đội Trung Quốc đem tàu chiến, máy bay đánh chiếm phần còn lai của quần đảo Hoàng Sa, thì ta vẫn im lặng, và giải thích với cán bộ và nhân dân (giải thích miệng, chứ không bằng văn bản) rằng, bạn đã giúp ta giải phóng hoàn toàn Quần đảo Hoàng Sa!

Với những quan niệm như vậy, lại ở cạnh một một hàng xóm tham lam, thì không mất đất, mất biển mới là lạ !

Trung Hoa là một anh hàng xóm xấu bụng, khó chơi. Điều đó, cả dân tộc Việt Nam biết.

Chuyện thỉnh thoảng lại rộ lên chuyện người Tàu tìm mua rễ cây, lá khô, giun, đỉa, sừng trâu, móng trâu v.v…Những thứ mà ta chẳng biết để làm gì. Mà thực tế là chẳng để làm gì cả. Không lẽ những kẻ thương lái bị thần kinh, đi tìm mua rồi lại vứt đi? Tiền đâu họ mà đem vất đi như vậy? Thật ra, không nói thì ai cũng biết, tiền đó là của Nhà nước Trung Hoa, cung cấp cho dân để phá hoại kinh tế, phá hoại tài nguyên môi trường của ta. Biết thì biết thế nhưng làm sao mà quy tội được? Họ đã lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của dân ta, sự vô trách nhiệm, buông lỏng quản lý của các cấp chính quyền ta. Thử hỏi, nếu như một bộ phận thương lái của ta, sang bên Tàu, tìm mua các thứ như người Tàu tìm mua bên ta, thì thử hỏi có được không? Không thể được. Chính quyền các cấp của người Tàu họ sẽ tìm bắt ngay.

Chung quy lại, họ phá được ta chính là do ta, chứ không phải một ai khác!

Thế đấy, không có gì mâu thuẫn với nhau mà họ vẫn còn tìm cách ngấm ngầm phá hoại ta như thế, nếu có gì mâu thuẫn, thù địch thì họ còn phá ta đến cỡ nào. Nói tóm lại, sống cạnh một anh hàng xóm nhỏ nhen, xấu bụng cũng rức đầu lắm. Nhưng “Việt Nam Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông” là tiền định rồi. Chúng ta không thể không chấp nhận sự thật hiển nhiên đó.

*
Tất nhiên, không ai lại dại dột coi hàng xóm là kẻ thù. Không coi họ là kẻ thù mà họ còn phá ta như vậy, nếu là kẻ thù thì họ còn phá đến cỡ nào. Nhưng cũng không thể coi Trung Hoa là bạn. Bạn thế nào được với anh hàng xóm luôn luôn có ý đồ nuốt mình?

Đã có một thời từ 1955-1960, ta coi anh bạn Trung Hoa như anh em một nhà và ta đã phải trả giá quá đắt: Để cho giặc chiếm Hoàng Sa, lại còn phải ủng hộ hành động lấn chiếm của họ, bằng Công hàm Phạm Văn Đồng. Lại có một thời 1975- 1980, ta coi họ như kẻ thù truyền kiếp, để rồi hai bên đánh nhau chảy máu đầu, một sự hi sinh thật vô nghĩa. Không, đừng coi Tàu quá thân, nhưng cũng đừng coi Tàu là kẻ thù. Hãy học cách tồn tại như ông cha ta xưa: Tôi thần phục anh, nhưng tôi không chịu anh, với anh, tôi luôn luôn giữ một khoảng cách cần thiết. Đó mới là cách ứng xử khôn ngoan.

Trong thời đại hiện nay, đa phương hóa và đa dạng hóa các mối quan hệ, ta làm bạn với cả bốn phương, ai thân với ta thì ta thân lại, ai tìm cách hại ta thì ta cạch ra, chứ việc gì mà sợ họ, việc gì mà phải lệ thuộc họ? Tại sao lại co dúm lại trước họ như con cua co dúm mình trước con ếch ?

Phan Duy Kha


TỰ BẠCH:

PHAN DUY KHA SINH NĂM 1946 TẠI SONG LỘC, CAN LỘC, HÀ TĨNH. TỐT NGHIỆP KHOA TRẮC ĐỊA- BẢN ĐỒ TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ – ĐỊA CHẤT NIÊN KHÓA 1964- 1969. LÀ KỸ SƯ CÔNG TÁC TẠI BỘ VẬT TƯ (SAU NÀY QUA MẤY LẦN SÁP NHẬP, NAY LÀ BỘ CÔNG THƯƠNG), HÀ NỘI.

SỐNG, LÀM VIỆC VÀ VỀ HƯU TẠI HÀ NÔI.

TUY ĐƯỢC ĐÀO TẠO ĐỂ LÀM CÔNG TÁC KHOA HỌC KỸ THUẬT NHƯNG LẠI SAY MÊ NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ.

PHAN DUY KHA QUAN TÂM ĐẾN NHIỀU VẤN ĐỀ LỊCH SỬ CỦA DÂN TỘC. NHƯNG ĐIỀU QUAN TÂM NHẤT , TÂM HUYẾT NHẤT LÀ LÀM SAO GẠT BỎ ĐƯỢC CÁI “ MŨ TÀU” VÔ LÝ ĐỘI LÊN ĐẦU CÁC CÁC VỊ THỦY TỔ DÂN TỘC VIỆT NAM, COI NGƯỜI VIỆT NAM CÓ NGUỒN GỐC TỪ TRUNG QUỐC VÀ ÔNG TỔ CỦA NGƯỜI VIỆT LÀ “ĐÀN EM” CỦA ÔNG TỔ NGƯỜI TÀU, SINH RA TÂM LÝ TỰ TI DÂN TỘC RẤT TAI HẠI. MUỐN “THOÁT TRUNG” TRƯỚC HẾT PHẢI GẠT BỎ ĐƯỢC CÁI “MŨ TÀU” NÀY.

 PDK


(Bài viết này thể hiện quan điểm của một người sống và làm việc dưới chế độ XHCN miền Bắc trước năm 1975 và cả nước sau 1975. Mặc dù tư tưởng còn hạn chế song nó cũng nói lên được phần nào sự bất bình của người dân đối với chính sách vong bản của giới lãnh đạo - TM)

Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Lạm bàn thế sự: Trung Hoa , bạn hay thù? - Phan Duy Kha Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lạm bàn thế sự: Trung Hoa , bạn hay thù? - Phan Duy Kha   Lạm bàn thế sự: Trung Hoa , bạn hay thù? - Phan Duy Kha I_icon13Mon 04 Jul 2016, 02:06

Lịch sử bao nhiêu chuyện xảy ra giữa nước Việt Nam và Trung Quốc, có lẽ chẳng bao giờ mình tìm thấy được sự bình yên bên cạnh một đất nước luôn tìm cách bành trướng Evil or Very Mad
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Lạm bàn thế sự: Trung Hoa , bạn hay thù? - Phan Duy Kha Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lạm bàn thế sự: Trung Hoa , bạn hay thù? - Phan Duy Kha   Lạm bàn thế sự: Trung Hoa , bạn hay thù? - Phan Duy Kha I_icon13Mon 04 Jul 2016, 09:43

Shiroi đã viết:
Lịch sử bao nhiêu chuyện xảy ra giữa nước Việt Nam và Trung Quốc, có lẽ chẳng bao giờ mình tìm thấy được sự bình yên bên cạnh một đất nước luôn tìm cách bành trướng Evil or Very Mad
 

hi   9 tỷ   hon
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Lạm bàn thế sự: Trung Hoa , bạn hay thù? - Phan Duy Kha Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lạm bàn thế sự: Trung Hoa , bạn hay thù? - Phan Duy Kha   Lạm bàn thế sự: Trung Hoa , bạn hay thù? - Phan Duy Kha I_icon13Mon 04 Jul 2016, 09:56

Mao Trạch Đông giúp Việt Nam như thế nào?

Trương Nhung (Chang Jung) và Jon Hallday


Ngay ở châu Á, chỗ nào Mao Trạch Đông cũng gặp trở ngại. Thảm hại nhất là vụ “để mất” Đảng Cộng sản Việt Nam(ĐCSVN).

Năm 1950, Stalin đã giao cho Mao « quản lý» ĐCSVN. Nhiều năm qua, Mao xuất tiền xuất người giúp ĐCSVN đánh Pháp, rồi đánh Mỹ. Nhưng vì Mao coi ĐCSVN như quân cờ trên bàn cờ của mình nên người Việt Nambất hòa với Mao.

Năm 1954, Mao bắt đầu xây dựng ngành công nghiệp quân sự, cần mua nhiều vật tư cấm vận của phương Tây. Ông muốn dùng Pháp làm đột phá khẩu phá thế cấm vận. Hồi ấy Pháp đang đánh nhau với Việt Nam. Kế hoạch của Mao là bảo ĐCSVN mở rộng chiến tranh « nhằm tăng thêm khó khăn bên trong nước Pháp » (lời Chu Ân Lai), khi nào Pháp sứt đầu mẻ trán thì Trung Quốc đứng ra giúp Pháp thương lượng với Việt Nam, qua đó đổi lấy sự thông cảm của Pháp trên vấn đề xuất khẩu vật tư chiến lược cho Trung Quốc.

Tháng 4/1954, hội nghị Geneva giải quyết vấn đề Việt Namvà Triều Tiên bắt đầu họp, Chu Ân Lai dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc đến dự. Hơn một tháng trước đó, Mao đã quyết định phải đạt được hiệp định đình chiến tại Việt Nam, nhưng ông không cho ĐCSVN biết chuyện đó mà lại tạo ra cho lãnh đạo ĐCSVN ấn tượng là Mao ủng hộ Việt Namtiếp tục chiến đấu.

Hồi ấy ĐCSVN có lực lượng mạnh ở miền Nam Việt Nam, còn ở miền Bắc, họ đang tiến hành chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày 4/4, Mao chỉ thị Vi Quốc Thanh Tổng Cố vấn quân sự Trung Quốc bên cạnh ĐCSVN chuyển lời đến lãnh đạo Việt Nam: « Tranh thủ kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ trước mùa mưa (đầu tháng 5), lợi dụng mùa mưa để nghỉ ngơi, bổ sung lực lượng. Tháng 8 hoặc tháng 9 bắt đầu tấn công Luang Prabang và Vientiane, giải phóng hai thành phố này. ». Luang Prabang và Vientiane là hai kinh đô của nước Lào. Mao yêu cầu ĐCSVN « Tích cực chuẩn bị mùa đông năm nay hoặc chậm nhất là đầu năm sau bắt đầu tấn công vùng Hà Nội và Hải Phòng, tranh thủ năm 1955 giải phóng đồng bằng Bắc Bộ. »

(Mao tham dự chỉ huy cuộc chiến tranh của ĐCSVN. Khi bắt đầu chiến tranh Triều Tiên, Mao thu hẹp quy mô chiến tranh Việt Nam. Tháng 5/1953, Mao quyết định đình chiến ở Triều Tiên rồi phái nhiều cán bộ chỉ huy quân đội Trung Quốc từ Triều Tiên sang thẳng Việt Nam. Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Chính là Vi Quốc Thanh tự tay giao cho Hồ Chí Minh bản « Kế hoạch Nava » tuyệt mật bố trí chiến lược của Pháp. Bản kế hoạch mang tên viên tướng Pháp Henri Navarre này do Trung Quốc lấy được từ Pháp. Chính là căn cứ vào tình báo đó [Việt Nam] mới quyết định đánh trận quyết chiến Điện Biên Phủ. Tháng 5/1954, được sự viện trợ quân sự to lớn của Trung Quốc và được cố vấn Trung Quốc giúp đỡ, trận quyết chiến này đã giành toàn thắng.)

Ngày 7/5/1954, Việt Namchiếm được Điện Biên Phủ. Ngày 17/6 chính phủ Pháp đổ. Đã đến thời điểm giao thiệp với nhau. Ngày 23/6, Chu Ân Lai gặp tân Thủ tướng Pháp Pierre Mendès France tại Thụy Sĩ, cùng nhau bàn phương án đình chiến.

Chu Ân Lai yêu cầu Việt Namtiếp thu phương án này. Các nhà lãnh đạo ĐCSVN không muốn ký [hiệp định đình chiến]. Sau này Lê Duẩn nhớ lại : Chu Ân Lai tỏ ý ‘Nếu Việt Nam còn muốn đánh tiếp thì đành phải tự dựa vào sức mình thôi, ông ấy sẽ không giúp nữa, ông ấy ép chúng ta ngừng chiến’. Không có Trung Quốc thì Việt Nam không thể tiếp tục tiến hành chiến tranh. Hồ Chí Minh yêu cầu người chủ trì đàm phán là Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký [hiệp định đình chiến]. Phạm Văn Đồng ứa nước mắt ký. Lê Duẩn được trao nhiệm vụ thông báo tin tức này cho bộ đội Việt Nam ở miền Nam : « Tôi ngồi xe bò đi vào miền Nam. Dọc đường đồng bào đến hoan nghênh tôi, họ đều nghĩ rằng chúng ta đã thắng lớn. Thật là vô cùng đau khổ. »

Từ đó ĐCSVN bắt đầu không tin Đảng CSTQ. Còn Pháp thì bắt đầu nới rộng sự cấm vận với Trung Quốc.

Có thể nói trong nhiều năm qua Trung Quốc là nước duy nhất giúp Bắc Việt Nam. Đầu năm 1965, tân lãnh đạo Liên Xô Brezhnev bắt đầu viện trợ mạnh cho Việt Nam, cung cấp những vũ khí hạng nặng cần thiết nhất để bắn máy bay Mỹ như pháo cao xạ, tên lửa đất đối không. Mao sợ Liên Xô sẽ thay thế địa vị người bảo hộ ĐCSVNcủa Mao. Ông khuyên Liên Xô chớ nên « quản » chuyện Việt Nam. Mao nói với Thủ tướng Liên Xô Kosygin : « Nhân dân Bắc Việt Namkhông có sự viện trợ của Liên Xô cũng có thể tiến hành tốt cuộc chiến đấu .... Họ có thể dựa vào sức mình đánh đuổi người Mỹ. » Mao còn nói : « Người Việt Namcó thể tự lo cho họ, Mỹ ném bom không làm chết nhiềungười, vả lại chết một số người cũng chẳng có gì ghê gớm cả. » Nhà lãnh đạo ĐCSTQ đề nghị Liên Xô « Đối phó với đế quốc Mỹ ở phương Tây và các nơi khác ».

Mao cũng ra sức khuyên ĐCSVN từ chối viện trợ của Liên Xô. Chu Ân Lai từng bảo Phạm Văn Đồng : « Không có viện trợ của Liên Xô càng tốt, tôi không tán thành Liên Xô cử nhân viên tình nguyện sang Việt Nam, cũng không tán thành Liên Xô viện trợ Việt Nam. » Thậm chí Chu Ân Lai còn bảo Hồ Chí Minh : Liên Xô viện trợ Việt Nam nhằm mục đích « cải thiện quan hệ Xô-Mỹ ». Cho dù Chu Ân Lai giỏi uốn ba tấc lưỡi thì kiểu logic ấy thực là thiếu sức thuyết phục.

Mao không còn cách nào ngăn ĐCSVN nhận viện trợ Liên Xô, lại càng không thể kéo ĐCSVN cắt quan hệ với Liên Xô. Mao muốn thông qua Hồ Chí Minh thân Trung Quốc để nắm ĐCSVN. Nhưng trong ban lãnh đạo Việt Nam, Hồ không phảilà người nói làm là làm được. Hồ Chí Minh thường xuyên ở Trung Quốc, từng ngỏ ý nhờ phía Trung Quốc tìm cho mình một bà vợ người Trung Quốc. Phía Trung Quốc cũng đã kiếm được cho Hồ một bà. Nhưng ĐCSVN phủ quyết cuộc hôn nhân này, nói nhà lãnh đạo của họ ở tình trạng độc thân thì có lợi hơn cho sự nghiệp cách mạng. Muốn duy trì ảnh hưởng của mình đối với ĐCSVN, Mao chỉ còn cách duy nhất là cho họ nhiềutiền, nhiềuhàng, cho nhiềulính sang giúp Việt Nam.

(Từ 1965 đến 1968, Trung Quốc đã cử sang Việt Namhơn 320 nghìn quân, gồm hơn 150 nghìn lính bộ đội cao xạ, có đơn vị đến năm 1975 mới về nước. Nhờ có số quân Trung Quốc này, Bắc Việt Nammới có thểdành ra lực lượng quân đội vào miền Nam chiến đấu. Có đơn vị bộ đội Việt Namcòn có cố vấn Trung Quốc đi kèm.)

Dù thế, ĐCSVN cũng không chịu lép vế. Ngày 3/4/1968, dù chưa được Mao Trạch Đông đồng ý, Việt Namra tuyên bố nói bắt đầu đàm phán với Mỹ. Chu Ân Lai trách Việt Nam : « Nhiều người không hiểu vì sao các đồng chí phải vội vã ra bản tuyên bố ấy..... đây là quan điểm của nhân dân thế giới. » Chu Ân Lai lại còn gán cho ĐCSVN cái tội làm cho thủ lĩnh người da màu Mỹ Martin Luther King bị ám sát chết. Chu nói : « Nếu bản tuyên bố của các đồng chí ra muộn một hai ngày thì căn bản không thể xảy ra vụ ám sát ấy. »

Mao muốn thọc tay vào quá trình đàm phán [Việt Nam-Mỹ]. Chu Ân Lai nói với ĐCSVN rằng Trung Quốc có kinh nghiệm đàm phán hơn Việt Nam. ĐCSVN phớt lờ Chu. Mao trả thù bằng cách bảo Chu từ chối tiếp phái đoàn Đảng và Chính phủ Việt Namsang xin viện trợ, với lý do nhà lãnh đạo Trung Quốc « bận việc trong nước ». Nhưng cuối cùng Mao vẫn không thể không tiếp tục rải tiền cho Việt Nam. Muốn làm lãnh tụ thế giới, Mao không thể không đứng đằng sau Việt Nam đang đánh Mỹ.

ĐCSVN chẳng những không nghe Mao mà còn phát triển phạm vi thế lực của mình ngay trước mắt Mao. Cho dù Trung Quốc viện trợ mạnh cho đảng cộng sản Lào, nhưng người Lào vẫn theo Việt Nam. Tháng 9/1968, nhà lãnh đạo Lào mấy lần khéo léo mời vị tổ trưởng Tổ Liên lạc của Trung Quốc « về nước nghỉ ngơi ». Cuối cùng phía Trung Quốc đành phảirút tổ này về. Lào cũng như ĐCSVN càng ngày càng gần gũi với Moskva.

Cho đến cuối thập niên 60, lãnh tụ « chống Mỹ » của thế giới vẫn là Liên Xô chứ không phảilà Mao Trạch Đông. Trong mọi cuộc hội nghị lớn nhỏ, các quan chức Trung Quốc đều không ngừng lên án Liên Xô giúp đỡ bọn đế quốc. Người nghe thường không chịu nổi mà xấu hổ cho Trung Quốc. Đã nhiều lần có người đứng lên đòi Trung Quốc im mồm. Chính phủ Mỹ rút ra kết luận : Chủ nghĩa Mao-ít không còn gây ra mối đe dọa ở các nước đang phát triển. Mao biết rõ thất bại của mình. Năm 1969, Mao nói với Tổ Cách mạng văn hóa Trung ương : « Bây giờ chúng ta bị cô lập rồi, chẳng ai để ý đến chúng ta nữa ». Mao cho rằng các nhóm « Mao-ít » kia thực ra là vô dụng, ông cắt giảm khoản viện trợ cho họ.

Ngày 18/3/1970, Campuchia xảy ra đảo chính. Hoàng thân Sihanouk bị lật đổ. Tin chắc đảo chính là do CIA gây ra, Sihanouk quyết tâm chiến đấu chống Mỹ tới cùng. Ngày thứ hai sau đảo chính, Sihanouk từ Liên Xô đến Trung Quốc. Mao mời ông ở lại. Từ đó cuộc chiến tranh Việt Namtrở thành cuộc chiến chống Mỹ của toàn Đông Dương. Lãnh tụ của một trong ba nước Đông Dương là Sihanouk nay sống lưu vong tại Trung Quốc, Mao mong rằng có thểdựa vào Sihanouk để tạo dựng cho Mao hình ảnh vị lãnh tụ chống Mỹ.

Sau khi Sihanouk ở lại Trung Quốc, Mao cấp cho ông ta 7 đầu bếp, 7 chuyên gia làm bánh ngọt, lại còn dùng máy bay chở gan ngỗng từ Paris về. Tại Trung Quốc, Sihanouk có đoàn tàu riêng, khi ra nước ngoài có hai máy bay riêng, một chiếc chở hành lý và quà tặng. Mao bảo Sihanouk : « Ngài cần gì cứ bảo chúng tôi. Chúng tôi có thể làm thêm chút việc cho ngài. Chẳng có gì ghê gớm đâu mà. » . Nói đến chuyện tiền nong, Sihanouk áy náy ngại làm tăng gánh nặng cho Trung Quốc, Mao bảo : « Tôi đề nghị ngài hãy tăng nữa lên phần chúng tôi cần gánh vác. »

Nhà lãnh đạo Khơ-me Đỏ Pol Pot lúc đó đang bí mật ở Trung Quốc. Dưới sức ép của Trung Quốc, Pol Pot phải hợp tác với Sihanouk. Trong quá khứ Trung Quốc từng ủng hộ « Khơ-me Đỏ » lật Sihanouk. Hai năm trước, tháng 3/1968, Sihanouk công khai lên án Bắc Kinh « chơi trò bẩn thỉu », và nói « Khơ-me Đỏ là do Bắc Kinh nặn ra », « Mới cách đây hai ngày, chúng tôi thu được một lượng lớn vũ khí, đều là do Trung Quốc chở đến. »

Bây giờ Sihanouk trở thành của quý của Mao. Mao lấy danh nghĩa Sihanouk tổ chức Hội nghị thượng đỉnh ba nước Đông Dương. Hội nghị họp vào tháng 4 tại Quảng Châu. Ngày khai mạc, Trung Quốc phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên, như để ra oai với những người dự họp và với toàn thế giới. Vệ tinh bay vòng quanh trái đất và phát nhạc bài tụng ca Mao « Phương Đông hồng » . Khi tiếp các công thần phóng vệ tinh, Mao mừng rỡ toét miệng nhắc đi nhắc lại câu : « Giỏi lắm ! Giỏi lắm ! »

Sau đó Mao ra bản tuyên bố « 20 tháng 5 » với giọng điệu của vị lãnh tụ cuộc đấu tranh chống Mỹ trên toàn cầu. Bản tuyên bố có tiêu đề « Nhân dân toàn thế giới đoàn kết lại đánh bại bọn xâm lược Mỹ và tất cả lũ chó săn của chúng ! » Mao lên thành lầu Thiên An Môn, Sihanouk đứng cạnh. Lâm Bưu (ngày ấy còn đang có quyền thế) đọc bản tuyên bố nói trên trong cuộc mít tinh có nửa triệu người tham gia.

Lâm Bưu đang bệnh tật đầy người, để đọc được bản tuyên bố ấy, bác sĩ phảitiêm cho Lâm một liều thuốc kích thích. Trước khi đi lên Thiên An Môn, Sihanouk để ý thấy Lâm Bưu « xem ra hình như bốc đồng, không tự chủ được, ông ta thỉnh thoảng ngắt lời Mao rồi hoa chân múa tay, thao thao bất tuyệt cao giọng đọc bài diễn thuyết chống Mỹ ».

Đến khi đọc bản tuyên bố, Lâm Bưu giọng run rảy chậm rãi nói : «Tôi muốn nói ! – Tôi nói về Việt Nam– hai Việt Nam– một nửa Việt Nam – . Cứ thế ông ta nói lung tung  mấy câu chẳng đâu vào đâu rồi mới đọc tới phần chính bản tuyên bố. Nhưng rồi lại vẫn đọc nhầm « Palestin » thành « Pakistan ».  

Bản tuyên bố gọi đích danh Tổng thống Mỹ Richard Nixon ra để lên án. Nixon uống rượu say tức giận định ra lệnh điều tàu chiến Mỹ trả đũa. Nhưng ông ta nhanh chóng lấy lại bình tĩnh. Cố vấn An ninh quốc gia Kissinger nói với Nixon rằng Mao « Ngoài việc nói miệng ủng hộ Việt Nam ra, thực tế chẳng làm được chuyện gì ». Thế là người Mỹ không có phản ứng với bản tuyên bố « 20 tháng 5 » của Mao.

Trong chiến tranh Đông Dương, người phương Tây chỉ coi trọng Việt Nam. Báo The Times (London) viết : Sihanouk « muốn trở lại sân khấu chính trị thì phải dựa vào Việt Nam ». Kissinger mở miệng là nói tới « Dã tâm của Việt Nam đối với Campuchia ».

Mao tức giận khi thấy phương Tây không coi ông ta ra gì. Ông chửi Kissinger là « Đồ trí thức thối thây », « Giáo sư đại học mà chẳng biết quái gì về ngoại giao ».

Cuối cùng Mao Trạch Đông nghĩ ra một cách làm cho mình được cả thế giới chú ý [nguyên văn : xuất hiện dưới ánh đèn flash của cả thế giới] : « Câu » Tổng thống Mỹ đến Trung Quốc !

Nguyên Hải biên dịch
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Lạm bàn thế sự: Trung Hoa , bạn hay thù? - Phan Duy Kha Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lạm bàn thế sự: Trung Hoa , bạn hay thù? - Phan Duy Kha   Lạm bàn thế sự: Trung Hoa , bạn hay thù? - Phan Duy Kha I_icon13Thu 07 Jul 2016, 08:36

Có bàn tay của Trung Nam Hải trong thảm họa môi trường lớn nhất của lịch sử Việt Nam?

Vũ Đông Hà

Lạm bàn thế sự: Trung Hoa , bạn hay thù? - Phan Duy Kha 97murc

Hình ảnh hàng loạt cá chết dù là khủng khiếp, thê lương đến đâu vẫn chỉ là một biểu hiện ngoài da, như ghẻ lở nhìn thấy được cho triệu chứng của một người mới phát tán bệnh phong. Những chất thải độc hại được phóng đi từ Formosa đã tạo ra những hệ luỵ trầm trọng, vượt qua những xác cá vương vãi trên bờ. Nó đang biến những giòng nước trong cơ thể Biển Đông dọc theo bờ chữ S trở thành dòng máu của một bệnh nhân mang vi khuẩn Hansen. 

Biển chết! 
Chết theo nghĩa sẽ không còn những chiếc thuyền ra khơi, không còn cái gọi là ngư dân bám biển giữ chủ quyền. Tàu lạ từ phương Bắc với những thủ đoạn bắt cóc, làm chìm tàu, đánh đập, cướp của, giết người... đã không làm chùn lòng những ngư dân Việt Nam hiền hoà nhưng cương quyết. Nhưng chất thải Formosa đã thành công trong việc biến những tàu thuyền vượt sóng ra khơi thành những chiếc thuyền nan lật úp, những con tàu phế thải trơ trọi trên bờ.

"Sự cố" mất điện đầy nghi vấn

Ngày 18.06.2016 Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Formosa gửi một công văn cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Trong công văn này có lời giải thích lý do dẫn đến chất thải độc hại ra biển là vì bị mất điện trong thời gian đầu tháng 4, 2016 và hệ thống quản lý không kiểm soát được nước thải. 

Lạm bàn thế sự: Trung Hoa , bạn hay thù? - Phan Duy Kha Fdh5p1

Lối giải thích này cho thấy: 
- Hệ thống quản lý chất lượng nước thải bị "mất điện" không hoạt động nhưng nước thải vẫn đổ ra biển
- Nước thải đổ ra biển tức là "hệ thống làm mát (nguội)" (cooling system) có điện và hoạt động, đồng nghĩa là nhà máy có điện, đang hoạt động nên mới có nhu cầu dùng cooling system.
Cả nhà máy có điện, hệ thống làm mát có điện, hệ thống bơm nước thải từ nhà máy ra tận biển có điện. Chỉ có hệ thống kiểm soát và thanh lọc những chất hoá học độc hại trong nước thải là không có điện!
Rõ ràng việc xả thải độc hại ra biển là một "hành động có chủ ý" của một số người phụ trách khâu thanh lọc. 
Trong văn thư của ông chủ tịch HĐQT Formosa viết rằng sự việc "mất điện" xảy ra trong "một số ngày". Một dự án khởi sự với tổng số vốn 10,5 tỷ USD mà bộ phận thanh lọc bị mất điện kéo dài trong "một số ngày" là điều vô lý.
Do đó, hệ thống thanh lọc vẫn chạy nhưng không lọc là có chủ ý và chủ ý đó kéo dài trong "nhiều ngày". Chủ ý đó cũng đã gia tăng cường độ của những hoá chất độc hại trong chất thải đến mức chỉ trong vòng vài ngày có thể làm cá chết hàng loạt - một hiện tượng thường chỉ xảy ra trong một thời gian dài mới phát hiện được.
Những kẻ có chủ ý này tại Formosa Hà Tĩnh là ai? 
Để trả lời câu hỏi, chúng ta cần tìm hiểu Formosa Gang Thép Hà Tĩnh là ai?

Tập đoàn Formosa và dự án gang thép Vũng Áng

Formosa Plastics Group (FPG) là một công ty Đài Loan được thành lập vào năm 1954 bởi 2 anh em Wang Yung-ching và Wang Yung-tsai. Khởi đầu là một công ty sản xuất nhựa, FPG đã trở thành một công ty đứng trong hàng 861 trên thế giới theo xếp hạng của Forbes vào năm 2000 (1). Năm 2007, tổng thu nhập của FPG lên đến 2000 tỷ NT, tương đương với 15.4% GDP của Đài Loan lúc ấy. Hiện nay, FPG là công ty tư nhân lớn nhất của Đài Loan.
Dự án gang thép Vũng Áng được phối hợp bởi 2 công ty Formosa và Taiwan's China Steel với cổ phần ban đầu là 95% và 5% cho mỗi công ty.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Taipei Times thì vào tháng 9, 2014 Formosa thông báo cổ phần của Formosa chỉ còn 59% sau khi mỗi 4 công ty con của Formosa hạ thấp cổ phần đầu tư từ 21.25% xuống 14.75%. (2)
Câu hỏi được đặt ra là như vậy thì 36% số vốn đầu tư mà Formsa không còn giữ nữa được chuyển nhượng sang cho China Steel hay công ty nào khác? 
Vào đầu năm 2015, Taiwan's China Steel tăng cổ phần từ 5% lên 25%. (3)
Như vậy còn lại 16%. 
Ai là sở hữu chủ mới của 16% Formosa Hà Tĩnh?
Ai là những kẻ có khả năng kiểm soát hệ thống thanh lọc chất thải tại Formosal Hà Tĩnh?
Để có thêm những dữ kiện cho câu trả lời, hãy cùng theo những con cá chết từ Vũng Áng để xuôi Bắc lẫn xuôi Nam.

Cá chết từ Vũng Áng sang đến sông hồ, từ Trung ra Bắc, từ Bắc xuống Nam


Hiện tượng cá chết được phát hiện vào ngày 04.04.2016 tại vùng biển Vũng Áng Hà Tĩnh bởi chất thải không thanh lọc của Formosa. Chỉ vài ngày sau thảm trạng cá chết lan qua vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị và Huế.
Trong khi dư luận dồn mọi nghi vấn vào Formosa là nơi thải nước độc hại ra biển thì bất ngờ hiện tượng cá chết lại xảy ra ở một số sông hồ:
- Ngày 04.05.2016, cá chết hàng loạt được phát hiện ở thượng nguồn sông Bưởi, Thanh Hoá (4);
- Một ngày sau, 05.05.2016, xuống tận phía nam, hàng loạt cá trên sông La Ngà chết tại tỉnh Đồng Nai (5);
- Cùng ngày, 05.05.2016, 11 tấn cá bị chết trên sông Lạch Bạng, Thanh Hoá (6);
- Ngày 09.05.2016, hàng ngàn con cá nuôi lồng bè ở huyện đảo Phú Quý, Bình Thuận, bị chết (7);
- Ngày 15.05.2016, cá trên sông Bưởi tại Thanh Hoá lại một lần nữa chết hàng loạt (8);
- Ngày 17.05.2016, từ Thanh Hoá hiện tượng cá chết chạy xuống sông Hinh, Phú Yên (9);
- Ngày 17.05.2016, cá chuyển sang chết hàng loạt tại kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè, Sài Gòn (10);
- Ngày 08.06.2016, 5 tấn cá chết được vớt lên từ hồ Hoàng Cầu, Hà Nội (11);
- Ngày 10.06.2016, cá chết hàng loạt trên sông Thương, Bắc Giang (12); 
- Ngày 13.06.2016, Tôm hùm chết hàng loạt ở khu vực biển ở xã Xuân Phương (Sông Cầu), Phú Yên (13);
Cá chết hàng loạt từ biển miền Trung, khởi đầu với những nguyên nhân do các cán bộ nhà nước tự chế như tảo nở hoa, thuỷ triều đỏ đã bị các lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh cúi đầu nhận tội đánh sập.
Do đó, những lý giải nguyên nhân cá chết hàng loạt trên sông ngòi, trải dài từ Bắc xuống Nam là do thời tiết cũng bị đánh sập.
Đã có một bàn tay nào đó gây nên thảm trạng cá chết tràn lan này với 2 lý do:
1. Từ ban đầu muốn đánh lạc hướng và gây hoang mang trong dư luận đang đổ dồn về nguyên nhân gây ra cá chết tại Vũng Áng và che giấu tội phạm Formosa.
2. Nhân cơ hội tàn phá toàn bộ công nghệ thủy sản của Việt Nam bằng hiện tượng cá chết ở khắp mọi nơi.
Từ "sự cố" nước thải độc hại với liều lượng cao được cố tình tống ra biển Đông sang đến nhiều sông hồ trên khắp 3 miền bị bỏ độc dẫn đến câu hỏi: Thế lực ngoại bang nào có khả năng để làm chuyện đó trên đất nước Việt Nam?

Chuyến đi Việt Nam của Dương Khiết Trì

Vào ngày 02.06.2016 Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tuyên bố đã tìm ra nguyên nhân cá chết (14). Tuy nhiên, mãi cho đến gần 1 tháng sau mới công bố. Tại sao?
Đúng là đảng và nhà nước cùng với Formosa có nhu cầu phải bàn thảo, dàn dựng sao cho cuộc công bố giảm thiểu những thiệt hại cho chế độ và cho Formosa. Nhưng không thể nào cần đến cả tháng, không nên kéo dài khi mà sức ép và sự phẫn nộ của dư luận quần chúng đang đụng trần. Phải có lý do nào khác để phải trả giá cho việc chờ đợi.
Bên cạnh đó, vào ngày 18.06.2016, Trần Nguyên Thành - chủ tịch HĐQT Formosa Hà Tĩnh - đã gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc "chính thức nhận tội". Lý do gì để nhà nước CSVN phải trì hoãn thêm đến 12 ngày?
Lý do chính là chuyến đi của Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Trung cộng sang Việt Nam vào ngày 27.06.2016, 3 ngày trước khi nhà nước Việt Nam công bố nguyên nhân và thủ phạm cá chết.
Cuộc gặp gỡ của Dương Thiết Trì với lãnh đạo đảng và nhà nước, bên cạnh những ký kết về toà lãnh sự Tàu tại Đà Nẵng, bản "ghi nhớ" về biển Đông cùng với 19,5 triệu USD cho cung hữu nghị Việt-Tàu được công bố ra bên ngoài thì còn có gì khác?
Đó có thể là thái độ cần "ghi nhớ" với thủ phạm cá chết Formosa; phải trình bày như thế nào? phải chấp nhận và chốt cho xong những gì đang chưa ngã ngũ với Formosa. Và con số bồi thường 500 triệu USD.
Tại sao có con số 500 triệu USD khi mà trong một thời gian quá ngắn, không một tổ chức chuyên nghiệp nào, một quốc gia tiên tiến nào có thể định lượng được những thiệt hại về thảm hoạ lớn nhất trong lịch sử Việt Nam này để từ đó dẫn đến con số bồi thường? Tại sao phía đảng và nhà nước CSVN chấp nhận con số đó? Có gì bảo đảm rằng bên cạnh 500 triệu USD được công bố do Formosa bồi thường, bên cạnh 19,5 triệu USD Bắc Kinh dành cho cung hữu nghị, Dương Khiết Trì lại không hứa hẹn riêng tư về một con số đô la với nhiều số không theo sau với các lãnh đạo Ba Đình?
Câu hỏi "thế lực ngoại bang nào có khả năng để tạo hiện tượng cá chết từ biển đến sông, từ khắp Trung Nam Bắc" đã bắt đầu có hướng trả lời.
Hướng trả lời nằm ở thế lực nào có cổ phần không công bố và nhân sự trong Formosa Hà Tĩnh để lũng đoạn hệ thống thanh lọc chất thải; thế lực nào có hạ tầng cơ sở, có những đặc khu, có một lực lượng quản trị, công nhân, quân đội / tình báo trá hình tràn lan khắp nước Việt Nam để gây nên cá chết khắp sông hồ; thế lực nào khống chế được lãnh đạo đảng CSVN và có tay sai nằm ở trong guồng máy chính trị và ngay ở thượng tầng lãnh đạo Hà Nội.
Hướng trả lời nằm ở thế lực nào hưởng lợi nhiều nhất khi ngư dân Việt Nam không còn hiện hữu đủ ở Biển Đông để bám biển như là một biểu tượng đang giữ chủ quyền, khi toàn bộ kỹ nghệ hải sản Việt Nam bị phá sản, kéo theo tình trạng tuột dốc của kỹ nghệ du lịch và thụt lùi về kinh tế.
Chúng ta cần ưu tiên tìm ra câu trả lời một cách rành mạch và logic - ai là thủ phạm?. Cần ưu tiên để đòi hỏi minh bạch về thông tin, cụ thể những gì đã xảy ra, bao nhiêu tấn hóa học độc hại đã thải ra, tại sao cá chết ở khắp các sông hồ... 
Con số 500 triệu USD - rất nhỏ và có tính toán để trở thành một cái bẫy cho dư luận Việt Nam tranh cãi và đòi hỏi thêm một vài trăm triệu khác, hay phán đoán nó được phân chia như thế nào, bao nhiêu thực sự đến tay người dân, bao nhiêu để cải thiện môi trường, bao nhiêu thì vào túi cán bộ... Chúng ta vẫn làm cho ra lẽ để người dân và đất nước Việt Nam phải được bồi thường chính đáng và công bằng, nhưng quan trọng hơn cả là phải truy ra thủ phạm.
Chúng ta cần nhớ, kẻ thù của dân tộc Việt Nam vẫn ngồi đó, rất gần và đã rất lâu. Cá chết không chỉ một lần bởi Formosa. Và người Việt không chỉ chết một lần này mà thôi. Sẽ còn nhiều cái chết "đại trà" trong tương lai khi thủ phạm vẫn ung dung ngồi đó và đi ra đi vào Ba Đình như nhà của chúng.

Lạm bàn thế sự: Trung Hoa , bạn hay thù? - Phan Duy Kha 2vb9av7

Chú thích:

(1) http://www.forbes.com/companies/formosa-plastics/

(2) https://www.steelfirst.com/Article/3263072/Taiwans-Formosa-Plastics-Group-cuts-stake-in-Vietnam-mill.html

(3) https://en.wikipedia.org/wiki/Formosa_Ha_Tinh_Steel

(4) http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ca-chet-hang-loat-o-thuong-nguon-song-buoi-3397712.html

(5) http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160505/lai-chet-ca-nuoi-be-tren-song-la-nga/1096024.html

(6) http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tinh-thanh-hoa-ca-chet-tren-song-lach-bang-do-tau-thuyen-ra-vao-3400418.html

(7) http://cafef.vn/ca-chet-o-dao-phu-quy-nghi-do-thuy-trieu-do-2016051114575078.chn

(8) http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ca-tren-song-buoi-tiep-tuc-chet-hang-loat-3403631.html

(9) http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/phu-yen-xuat-hien-ca-chet-tren-song-hinh-20160517155029207.htm

(10) http://news.zing.vn/undefined/ca-chet-kenh-nhieu-loc-o-sai-gon-sang-175-post650436.html

(11) http://vietnamnet.vn/vn/bat-dong-san/309341/vot-khoang-5-tan-ca-chet-o-ho-hoang-cau.html

(12) http://infonet.vn/da-tim-ra-nguyen-nhan-ca-chet-hang-loat-tren-song-thuong-post200981.info

(13) http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tom-hum-chet-hang-loat-o-phu-yen-3418833.html

(14) http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/moi-truong/20160602/ba-bo-truong-tham-gia-hop-bao-quanh-vu-ca-chet/1111879.html
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Lạm bàn thế sự: Trung Hoa , bạn hay thù? - Phan Duy Kha Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lạm bàn thế sự: Trung Hoa , bạn hay thù? - Phan Duy Kha   Lạm bàn thế sự: Trung Hoa , bạn hay thù? - Phan Duy Kha I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Lạm bàn thế sự: Trung Hoa , bạn hay thù? - Phan Duy Kha
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Cõi Riêng PHAN NGỌC HẢI
» Ca dao miền Nam - Phan Tấn Tài
» Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần
» Xuất dương lưu biệt (潘佩珠) - Phan Bội Châu
» Phan Kim Liên
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: KIẾN THỨC và CUỘC SỐNG :: Tin tức, thời sự-