Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
EM CHIM HÁT HAY QUÁ by mytutru Today at 00:08

4 chữ by Tinh Hoa Yesterday at 20:23

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:20

MÂY NGŨ SẮC 13.05.2024 by mytutru Yesterday at 15:05

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 06:14

CÁC LOÀI CHIM ĐẸP by mytutru Sun 12 May 2024, 10:51

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Sun 12 May 2024, 00:04

Lục bát by Tinh Hoa Sat 11 May 2024, 14:33

QUY NHƠN TÔI YÊU by phambachieu Fri 10 May 2024, 16:51

Mái Nhà Chung by mytutru Thu 09 May 2024, 23:18

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 09 May 2024, 12:56

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Thu 09 May 2024, 12:37

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Wed 08 May 2024, 10:00

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Tue 07 May 2024, 08:05

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:42

Chết rồi! by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:31

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 05 May 2024, 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4  Next
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958  Empty
Bài gửiTiêu đề: Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958    Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958  I_icon13Thu 23 Jul 2015, 11:36

Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958 (phần 1)

Tác giả: Alec Holcombe
Đông Hiến dịch

Trong giai đoạn 1954 – 1958, Đảng Lao động Việt Nam, sau nhiều đợt giằng co tiến thoái, đã áp đặt được sự kiểm soát trên tất cả các lĩnh vực của hoạt động thông tin văn hóa và học thức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đối với nhiều nhà trí thức cách mạng, tình trạng mất tự chủ về chuyên môn là một điều thất vọng đến bất ngờ. Họ từng nghĩ rằng những cống hiến trong kháng chiến chống Pháp (Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất – 1946-1954) và kết quả thắng lợi của cuộc kháng chiến là đủ chứng minh cho sự trung thành của mình với cách mạng. Họ cảm thấy như vậy là đương nhiên sẽ có thêm không gian riêng trong lĩnh vực chuyên môn, vốn nằm trong tầm kiểm soát chặt chẽ của đảng suốt tám năm kháng chiến.[1] Nhưng giới lãnh đạo Đảng Lao động Việt Nam lại nghĩ khác. Giai đoạn bốn năm sau khi chiến tranh kết thúc là thời gian giải quyết những khác biệt về quan điểm nói trên, đồng thời đặt ra những quy định thiết yếu cho đời sống trí thức của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đa phần vẫn còn được bảo lưu cho đến tận hôm nay. Chính ở giai đoạn ngắn ngủi này, tầng lớp trí thức của chế độ đã chứng kiến những đổi thay bất ngờ, những lật lọng khó đoán, và không ít người trong số họ đã tự mình trải nghiệm những xử lý khiến số phận họ hoàn toàn thay đổi.

Câu chuyện về những người trong hàng ngũ trí thức đã phản kháng quyết liệt nhất trước sự áp đặt và kiểm soát của giới lãnh đạo đảng – gồm những nhà văn, nhà thơ, họa sĩ và học giả gắn liền với phong trào Nhân văn – Giai phẩm – là một trong những lĩnh vực được để ý nhiều nhất trong lịch sử Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[2] Phong trào được đặt tên theo hai ấn phẩm do các nhà trí thức cách mạng bất mãn xuất bản vào năm 1956 – báo Nhân văn và các tuyển tập mang tên Giai phẩm, đã thu hút được sự chú ý của giới học giả trong nhiều thập kỷ chủ yếu vì nó được đánh giá là một trong những khoảng mở hiếm hoi để tìm hiểu về mức độ đắc nhân tâm của chủ nghĩa cộng sản ở miền Bắc Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu thấy bất ngờ về mức độ đa dạng và thẳng thắn của những ý kiến và yêu cầu của năm mươi bảy nhà trí thức từng tham gia trực tiếp vào Nhân văn – Giai phẩm đã bày tỏ với chế độ Mác-xít-Lê-nin-nít và đã thu hút được sự đồng tình của số đông quần chúng.[3] Gộp chung những đề tài nghiên cứu hiện có về phong trào này, ta sẽ có được một bộ chân dung rất phong phú về những nhân vật trụ cột. Điều này được thực hiện một phần là nhờ những học giả phương Tây đã phỏng vấn được những thành viên của Nhân văn – Giai phẩm đang còn sống, sau khi các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam thi hành chính sách Đổi mới vào năm 1986.[4] Một yếu tố khác nữa là, cùng với thời gian, các học giả nghiên cứu về phong trào đã cân bằng trở lại, thoát khỏi ảnh hưởng của chính trị cực đoan thời Chiến tranh Lạnh, cũng như tư tưởng lạc quan tếu thời Đổi mới gần đây.

Tuy vậy, chân dung những trí thức nòng cốt, những người đã trợ giúp lãnh đạo đảng đàn áp, thanh lọc và trừng phạt những thành phần tham gia Nhân văn – Giai phẩm vẫn gần như giữ nguyên hình dạng đơn sắc, đơn tuyến và thậm xưng theo kiểu biếm họa so với những nghiên cứu của thời kỳ trước. Trong thực tế, nhiều nhà trí thức nòng cốt này tiếp tục có một sự nghiệp gây ảnh hưởng lớn trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thậm chí sau khi nhà nước này được hóa thân thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.[5] Thực ra, dấu ấn của những người này trên đời sống trí thức của Việt Nam còn sâu đậm hơn rất nhiều so với những nhân vật cải cách kém may mắn của phong trào Nhân văn – Giai phẩm. Bài luận này là một cố gắng giải quyết sự thiếu hụt thông tin nói trên, và chuyển hướng tiêu điểm của sự chú ý từ những ngôi sao của phong trào Nhân văn – Giai phẩm sang một trong những người bảo vệ quan điểm chính thống của đảng, đó là nhà thơ nổi tiếng, người đã cải hóa thành nhà thơ cách mạng theo chủ nghĩa Mác-Lê nin từ một quá khứ từng là thi sĩ lãng mạn vĩ đại, Xuân Diệu (1916-1985). Bản chất mối quan hệ của nhà thơ với Đảng Lao động Việt Nam là gì, và vì sao ông lại quyết định đả kích trực diện những nhà trí thức đã lên tiếng yêu cầu lãnh đạo đảng thực thi cải cách vào cuối năm 1956?

Vào những năm cuối thập niên 1950 và đầu 1960, học giả Sài Gòn Hoàng Văn Chí, một người gốc Bắc di cư và cựu thành viên của Việt Minh, lập luận rằng Xuân Diệu chỉ đơn thuần là một công chức làm việc cho Đảng Lao động Việt Nam như ông đã từng làm (nhân viên hải quan) cho Pháp thời thuộc địa.[6] Chịu ảnh hưởng của tác phẩm Giai cấp mới: Phân tích về Thế giới Cộng sản của Milovan Djilas xuất bản năm 1957, Hoàng Văn Chí cho rằng những trí thức nòng cốt như Xuân Diệu không phải là những tín đồ thật sự của chủ nghĩa Mác-Lê mà chỉ là những kẻ cơ hội chủ nghĩa có tham vọng chính trị, đàn áp Nhân văn – Giai phẩm để bảo vệ quyền lợi giai cấp của mình. Theo cách diễn giải này, Nhân văn – Giai phẩm là một phong trào yêu nước gồm những nhà trí thức đủ mọi tầng lớp đấu tranh chống lại sự “áp bức trí thức” mà giới tinh hoa văn hóa được chế độ sủng ái đang áp đặt lên họ. Hoàng Văn Chí nhìn nhận giới tinh hoa văn hóa này như một “giai cấp mới”, chung một bản chất ích kỷ và là những tay sai tận tụy của lãnh đạo đảng.[7]

Năm 1990, một học giả người Pháp, cựu đảng viên cộng sản tên là Georges Boudarel, người đã từng tham gia Việt Minh trong cuộc Chiến tranh Đông dương lần thứ nhất và sống tại Hà Nội từ năm 1954 đến tận năm 1964, xuất bản cuốn sách mở đầu cho dòng nghiên cứu về các trí thức đối kháng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhan đề Trăm Hoa Vẫn Nở Giữa Đêm Việt Nam: Chủ nghĩa Cộng sản và Bất đồng Chính kiến, 1954-1964 (Cent fleurs ecloses dán la nuit du Vietnam: communism et dissidence 1954-1964). Nếu như lập luận của Hoàng Văn Chí gần giống với của Djilas trong Giai cấp mới, thì tác phẩm của Boudarel có thể được coi như phiên bản Việt Nam của tác phẩm Cuộc Cách mạng bị phản bội của Leon Trotsky.[8] Học giả người Pháp này cho rằng các trí thức của phong trào Nhân văn – Giai phẩm chia sẻ sự tương đồng quan điểm ở chỗ cùng ghét cay ghét đắng một quan chức Văn nghệ kiểu Stalin: Tố Hữu, cùng phản đối chủ nghĩa Mao-ít, và cùng mong muốn chế độ mà họ đang phục vụ thực hiện những cam kết chính trị mang tính nhân văn (nhất là tự do ngôn luận).[9] Tuy nhiên, những vấn đề cốt lõi này, cũng như những điểm tương đồng khác như sự bất bình vì chứng kiến sự suy đồi văn hóa chính trị đang diễn ra xung quanh, và lòng căm ghét thường trực đối với chế độ Sài Gòn được Mỹ bảo trợ đã không đưa họ đến một sự thống nhất về một chương trình chính trị chung.[10] Về động cơ của Xuân Diệu khi tham gia đàn áp Nhân văn – Giai phẩm, Boudarel chỉ nêu ra một lý do là nhà thơ “thân cận với giới lãnh đạo đảng”.[11]

Ba năm sau, vào năm 1993, nhà lịch sử văn hóa Neil Jameison cũng đưa ra quan điểm riêng về vấn đề này, và lập luận trong cuốn sách Tìm hiểu Việt Nam rằng Xuân Diệu cũng như những trí thức cực tả khác của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có động cơ là niềm tin trung kiên vào chủ nghĩa Mác-Lê:

“Có lẽ Xuân Diệu là người nhiệt tình nhất trong số các nhà văn, nhà thơ tham gia Kháng chiến. Ông không còn bấu víu lấy cuộc đời bằng những móng tay và đối mặt với biên giới băng giá của chủ nghĩa hư vô nữa. Dưới ảnh hưởng của người bạn thân Huy Cận, Xuân Diệu đã trở thành một cảm tình viên nhiệt thành và được kết nạp Đảng vào năm 1947.[12] Sự nổi tiếng và tài thơ của ông là một đóng góp giá trị đối với Việt Minh. Để bù lại cho thành phần gia đình tư sản và quá khứ là thi sĩ lãng mạn nhất, Âu hóa nhất và riêng tư nhất trong văn giới Việt Nam, Xuân Diệu trở thành người cực đoan nhất trong giới văn nghệ cộng sản mới. Ông là người ca ngợi “Bác Hồ” và “Đảng” nhiệt tình hơn ai hết:

Mỗi lần tranh đấu gay go
Chúng con lại được Bác Hồ tới thăm
Nghe lời Bác dạy khuyên răn
Chúng con ước muốn theo chân của người…
Chúng con thề nguyện một lời
Quyết tâm thành khẩn lột người từ đây.


Qua cụm từ “lột người từ đây”, Xuân Diệu muốn thể hiện chính xác, không thừa, không thiếu, sự tái sinh dưới một diện mạo mới. Đây là sự thể hiện nguyện ước được “tái sinh” dưới chủ nghĩa cộng sản… Đây là lời thỉnh cầu được thay đổi bản ngã tương tự như việc cải đạo, một trải nghiệm tôn giáo, một sự lột xác hoàn toàn. Cả Lưu Trọng Lư và Xuân Diệu đã tìm được ý nghĩa mới và mục đích mới của cuộc đời, cùng thay đổi cá tính cũ của mình.[13]

Trong phần sau của cuốn sách, Jamieson lập luận rằng đối với Xuân Diệu cũng như các nhà thơ cách mạng khác, “kỷ luật của đảng cộng với tư cách thành viên trong một nhóm xã hội khép kín, có tính tổ chức cao đã khiến họ trút bỏ được gánh nặng của chủ nghĩa cá nhân và cho họ một diện mạo mới đắc ý hơn.”[14] Chính vì lý do đó, Jamieson cho rằng quyết định của Xuân Diệu tham gia ném đá Nhân văn – Giai phẩm xuất phát từ lòng tin cuồng nhiệt vào lý tưởng chung theo thuyết giáo của Đảng Lao động Việt Nam. Trong số các nghiên cứu về Xuân Diệu, ý kiến của Jamieson gần nhất với quan điểm chính thống, hiện vẫn được phổ biến ở trong nước khi đánh giá về nhà thơ.

Nghiên cứu mới nhất về Nhân văn – Giai phẩm của Kim Ninh (2002) và Heinz Schutte (2003) cũng có vẻ đồng điệu với quan điểm của Jamieson, coi Xuân Diệu như một tín đồ thực thụ của chủ nghĩa Mác-Lê trong khi các thành viên của Nhân văn – Giai phẩm có tính cách phức tạp, xuất phát từ sự đa dạng về cá tính, nghề nghiệp và lập trường chính trị. Schutte, trong bài nghiên cứu quan trọng về Nhân văn – Giai phẩm dưới lăng kính của Đại Sứ quán Đông Đức tại Hà Nội, đã viết như sau:

“Những đại diện của (phong trào) Thơ mới của những năm đầu thập kỷ 40 như Huy Cận (sinh năm 1920) và Xuân Diệu (1916-1985) – bị mất cảm hứng lãng mạn, phải chịu đựng sự đau khổ khi phải rời bỏ chủ nghĩa cá nhân, đã được Đảng, Việt Minh và cách mạng tái sinh, nên đã hòa nhập hoàn toàn vào tập thể cách mạng. Nhưng không phải trí thức Việt Nam nào cũng vậy. [Những thành viên phong trào Nhân văn - Giai phẩm như] (n)hà thơ Hoàng Cầm (sinh 1922), Trần Dần (1924-1927), và Lê Đạt (sinh 1929) và các học giả như Phan Khôi (1887-1960), Đào Duy Anh (1904-1988) và Trần Đức Thảo (1917-1993) chưa từng biến mình thành “những cái máy chỉ biết phục tùng” của đảng, được nhồi sọ, và tiếp thu một chiều, không phản biện với những khẩu hiệu thích hợp.”[15]

Như vậy, theo Schutte, Xuân Diệu đã “hòa nhập hoàn toàn” vào phong trào cách mạng, để trở thành (chúng ta có thể suy luận) một “cái máy chỉ biết phục tùng của đảng”, không phản biện suy tư về tư tưởng Mác-Lê của Đảng Lao động Việt Nam.

Chúng tôi cố gắng nêu ra qua bài luận này rằng Xuân Diệu, khi được nghiên cứu với phương pháp từng chỉ được dành riêng cho các thành viên của Nhân văn – Giai phẩm, sẽ không còn là hình ảnh một chiều, đơn tuyến như giới học giả thường mô tả ông. Thực chất, ông cũng có nhiều điểm giống với các thành viên của phong trào Nhân văn – Giai phẩm mà ông từng giúp đảng đàn áp. Trước hết, cũng như các tác giả nổi tiếng nhất của Nhân văn – Giai phẩm như Trần Dần, Lê Đạt và Hoàng Cầm, ông cũng gặp rắc rối với giới lãnh đạo đảng về các vấn đề liên quan đến đời sống tình cảm của mình.[16] Tuy nhiên, trong trường hợp của Xuân Diệu, vấn đề không phải là thành phần giai cấp của người bạn tình mình chọn, mà ở chỗ ông có nhiều bạn tình, tất cả đều là đàn ông. Điểm thứ hai, và cũng là một trong những điều trớ trêu đáng ghi nhớ nhất của giai đoạn này, Xuân Diệu chính là người, với vai trò thư ký toàn soạn của ấn phẩm văn hóa quan trọng nhất của đảng, báo Văn nghệ, đã xuất bản những bài viết đầu tiên của Hoàng Cầm và Lê Đạt trong nỗ lực xoay chuyển nền văn chương của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[17] Vào tháng Năm năm 1955, những nhà văn trẻ có can đảm phê bình ngay cả nhân vật quyền lực nhất trong văn giới, Tố Hữu, có thể đã coi Xuân Diệu như một đồng minh. Điểm thứ ba là, đối với phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa luôn gây tranh cãi, Xuân Diệu công khai ca ngợi dòng văn học này và lớn tiếng chê bai những tác phẩm lãng mạn cũ của mình, những sáng tác đã làm cho ông trở nên nổi tiếng. Nhưng chỉ cần nghiên cứu sơ qua về những sáng tác cách mạng của Xuân Diệu, ta cũng có thể nhận thấy những động thái cố gắng khai thác lại những đề tài và tiểu tiết từ các tác phẩm lãng mạn của ông. Trên thực tế, ta có thể thấy Xuân Diệu lưỡng lự không kém gì những thành viên của Nhân văn – Giai phẩm khi cân nhắc giá trị nghệ thuật của các tác phẩm trước và sau cách mạng.

Để đánh giá lại quan điểm chung đã được đa số tán thành, coi Xuân Diệu như một kẻ cuồng tín về tư tưởng cách mạng, có thể xem những lời bàn khá căng thẳng về sự nghiệp cách mạng của Xuân Diệu xuất hiện trong các tờ báo nhà nước và tư nhân hồi năm 1956, qua đó ta thấy nhiều đồng nghiệp đương thời đánh giá những lập ngôn lạc quan của nhà thơ, tuyên ngôn rằng mình đã chuyển hóa hoàn toàn từ chủ nghĩa lãng mạn cá nhân sang chủ nghĩa tập thể Mác-Lê, là thiếu thuyết phục. Một nhà trí thức phê bình Xuân Diệu có “bệnh khoái cảm” – khoái cảm bệnh hoạn khi tả về bạo lực chiến tranh trong thơ cách mạng, ngầm ám chỉ rằng cảm hứng sáng tác của Xuân Diệu không phải bắt nguồn từ lý tưởng cách mạng của chế độ.[18] Ba nhà trí thức khác viết bài bật mí những thông tin tai tiếng về âm mưu lũng đoạn tổ chức đảng từ hậu trường để mưu lợi riêng của nhà thơ, có ý chê Xuân Diệu là một cán bộ thoái hóa, vẫn giữ nguyên thói ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa như mọi người vẫn đánh giá trước khi nhà thơ tham gia cách mạng.[19] Vì sao sự nghiệp cách mạng của Xuân Diệu lại gây nhiều tranh cãi đến vậy trong giới trí thức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và rốt cuộc, thái độ thực của nhà thơ đối với hệ tư tưởng của chế độ là như thế nào?

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958    Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958  I_icon13Fri 24 Jul 2015, 03:35

ông Alec Holcombe người Mỹ mà có lẽ còn hiểu rõ lịch sử VN hơn rất nhiều người, trong có Shiroi Laughing
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10564
Registration date : 23/11/2007

Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958    Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958  I_icon13Fri 24 Jul 2015, 09:46

AH có gặp Xuân Diệu một lần, lúc ổng đi bình thơ; ổng vừa bình vừa uống beer, mặt mày đỏ gay, tướng mập mạp trông giống hệt ông Địa!  :jjj:

_________________________
Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958  Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958    Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958  I_icon13Sat 25 Jul 2015, 04:35

Ai Hoa đã viết:
AH có gặp Xuân Diệu một lần, lúc ổng đi bình thơ; ổng vừa bình vừa uống beer, mặt mày đỏ gay, tướng mập mạp trông giống hệt ông Địa!  :jjj:
 
 

hay vậy ? Em chưa được hân hạnh gặp thi hào, văn hào nào hết đó huhu

Ông Xuân Diệu lúc đó bình thơ bài nào vậy ? Anh còn nhớ không, kể lại mọi người nghe với ? Please ? :ae_014:
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10564
Registration date : 23/11/2007

Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958    Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958  I_icon13Sat 25 Jul 2015, 13:03

Shiroi đã viết:
Ai Hoa đã viết:
AH có gặp Xuân Diệu một lần, lúc ổng đi bình thơ; ổng vừa bình vừa uống beer, mặt mày đỏ gay, tướng mập mạp trông giống hệt ông Địa!  :jjj:
 
hay vậy ? Em chưa được hân hạnh gặp thi hào, văn hào nào hết đó huhu

Ông Xuân Diệu lúc đó bình thơ bài nào vậy ? Anh còn nhớ không, kể lại mọi người nghe với ? Please ? :ae_014:

Thơ Tố Hữu, có muốn nghe không?
:pp:

_________________________
Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958  Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958    Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958  I_icon13Sat 25 Jul 2015, 13:08

Ai Hoa đã viết:
Shiroi đã viết:
Ai Hoa đã viết:
AH có gặp Xuân Diệu một lần, lúc ổng đi bình thơ; ổng vừa bình vừa uống beer, mặt mày đỏ gay, tướng mập mạp trông giống hệt ông Địa!  :jjj:
   
hay vậy ? Em chưa được hân hạnh gặp thi hào, văn hào nào hết đó huhu

Ông Xuân Diệu lúc đó bình thơ bài nào vậy ? Anh còn nhớ không, kể lại mọi người nghe với ? Please ? :ae_014:
  
Thơ Tố Hữu, có muốn nghe không?
:pp:
 

Thơ Tố Hữu thì Trà Mi  dzot
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958    Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958  I_icon13Sat 25 Jul 2015, 13:16

Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958 (phần 1)

Tác giả: Alec Holcombe

Đông Hiến dịch

Giai đoạn tiền cách mạng của Xuân Diệu

Một yếu tố quan trọng quyết định vị thế tương quan giữa cá nhân Xuân Diệu và Đảng Lao động Việt Nam là sự nghiệp sáng tác trước cách mạng của nhà thơ. Sinh năm 1916, ông sống với mẹ đẻ (là vợ hai của cha ông) suốt những năm tháng thơ ấu ngay tại làng quê của bà gần kề thành phố cảng Quy Nhơn. Năm ông mười một tuổi, cha ông (lúc đó đang dạy học) và mẹ kế quyết định đã đến lúc cậu bé Xuân Diệu phải xa người mẹ đẻ, đến sống chung với họ tại thành phố Quy Nhơn để bắt đầu theo học ở một trường tiểu học gần nhà. Sau đó, ông học tiếp lên các cấp cao hơn và giành được văn bằng của hai trường thuộc địa danh tiếng nhất, là trường Lyceé du Protectorat (thường gọi là trường Bưởi) và trường Quốc học Huế.[20] Năm ông 19 tuổi, tức là vào năm 1936, Xuân Diệu bắt đầu có thơ đăng trên các tờ báo có liên quan mật thiết với nhóm Tự lực Văn đoàn và Phong trào Thơ mới – cả hai đều chịu nhiều ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn Pháp và chủ nghĩa cá nhân Tây Âu. Sự nghiệp của ông lên nhanh, và chẳng mấy chốc Xuân Diệu trở thành một trong những tác giả quan trọng (nếu không muốn nói là quan trọng nhất) của Phong trào Thơ mới. Tiếng tăm của Xuân Diệu cũng nổi nhanh như sức lan tỏa của Thơ mới trong công chúng. Năm 1942, nhà phê bình văn học giai đoạn tiền chiến nổi tiếng Hoài Thanh đã tả về nhà thơ trẻ Xuân Diệu trong tác phẩm có nhiều ảnh hưởng của mình về các nhà thơ hiện đại Việt Nam, Thi nhân Việt Nam: 1932-1941 như sau:

“Bây giờ khó mà nói dược cái ngạc nhiên của làng thơ Việt Nam hồi Xuân Diệu đến. Người đã tới giữa chúng ta một y phục tối tân và chúng ta đã rụt rè không muốn làm thân với con người có hình thức phương xa ấy. Nhưng rồi ta cũng quen dần, vì ta thấy người cùng ta tình đồng hương vẫn nặng.

Ngày một ngày hai cơ hồ ta không còn để ý đến những lối dùng chữ đặt câu quá Tây của Xuân Diệu, ta quên cả những ý tứ người đã mượn trong thơ Pháp. Cái dáng dấp yêu kiều, cái cốt cách phong nhã của điệu thơ, một cái gì rất Việt Nam, đã quyến rũ ta.”[21]

Hai tập thơ đầu tay của Xuân Diệu, Thơ thơ (1938) và Gửi hương cho gió (1945) được người đương thời cho là kiệt tác. Các nhà phê bình nhận thấy trong thơ ông có cảm nhận sâu sắc về tính phù du của thời gian và sự mong manh của cuộc sống, và cả hai điều này đều làm gia tăng lòng khát khao tuổi trẻ, mùa xuân và tình yêu toát ra từ những câu thơ của Xuân Diệu.[22]

Danh tiếng của Xuân Diệu khiến ông trở thành một đối tượng vô giá đối với các lãnh đạo cộng sản, những người sau này sẽ thường xuyên yêu cầu ông trấn an dư luận về chính sách văn hóa.

Ở Việt Nam, các nhà phê bình văn chương đã phong Xuân Diệu là ông hoàng thơ tình, và trong những năm gần đây, họ còn bắt đầu công khai thừa nhận rằng các bài thơ tình của ông được lấy cảm hứng chủ yếu từ các mối tình đồng tính của nhà thơ.[23] Ngoại trừ bài báo của Nguyễn Quốc Vinh về biến thái trong văn chương Việt Nam thời thuộc địa, cho tới nay các học giả phương Tây thường tránh đề cập trực tiếp về xu hướng luyến ái đồng tính của Xuân Diệu.[24] Hiển nhiên là họ không muốn khai thác khía cạnh đời tư này của nhà thơ, nhưng mặt khác lại muốn thể hiện là mình có biết về điều đó, nhất là với các độc giả có kiến thức, nên các nhà nghiên cứu thường chọn cách giải quyết vấn đề như Kim Ninh đã áp dụng trong cuốn sách xuất bản năm 2002 về Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của mình, Một thế giới đã hoán cải. Bà viết, “Xuân Diệu, một ngôi sao sáng trong Phong trào Thơ mới, có thể dẫn Verlain và Rimbeau một cách thoải mái, cảm thấy gần gũi với những nhà thơ Pháp hiện đại này không kém gì các nhà thơ trẻ cùng thời ở Paris”.[25] Những người quen thuộc với văn thơ lãng mạn Việt Nam có thể nhận ra ngay lập tức rằng tác giả đang muốn liên hệ đến một bài thơ của Xuân Diệu trong đó đồng tính luyến ái được thể hiện trực tiếp nhất, bài “Tình trai”, ca ngợi mối tình cháy bỏng giữa hai nhà thơ thuộc trường phái Biểu tượng của Pháp, Paul Verlain và Arthur Rimbaud:

Tôi nhớ Rimbaud với Verlaine,
Hai chàng thi sĩ choáng hơi men,
Say thơ xa lạ, mê tình bạn,
Khinh rẽ khuôn mòn, bỏ lối quen.

Những bước song song xéo dặm trường
Đôi hồn tươi đậm ngát hoa hương,
Họ đi, tay yếu trong tay mạnh,
Nghe hát ân tình giữa gió sương.

Kể chi chuyện trước với ngày sau;
Quên ngó môi son với áo màu;
Thây kệ thiên đường và địa ngục!
Không hề mặc cả, họ yêu nhau.


Khi các lãnh đạo đảng kết nạp Xuân Diệu vào tổ chức công khai Việt Minh, họ đã tiếp nhận một thanh niên đầy tài năng và sức thu hút, đồng thời có lẽ cũng là nhân vật nổi tiếng có biểu hiện đồng tính lộ nhất ở Việt Nam tính đến thời điểm đó. Dù so ra vẫn là quá kín đáo theo tiêu chuẩn hiện tại, những bài thơ tiền chiến của Xuân Diệu có hàm chứa đề tài đồng tính, và rõ ràng là xu hướng đồng tính luyến ái của Xuân Diệu không những là một nguồn cảm hứng quan trọng đối với thơ ông, mà còn là một phần bản ngã của nhà thơ. Nhưng đương nhiên Đảng Lao động Việt Nam không hề khuyến khích tự do luyến ái, đừng nói tới chuyện luyến ái đồng tính. Để hai bên có thể hợp tác với nhau được, cần phải có một số điều nhân nhượng.

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10564
Registration date : 23/11/2007

Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958    Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958  I_icon13Sat 25 Jul 2015, 13:55

Trà Mi đã viết:
Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958 (phần 1)

Tác giả: Alec Holcombe
Đông Hiến dịch

...

Mỗi lần tranh đấu gay go
Chúng con lại được Bác Hồ tới thăm
Nghe lời Bác dạy khuyên răn
Chúng con ước muốn theo chân của người…
Chúng con thề nguyện một lời
Quyết tâm thành khẩn lột người từ đây.

...

Không ngờ một thi sĩ nổi tiếng, thần tượng của bao thanh niên thế hệ tiền chiến cả nước (và hậu chiến miền Nam) mà lại làm ra những câu thơ ngô nghê như vầy, quả đúng là sự kìm kẹp tư tưởng làm thui chột tài năng! :potay:

_________________________
Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958  Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958    Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958  I_icon13Sun 26 Jul 2015, 04:27

Trà Mi đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Shiroi đã viết:
Ai Hoa đã viết:
AH có gặp Xuân Diệu một lần, lúc ổng đi bình thơ; ổng vừa bình vừa uống beer, mặt mày đỏ gay, tướng mập mạp trông giống hệt ông Địa!  :jjj:
    
hay vậy ? Em chưa được hân hạnh gặp thi hào, văn hào nào hết đó huhu

Ông Xuân Diệu lúc đó bình thơ bài nào vậy ? Anh còn nhớ không, kể lại mọi người nghe với ? Please ? :ae_014:
   
Thơ Tố Hữu, có muốn nghe không?
:pp:
  

Thơ Tố Hữu thì Trà Mi    dzot
Ông thầy AH đi nghe bình thơ Tố Hữu kìa pale
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958    Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958  I_icon13Mon 27 Jul 2015, 05:13

Ai Hoa đã viết:
Trà Mi đã viết:
Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958 (phần 1)

Tác giả: Alec Holcombe
Đông Hiến dịch

...

Mỗi lần tranh đấu gay go
Chúng con lại được Bác Hồ tới thăm
Nghe lời Bác dạy khuyên răn
Chúng con ước muốn theo chân của người…
Chúng con thề nguyện một lời
Quyết tâm thành khẩn lột người từ đây.

...
 
Không ngờ một thi sĩ nổi tiếng, thần tượng của bao thanh niên thế hệ tiền chiến cả nước (và hậu chiến miền Nam) mà lại làm ra những câu thơ ngô nghê như vầy, quả đúng là sự kìm kẹp tư tưởng làm thui chột tài năng!    :potay:
Anh còn ráng đọc để bình luận, em đọc tới câu thứ 2 là ... nhảy qua rồi. :docs2:
Mấy câu thơ này cỡ trình độ ... Cấp II mà. Có phải của ông XD không hay ai làm rồi gán cho ông ?
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958    Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958  I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Lại Nguyên Ân và Alec Holcombe – Con tim và lý trí của thi sĩ Xuân Diệu: giai đoạn 1954 – 1958
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Giai thoại văn học Việt Nam
» Những Giai Thoại về Các Vị Tam Nguyên
» 36 giai thoại về Nguyễn Công Trứ
» Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc - Thuỵ Khuê
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 5 - Nguyễn Khắc Thuần
Trang 1 trong tổng số 4 trangChuyển đến trang : 1, 2, 3, 4  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Tài Liệu-